Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Người bệnh đái tháo đường và bệnh cúm A/H1N1 Hiện nay, Tổ chức Y tế thế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.48 KB, 5 trang )

Người bệnh đái tháo đường và bệnh cúm A/H1N1
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới không còn đếm số trường hợp
mắc cúm A/H1N1 hàng ngày nữa do số bệnh nhân tăng quá
nhanh ở nhiều quốc gia và khẳng định đây là một bệnh cúm
thông thường, hoàn toàn có thể kiểm soát cũng như điều trị
khỏi. Tuy nhiên, với những trường hợp đặc biệt thuộc nhóm có
nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong cao như những người mắc
bệnh chuyển hóa hay tự miễn thì vấn đề phòng bệnh được đặt
lên hàng đầu. Ở Việt Nam, mặc dù chưa có báo cáo nào về
trường hợp người bệnh đái tháo đường mắc cúm A/H1N1
nhưng đây vẫn là đối tượng cần cảnh giác cao với căn bệnh
này do khi nhiễm cúm, người bệnh đái tháo đường dễ có
những biến chứng nặng nề hơn so với người bình thường và tỷ
lệ tử vong cũng cao hơn.
Cúm A/H1N1 ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh đái
tháo đường?
Năm 2008, theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết, số người mắc
bệnh đái tháo đường ở nước ta chiếm khoảng 5% dân số, riêng ở
các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh , tỷ lệ
này chiếm khoảng 7% và con số này vẫn không ngừng tăng lên với
tốc độ nhanh nhất thế giới. BS. Phạm Thị Hoàng Hoa - Trưởng
khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai cho biết,
bệnh đái tháo đường thường tiến triển âm ỉ trong một thời gian dài,
khoảng 4-5 năm và khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn cần kiểm
soát, thậm chí đã có những biến chứng. Và người bệnh đái tháo
đường thường tử vong do các biến chứng của bệnh như nhồi máu
cơ tim, đột quỵ não, ung thư phổi Bên cạnh đó, khi mắc bệnh này
sẽ gây giảm sức đề kháng khiến người bệnh dễ mắc các bệnh
nhiễm khuẩn như lao, viêm phổi, cúm nên những đối tượng này
được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Nguyên nhân là do bệnh cúm
sẽ khiến huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay


đột quỵ hơn so với những người bình thường. Hơn nữa, nếu bệnh
đái tháo đường không được kiểm soát tốt thì đường trong máu cao
sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công khiến hệ miễn dịch thêm
suy yếu, biến chứng của bệnh nặng hơn, diễn biến nhanh hơn và dễ
dẫn đến tử vong hơn. Vấn đề điều trị đối với những người bệnh đái
tháo đường nếu nhiễm cúm cũng khó khăn hơn do bản thân người
bệnh có sức đề kháng kém, kiểm soát đường huyết kém, người
bệnh dễ bị suy hô hấp và nhất là do bệnh tiến triển trong nhiều
năm, có nhiều biến chứng khiến việc sử dụng thuốc điều trị bị hạn
chế.

Người bệnh ĐTĐ cần dinh dưỡng tốt
hơn để nâng cao sức đề kháng chống
bệnh cúm. Nguồn: google
Người bệnh đái tháo đường cần làm gì để bảo vệ mình trước
cúm A/H1N1?
TS. BS. Hoàng Kim Ước - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung
ương cho biết, hiện nay, trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh cúm
A/H1N1 nhưng đang trong giai đoạn tiêm thử nghiệm, do đó chưa
có kết quả đánh giá đối với những trường hợp người có bệnh mạn
tính nói chung và bệnh rối loạn chuyển hóa và suy giảm miễn dịch.
Do vậy, người bệnh đái tháo đường cần nghiêm túc thực hiện
những khuyến cáo của Bộ Y tế trong việc phòng tránh căn bệnh
này như mang khẩu trang ngoại khoa, tránh tiếp xúc với nguồn lây
hay chỗ đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt
khuẩn. Ngoài ra, người bệnh cần kiểm soát tốt, chặt chẽ hơn đường
huyết, khi có những biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp hay
những biểu hiện khác của bệnh cúm thì cần đến ngay cơ sở y tế để
khám và điều trị kịp thời. TS. Ước cũng cho biết thêm, trên thế
giới, người bệnh đái tháo đường ở mọi lứa tuổi từ 6 tháng tuổi trở

lên đều được khuyến cáo nên tiêm vaccin phòng cúm nói chung và
bệnh phế cầu, bắt buộc đối với người trên 65 tuổi. Kết quả cho
thấy những người đái tháo đường được tiêm phòng cúm có tỷ lệ
phải nhập viện điều trị thấp hơn 79% so với người đái tháo đường
không được tiêm phòng và tỷ lệ tử vong ở nhóm được tiêm phòng
cũng thấp hơn so với nhóm không được tiêm. Ở nước ta, cũng cần
đặt ra vấn đề phòng bệnh cúm nói chung cho người bệnh đái tháo
đường không chỉ trong thời gian bệnh cúm A/H1N1 diễn biến
nhanh, mạnh mà còn có thể phòng ngừa những chủng cúm khác có
thể xuất hiện.
GS. Trần Đức Thọ - Chủ tịch Hội người Đái tháo đường Việt Nam
khuyến cáo, trong mùa dịch cúm A/H1N1, điều quan trọng nhất
đối với tất cả mọi người nói chung và người bệnh đái tháo đường
nói riêng là cần nâng cao thể trạng và sức đề kháng của bản thân.
Đối với người bệnh đái tháo đường, đó là kiểm soát tốt đường
huyết bằng chế độ ăn không quá kiêng khem, sử dụng thuốc uống
hoặc tiêm đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, có chế độ luyện tập
hợp lý như đi bộ từ 100-110 bước/phút trong khoảng 15-30 phút, 2
lần/ngày, ngoài ra có thể chơi cầu lông, chơi tennis hay bơi lội
(cũng trong khoảng 15-30 phút/ngày).
Đối tượng mắc bệnh đái tháo đường thường trong độ tuổi từ 30-
65, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội nên vấn đề phòng
tránh cúm A/H1N1 cần được đặt ra cho mỗi người bệnh để họ chủ
động bảo vệ sức khỏe, tránh được những biến chứng hay những
hậu quả đáng tiếc

×