Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những phương pháp nấu thức ăn sử dụng ít béo, giữ mùi vị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.42 KB, 3 trang )

Những phương pháp nấu thức ăn sử
dụng ít béo, giữ mùi vị
Chế biến thức ăn là việc rất quan trọng để giữ nguyên giá trị dinh
dưỡng vốn có của thực phẩm, đồng thời giảm các nguy cơ bệnh tật.
Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia trong việc chế biến thức ăn:
1. Cách nấu thức ăn sử dụng ít chất béo mà vẫn giữ được mùi vị thức
ăn: Dùng lò vi sóng, nướng, xôi (không cho thêm chất béo), sử dụng
nồi/xoong/ chảo chống dính.
2. Điều chỉnh công thức chế biến các món ăn: Bạn không nên bỏ hẳn
những món ăn yêu thích, cố gắng sử dụng loại ít chất béo thay cho loại thực
phẩm giàu chất béo. Sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ và hạn chế liều
lượng; Dùng margarine thay cho bơ (butter) và giảm lượng sử dụng; Thay
thế 1 quả trứng bằng 2 lòng trắng.


Nên sử dụng dầu thực vật để thay thế mỡ khi chế biến thức ăn.
3. Dùng nhiều gia vị: Dùng rau gia vị (hành, tỏi…); Dùng bột và miếng bơ
(không có chất béo) để nấu khoai tây, rau, mỳ…
4. Giảm khẩu phần để giảm lượng calo bằng nhiều thay đổi nhỏ: Sử
dụng bát nhỏ để ăn, như vậy trông có vẻ khẩu phần không bị ít đi; Không
nên vừa ăn vừa xem ti vi vì như vậy bạn không kiểm soát được đã ăn bao
nhiêu. Khẩu phần ăn không nên quá 300mg cholesterol/ngày.
5. Chú ý các chất phụ gia trong thực phẩm: Chất phụ gia là các chất hoá
học được cho thêm vào thức ăn để bảo quản thực phẩm tạo màu, mùi… chất
phụ gia được sử dụng để tránh thực phẩm bị ôi thiu, giữ màu tự nhiên… gọi
là chất bảo quản. Có nhiều chất bảo quản khác nhau giúp thực phẩm không
bị hư hỏng và do vậy kéo dài thời gian sử dụng an toàn của thực phẩm đó.
Chất nở làm các thực phẩm nướng phồng to. Chất keo (sữa) giữ chất béo
không bám dính vào các thành phần khác của thực phẩm.
Thường thì khi thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn thì một số vitamin và
chất khoáng bị hao hụt. Nếu thực phẩm được tăng cường các chất đã thiếu


hụt do chế biến thì thực phẩm đó được gọi là thực phẩm đã tăng cường chất
dinh dưỡng (thực phẩm đã làm giàu chất dinh dưỡng). Một số bánh mỳ và
ngũ cốc được tăng cường vitamin B1, riboflavin, niacin, khoáng chất. Nếu
vitamin, khoáng chất và thậm chí chất đạm được cho thêm vào thực phẩm
mà bình thường thực phẩm này không có chất đó thì thực phẩm này được
gọi là thực phẩm đã được bổ sung chất dinh dưỡng. Ví dụ, sữa được tăng
cường vitamin C.

6. Chú ý xem thực phẩm có tươi không: Nhiều loại thực phẩm, ví dụ như
đồ hộp có hạn sử dụng ở đáy hộp. Hạn sử dụng cho biết thời gian mà thực
phẩm đó không thể sử dụng được. Mua thực phẩm giảm giá có thể không
phải là tiết kiệm tiền nếu như nó đã quá hạn sử dụng.

×