Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương- APEC.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.66 KB, 45 trang )

AI HOĩC Aè NễNG
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA THặNG MAI DU LậCH
QUY TC NH CH V THNG MI TON
CU
ti:
APEC - DIN N HP TC KINH T
CHU - THI BèNH DNG
GVHD : ThS. PHAN KIM TUN
SVTH : NHOẽM 7
Lồùp : QTDCT_01
aỡ Nụng, 03/2011

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................
I- Tổng quan về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương............
1- Giới thiệu:....................................................................................................
...............................................................................................................................
1.1- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương là gì ?.........……
1.2- Sứ mệnh...............................................................................................
2- Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................
2.1- Bối cảnh và sự ra đời của APEC..........................................................
2.1.1- Sáng kiến của Ô-xtrây-lia về việc thành lập APEC…………...
2.1.2- Những nhân tố dẫn đến sự ra đời của APEC………………….
2.2- Quá trình phát triển..............................................................................
2.3- Điều kiện kết nạp thành viên ..............................................................
II- Cách thức hoạt động của APEC.
1- Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của APEC...............................................
1.1- Mục tiêu...............................................................................................
1.2- Nguyên tắc hoạt động...........................................................................


1.3- Phạm vi hoạt động................................................................................
2- Cơ cấu tổ chức..............................................................................................
2.1- Cấp chính sách.....................................................................................
2.2- Cấp làm việc........................................................................................
2.3- Ban thư kí.............................................................................................
2.4- Các quan sát viên tham gia...................................................................
2.5- Tài chính……………………………………………………………...
2.6- Sơ lược về các kì hội nghị APEC……………………………………
III- APEC và thế giới......................................................................................
1- Vị thế của APEC trên thế giới.......................................................................
2- Vai trò của APEC đối với thế giới................................................................
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
2
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
IV- Mối quan hệ giữa Việt Nam và APEC......................................................
1- Quá trình Việt Nam gia nhập APEC.............................................................
1.1- Tiền đề để Việt Nam gia nhập APEC...................................................
1.2- Quá trình Việt Nam gia nhập APEC.....................................................
1.3- Nhiệm vụ Việt Nam cần thực hiện khi gia nhập APEC.........................
2- Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi là thành viên của APEC................
3- Vai trò của APEC đối với Việt Nam.............................................................
4- Đóng góp của Việt Nam vào sự phát triển chung của APEC.........................
Kết luận.............................................................................................................
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
3
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
LỜI MỞ ĐẦU
Giữa thế kỷ XX, cuộc cách mạng Khoa học - Kĩ thuật bùng nổ và phát
triển một cách nhanh chóng trên toàn cầu về chiều rộng lẫn chiều sâu theo
hướng quốc tế hoá và khu vực hoá, mang sắc thái mới của công nghệ thông

tin. Lúc này, trên thế giới bắt đầu xuất hiện sự điều chỉnh mới, nhằm thúc
đẩy nhanh chóng năng suất lao động và sự tiến bộ xã hội. Song song với xu
thế đó chính là sự kết thúc của chiến tranh lạnh, không còn sự đối đầu của
giữa các cường cường quốc lớn, xu thế hoà dịu, hình thành nên thế giới đa
cực và đa phương hóa các mối quan hệ. Cuộc cách mạng Khoa học- Kĩ thuật
hiện đại đang thúc đấy nhanh quá trình toàn cầu hoá, xu hướng tăng trưởng
hợp tác và nhất thể hoá kinh tế khu vực và thế giới ngày càng được thể hiện
rõ. Các tổ chức liên chính phủ , các tổ chức phi chính phủ hình thành và
đang hoạt động rộng rãi từ lĩnh chính trị đến lĩnh vực kinh tế , văn hóa - xã
hội... Trong đó có nhiều hình thức đa dạng như: liên minh tiền tệ, thị trường
chung, các khu mậu dịch tự do và các tổ chức, diễn đàn, liên kết kinh tế khu
vực đặc trưng ( tự do hoá kinh tế, thương mại, đầu tư, thông tin….) đã tạo ra
môi trường kinh doanh thuận lợi để đẩy nhanh quá trình khu vực hóa và toàn
cầu hoá nền kinh tế thế giới.
Trên thế giới đã có hàng trăm tổ chức, diễn đàn hình thành và hoạt động
rất hiệu quả, và mỗi ngày thông qua các kênh thông tin truyền thông chắc
hẳn mỗi người trong chúng ta đã được nghe về tên của các tổ chức , diễn đàn
nào đó. Nhưng liệu rằng chúng ta đã nắm bắt được một cách cụ thể và chi
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
4
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
tiết về một tổ chức hay diễn đàn nào đó chưa, để xem thử cách thức hoạt
động và những hiệu quả kinh tế được mang lại từ việc hình thành nên các tổ
chức, diễn đàn đó. Xuất phát từ thực tiễn này nhóm chúng em tiến hành
nghiên cứu về đề tài: '' Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
'' với mong muốn được chia sẽ những quan điểm và những suy nghĩ của
mình với mọi người.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về để tài chúng em không tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong thầy tận tình đóng góp ý kiến giúp chúng
em hoàn thiện bài tiểu luận .

Xin chân thành cảm ơn thầy !
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
5
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
I-Tổng quan về “ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương”.
1- Giới thiệu.
1.1- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương là gì ?
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (Tiếng Anh: Asia-
Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn quốc tế của các
quốc gia nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương với mục tiêu tăng
cường mối quan hệ về kinh tế lẫn chính trị.
APEC diễn đàn nhóm liên Chính phủ trên cơ sở cam kết không ràng
buộc, đối thoại cởi mở và tôn trọng bình đẳng trong các quan điểm của tất cả
các thành viên tham gia. Không giống như WTO hoặc các cơ quan thương
mại đa phương khác, APEC không có nghĩa vụ bắt buộc các thành viên tham
gia hiệp ước của mình. Các quyết định trong APEC đều dựa trên sự đồng
thuận và cam kết thực hiện trên cơ sở tự nguyện của tất cả các thành viên.
1.2- Sứ mệnh.
APEC là diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực Châu Á -Thái Bình Dương
và thế giới, mục tiêu chính của APEC là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững
và thịnh vượng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Diễn đàn là nơi các
nước cùng nhau đoàn kết xây dựng một cộng đồng Châu Á-Thái Bình
Dương năng động và hài hòa trong tự do thương mại và đầu tư, xúc tiến và
đẩy mạnh hội nhập khu vực kinh tế, khuyến khích hợp tác kinh tế kỹ thuật,
tăng cường an ninh con người, và tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận
lợi và bền vững
2- Lịch sử hình thành và phát triển của APEC.
2.1- Bối cảnh và sự ra đời của APEC.
2.1.1- Sáng kiến của Ô-xtrây-lia về việc thành lập APEC.
Ngay từ những năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được

một số học giả người Nhật Bản đưa ra. Năm 1965, hai học giả người Nhật
Kojima và Kurimoto đã đề nghị thành lập một "Khu vực mậu dịch tự do
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
6
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
Thái Bình Dương" mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển,
mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực
lòng chảo Thái Bình Dương tham gia. Sau đó, một số học giả khác như Tiến
sĩ Saburo Okita (cựu Ngoại trưởng Nhật Bản) và Tiến sĩ John Crawford (Đại
học Tổng hợp Quốc gia Ôt-xtrây-lia) đã sớm nhận thức được sự cần thiết
phải xây dựng sự hợp tác có hiệu quả về kinh tế ở khu vực. Tư tưởng này đã
thúc đẩy những nỗ lực hình thành Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình
Dương (PECC) năm 1980. Chính PECC sau này đã cùng với ASEAN đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ tư vấn kinh tế rộng rãi giữa
các nền kinh tế trong khu vực cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC.
Vào cuối những năm 1980, một số quan chức chính phủ Nhật Bản, đặc
biệt Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp (MITI) lúc đó là Hajime
Tamura, đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các
vấn đề kinh tế khu vực. Mỹ lúc đầu tỏ ra ít quan tâm đến gợi ý này vì đang
tập trung thúc đẩy tiến triển của vòng đàm phán U-ru-goay của GATT và
hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong khi Chính
phủ Công Đảng của Thủ tướng Bob Hawke ở Ôt-xtrây-lia lúc đó đã nhận
thức được tầm quan trọng thiết yếu của mối quan hệ kinh tế, thương mại với
châu Á đối với Ôt-xtrây-lia nên đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy ý tưởng về
một diễn đàn hợp tác kinh tế.
Tháng 1 năm 1989, tại Xê-un, Hàn Quốc, Thủ tướng Bob Hawke (ảnh
bên) đã nêu ý tưởng về việc thành lập một
Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở
Châu Á - Thái Bình Dương với mục đích
phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm

đẩy mạnh phát triển kinh tế ở khu vực và hỗ
trợ hệ thống thương mại đa phương. Nhật
Bản, Ma-lai-xia, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-
líp-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Mỹ đã
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
7
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
ủng hộ sáng kiến này. Tháng 11 năm 1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và
Kinh tế của các nước nói trên đã họp tại Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia quyết định
chính thức thành lập APEC.
2.1.2- Những nhân tố dẫn đến sự ra đời của APEC.
- Kinh tế toàn cầu: Sự gia tăng nhanh chóng của quá trình toàn cầu hoá trên
tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ
thuộc vào nhau, dẫn đến có nhu cầu đẩy mạnh và mở rộng sự hợp tác kinh tế
với nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT có
nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, đã thúc đẩy thêm quá trình
khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới
như EU, NAFTA, AFTA...
- Kinh tế khu vực: Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh
tế năng động trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung
bình là 9-10%/năm (Nhật Bàn, Singapo, Hồng Kong…). Mặc dù vậy, chưa
có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á
Thái Bình Dương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- Chính trị: Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những
năm 80 khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế
cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu
kinh tế thương mại trong khu vực.
- Các nước đang phát triển: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh
tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có.

Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) đã được thành lập vào tháng 11-1989 tại một hội nghị quốc tế tổ
chức ở Canbơrơ - Ôxtrâylia, theo đề xuất của nước chủ nhà.
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
8
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
2.2- Quá trình phát triển của APEC.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) do 12 thành
viên thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Canbơrơ tháng 11-1989 theo sáng
kiến của nước chủ nhà Ôxtrâylia. Các thành viên sáng lập APEC là Mỹ,
Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Canađa, Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin,
Xingapo, Brunây, Inđônêxia và Malaixia.
- Tháng 11-1991 kết nạp thêm Trung Quốc, các vùng lãnh thổ Hồng Công
và Đài Loan.
- Tháng 11-1993 kết nạp thêm Papua Niu Ghinê, Mêhicô.
- Tháng 11-1994 kết nạp thêm Chilê và tạm ngừng việc xét kết nạp thành
viên trong 3 năm.
- Tháng 11-1998, APEC kết nạp thêm Việt Nam, Nga, Pêru; đồng thời quyết
định tạm ngừng xem xét kết nạp thành viên mới thêm 10 năm nữa để củng
cố diễn đàn.

Biểu đồ thành viên APEC
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
9
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
21 nền kinh tế thành viên APEC hiện nay là: Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia,
Niu Dilân, Canađa, Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin, Xingapo, Brunây,
Inđônêxia , Malaixia, Trung Quốc, lãnh thổ Hồng Công, lãnh thổ Đài Loan;
Papua Niu Ghinê, Mêhicô, Chilê, Việt Nam, Nga, Pêru.

2.3- Điều kiện kết nạp thành viên:
Các điều kiện tiền đề để xem xét việc gia nhập APEC của một nền kinh tế
là:
- Nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
- Có quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ với các nền kinh tế trong khu vực.
- Quyết tâm theo đuổi chính sách kinh tế mở.
- Quyết tâm thực hiện các chính sách của APEC đề ra.
- Nền kinh tế phải hoàn thiện Chương trình Hành động Tập thể (CAP) và
Chương trình Hành động Quốc gia (IAP) theo quy định của APEC.
Ngoài qui chế thành viên chính thức, APEC còn có qui chế quan sát viên
dành cho ba tổ chức khu vực là ASEAN, PECC và Diễn đàn Nam Thái Bình
Dương (SPF) (không có qui chế quan sát viên cho một nước hay vùng lãnh
thổ riêng biệt). Các nước không phải thành viên APEC có thể được tham gia
các hoạt động của APEC với tư cách khách mời tại các Nhóm Công tác của
APEC (VD: Từ tháng 2-1996, Pêru được tham gia các Nhóm công tác về
nghề cá và du lịch; một vài nước khác, trong đó có Nga và Ấn Độ cũng đang
xin tham gia vào các Nhóm Công tác mà họ quan tâm).
II- Cách Thức hoạt động của APEC.
1- Mục tiêu hoạt động và nguyên tắc hoạt động của APEC.
1.1- Mục tiêu hoạt động của APEC.
Mục đích chung của APEC đã được xác định ngay từ Hội nghị Bộ trưởng
APEC lần thứ nhất ở Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia năm 1989. Mục tiêu tăng
trưởng và phát triển kinh tế của khu vực đòi hỏi phải thúc đẩy hệ thống
thương mại đa phương mở, tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế nhằm
tăng cường lợi ích chung thông qua việc khuyến khích các luồng hàng hoá,
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
10
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các thành viên. Những
yêu cầu cơ bản trên được đúc kết thành các mục tiêu cơ bản của APEC tại

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba ở Xê-un, Hàn quốc năm 1991. Tại Hội nghị
này, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố Xê-un, đặt nền móng cho sự phát
triển của APEC như một khuôn khổ hợp tác khu vực với 4 mục tiêu là:
- Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của
các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và
phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới
do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các
luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ.
- Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích
của các nước Châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.
- Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và
đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở
những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác.
Tầm nhìn của APEC được hoạch định một cách cụ thể hơn vào năm
1994, tại Hội nghị Cấp cao ở Bô-go, In-đô-nê-xi-a, các nhà Lãnh đạo APEC
đã tiến một bước lớn hướng tới mục tiêu dài hạn về thương mại và đầu tư tự
do và mở cửa trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuyên bố về quyết
tâm chung của hội nghị nhấn mạnh: "Chúng ta nhất trí tuyên bố cam kết
hoàn thành việc đạt được mục tiêu về thương mại, đầu tư tự do và mở
trong khu vực châu á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành
viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển".
Mục tiêu Bogor là cam kết tự nguyện dựa trên sự tin cậy và cam kết cố
gắng hết mình. APEC hoạt động nhằm tạo dựng môi trường để di chuyển
hàng hoá, dịch vụ và con người giữa các nước trong khu vực một cách an
toàn và hiệu quả hơn thông qua thống nhất chính sách và hợp tác kinh tế và
kỹ thuật. Sự hợp tác này nhằm giúc người dân APEC có cơ hội tiếp cận đào
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
11
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC

tạo và khoa học kỹ thuật để tận dụng những lợi thế của tự do thương mại và
đầu tư.
Ngòai những mục tiêu cụ thể trên, APEC cũng hoạt động theo hướng tập
hợp lực lượng chính trị để tạo thế và lực trong các cuộc đàm phán đa biên và
ổn định kinh tế khu vực. Hoạt động chính của APEC là các vấn đề kinh tế,
tuy nhiên, gần đây, vấn đề chính trị và an ninh cũng thường xuyên được
đưa vào chương trình nghị sự của APEC.
1.2- Nguyên tắc hoạt động.
Mặc dù hình thức là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mở, nhưng
APEC có một cơ chế tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ. Đặc biệt, APEC là
một diễn đàn liên chính phủ duy nhất cam kết cắt giảm các rào cản thương
mại và thúc đẩy đầu tư mà không đòi hỏi tham gia các điều khoản pháp lý
bắt buộc nào. Để đạt được mục tiêu Bogor của APEC vì một môi trường
kinh tế và thương mại tự do và mở cửa hơn ở Châu Á Thái Bình Dương, các
nền kinh tế APEC đã tuân thủ lộ trình chiến lược do các Nguyên thủ APEC
đề ra tại OSAKA, Nhật bản năm 1995, Lộ trình này được gọi là Chương
trình hành động OSAKA.
Chương trình hành động OSAKA hoạch định một khuôn khổ để đạt được
Mục tiêu Bogor thông qua tự hoá thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá kinh
doanh và các hoạt động ngành nghề, thông qua đối thoại chính sách và hợp
tác kỹ thuật. Cụ thể, theo Chương trình hành động OSAKA, APEC đã đề ra
một số nguyên tắc chung được áp dụng cho toàn bộ tiến trình tự do hóa và
thuận lợi hóa thương mại của APEC.
- Nguyên tắc toàn diện:
Tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa trong APEC sẽ được triển khai trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế để giải quyết tất cả các hình thức cản trở mục tiêu
lâu dài của APEC là tự do hóa thương mại và đầu tư.
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
12
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC

- Nguyên tắc phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):
Các biện pháp áp dụng trong APEC phải phù hợp với những cam kết đã
đạt được của WTO, APEC là một diễn đàn “mở” theo nghĩa APEC ủng hộ
chế độ thương mại đa phương, không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa APEC
với các nước và nhóm nước khác trên thế giới, đồng thời APEC mở cửa cho
các nền kinh tế không phải là thành viên APEC trong khu vực tham gia.
Việc theo đuổi tự do hóa thương mại trong APEC phù hợp với cơ sở GATT/
WTO và không làm tổn hại tới các nước khác sẽ tạo ra sự hỗ trợ mạnh mẽ
cho hệ thống thương mại toàn cầu. Nguyên tăc ‘mở” của APEC còn thể hiện
ở chỗ các thành viên của APEC không chỉ là những quốc gia có chủ quyền
với chế độ chính trị - xã hội riêng biệt và được cộng đồng quốc tế công nhận
mà còn bao gồm cả các lãnh thổ kinh tế. Ủng hộ chế độ thương mại đa
phương mở không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mộ trong những mục tiêu
của APEC.
- Nguyên tắc đảm bảo môi trường tương xứng:
Đòi hỏi các quốc gia trong Diễn đàn phải đảm bảo tính tương xứng trong
việc thực hiện tự do hóa, thuận lơi hóa thương mại và đầu tư phù hợp với
mức độ tự do hóa và thuận lợi hóa ở mỗi quốc gia. Trong điều kiện APEC
bao gồm cả những nền kinh tế lớn và phát triển nhất, cũng như những nền
kinh tế nhỏ và kém phát triển hơn, APEC đã nhấn mạnh tới các mối quan
tâm chung. Lợi ích chung của các thành viên và tập trung vào các vấn đề
hợp tác kinh tế và phát triển. Đây là điểm rất quan trọng trong nguyên tắc
hoạt động của APEC nhằm giải tỏa mối lo ngại của một số thành viên là
nước đanh phát triển trong APEC rằng sự khác biệt lớn về trình độ phát triển
kinh tế, Khoa học và công nghệ có thể dẫn tới sự lệ thuộc bất bình đẳng của
họ vào các nền kinh tế tiên tiến hơn, làm tăng mâu thuẩn và phân cực Bắc –
Nam ngay trong APEC.
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
13
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Các nước trong Diễn đàn sẽ áp dụng
nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với các quốc gia thành viên và không
phải là thành viên trong tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và
đầu tư.
- Nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch hóa: Các chính sách, luật pháp
của các quốc gia trong Diễn đàn phải được công khai, minh bạch hóa.
- Nguyên tắc ngày càng giảm các biện pháp bảo hộ:
Các quốc gia thành viên phải tuân thủ các mức độ bảo hộ đã thoả thuận
hiện tại, chỉ giảm chứ không tăng các biện pháp bảo hộ hiện tại.
- Nguyên tắc linh hoạt:
Yêu cầu áp dụng tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
một cách linh hoạt, không được cứng nhắc. Bởi vì các quốc gia trong Diễn
đàn có sự phát triển không đồng đều nên các quốc gia sẽ căn cứ vào khả
năng phát triển của quốc gia mình mà có phương thức, thời hạn thực hiện
phù hợp trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt các quy định của Diễn đàn .
- Nguyên tắc tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư:
Đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đồng loạt tiến hành triển khai, thực
hiện liên tục và hoàn thành tiến trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và
đầu tư theo thời gian biểu thích hợp.
- Nguyên tắc hợp tác:
APEC chủ trương đẩy mạnh hợp tác kinh tế và kỹ thuật để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cân đối, ổn định, bền vững của các quốc gia trong Diễn đàn.
1.3- Phạm vi hoạt động của APEC
Các hoạt động của APEC dựa trên ba trụ cột chính là:
- Tự do hoá thương mại và đầu tư:
Tự do hoá thương mại và đầu tư tập trung vào việc mở cửa thị trường, cắt
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
14
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
giảm và dần dần dẫn đến loại bỏ hoàn toàn các rào cản thuế và phi thuế đối

với thương mại và đầu tư. Các biện pháp tự do hoá đã dẫn tới việc cắt giảm
khá lớn các loại thuế suất. Mức thuế suất trung bình của các nền kinh tế
thành viên APEC đã giảm đáng kể, từ 16,6% năm 1988 xuống còn 6,4%
năm 2004. Tất cả các nền kinh tế phát triển của APEC hiện tại đều có mức
thuế suất trung bình thấp hơn 5%.
- Thuận lợi hoá kinh doanh:
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí giao
dịch.APEC phấn đấu mục tiêu cắt giảm 5% chi phí giao dịch vào năm 2006
(dựa trên các số liệu của năm 2001). Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng
tập trung vào việc cải thiện việc tiếp cận với các thông tin thương mại, tối đa
hoá lợi ích thông tin và công nghệ thông tin đồng thời hài hoà các chiến lược
và chính sách doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tăng trưởng. Tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp giúp các nhà xuất nhập khẩu ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương tiến hành kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Chi phí sản xuất giảm,
dẫn tới tăng trao đổi thương mại, hàng hoá và dịch vụ rẻ hơn và cơ hội việc
làm ngày càng nhiều.
- Hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH):
Hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH) bao gồm việc đào tạo và các
hoạt động hợp tác khác nhằm xây dựng năng lực cho các nền kinh tế thành
viên APEC ở các mức độ khác nhau, tạo điều kiện để các thành viên tận
dụng thương mại toàn cầu và nền kinh tế mới.
- Song song với ba trụ cột đó là các chương trình hành động tập thể (CAP)
và chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên.
Kết quả hoạt động trên ba lĩnh vực này giúp các nền kinh tế thành viên
APEC củng cố nền kinh tế của mình thông qua việc chia sẻ ý kiến và thúc
đẩy hợp tác trong khu vực nhằm đạt được hiệu quả và tăng trưởng.
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
15
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
Từ sau sự kiện 11/9/2001, các vấn đề an ninh và chống khủng bố đã được

đưa vào chương trình nghị sự APEC, hình thành một mảng hoạt động tương
đều phong phú và đều đặn
2- Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ tổ chức của APEC
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
16
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
Dựa vào sơ đồ tổ chức của APEC ta có thể khái quát được bộ máy tổ chức
như sau:
2.1- Cấp chính sách
Chính sách phát triển:
Định hướng chính sách của APEC được đưa ra bởi 21 lãnh đạo kinh tế
thành viên. Chiến lược này được đề xuất bởi các Hội đồng tư vấn kinh tế
APEC và được xem xét bởi các lãnh đạo kinh tế của APEC. Những hội nghị
này được tổ chức thường niên nhằm hoàn thiện cơ cấu chính sách và pháp
luật của APEC.
• Hội nghị nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC:
Hội nghị là nơi gặp nhau giữa các nhà Lãnh đạo của mỗi nền kinh tế
thành viên và được tổ chức hàng năm do mỗi thành viên của APEC luân
phiên đăng cai tổ chức. Các tuyên bố từ những hội nghị này sẽ góp phần
hoàn thiện kế hoạch chính sách cho APEC.
• Hội nghị Bộ trưởng APEC:
Được tổ chức hàng năm trước Hội nghị nhà lãnh đạo các nền kinh tế. Các
Bộ trưởng kinh tế -thương mại xem xét những hoạt động trong năm và đưa
ra những đề nghị cho các lãnh đạo kinh tế xem xét.
• Hội nghị Bộ trưởng ngành:
Được tổ chức hàng năm tập trung vào nhiều lĩnh vực như: giáo dục, năng
lượng, môi trường và sự phát triển bền vững, tài chính, hợp tác khoa học kỹ
thuật khu vực, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp truyền
thông và công nghệ thông tin, du lịch, thương mại, vận tải và vấn đề bình

đẳng giới. Những đề xuất từ những Hội nghị này đều được các lãnh đạo kinh
tế APEC xem xét.
• Hội đồng tư vấn kinh tế APEC ( ABAC ):
Hội nghị đề xuất cho các Lãnh đạo kinh tế APEC những vấn đề của
APEC và những dự đoán về tình hình kinh tế thế giới qua một bản báo cáo
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
17
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC
chính thức. Ngoài ra, trong các báo cáo này còn có những đề xuất để cải
thiện tình hình thương mại và đầu tư khu vực. Hội đồng tư vấn họp 4 năm
một lần và sẽ cử đại diện để tham gia Hội nghị Bộ trưởng.
2.2- Cấp làm việc.
• Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM) .
Hội nghị này được tổ chức thường kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng
năm, chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các
vấn đề tổ chức chương trình hoạt động của APEC, chương trình hành động
tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các nền
kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế khoa học – công nghệ
của APEC, xem xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các
Ủy ban, các nhóm công tác và Nhóm đặc trách.Trước Hội nghị quan chức
cao cấp sẽ có các cuộc họp của các Nhóm công tác liên quan gồm đại diện
cho các thành viên APEC để chuẩn bị những nội dung cần thiết báo cáo lên
Hội nghị các quan chức cao cấp. Hội nghị các quan chức cao cấp có trách
nhiệm thúc đẩy tiến trình APEC phù hợp với các quyết định của Hội nghị
các nhà lãnh đạo kinh tế, Hội nghị Bộ trưởng và các chương trình hành động
thông qua các hội nghị này.
• Ủy ban thương mại và đầu tư.(CTI)
Ủy ban thương mại và đầu tư (CTI) được thành lập năm 1993 trên cơ
sở tuyên bố về “ Khuôn khổ về hợp tác và đầu tư ” của Hội nghị Bộ trưởng.
Ủy ban thương mại và đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác kinh tế về tự do

hóa thương mại và tạo môi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế
thành viên. Ủy ban thương mại và đầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình
Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề có liên quan đến thương mại và đầu tư
trong khu vực đồng thời chỉ đạo các tiểu ban kỹ thuật và nhóm có chuyên
gia trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Uỷ ban thương mại đầu tư là một
trong số những cơ quan chủ chốt của APEC giúp thực hiện kế hoạch hành
GVHD: ThS Phan Kim Tuấn Nhóm 7_QTDCT_01
18

×