Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận đất đai pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232 KB, 20 trang )

Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B –
K19
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, nó
là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta không ngừng hoàn thiện luật đất đai để giúp người dân yên tâm sản
xuất. Nghị quyết 10 và Nghị định 64 của Chính phủ về việc giao đất ổn định,
lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là chính sách lớn, cụ thể hoá đường
lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Tuy
nhiên, thực tế là do dân số làm nông nghiệp của nước ta đông trong khi diện
tích đất nông nghiệp ít nên tình trạng ruộng đất còn manh mún. Theo số liệu
của Tổng cục địa chính năm 2008 thì cả nước hiện có 7.843 hecta đất nông
nông nghiệp, chia thành 75 triệu mảnh. Tính trung bình mỗi hộ trong cả nước
sử dụng khoảng 0,72 hecta đất nông nghiệp, và bình quân mỗi mảnh ruộng
khoảng 1045 m
2
. Ở Đồng bằng Sông Hồng thì tình trạng ruộng đất còn manh
mún hơn, mỗi hộ chỉ có khoảng 0,25 hecta đất nông nghiệp và bình quân mỗi
hộ có từ 7 – 8 mảnh ruộng.
Tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ phân tán đã tác động xấu đến
hiệu quả sản xuất sản xuất nông nghiệp. Do diện tích nhỏ hẹp cho nên máy
móc nông cụ hoạt động trên đồng ruộng khó khăn, tốc độ chậm, thao tác của
người điều khiển vất vả, hao tốn nhiên liệu và cuối cùng là chi phí khấu hao
máy móc, nhân công lớn hơn so với ruộng diện tích rộng. Vì vậy, tình trạng
manh mún ruộng đất đã không khuyến khích được người sử dụng đất đầu tư
lao động, tiền vốn, vật tư để thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đặc
biệt là hạn chế khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng
ruộng như công tác giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh và các biện pháp
canh tác khác.
Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa của


Đảng, Nhà nước thì nhiều địa phương đã thu được nhiều thành tựu đáng
mừng. Nhiều diện tích sản xuất kém hiệu quả đã được chuyển đổi mục đích
sử dụng sang nuôi trồng cây, con mới có hiệu quả cao hơn. Nhiều trang trại,
vùng chuyên canh sản xuất được hình thành.
1
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B –
K19
Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là vùng “đất chật, người đông” nhưng
thời gian qua cũng đã thực hiện được chủ trương dồn điền đổi thửa. Kết quả
là đã có nhiều trang trại được hình thành bằng chính sự tự nguyện trao đổi đất
giữa các hộ dân. Tuy nhiên, quá trình trao đổi đất để hình thành trang trại của
các hộ nông dân và hoạt động sau sản xuất trao đổi còn gặp nhiều khó khăn.
Với mong muốn tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công tác
dồn điền đổi thửa của cả nước nói chung và việc trao đổi ruộng đất của địa
phương mình nói riêng nên em mạnh dạn tiến hành đề tài tiểu luận: “Tìm
hiểu tình hình trao đổi đất để hình thành trang trại giữa các hộ nông
dân trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc trao đổi đất nói
chung và trao đổi đất nông nghiệp hình thành trang trại nói riêng.
- Tìm hiểu thực trạng trao đổi nhằm phát trển trang trại giữa các hộ
nông dân trên địa bàn huyện Quế Võ.
- Phân tích ảnh hưởng của trao đổi đất đến tình hình sản xuất của các
hộ nông dân có liên quan.
- Đề xuất một số giải pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá
trình trao đổi đất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện
Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Trong đê tài có sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được
thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện

Quế Võ, báo cáo thống kê của phòng nông nghiệp huyện Quế Võ. Thu thập
thông tin bằng cách tiến hành điều tra phỏng vấn một số chủ trang trại trên địa
bàn huyện Quế Võ
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Dùng phương pháp này để xử
lý số liệu thu thập được, qua đó phân tích và đưa ra các nhận xét. Bên cạnh đó
còn sử dụng phương pháp so sánh số liệu qua các năm để có nhận xét về sự
thay đổi, phát triển của các trang trại cũng như tình hình trao đổi đất.
2
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B –
K19
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm về đất đai
- Luật đất đai năm 1993 của nước cộng hoà XHCN Việt Nam có ghi:
đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng.
- Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên
cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Luật đất đai, 2001).
2.2 Vai trò của đất đai trong nông nghiệp
Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư và là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Người dân muốn
SXNN thì bắt buộc phải có đất và thông qua đất người dân có thể cải tạo, tác
động tới đất để tạo ra của cải vật chất. Do đó, đất đai vừa là tư liệu lao động
và vừa là đối tượng lao động của người dân trong SXNN.
Đối với nông nghiệp, đất đai tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của
quá trình sản xuất nên SXNN phụ thuộc vào số lượng và chất lượng đất. Vì
vậy, số lượng và chất lượng đất quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng
như cơ cấu sản xuất của từng vùng, miền.
Đất đai có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội nhất là

trong điều kiện như hiện nay khi mà đất nước đang diễn ra quá trình CNH,
HĐH. Đất đai chính là thành phần quan trọng để xây dựng các cơ sở kinh tế -
văn hoá - xã hội
2.3 Thị trường đất đai trong nông nghiệp
Trong điều kiện cơ chế thị trường, đất đai trở thành đối tượng của sự
mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp… Nói cách khác nó trở thành đối
tượng trao đổi như các sản phẩm khác. Đất đai được coi là của cải, hàng hoá
bởi vậy nó cũng có thị trường riêng. Tuy nhiên, thị trường của loại hàng hoá
3
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B –
K19
này có một số đặc điểm khác với các thị trường hàng hoá khác như: Vị trí cố
định của đất đai là tính không di chuyển được của đất đai làm cho thị trường
đất đai có điểm khác biệt với thị trường khác; Là thị trường tư liệu sản xuất
không thể thay thế …….
2.3.1 Cầu về đất trong nông nghiệp
Cầu về đất là số lượng diện tích đất đai nào đó mà người mua, người
thuê có khả năng mua hoặc thuê và sẵn sàng mua (thuê) với một mức giá nhất
định.
2.3.1 Cung về đất nông nghiệp
Cũng như tất cả các hàng hoá khác, khi đã có cầu về đất thì tất yếu có
cung để đáp ứng nhu cầu đó. Cung về đất đai là số lượng, diện tích mà người
bán, người cho thuê có khả năng và sẵn sàng bán hay cho thuê ở một mức giá
nhất định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
2.4 Trao đổi đất
- Khái niệm chung về trao đổi hàng hóa: Một hệ thống trao đổi hàng
hoá là một hệ thống thị trường trong đó hàng hoá và dịch vụ được trực tiếp
đổi lấy những hàng hoá hoặc dịch vụ khác
- Khái niệm trao đổi đất: Có nhiều quan niệm về trao đổi đất nhưng có
thể hiểu trao đổi đất là hoạt đổi trao đổi quyền sử dụng đất dựa trên cơ sở

ngang bằng về diện tích hay giá trị.
- Vai trò của trao đổi đất đối với các hộ nông dân: Có thể nói vai trò lớn
nhất của trao đổi đất là khắc phục tình trạng manh mún, góp phần phát triển
đa dạng kinh tế nông thôn thúc đẩy phân công lại lao động xã hội một cách
hợp lý hơn. Đồng thời trao đổi đất còn giúp cho việc tích tụ và tối ưu hoá quy
mô nông hộ được thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác
đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
* Các hình thức trao đổi
Đất đai là một loại hàng hoá đặc biệt, cũng như trao đổi một loại hàng
hoá khác trao đổi đất bao hồm nhiều hình thức:
- Thuê đất và cho thuê đất
4
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B –
K19
Là việc bán hay mua quyền sử dụng đất đai theo một thời gian nhất
định thường thì 1 vụ, 1 năm hay một vài năm. Người bán gọi là người cho
thuê, người mua gọi là người đi thuê.
- Mua và bán đất ruộng đất
Là việc mua hay bán sở hữu quyền sử dụng đất lâu dài hết cả thời gian
giao đất cho các hộ gia đình được quy định theo luật định.
- Mượn và cho mượn ruộng đất
Là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người này sang người
khác còn quyền sở hữu sử dụng ruộng đất vẫn thuộc về người cho mượn. Việc
mượn và cho mượn ruộng đất thường không xác định rõ thời gian, khi cần
thiết thì người cho mượn lấy lại ruộng đất.
- Đổi ruộng
Là việc dồn ghép nhiều thửa ruộng nhỏ thành một vài thửa ruộng lớn
hơn. Cũng có thể đổi một ruộng lấy một ruộng tuy nhiên việc đổi theo hình
thức này ít diễn ra hơn. Đổi ruộng liên quan đến quy hoạch và thiết kế lại ô
thửa, giao thông và thuỷ lợi nội đồng. Hộ nông dân tham gia vào đổi ruộng

không mất đi về ruộng đất mà giá trị ruộng đất vẫn giữ nguyên chỉ có sự thay
đổi về diện tích, số thửa, vị trí thửa. Nguyên tắc cơ bản của việc đổi ruộng là
nguyên tắc ngang bằng về giá trị, nghĩa là các diện tích đổi với nhau phải
cùng một cấp hay cùng giá trị.
- Đấu thầu ruộng đất
Là hoạt động mua bán đất nông nghiệp chủ yếu đối với đất công của
xã, của hợp tác xã. Các hộ trả mức giá nhất định để mua quyền sử dụng đất,
hộ nào trả mức giá cao nhất sẽ được nhận quyền sử dụng mảnh đất đó.
2.5 Tác động của trao đổi đất
2.5.1 Tác động đến các trang trại
Các trang trại do trao đổi đất được một vùng khá rộng so với diện tích
trước đây nên có điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá. Hoạt động kinh tế của
trang trại thường mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa do đó nâng cao
thu nhập cho gia đình. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại sẽ sử dụng hợp
5
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B –
K19
lý tài nguyên đất. Tuy nhiên, do nông hộ tự trao đổi đất cho nhau để hình
thành trang trại nên còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động như: không có
hệ thống tưới tiêu hợp lý, gặp nhiều rủi ro trong vấn đề thời gian sử dụng vì
không theo quy hoạch của địa phương.
2.5.2 Tác động đến hộ nông dân
So với trang trại hộ nông dân ít bị tác động của việc trao đổi đất hơn
bởi diện tích trao đổi của hộ là rất nhỏ, đặc biệt sau trao đổi đất hộ không
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Hơn nữa, họ chủ yếu đổi ruộng nên ảnh
hưởng của trao đổi đất là không sâu sắc. Nếu có, chỉ là tiện hơn cho hoạt động
sản xuất của hộ: tiện về vị trí, về đường đi.
6
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B –
K19

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
- Quế võ là huyện năm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh, trong đồng bằng
châu thổ sông Hồng, cách thành phố Bắc Ninh 10km về phía Bắc, cách thủ đô
Hà Nội 40km về phía Tây Nam. Cụ thể Quế Võ có vị trí như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang
+ Phía Nam giáp huyện Gia Bình
+ Phía Đông giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương
+Phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh
- Tình hình đất đai của huyện Quế Võ
7
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B –
K19
8
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Quế Võ (2007 - 2009)
STT Chỉ tiêu
2007 2008 2009 So sánh
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)

08/07 09/08 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên 17.069,63 100 15.484,82 100 15.484,82 100,00 90,72 100,00 95,24
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 10.667,66 62,49 9.678,14 62,50 9.592,57 61,95 90,72 99,12 94,83
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.588,99 89,89 8.698,71 89,88 8.583,24 89,48 90,72 98,67 94,61
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.527,10 99,35 8.662,57 99,58 8.560,98 99,74 90,93 98,83 94,79
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 61,89 0,65 36,14 0,42 22,26 0,26 58,39 61,59 59,97
1.2 Đất lâm nghiệp 168,96 1,58 153,26 1,58 152,97 1,59 90,71 99,81 95,15
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 909,81 8,53 825,30 8,53 855,54 8,92 90,71 103,66 96,97
1.4. Đất nông nghiệp khác 1,90 0,02 0,87 0,01 0,82 0,01 45,79 94,25 65,69
2 Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 6.221,69 36,45 5.644,04 36,45 5.730,61 30,43 90,72 101,53 95,97
2.1 Đất ở 1.916,72 30,81 1.736,76 30,77 1.743,81 29,09 90,61 100,41 95,38
2.1.1 Đất ở nông thôn 1.833,70 95,67 1.661,45 95,68 1.667,06 95,60 90,72 100,22 95,35
2.1.2 Đất ở đô thị 83,02 4,33 75,31 4,32 76,75 4,40 90,71 101,91 96,15
2.2 Đất chuyên dùng 4.304,97 69,19 3.907,28 69,23 3.986,80 70,91 90,76 102,04 96,69
3 Đất chưa sử dụng 179,29 1,05 162,64 1,05 161,64 1,04 90,71 99,39 94,95
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 169,75 94,68 153,99 94,68 153,04 9468 90,72 99,38 94,95
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 9,54 5,32 8,65 5,32 8,60 5,32 90,67 99,42 94,95
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Quế Võ
9
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, về cơ cấu diện tích thay đổi không nhiều. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử
dụng so với tổng diện tích đất tự nhiên giảm nhẹ, bên cạnh đó cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân là
do dân số của huyện ngày càng tăng nhanh nên nhu cầu sử dụng đất ở và đất chuyên dùng tăng nhất là phát triển 3 Khu công
nghiệp trên địa bàn huyện. Xu hướng đào ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng trũng, hoặc trên các diện tích đất nông
nghiệp hàng năm chỉ trồng được 1 vụ lúa đang tăng lên trong những năm gần đây.
10
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
- Về lao độngBảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2007-2009)
Chỉ tiêu ĐVT
2007 2008 2009 So sánh (%)

SL
CC
(%)
SL
CC
( %)
SL
CC
(%)
08/07 09/08 BQ
I. Tổng số nhân khẩu Người 140.902 100,00 139.525 100,00 144.375 100,00 99,02 103,48 101,22
1. Nhâu khẩu nông nghiệp Người 110.453 78,39 109.025 78,14 100.774 69,8 98,71 92,43 95,52
2. Nhân khẩu phi NN Người 30.449 21,61 30.500 21,86 43.601 30,2 100,17 142,95 119,66
II. Tổng số hộ Hộ 34.974 100,00 34.496 100,00 34.907 100,00 98,63 101,19 99,90
1. Hộ nông nghiệp Hộ 22.371 63,96 22.039 63,89 21.967 62,93 98,52 99,67 99,09
2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 12.603 36,04 12.457 36,11 12.940 37,07 98,84 103,88 101,33
III. Tổng số lao động Người 73.902 100,00 71.652 100,00 72.809 100,00 96,96 101,61 99,26
1. Lao động nông nghiệp Người 55.964 75,73 49.991 69,77 49.510 68,00 89,33 99,04 94,06
2. Lao động phi nông nghiệp Người 17.938 24,27 21.661 30,23 23.299 32,00 120,75 107,56 113,97
Một số chỉ tiêu BQ
1. BQ số nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,03 4,04 4,14 100,39 102,26 101,32
2. BQ số khẩu NN/hộ NN Người/hộ 4,94 4,95 4,59 100,19 92,74 96.39
3. BQ lao động NN/hộ NN Người/hộ 2,50 2,27 2,25 90,67 99,37 94,92
Nguồn: Phòng thống kê huyện Quế Võ, 2009
11
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
3.2 Khái quát tình hình chuyển đổi đất ở huyện Quế Võ
3.2.1 Tình hình phát triển trang trại của huyện Quế Võ
Những năm qua thực hiện NQ số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của
Chính phủ, NQ số 06 NQ/TU ngày 02/06/2000 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về

khuyến khích phát triển trang trại, nhất là NQ số 03NQ/HU ban hành ngày
05/07/2003 của ban chấp hành Đảng bộ Huyện về phát triển chăn nuôi, nhiều trang
trại trong huyện Quế Võ hình thành và phát triển.
Bảng 3.3Tình hình phát triển trang trại của huyện Quế Võ
Chỉ tiêu ĐVT
Tình hình phát triển của trang
trại
2006 2007 2008
1. Tổng số trang trại TT 150,0 116,00 103,0
1.1 Trang trại chăn nuôi
- Tỷ lệ TTCN/ tổng số TT
TT
%
18,0
12,0
23,0
19,8
21,0
20,4
1.2 Trang trại thuỷ sản
- Tỷ lệ TTTS/ tổng số TT
TT
%
35,0
23,3
13,0
11,3
13,0
12,6
1.3 Trang trại SXKD tổng hợp

- Tỷ lệ TT tổng hợp/ tổng TT
TT
%
97,0
64,7
80,0
68,9
69,0
67,0
2. Tổng số lao động của TT LĐ 365,0 294,0 268,0
3. Vốn hoạt động của các TT Trđ 29.340,0 24.438,0 23.812,0
- Vốn BQ/TT Trđ 195,6 214,4 231,2
4. Thu nhập người/ tháng 1000đ 398,9 406,5 885,2
Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Quế Võ ,2009
* Về số lượng các trang trại
Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy trên địa bàn huyện Quế Võ đã hình thành
được số lượng trang trại tương đối lớn. Số trạng trại qua 3 năm giảm đi là do có sự
12
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
thay đổi về địa giới hành chính khi mà 3 xã Vân Dương, Nam Sơn, Kim Chân đã
bị cắt về thành phố Bắc Ninh thì số trang trại của 3 xã cũng không còn được tính
thuộc về huyện Quế Võ nữa.
* Về cơ cấu các loại hình trang trại
Hình 3.1: Cơ cấu các loại hình trang trại ở huyện Quế Võ
Qua đồ thị 3.1 cho thấy, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp có xu
hướng tăng và là loại hình trang trại chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại hình
trang trại của huyện Quế Võ (chiếm 65% năm 2006, 67 % năm 2008). Trang trại
chăn nuôi và trang trại thuỷ sản chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số trang trại
Trong năm 2007, 2008 tổng số trang trại của huyện giảm dần (do sự phân
chia lại địa giới hành chính giữa thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ).Tuy nhiên,

tỷ lệ trang trại trao đổi/ tổng số trang trại của Huyện Quế Võ liên tục tăng. Năm
2006, tỷ lệ này là 49,33% đến năm 2008, con số đó là 65,06%. Điều này cho thấy
trao đổi đất để hình thành trang trại trên địa bàn huyện Quế Võ là một biện pháp
khả thi giảm thiểu tính manh mún của ruộng đất.
13
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
Bảng 3.4 Số lượng các trang trại tham gia trao đổi của huyện
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
1. Số lượng các trang trại TT 150 114 103
2. Số lượng các trang trại
trao đổi
TT 74 67 67
- Tỷ lệ trang trại trao đổi
đất/tổng trang trại
% 49,33 58,77 65,05
Cùng với sự gia tăng về số lượng trang trại thì số trang trại trao đổi đất ngày
càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số trang trại của huyện. Điều đó chứng tỏ trao
đổi đất để hình thành trang trại là một biện pháp tích cực và có hiệu quả trong khắc
phục tình trang ruộng đất manh mún như hiện nay.
3.3 Khái quát quá trình trao đổi đất để hình thành trang trại
Tình hình đất đai manh mún trong cả nước nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng
đã gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là đối với các hộ
muốn xây dựng các mô hình trang trại. Do vậy, nên các hộ muốn mở rộng sản xuất
nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá đã tiến hành trao đổi đất nông nghiệp
với nhau. Vì vậy, trao đổi đất không còn là khái niệm mới trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, quá trình trao đổi đất vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do
các hộ nông dân tự trao đổi đất cho nhau, hoạt động trao đổi đất còn mang tính chất
tự phát chưa có cơ chế chính sách nào của địa phương nói về vấn đề này.
3.4 Nguyên nhân các trang trại tiến hành trao đổi đất
Qua quá trình đi tìm hiểu thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình

trạng trao đổi đất. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
14
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
Thứ nhất, các trang trại trao đổi đất đều muốn nâng cao thu nhập gia đình.
Khi tham gia vào hình thành và phát triển trang trại có tới 100% số hộ làm trang
trại xuất phát từ nguyên nhân này. Điều này được giải thích là do phát triển mô
hình kinh tế trang trại, làm đa dạng sản phẩm hàng hoá. Diện tích trao đổi là những
ruộng sâu cấy lúa chỉ được một vụ nhưng không chắc chắn thì việc chuyển đổi
mục đích sử dụng sang nuôi cá là hiệu quả và nâng cao được thu nhập cho các hộ
làm trang trại.
Thứ hai, do tình trạng dư thừa lao động trong các hộ nông dân nên các hộ
nông dân trao đổi đất để hình thành và phát triển trang trại nhằm sử dụng hết lực
lượng lao động nông nhàn.
Thứ ba, có dự án của huyện về chuyển đổi vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ
sản. Đây là một trong nhưng điều kiện thúc đấy hoạt động trao đổi đất hình thành
trang trại của huyện Quế Võ.
3.5 Các khó khăn trang trại gặp phải trong hoạt động sau trao đổi đất
- Vốn đầu tư ban đầu do trước khi trao đổi đất các trang trại cũng chỉ là các
hộ nông dân quang năm bám lấy đồng ruộng. Vốn đầu tư ban đầu cho trang trại đối
với họ là quá lớn, mặc dù có sự hỗ trợ vay từ các tổ chức tín dụng nhưng con số đó
là quá nhỏ. Vốn luôn là đều kiện cần thiệt cho các trang trại tiến hành hoạt động
sản xuất. Vì vậy thiếu vốn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của trang trại.
- Khó khăn về nguồn nước cho trang trại. Vì các trang trại điều tra chủ yếu là
trang trại kinh doanh tổng hợp họ đào ao thả cá. Do các hộ tự trao đổi đất cho nhau,
chưa có quy hoạch cụ thể nên khi sản xuất họ không có hệ thống cấp thoát nước mà
vẫn sử dụng hệ thống cấp thoát nước của ruộng đồng nên vấn đề nước trở nên vô
cùng cấp bách.
- Hiểu biết về khoa học kĩ thuật còn thấp. Có nhiều trang trại do trình độ kỹ
thuật chưa cao dẫn tới một số vấn đề như cá chết mà không biết nguyên nhân, chưa
có biện pháp phòng và chữa bệnh cho cá Khi lập các trang trại sở nông nghiệp và

15
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
phát triển nông thôn phối hợp tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về nuôi trồng thuỷ
sản. Tuy nhiên, các trang trại vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong kỹ thuật.
3.6 Tác động của trao đổi đất
3.6.1 Tác động đến mức đầu tư cho sản xuất
Việc trao đổi đất đã có tác động làm tăng mức đầu tư cho sản xuất của
trang trại. Trước khi đổi đất làm trang trại các chủ hộ này chủ yếu trồng lúa nên
mức chi phí thấp. Sau khi làm trang trại các chủ trang trại phải tiến hành đầu tư
mua sắm các phương tiện máy móc phục vụ sản xuất như: máy cắt cỏ, máy bơm
nước Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu cho mua sắm các giống cây trồng vật
nuôi, đào ao cũng tăng lên làm cho nguồn vốn đầu tư của trang trại cũng tăng.
3.6.2 Tác động đến sản phẩm hàng hoá
Trước khi làm trang trại thì các sản phẩm của các hộ chủ yếu là tự cung tự
cấp, nuôi trồng nhỏ lẻ. Tuy nhiên sau khi tiến hành làm trang trại thì mục tiêu chính là
sản xuất ra hàng hóa để bán ra thị trường và mục tiêu lợi nhuận đặt lên trên hết. Số
lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều và tập trung như trang trại nuôi lợn thịt, nuôi cá
hay trang trại trồng hoa Do đó, nó cũng có tác động tích cực cho công tác tiêu thụ
sản phẩm và giá cả hàng hóa. Hơn nữa, đa số các trang trại ở Quế Võ tiến hành hoạt
động chăn nuôi, do đó mà tỷ trọng sản phẩm của chăn nuôi tăng lên còn tỷ trọng của
ngành trồng trọt giảm đi.
3.6.4 Tác động đến thu nhập
Thu nhập của chủ trang trại tăng lên so với trước, điều này là do khi các
trang trại tiến hành sản xuất lớn thì năng suất tăng lên, chi phí bình quân/ sản phẩm
giảm xuống. Hơn nữa, với việc sản xuất hàng hóa mục tiêu chính của trang trại là
lợi nhuận đã làm cho các chủ trang trại phải tính toán, quản lý tốt chi phí và quá
trình sản xuất. Ngoài ra, việc tăng thu nhập còn là do việc sản xuất hàng hóa của
trang trại thuận tiện cho việc bán sản phẩm và có giá cao hơn các hộ sản xuất nhỏ
lẻ. Bên cạnh đó, một lý do chính là việc sản xuất các sản phẩm chăn nuôi mang lại
hiệu quả cao hơn là việc sản xuất các sản phẩm của ngành trồng trọt.

16
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
3.6.7 Tác động đến việc làm
Việc đổi đất làm trang trại có tác động tích cực đến lao động sẵn có của các
hộ làm trang trại. Họ có công việc ổn định hơn ít ảnh hưởng hơn bởi tính mùa hơn
so với việc sản xuất nông nghiệp của các hộ bình thường. Cụ thể như việc nuôi cá
thì hàng ngày vẫn phải cắt cỏ cho cá ăn, thỉnh thoảng thay nước ao
3.6.8 Tác động đến hiệu quả sử dụng đất
Trước khi chuyển đổi các mảnh ruộng manh mún, sản xuất nhỏ lẻ mang
tính tự cung tự cấp, một số vùng trũng chỉ có thể gieo cấy được một vụ, năng suất
thấp. Sau khi dồn điền thành trang trại thì những vùng đất trũng trồng cây kém
hiệu quả đó được chuyển sang nuôi trồng thủy sản mang lại thu nhập cao hơn. Các
trang trại trồng rau, hoa cũng tiến hành sản xuất được nhiều vụ/năm hơn bình
thường. Tóm lại việc tích tụ đất đã làm cho việc sử dụng đất được phù hợp hơn hay
tăng được hiệu quả sử dụng đất
3.7 Giải pháp tăng cường trao đổi đất hình thành trang trại
Thực tế cho thấy việc trao đổi đất để hình thành trang trại đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn cho cả các chủ trang trại và người cho thuê đất. Đối với chủ
trang trại làm ăn, sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn mang lại thu nhập cao hơn. Đối
với các hộ cho thuê đất thì sẽ chuyển từ việc sản xuất nông nghiệp đơn thuần trên
các mảnh ruộng kém hiệu quả sang làm thuê hoặc làm các ngành nghề khác có thu
nhập cao và ổn định hơn. Tuy nhiên, do hoạt động trao đổi đất của các hộ nông dân
trên địa bàn huyện quế Võ diễn ra tự phát nên còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để
đảm bảo cho hoạt động trao đổi đất diễn ra ngày càng thuận lợi khắc phục được
những khó khăn và khuyến kích hộ nông dân tích cực trao đổi đất để hình thành
trang trại cần thực hiện một số giải pháp:
* Về chính sách
- Cần sớm bổ sung đổi mới hoàn thiện chính sách ruộng đất chính sách về quy trình
trao đổi đất
17

Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
- Các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh cần sớm có quy hoạch nông nghiệp, định
hướng chiến lược lâu dài đối với vấn đề sử dụng đất và hỗ trợ cho các địa phương
xã, thôn, quy hoạch sử dụng đất của họ.
- Các cấp chính quyền địa phương, thôn, xã cần chủ động nắm bắt yêu cầu trao đổi
đất ở địa phương mình và chủ động tổ chức cho nông dân đăng kí nguyện vọng
chuyển đổi và trao đổi đất, càng sớm càng tốt.
* Về kinh tế
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là giao thông,
thủy lợi để thuận lợi cho việc tưới tiêu, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và
thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển các sản phẩm của trang trại ra
thị trường.
- Hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho các chủ trang trại để họ mạnh dạn đầu tư
mua sắm trang thiết bị sản xuất, giống cây trồng vật nuôi và các đầu vào khác bằng
cách hỗ trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi lãi xuất thấp.
* Về kỹ thuật
- Tổ chức các khóa tập huấn khuyến nông về cách quản lý sản xuất, các biện
pháp canh tác, chăm sóc vật nuôi cho các chủ trang trại và người nông dân. Từ đó
họ có kiến thức sẽ mạnh dạn đầu tư làm trang trại, nâng cao được năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
- Có chính sách khuyến khích nghiên cứu những giống cây trồng vật nuôi có
giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của địa phương để đưa vào sản xuất
mang lại hiệu quả cao hơn.
* Về thị trường
- Hỗ trợ người sản xuất tìm kiếm thông tin thị trường bằng cách tổ chức cho
họ tham quan, tham dự các hội trợ nông sản. Đầu tư xây dựng hệ thống chợ nông
thôn để họ có cơ hội tiêu thụ tốt sản phẩm đầu ra. Có như vậy các chủ trang trại
mới yên tâm sản xuất, mạnh dạn đầu tư thêm.
18
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19

PHẦN IV: KẾT LUẬN
Chủ trương dồn điền đổi thửa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của
Đảng Nhà nước ta đã và đang được nhiều địa phương trong cả nước tiến hành và
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ nông dân. Điều này đã góp phần tích
cực làm nâng cao đời sống của người nông dân và thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh thực trạng trao đổi đất tuy diễn ra tự phát
nhưng nó đã lan rộng ra rất nhiều xã của huyện. Các tác nhân tham gia vào trao đổi
bao gồm các trang trại và các hộ trao đổi đất với trang trại. Trong đó các hộ thành
lập trang trại chủ yếu là các hộ có điều kiện và chấp nhận rủi ro. Các trang trại hình
thành chủ yếu trên vùng trũng, do ở đó tiện cho việc chuyển đổi từ trồng lúa sang
nuôi trồng thuỷ sản. Trao đổi đất thúc đấy kinh tế trang trại phát triển và nó tác
động rất lớn đến trang trại như: làm thay đổi quy mô đầu tư; góp phần đa dạng hoá
sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng đất.
Trong những năm gần đây hoạt động trao đổi đất ở Quế Võ ngày càng
được nhân rộng, số lượng các trang trại cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc
tra đổi đất để làm trang trại tại địa phương cũng còn gặp phải một số trở ngại nhất
định. Do đó cần có sự can thiệp kịp thời của các cấp chính quyền để tạo điều kiện
thuậ lợi cho hoạt động này diễn ra. Như thế sẽ làm cải thiện được đời sống của
người nông dân trong vùng và góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn của Quế Võ
sớm trở thành mô hình nông thôn mới theo Bộ tiêu chí 19 chỉ tiêu của Chính phủ
đã ban hành.
19
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, NXB
Nông nghiệp 1999.
2. Dự án ‘Chuyển đổi vũng trũng sang nuôi trổng thuỷ sản của huyện Quế
Võ’, UBND huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, 2000.
3. Thị trường đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam. Thực trạng và các

định hướng chính sách, Đỗ Kim Chung, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 260 tháng
1/2000.
4. ‘Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam’, Lâm Quang Huyên , Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002
5. Nghị Quyết số 06 NQ/TU ngày 02/06/2000. ‘Về khuyến khích phát
triển trang trại’,của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Tỉnh Bắc Ninh
6. Luật đất đai đã được sử đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001 (2001),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Bùi Quang Dũng (2002). ‘Nghiên cứu thực trang và ảnh hưởng của
quá trình tập trung ruộng đất đến phát triển nông nghiệp tại huyện Thạch Thất -
tỉnh Hà Tây’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà
Nội
8. Trang Website của tổng cục thống kê
20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×