Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Mối quan hệ giữa lạm phát và chi tiêu chính phủ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.43 KB, 3 trang )

Chỉnh sửa trang 11
1.2 Mối quan hệ giữa chi tiêu NSNN đến lạm phát
Chính sách tài chính sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kích
thích nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp, hoặc để xoa
dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp. Để kích thích toàn bộ mức
tiêu thụ, sản xuất và việc làm, chính phủ phải tự chi tiêu nhiều hơn và giảm bớt thuế,
thậm chí cả khi nó phải chịu thâm hụt. (Sau đó, vào một thời điểm nào đó trong tương lai,
chính phủ sẽ phải thực hiện một khoản thặng dư bù đắp).
Để xoa dịu một nền kinh tế quá sôi động - một nền kinh tế trong đó mọi người đang
làm việc đều muốn công việc khác, giá cả và chi tiêu tăng lên nhanh chóng - chính phủ có
một số lựa chọn nhằm giữ giá không vọt lên quá cao. Chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu,
tăng thuế, hoặc cả hai nhằm giảm tổng chi tiêu và mức sản lượng quốc gia.
Để tăng chi tiêu trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp, các nhà hoạch
định chính sách tăng nguồn cung tiền để giảm tỉ lệ lãi suất (tức là giảm giá tiền) bằng
cách tăng chi tiêu ngân sách đưa vào thị trường một lượng tiền, khiến cho các ngân hàng
có thể cho vay dễ dàng hơn. Điều này khuyến khích người ta đầu tư sản xuất và tiêu dùng
nhiều hơn vì người dân có trong tay nhiều tiền hơn.
Ngược lại, trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp, các nhà hoạch định chính
sách có thể xoa dịu nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất và giảm chi tiêu ngân sách từ đó
giảm nguồn cung tiền và giảm lượng tiền cho vay. Do đó, nền kinh tế sẽ có ít tiền chi tiêu
hơn và mức lãi suất cao hơn, cả chi tiêu và giá cả đều sẽ có xu hướng giảm xuống, hoặc
tối thiểu là không tăng nhanh. Kết quả là cả sản lượng đầu ra và việc làm đều có xu
hướng thu hẹp lại.
Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách này không chắc chắn trong trường hợp biến
động kinh tế ngắn và trung hạn hoặc trong hoàn cảnh cả lạm phát và thất nghiệp đều tăng.
Đồng thời lạm phát do nhiều yếu tố tác động khác nên tính hiệu quả của các chính sách
này chỉ là hỗ trợ chứ không có hiệu quả chắc chắn.
NSNN lại có mối quan hệ nhân quả với lạm phát . Nếu thâm hụt NSNN quá mức có
thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền
sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát.
Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư


phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi
quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN quá cao và để bù
đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến
kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm
phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng
trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu NSNN ở mức cho phép
nhằm đẩy đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà
không kéo theo lạm phát cao.
Mối quan hệ giữa chi tiêu nsnn đến lạm phát được thể hiện qua công thức sau:
AD = C + I + G + X – M .Trong đó G chính là chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa dịch vụ G.Chi tiêu chính
phủ tăng, trong khi các chi tiêu như: chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình C, chi tiêu đầu tư trong khu vực tư
nhân (I), xuất khẩu ròng NX = X – M không tăng suy ra chi tiêu chính phủ tăng dẫn đến tổng cầu tăng. Khi
tổng cầu tăng mà tổng cung không đổi hoặc tổng cầu tăng cao hơn tổng cung dẫn đến giá tăng cao liên
tục dẫn đến lạm phát tăng
CẦU TĂNG
CPI AS
AD2
AD1 G
CẦU GIẢM
CPI AS
AD1
AD2
G

×