Bệnh đái tháo đường và các biến
chứng tim mạch
Tại sao việc ăn uống quan trọng ?
Những thứ bạn ăn vào gần như liên quan tới lượng đường trong máu của
bạn. Sự lựa chọn thực phẩm đúng đắn sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong
máu.
Tôi có cần phải theo một chế độ ăn đặc biệt không?
Không có một bữa ăn cho bệnh tiểu đường. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn
làm việc với chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng bữa ăn cho bạn. Điều đó sẽ rất có
ích bạn giúp bạn trong việc lựa chọn thực phẩm và số lượng trong mỗi bữa ăn. Đối
với hầu hết những người bị bệnh tiểu đường (và đối với những người không bị
bệnh) một bữa ăn dinh dưỡng chứa 40-60% calo từ carbohydrate, 20% từ protein
và 30% hay ít hơn từ chất béo.
Tôi có thể ăn chút đường nào không?
Trong những năm gần đây, bác sĩ đã nhận thấy ăn một ít đường không gây
ra vấn đề cho hầu hết những người bị bệnh tiểu đường – miễn là nó là một phần
của bữa ăn đã cân bằng. Cẩn thận với số lượng đường mà bạn ăn vào và cố gắng
không thêm đường vào thức ăn.
Loại thực phẩm nào tôi có thể ăn?
Nói chung là trong mỗi bửa ăn bạn có 2 trong 5 sự lựa chọn (cho đến 60
gam) carbohydrate, 1 sự lựa chọn protein và khoảng một lượng chất béo. Nói với
bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng của bạn để có lời khuyên cụ thể.
Carbohydrat : được tìm thấy trong trái cây, thực vật, đậu, thực phẩm từ sữa
và thực phẩm có chứa tinh bột như bánh mì. Cố gắng ăn nhiều trái cây tươi hơn là
trái cây đóng hộp (trừ khi chúng được chế biến thành dạng nước của loại trái cây
đó) nước ép hoa quả đóng hộp hay là quả sấy khô. Bạn có thể ăn rau tươi, đông
lạnh hoặc đóng hợp. Gia vị như là sốt mayonnaise không chứa chất béo, nước sốt
cà chua nấm và tương mù tạc cũng là carbohydrate.
Protein : được tìm thấy trong thịt, thịt gia cầm, cá, sản phẩm từ sữa, đậu và
rau. Cố gắng ăn nhiều thịt gà vịt và cá hơn là thịt đỏ (thịt bò, cừu). Đừng ăn da gà
vịt, loại bớt mỡ thừa trong tất cả bữa ăn. Chọn những loại sản phẩm sữa không có
hoặc giảm chất béo như là phó mát và yogurt.
Chất béo : bơ, magarin, mỡ và dầu thêm chất béo vào thực phẩm. Chất béo
cũng có trong sữa và thịt. Tránh ăn thức ăn chiên rán, món ăn có chứa sốt
mayonnaise (trừ khi được làm từ sốt mayonnaise không có chất béo), lòng đỏ
trứng, thịt xông khói, thực phẩm từ sữa có lượng chất béo cao. Bác sĩ hay chuyên
gia dinh dưỡng sẽ nói bạn cần bao nhiêu lượng chất béo mỗi ngày. Khi ăn nhiều
loại thức ăn không có chất béo, kiểm tra nhãn để xem chúng chứa bao nhiêu gam
carbohydrate. Nên nhớ rằng những sản phẩm này thường đã được thêm đường.
Danh sách thay đổi
Danh sách thay đổi (xem bảng bên dưới) là công cụ giúp bạn lên kế hoạch
cho bữa ăn có lợi cho sức khỏe. Để làm phong phú thêm cho bữa ăn, bạn có thể
thay thế một số thực phẩm bằng những thực phẩm khác trong cùng nhóm. Một vài
ví dụ được đưa ra
Danh sách thay thế những món đơn giản
Nhóm thực phẩm B
ạn có thể
ăn…
Ho
ặc thay thế
bởi…
Trái cây (ch
ứa khoảng 15
gam carbohydrate)
M
ột miếng nhỏ
hoặc vừa trái cây tươi
Nửa tách nư
ớc ép
trái cây hay trái cây đóng
hộp
Rau c
ủ (khoảng 5 gam
carbohydrate)
1 bát rau củ c
òn
tươi
1/2 bát rau củ đ
ã
chế biến hay nư
ớc ép từ
rau củ.
Tinh b
ột (chứa khoảng 15
gam carbohydrate)
1 lát ho
ặc 28.35
gam bánh mì
1/2 bát mì
ống,
ng
ũ cốc, thực vật có
chứa tinh bột
Đư
ờng, mật ong, mật
đường
1 muỗng café
4 gam
carbohydrate
S
ữa (không bao gồm
kem, sữa chua, hay phó mát)
1 tách sữa
12 gam
carbohydrate và 8 gam
protein
Thịt Kho
ảng 28.35
gam thịt, cá, gà v
ịt, phó
mát hoặc sữa chua
1/2 tách đ
ậu sấy
khô
Ch
ất béo (bao gồm quả
hạch, hạt và lư
ợng nhỏ thịt xông
muối & bơ đậu phụng
1 mu
ỗng café
dầu, bơ hay magarine
5 gam chất béo
Chuyện gì xảy ra nếu lượng đường trong máu trên hay dưới mức bình
thường?
Nếu lượng đường trong máu thấp, bạn có thể trở nên ốm yếu, mệt mỏi, bối
rối, run rẩy hay ra mồ hôi. Tình trạng này gọi là hypoglycemia (lượng đường trong
máu ở mức thấp). Điều này xảy ra khi bạn làm việc hay tập thể lực quá sức. Đầu
tiên bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu, và sau đó uống một ly nước trái cây
hay ly soda thông thường (không phải ăn kiêng) nếu lượng đường trong máu bạn ở
mức thấp. Điều này sẽ giúp cho lượng đường trong máu trở về bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khát, đi tiểu nhiều, hoặc thị lực bị mờ, có lẽ
lượng đường trong máu bạn quá cao. Kiểm tra lại lượng đường trong máu và liên
hệ với bác sĩ để tìm ra vấn đề