Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.71 KB, 26 trang )

VÞ trÝ, vai trß vμ c¬ chÕ ho¹t ®éng
Cña Tæ chøc Th−¬ng m¹i ThÕ giíi
trong HÖ thèng Th−¬ng m¹i §a ph−¬ng


2
Bộ CÔNG THƯƠNG ủy ban châu âu

Dự áN Hỗ TRợ THƯƠNG MạI ĐA BIÊN ii (MUTRAP II)





Vị trí, vai trò v cơ chế hoạt động
Của Tổ chức Thơng mại Thế giới
trong Hệ thống Thơng mại Đa phơng








Nh xuất bản lao động x hội
H nội - 2007

4
MôC LôC


LỜI NÓI ĐẦU
9
LỜI TỰA CỦA ĐẠI SỨ EU TẠI VIỆT NAM
11
LỜI GIỚI THIỆU
15
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
22
MỘT SỐ THUẬT NGỮ
24
PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ
CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
41
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ
GIỚI
43
1.1. Hệ thống thương mại đa phương: những vấn đề khái quát
43
1.2. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
58
1.3. WTO là một diễn đàn đàm phán
83
CHƯƠNG II. THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
93
2.1. Thuế quan, các biện pháp tương đương thuế quan và thuế gián
thu
93
2.2. Hạn chế định lượng và thủ tục cấp phép nhập khẩu
100
2.3. Kiểm định trước khi xếp hàng và xác định trị giá tính thuế nhập

khẩu
104
2.4. Trợ cấp, phá giá và tự vệ
106
2.5. Thương mại nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước
112
2.6. Các qui định kỹ thuật về tiêu chuẩn sản phẩm
114
2.7. Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (dịch tễ)
116
2.8. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
119
2.9. Tổng quan về các mối quan tâm hàng đầu về thương mại hàng
hóa của Việt Nam
122
CHƯƠNG III. CÁC HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG CHUYÊN
NGÀNH
124
3.1. Hiệp định nông nghiệp
124
3.2. Hiệp định Dệt may (ATC)
132
3.3. Hiệp định công nghệ thông tin
136

5
CHUƠNG IV. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
142
4.1. Tổng quan về thương mại dịch vụ
142

4.2. Các rào cản và sự cần thiết phải cải cách
148
4.3. Các cuộc đàm phán vòng Uruguay về thương mại dịch vụ
151
4.4. Những yếu tố cơ bản của Hiệp định GATS
155
4.5. Thách thức của việc mở rộng GATS trong và hậu Doha
175
CHƯƠNG V. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI NHIỀU BÊN VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
183
5.1. Các hiệp định Thương mại nhiều bên và phát triển kinh tế
183
5.2. Các hiệp định nhiều bên cụ thể
184
5.3. Việt Nam và việc tham gia các hiệp định nhiều bên
192
CHƯƠNG VI. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
195
6.1. Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế
195
6.2. Các quy định của Việt Nam về sở hữu trí tuệ
198
6.3. Các quy định của WTO (TRIPS) về sở hữu trí tuệ
213
6.4. Các cuộc đàm phán trong vòng DOHA liên quan đến TRIPs
226
6.5. Phân tích lợi ích – chi phí đối với việc tuân thủ TRIPs của Việt
Nam

231
CHƯƠNG VII. TỰ VỆ VÀ NGOẠI LỆ TRONG WTO
238
Giới thiệu chung
238
7.1. Đàm phán lại về ưu đãi
239
7.2. Miễn trừ
241
7.3. Bảo hộ khẩn cấp và hạn chế xuất khẩu tự nguyện
242
7.4. Các biện pháp chống bán phá giá
247
7.5. Thực tế việc bán phá giá liên quan đến Việt Nam và các quy
định của pháp luật Việt Nam về bán phá giá
249
7.6. Các biện pháp đối kháng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp
251
7.7. Các hạn chế thương mại nhằm bảo vệ cán cân thanh toán
257
7.8. Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ
259
7.9. Các ngoại lệ chung
259

6
CHƯƠNG VIII. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN
KHỔ WTO
264
8.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO

264
8.2. Hoạt động của hệ thống giải quyết tranh chấp
269
8.3. Các vấn đề của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO
285
8.4. Pháp luật quốc gia đối với việc thực thi
286
8.5. Các vấn đề thực thi hàng đầu đối với Việt Nam - một Thành
viên là nước đang phát triển
287
PHẦN THỨ HAI. NHỮNG PHÁT TRIỂN MỚI CỦA HỆ
THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG
291
CHƯƠNG IX. CÁC VẤN ĐỀ MỚI NỔI TRONG HỆ THỐNG
THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG
293
9.1. Thị trường chấp nhận cạnh tranh
293
9.2. Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
297
9.3. Chính sách cạnh tranh
303
9.4. Thuận lợi hóa thương mại
307
9.5. Các chính sách môi trường
311
9.6. Chính sách xã hội và các chuẩn mực lao động
318
9.7. Những xung đột tiềm ẩn giữa các biện pháp hỗ trợ thương mại
và các quy định của WTO

325
9.8. Sự điều tiết trong nước
327
CHƯƠNG X. NHỮNG MỐI QUAN TÂM HIỆN TẠI CỦA HỆ
THỐNG THƯƠNG MẠI
336
10.1. Vòng đàm phán DOHA và các mối quan tâm hiện tại
336
10.2. Hội nghị Bộ trưởng Hồng Kông và mục tiêu đàm phán
337
10.3. Mở cửa thị trường dệt may
341
10.4. Mở cửa thị trường thương mại hàng nông sản
341
10.5. Mở cửa thị trường phi nông sản (NAMA)
343
10.6. Mở cửa thị trường thương mại dịch vụ
345
10.7. Mối quan ngại về quan hệ Bắc - Nam
347
10.8. Yếu tố Trung Quốc
348

7
10.9. Thiết lập định chế thương mại đa phương
350
10.10. Vai trò của WTO trong việc bắt kịp hội nhập kinh tế toàn
cầu
353
10.11. Thách thức của các thỏa thuận thương mại và tự do thương

mại nhiều bên
353
10. 12. Ảnh hưởng của vòng đàm phán DOHA đến sự phát triển
của Việt Nam
354
CHƯƠNG XI. HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC
364
Giới thiệu
364
11.1. Hội nhập kinh tế khu vực và động cơ của hội nhập kinh tế khu
vực
364
11.2. GATT và Điều XXIV của GATT qui định những thoả thuận
thương mại ưu đãi
371
11.3. GATS và Điều V của GATS qui định về hội nhập kinh tế
375
11.4. Các khối thương mại chủ yếu
376
11.5. Các diễn đàn kinh tế chính
388
1
1
1
1
.
.
6
6
.

.


C
C
h
h
ư
ư
ơ
ơ
n
n
g
g


t
t
r
r
ì
ì
n
n
h
h


n

n
g
g
h
h




s
s




t
t
h
h
ư
ư
ơ
ơ
n
n
g
g


m

m


i
i


c
c


a
a


V
V
i
i


t
t


N
N
a
a
m

m

395
CHƯƠNG XII. HỘI NHẬP CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂNVÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI
399
12.1. Giới thiệu chung về các Thành viên của WTO
399
12.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò của các nước đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi trong WTO
402
12.3. Các Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành
cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.
410
12 4. Sự tham gia của các nướ
c đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi trong WTO
417
12.5. Việc thực thi các hiệp định đa phương trong khuôn khổ của
WTO
423
12.6. Mở rộng Thành viên của WTO
427
12.7. Tác động đối với Việt Nam
433
KẾT LUẬN
435
Tài liệu tham khảo
438



14


LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam trở thành Thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) kể từ ngày 11/1/2007. Tuy nhiên, sự kiện này không
phải là sự khởi đầu hay kết thúc mà là một cột mốc quan trọng đánh dấu
sự phát triển của hoạt động quản lý thương mại quốc tế ở Việt Nam.
WTO là một tổ chức đa phương, có trách nhiệm giám sát thực thi
một tập hợp các hiệ
p định quốc tế được ký kết nhằm lập ra trật tự trong
thương mại quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đa phương hóa hoạt
động thương mại, việc thiết lập trật tự là điều rất cần thiết. Các nền kinh
tế đóng cửa không cần thiết phải quản lý thương mại quốc tế mà chỉ cần
quản lý biên giới và duy trì độ
c quyền trong nước. Tuy nhiên, thực tế là
một nền kinh tế mở cửa sẽ thúc đẩy tăng trưởng và góp phần giảm đói
nghèo. Việt Nam đã quyết định đi theo con đường này. Cũng giống các
quốc gia khác cùng hoàn cảnh, Việt Nam chịu áp lực từ các đối tác
thương mại trong việc phải tạo sự thông thoáng của luật lệ thương mại
trong nước, đảm bảo luật lệ tự
do hơn, ổn định hơn và có thể dự đoán
được. Kinh nghiệm cho thấy các chính sách thương mại thường xuyên
thay đổi sẽ không hiệu quả và không tạo ra khả năng dự đoán được, cần
thiết cho hoạt động thương mại phát triển.
Các hiệp định WTO nhằm cung cấp một khuôn khổ quản lý
thương mại quốc tế. Các Thành viên WTO đàm phán với nhau về mức
độ bảo hộ t
ối đa và cam kết bảo hộ chỉ được thực hiện dưới hình thức

thuế quan trong thương mại hàng hóa và đáp ứng các cam kết cụ thể
trong thương mại dịch vụ. Các Thành viên WTO cũng đồng ý mở cửa thị
trường cho nhau thông qua cắt giảm thuế quan hoặc đưa các lĩnh vực
dịch vụ cụ thể vào lộ trình cam kết. Vì thế, mục đích trước hết của quả
n
lý thương mại đa phương là đảm bảo một mức độ cân bằng giữa quyền
và nghĩa vụ về tiếp cận thị trường của các Thành viên WTO, trong khi
vẫn duy trì một mức độ đoán định được cần thiết cho các giao dịch kinh
doanh quốc tế.

15
Về lý thuyết, điều này rất rõ ràng. Tuy nhiên, thách thức chủ yếu
là tìm ra được sự cân bằng thích hợp giữa bảo hộ thị trường và mở cửa
thị trường ở cấp độ trong nước và quốc tế. Đây chính là nơi phát sinh các
mâu thuẫn và vai trò của quản lý, của chính sách trở nên mong manh.
Khi hoạt động thương mại quốc tế gia tăng thì mức độ mâu thuẫn càng
lớn và tạo ra áp lực
đòi sửa đổi các quy tắc của “cuộc chơi”. Đây là lý do
vì sao hệ thống thương mại đa phương hiện nay không phải là xuất phát
điểm hay là sự kết thúc. Hiểu được bản chất tiến hóa của hoạt động quản
lý thương mại quốc tế và nắm bắt được các lựa chọn cho tương lai cũng
quan trọng không kém gì việc nắm vững được những quy tắc của th
ương
mại quốc tế.
Cuốn sách này do các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Việt Nam
về thương mại, về pháp luật và kinh tế quốc tế biên soạn, thể hiện các
khía cạnh cũng như sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương.
Cuốn sách này gồm nhiều nội dung và có xem xét đến tình hình cụ thể
của Việt Nam. Vì thế, cuốn sách giới thiệu chính sách thương mại quốc
tế một cách xuất sắc từ góc nhìn của Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả

cũng đề cập đầy đủ các thách thức cơ bản của mọi quốc gia tham gia
thương mại quốc tế. Cuốn sách này hướng tới độc giả là sinh viên đại
học và các cán bộ chuyên môn cần có kiến thức cơ bản vững vàng về
chính sách thương mại quốc tế. Do đó, cuốn sách được viết ở mức
độ
tổng quát cần thiết để giới thiệu toàn diện về hệ thống thương mại đa
phương, đồng thời vẫn có tính kỹ thuật phù hợp, chỉ ra cách thức tinh tế
mà quy định được xây dựng để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong
thương mại quốc tế.
Cuốn sách này được chia thành hai phần. Phần thứ nhất miêu tả
tình hình hiện nay của hệ thống thương mạ
i đa phương do WTO điều
chỉnh. Phần hai nhấn mạnh vào một số bước phát triển dự kiến của hệ
thống. Trong mục 1 Chương I, các tác giả đánh giá tổng quan cơ sở cho
việc quản lý thương mại quốc tế, bao gồm bước tiến lịch sử của hệ thống,
từ GATT sang Hiệp định WTO. Mục này rất quan trọng vì nó làm cơ sở
để mô tả h
ệ thống từ góc nhìn tĩnh hay góc nhìn pháp lý mà độc giả có
thể nắm bắt được mà không cần phải có kiến thức sơ bộ về các giả định

16
kinh tế hay chính trị cơ bản của hệ thống này. Cũng trong Chương I này,
tại mục hai, các tác giả mô tả WTO với ý nghĩa là một tổ chức. Mục này
sẽ giới thiệu về phạm vi, chức năng cũng như các cơ chế ra quyết định
của tổ chức này trong khi điều chỉnh thực hiện các hiệp định thương mại.
Mục này cũng quan trọng không kém vì nó mô tả
các quy trình ra quyết
định chủ yếu như: giải quyết tranh chấp, miễn trừ, gia nhập, đàm phán,
v.v Với các chức năng tài phán và điều chỉnh của mình, WTO sẽ thực
thi các quyền hạn và thẩm quyền được trao. Việc phân chia quyền hạn

trong WTO cũng như tính chính đáng của các quy tắc và quyết định cần
được chú ý xem xét. Mục thứ ba của Chương I giới thiệu WTO với ý
nghĩa là một diễn
đàn đàm phán. WTO quả thực là một nơi mà các quốc
gia và các liên minh hải quan đàm phán để đạt được sự cân bằng về các
quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong định hướng tự do hóa thương mại.
Như đã nêu ở trên, càng tự do hóa thì mức độ mâu thuẫn càng tăng và
quá trình đàm phán càng trở nên phức tạp. Mục này tập trung vào sự
năng động của hệ thống và các lực lượng tham gia.
Sau Chươ
ng I là các chương giới thiệu về hệ thống. Các chương
này của cuốn sách sẽ mô tả các trụ cột của hệ thống, bao gồm: điều chỉnh
quốc tế về thương mại hàng hóa, điều chỉnh quốc tế về thương mại dịch
vụ và các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.
Vì lý do lịch sử, thương mại hàng hóa có các quy t
ắc hoàn chỉnh hơn so
với các hoạt động thương mại khác. Các quy tắc này là trụ cột số một của
luật chơi WTO, được xây dựng trên cơ sở một số nguyên tắc chủ yếu
như: đối xử tối huệ quốc, thỏa thuận thuế quan, đối xử quốc gia, ngăn
cấm các rào cản phi thuế đối với thương mại và minh bạch hóa. Vì thế
các hiệp
định WTO có hàng trăm điều khoản liên quan đến thương mại
hàng hóa và thể hiện một cách đầy đủ các nguyên tắc nói trên.
Trụ cột thứ hai của luật chơi WTO liên quan đến thương mại dịch
vụ. Hiệp định điều chỉnh thương mại dịch vụ là Hiệp định Chung về
Thương mại Dịch vụ (GATS). Về bản chất GATS khác với các quy tắc
điều chỉ
nh thương mại hàng hóa. GATS là một Hiệp định linh hoạt hơn
và kém hoàn chỉnh hơn. GATS linh hoạt hơn vì các quy tắc nghiêm ngặt
của GATS chỉ áp dụng cho các lĩnh vực dịch vụ đã có cam kết cụ thể.


17
GATS không hoàn chỉnh vì nó thiếu quy định cho các vấn đề được điều
chỉnh trong thương mại hàng hóa như trợ cấp, tự vệ và quy định trong
nước. Tuy nhiên, các quy định này đang tiếp tục được đàm phán trong
WTO mặc dù các vấn đề liên quan rất phức tạp.
Cuối cùng, trụ cột thứ ba của luật chơi WTO là các quy định về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định
điều chỉnh là Hiệp định về Các
khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPs).
Hiệp định bảo hộ trên cơ sở các hiệp định hiện hành về quyền tác giả,
thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bằng sáng chế, v.v… Mục tiêu của Hiệp định
là phân định rõ ràng các đặc quyền của người có quyền sở hữu trí tuệ,
các nguyên tắc c
ủa thương mại tự do và mục tiêu chính sách của việc
thúc đẩy và chuyển giao công nghệ. Hiệp định TRIPs rất thú vị về mặt ý
tưởng bởi nó là một ví dụ điển hình về khả năng của WTO trong việc
giám sát thực thi một Hiệp định quốc tế có tác động quyết định đến việc
thông qua các quy định cụ thể trong nước.
Cuốn sách này dành riêng một chương để thảo luận v
ề những
ngoại lệ đối với các nguyên tắc và quy tắc cơ bản. Trong những trường
hợp cụ thể, các ngoại lệ được cho phép nhằm làm giảm nhẹ các tác động
lớn hoặc các hậu quả bất công mà các quy tắc gây ra. Các ngoại lệ này
cũng rất quan trọng bởi chúng giải quyết được hầu hết các mâu thuẫn
trong thương mại quốc tế. Nhóm thứ nhất là bồi thường th
ương mại. Bồi
thường thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của một ngành trong nước bị tổn
thất bởi nhập khẩu quá mức trong các trường hợp bất thường hoặc do các
hoạt động thương mại “bất công” như phá giá hoặc trợ cấp. Các biện

pháp bồi thường thương mại nói chung được áp dụng trên cơ sở yêu cầu
của doanh nghiệp theo quy trình nghiêm ngặt. Bồi th
ường thương mại
thường diễn ra dưới hình thức thuế bổ sung đánh trên sản phẩm có xuất
xứ từ các quốc gia có hoạt động vi phạm hoặc trên tất cả các sản phẩm
nhập khẩu nếu tổn thất phát sinh không phải do thương mại “bất công”
mà trong “các trường hợp bất thường”. Bồi thường thương mại bao gồm
các biện pháp chống phá giá, đối kháng và tự vệ.
Nhóm thứ
hai là các biện pháp phục vụ cho các mục đích chính
sách phi thương mại chính đáng. Các mục đích này có thể bao gồm: đảm

18
bảo cân bằng thanh toán, đáp ứng nhu cầu phát triển của quốc gia đang
phát triển, bảo vệ đạo đức công cộng, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đảm bảo các mục tiêu chính sách y tế hoặc vì lợi ích người tiêu
dùng, v.v Còn nhiều mục đích khác chưa được liệt kê ở trên, chẳng
hạn như xây dựng liên minh hải quan hoặc khu vực tự do hóa thương mại
với ý nghĩa là các bước hướng tới h
ội nhập khu vực. WTO cho phép các
biện pháp này, cho dù chúng phân biệt đối xử hay vi phạm các nguyên
tắc cơ bản của thương mại quốc tế, trong chừng mực các biện pháp này
không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại và được áp
dụng một cách đáng tin cậy. Nhìn chung, các biện pháp trên phải tham
vấn quốc tế. Những biện pháp nhất định như vì mục đích cân bằng thanh
toán, bảo vệ quyền lợ
i của quốc gia đang phát triển hoặc xây dựng liên
minh hải quan thậm chí còn phải đáp ứng yêu cầu tham vấn chính thức
trong khuôn khổ WTO.
Cuốn sách này cũng đề cập đến các quy định chuyên ngành, chủ

yếu là nông nghiệp. WTO công nhận tình trạng đặc biệt của sản xuất
lương thực. Dù vậy, Hiệp định WTO về Nông nghiệp đã đưa nông
nghiệp trở lại với các quy định của GATT, trong khi vẫn cho phép m
ột
cơ chế trợ cấp nông nghiệp. Cuốn sách này cũng đề cập đến lĩnh vực dệt
may, mặc dù Hiệp định về Dệt may đến nay đã hết hạn. Cuốn sách này
có một chương riêng về các hiệp định Thương mại đa phương trong lĩnh
vực mua sắm chính phủ và mua bán máy bay dân dụng. Các quy tắc này
không được nhất trí bởi tất cả các quốc gia tham gia đàm phán tại Vòng
Uruguay nên nhữ
ng Thành viên WTO nào không nhất trí thì không bị
ràng buộc bởi các quy tắc này. Các quy tắc này tạo ra một cơ chế linh
hoạt đáng được xem xét.
Chương VIII giải thích cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
hiện đang có sức mạnh lớn trong pháp luật quốc tế. Các Thành viên
WTO bắt buộc tham gia và phán quyết của Cơ quan Giải quyết tranh
chấp có giá trị ràng buộc đối với các thành viên. Về lý thuyết, các tranh
chấp có thể được giả
i quyết trong vòng một năm. Tuy nhiên, trong hầu
hết các trường hợp phức tạp, quy trình giải quyết tranh chấp có thể kéo
dài từ hai đến bốn năm. Chương này không chỉ mô tả quy trình mà còn

19
đề cập đến một số khó khăn thực tế trong giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế liên quan đến các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là liên
quan đến việc thực hiện các phán quyết.
Điểm nổi bật của các chương trong cuốn sách này ở chỗ không
chỉ mô tả mà còn chỉ ra vị trí cũng như các mối lo ngại của Việt Nam
trong hệ thống thương m
ại đa phương. Cuốn sách đồng thời thể hiện lợi

ích chung của các quốc gia đang phát triển và tác động của các quy tắc
này đến phát triển kinh tế và đến nền kinh tế Việt Nam.
Phần thứ hai của cuốn sách đề cập đến các tiến triển dự kiến của
hệ thống thương mại đa phương. Như đã nêu ở trên, phần này rất quan
trọng để hi
ểu rõ về hệ thống và chúng ta cần đánh giá cao các tác giả đã
bỏ nhiều công sức cho phần này. Phần này đề cập nhiều khía cạnh và
mâu thuẫn cũng như sự phát triển của hoạt động quản lý thương mại
quốc tế. Chương IX bắt đầu với lý thuyết về các thị trường cạnh tranh,
tăng cường đồng bộ các chính sách tác động đến cạnh tranh, bao gồm các
chính sách về: th
ương mại, cạnh tranh, vận tải, sự sẵn có của đầu vào,
v.v… Một trong những thách thức trong tương lai đối với hoạt động quản
lý là tìm ra động lực để đạt sự đồng bộ quốc tế về các vấn đề này.
Chương X xem xét mối liên hệ giữa các quy tắc thương mại và xúc tiến
đầu tư. Tăng trưởng trong đầu tư của khu vực tư nhân sẽ dẫn
đến giảm
nghèo. Tăng trưởng đầu tư tư nhân cũng làm tăng thương mại quốc tế.
Đầu tư chỉ diễn ra khi có các quy định trong nước bảo vệ quyền lợi liên
quan đến thương mại của nhà đầu tư. Luật cạnh tranh và thuận lợi hóa
hải quan là một phần của quá trình này, do đó hai chương được dành
riêng để thảo luận các nội dung này. Các chương của phần này thảo luậ
n
kỹ lưỡng hệ quả của hai chính sách này trong hoạt động quản lý thương
mại quốc tế và một số thách thức thực tế đặt ra đối với một Thành viên
WTO như Việt Nam trong việc thực hiện các chính sách này. Cụ thể là
các chương sẽ đi sâu vào quan hệ và các xung đột giữa chính sách cạnh
tranh và chính sách thương mại, đồng thời chỉ ra các mặt trái ngược của
các chính sách này.
Phần này cũng đề cậ

p đến chính sách môi trường, xã hội và tiêu
chuẩn lao động. Đây là nội dung táo bạo nếu xét đến sự lưỡng lự xưa nay

20
của các quốc gia đang phát triển không muốn đề cập đến các vấn đề này
trong chính sách thương mại. Đây rõ ràng là một nội dung bên lề của
hoạt động quản lý thương mại và động chạm đến các vấn đề phức tạp
như lịch sử công nghiệp hóa và quan hệ quốc tế, quyền tự chủ của quốc
gia trong việc ra quyết định, quyền đối với phát triể
n và thương mại bền
vững. Chương sau đó đề cập đến các nội dung quản lý trong nước góp
phần vào sự hình thành các điều kiện cạnh tranh của thị trường trong
nước, bao gồm: tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch
tễ, bảo vệ người tiêu dùng, v.v Trong khi WTO đảm bảo các biện pháp
này không dẫn đến sự lợi dụng hoặc cản trở không cần thiết đố
i với
thương mại, WTO lại không đảm bảo sự hài hòa của các biện pháp này.
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, khi thương mại gia tăng, áp lực đồng bộ về
quản lý sẽ mạnh lên và đến lúc cần phải xem xét xem hợp tác quốc tế có
thể giúp gì cho việc giải quyết vấn đề này.
Chương X của phần này cũng thể hiện quan điểm của Việt Nam
về các vấn đề m
ới phát sinh này, và các chương kế tiếp sẽ đề cập một
cách chi tiết một số vấn đề bức xúc nhất của Việt Nam trong bối cảnh
thương mại quốc tế, bao gồm: Chương trình Nghị sự Phát triển Doha, dệt
may, yếu tố Trung Quốc và tiếp cận thị trường trong nông nghiệp, sản
phẩm công nghiệp và dịch vụ. Chương XI được dành để thảo luận về hộ
i
nhập kinh tế khu vực và thương mại khu vực. Vấn đề này quan trọng
không chỉ vì thương mại phần lớn diễn ra giữa các quốc gia láng giềng

với nhau mà vì nhiều khả năng áp lực hội nhập kinh tế sẽ ngày càng hiện
diện trong các hiệp định Thương mại khu vực. Chương cuối của cuốn
sách, Chương XII, đề cập đến vị trí của các Thành viên đang phát triển
và các Thành viên đang chuy
ển đổi trong hệ thống thương mại đa
phương. Chủ đề này rất thích hợp với Việt Nam.
Tóm lại, với tổng số 12 chương, cuốn sách này cung cấp tất cả các
thông tin cần thiết cho độc giả và sinh viên để hiểu được sự phức tạp và
năng động của hệ thống thương mại đa phương trong thập kỷ đầu của thế
kỷ XXI. Chúng tôi hy v
ọng bạn đọc cảm thấy thú vị và bổ ích khi đọc
cuốn sách này.


21
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACV Agreement on Customs
Valuation
Hiệp định Trị giá Hải quan
AMS Aggregate measure support Tổng lượng hỗ trợ trong nước
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATC Agreement on Textiles and
Clothing
Hiệp định Dệt may
DDA Doha Development Agenda Chương trình Nghị sự Doha
DSB Dispute Settlement Body Cơ quan Giải quyết Tranh chấp
EEC European Economic
Community

Cộng đồng Kinh tế châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATS General Agreement on Trade
in Services
Hiệp định Chung về Thương mại
Dịch vụ
GATT General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp định Chung về Thuế quan và
Thương mại
HS Harmonized System Hệ thống Hài hoà hoá
ILP Import Licensing Procedures Thủ tục cấp phép nhập khẩu
ISO International Organization for
Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế
ITA The Information Technology
Agreement
Hiệp định Công nghệ thông tin
ITO International Trade
Organization
Tổ chức Thương mại Quốc tế
MARD Ministry of Agriculture and
Rural Development
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
MFA Multi-Fiber Arrangement Hiệp định Đa sợi
MFN Most-favoured-nation Tối huệ quốc
MITI Ministry of International
Trade and Industry

Bộ Công thương (của Nhật Bản)
MRA Mutual recognition
arrangement
Thỏa thuận công nhận lẫn nhau
MUTRA
P
Multilateral Trade Assistance
Project
Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên
NAMA Non Agriculture Market
Access
Mở cửa thị trường hàng hóa phi
nông sản
PSI Pre-shipment inspection Kiểm định trước khi xếp hang


22
SCM Subsidies and Countervailing
Measures
Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
S&D Special and Differential
Treatment
Đối xử đặc biệt và khác biệt
SPS Sanitary and Phytosanitary
Measures
Biện pháp vệ sinh dịch tễ
STE State Trading Enterprise Doanh nghiệp thương mại nhà nước
TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương
mại
TRIMs Trade-Related Investment

Measures
Các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại
TRIPs Trade-Related Aspects of
Intellectual Property Rights
Hiệp định về Các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ
WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới


23
MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Ban hội thẩm (Panel): Là một tổ chức được DSB thành lập theo
từng vụ tranh chấp với chức năng giải quyết sơ thẩm vụ tranh chấp.
Thành phần của Ban hội thẩm thông thường gồm một nhóm 3 chuyên
gia, họ được triệu tập để xem xét các vấn đề tranh chấp theo các nguyên
tắc của WTO, từ đó đưa ra một báo cáo trình lên DSB. Khi DSB đã đượ
c
DSB thông qua, báo cáo này có giá trị là một phán quyết của DSB.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc Nhà nước, thông qua hệ
thống luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân đã tạo ra hoặc nắm giữ tài sản trí
tuệ đó và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền đó được thực
thi, ch
ống lại mọi sự xâm phạm của người khác.
Bị bóp méo (Distortion): Là trường hợp giá cả và sản lượng của
thị trường cao hơn hoặc thấp hơn mức khi thị trường đó là cạnh tranh
hoàn hảo.

Các biện pháp phi thuế quan (Non-tariff measures): Các biện
pháp của Chính phủ ngoài thuế quan làm hạn chế luồng thương mại,
chẳng hạn như các hạn chế định l
ượng, cấp phép nhập khẩu, các thoả
thuận hạn chế tự nguyện và biến thu có thể thay đổi. Nhìn chung, những
biện pháp này đi ngược lại với các nguyên tắc của WTO. Một trong
những kết quả của Vòng Uruguay là nghĩa vụ chuyển các biện pháp phi
thuế quan ảnh hưởng đến thương mại trong nông nghiệp thành các loại
thuế.
Các nền kinh tế chuyển đổi. Là các Thành viên đang trong th
ời
kỳ chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền
kinh tế thị trường, tự do kinh doanh. Theo quy định tại Điều 29 Hiệp
định SCM, đối tượng đặc biệt này có thể áp dụng những chương trình và
biện pháp cần thiết cho quá trình chuyển đổi, ngoài ra các chương trình
trợ cấp xuất khẩu cũng như trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nộ
i địa so
với hàng nhập khẩu sẽ được loại bỏ dần và điều chỉnh cho phù hợp với
Hiệp định SCM trong vòng 7 năm, kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có
hiệu lực.

24
Các ngoại lệ (Exceptions): Là thuật ngữ được sử dụng trong
GATS, theo đó, các Thành viên của GATS được quyền dành cho một số
Thành viên khác những ưu đãi về dịch vụ lớn hơn, nhiều hơn những ưu
đãi mà họ dành cho các Thành viên còn lại.
Các nước kém phát triển nhất (Least-developed countries): Là
những nước được Liên hiệp quốc xếp hạng căn cứ vào một số tiêu chí
(như tỷ lệ số
ng của trẻ sơ sinh, tỷ lệ biết chữ của người lớn tuổi quá

thấp). WTO cũng dựa vào sự phân loại này để xem xét các Thành viên
của mình, theo đó, các Thành viên kém phát triển nhất sẽ được hưởng
một số ưu đãi cao hơn, đặc biệt hơn so với các Thành viên khác của
WTO.
Các nước đang phát triển (Developing countries): Theo quy
định của WTO, các nước này khi gia nhập WTO sẽ được hưởng cơ chế
“tự nhận”. Các Thành viên đang phát triển của WTO cũng được hưởng
những ưu đãi (ở mức độ ít hơn so với các Thành viên kém phát triển
nhất) khi gia nhập WTO.
Các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (Economies in
transition): Là tên gọi được dùng để chỉ những Thành viên của WTO có
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nay đang chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường. Đó là những nướ
c Xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu
trước đây (như Liên Xô (cũ), Ba Lan, Tiệp Khắc ) và ở châu Á như Việt
Nam, Trung Quốc
Các sản phẩm nhạy cảm (Sensitive products): Các sản phẩm dễ
bị áp dụng hạn chế nhập khẩu hơn là các sản phẩm khác. Có thể lấy ví dụ
điển hình như hàng nông sản, hàng dệt may, hàng may mặc và giầy dép,
các loại xe ô-tô chở người, hóa chất và
đôi khi là thép. Các lý do coi các
sản phẩm này là nhạy cảm rất phức tạp. Nguyên nhân có thể là để bảo hộ
các nghề truyền thống của một dân tộc thiểu số trong nước như trong
trường hợp các xưởng thuộc da của Nhật. Trong một số trường hợp khác,
việc thay đổi về kỹ thuật và đầu tư mới có thể dẫn đến việc các nhà cạnh
tranh nước ngoài có chi phí thấp hơn. L
ĩnh vực nông nghiệp, như ví dụ
của EU cho thấy, là rất phức tạp. Các thế lực chính trị truyền thống cộng
với sự nhận thức mơ hồ của cộng đồng cho rằng nông nghiệp là đặc


25
trưng cho tinh thần của dân tộc và do đó cần phải bảo hộ làm cho lĩnh
vực nông nghiệp trở nên rất mong manh, nhạy cảm.
Các Thành viên đang phát triển. Điều XVIII GATT quy định về
các Bên ký kết đang có một nền kinh tế chỉ đủ khả năng đảm bảo một
mức sống thấp và đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Khi
các Bên ký kết xem xét việc nền kinh t
ế của một Bên ký kết “chỉ có thể
đảm bảo một mức sống thấp”, các Bên sẽ xem xét đến vị trí thông
thường của Bên ký kết đó chứ không xác định trên cơ sở những hoàn
cảnh ngoại lệ, ví dụ như những hoàn cảnh là kết quả của những điều kiện
đặc biệt thuận lợi mang tính chất tạm thời cho việc xuất khẩu một hay
nhi
ều sản phẩm thô và sơ chế của nền kinh tế này. Thuật ngữ “ trong giai
đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế” không chỉ hàm ý áp dụng với
các Bên ký kết mới vừa bắt đầu thời kỳ phát triển kinh tế, mà còn áp
dụng với các Bên ký kết có nền kinh tế đang trong một tiến trình công
nghiệp hoá để khắc phục sự phụ thuộc thái quá vào việc sản xuất hàng
thô và sơ chế.
Các Thành viên là các n
ước kém phát triển. Đối tượng này còn
được gọi là “các Thành viên là các nước chậm phát triển nhất”. Theo quy
định của WTO, các Thành viên này được hưởng ưu đãi nhất so với các
Thành viên là các nước phát triển và đang phát triển trong quá trình thực
hiện nghĩa vụ Thành viên của mình trong WTO.
Các trợ cấp bị cấm (Prohibited subsidies): Một khái niệm được
sử dụng trong Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng để chỉ
các trợ
cấp có điều kiện theo kết quả xuất khẩu hay trợ cấp có điều kiện
theo việc sử dụng các hàng hoá trong nước thay cho nhập khẩu. Các

Thành viên không được phép áp dụng loại trợ cấp này.
Chất bán dẫn (Semi-conductor): Vụ tranh chấp với Hoa Kỳ và
Nhật được Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) đưa ra trước Hội đồng
GATT vào năm 1986, EEC được các nước Australia, Canada, Hồng
Kông, Singapore và Brazil ủng hộ. Tr
ường hợp mà EEC đưa ra, như
được nêu trong tài liệu BISD 35, nảy sinh từ thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và
Nhật vào năm 1986 liên quan đến việc buôn bán chất bán dẫn. Thỏa
thuận này mang lại những điều kiện mở cửa thị trường tốt hơn cho các
chất bán dẫn nhập khẩu vào Nhật và việc giám sát giá xuất khẩu của

26
Chính phủ Nhật để ngăn ngừa việc phá giá ở Hoa Kỳ. Các quy định về
giám sát và phá giá cũng được áp dụng cho các thị trường thứ ba. Nhật
sử dụng cơ chế thực thi COCOM để giám sát giá xuất khẩu gây ra việc
trì hoãn trong việc cấp phép xuất khẩu. EEC khiếu nại rằng (a) các biện
pháp giám sát của Nhật, đặc biệt những biện pháp áp dụng cho thị trường
các nước thứ ba là vi phạm Đ
iều VI (Chống phá giá) và Điều XI (Loại
trừ hoàn toàn các hạn chế định lượng); (b) các quy định về việc tiếp cận
thị trường Nhật là vi phạm Điều I (Đãi ngộ quốc gia); và (c) thiếu tính
công khai xung quanh các vấn đề vi phạm Điều X (Thông báo và thực
hiện các quy định về thương mại). EEC lập luận rằng việc giám sát một
nước thứ ba nhằm mục đích đảm bả
o rằng các công ty của Hoa Kỳ không
bị bất lợi tại các thị trường đó khi mà thỏa thuận này đã làm tăng giá ở
Hoa Kỳ. Nhật cho rằng việc giám sát chủ yếu là để theo dõi. Trong
trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất quá nhiều, MITI (Bộ
Công thương của Nhật) có thể bày tỏ mối lo ngại này tới các nhà sản
xuất. EEC nghi ngờ việc theo dõi này liệu có thể ngăn ngừ

a được hành
động phá giá. Việc giám sát nước thứ ba trong mọi trường hợp là trái với
Điều VI quy định nước nhập khẩu có toàn quyền quyết định liệu họ có
tiến hành các biện pháp chống phá giá hay không. Nhật phản ứng rằng
Điều VI và Luật về chống phá giá không có các quy định liên quan đến
các hành động do các nước xuất khẩu tiến hành để ngăn ngừa việc phá
giá; và cũng không ngăn cấm các biện pháp này, nếu chúng không phả
i
là các biện pháp hạn chế. EEC cho rằng việc giám sát thị trường các
nước thứ ba là trái với Điều XI bằng cách tạo ra việc tăng giá nhập khẩu
của Nhật đối với chất bán dẫn thông qua sự can thiệp của Chính phủ và
các hành động gây ra hạn chế này được công nhận toàn cầu. Nhật cho
rằng việc giám sát không nhằm ngăn cản hoặc hạn chế thương mại. EEC
cũng cho rằng
Điều I đã bị vi phạm vì Nhật chỉ áp dụng cơ chế giám sát
tại một số nước và việc điều hành cơ chế này của Nhật là không rõ ràng.
Nhật trả lời rằng các thị trường được giám sát thực tế là tất cả các thị
trường xuất khẩu các chất bán dẫn của họ. Hoa Kỳ cho rằng họ không
nhận được sự tiếp cận có ư
u đãi với thị trường Nhật, và lời khiếu nại của
EEC cho rằng giám sát không phù hợp với Điều XI là không có cơ sở cả
về mặt thực tế và theo luật định; và cho rằng thỏa thuận đó không yêu
cầu, và ngay cả không có ngụ ý hạn chế định lượng trong phạm vi quy

27
định của Điều XI, rằng Nhật giám sát tất cả xuất khẩu, do đó không vi
phạm Điều I, và rằng cả hai bên đã nỗ lực rất nhiều trong việc đảm bảo
tính công khai. Trước tiên, Ban hội thẩm xem xét khiếu nại liên quan đến
Điều XI và thấy rằng việc yêu cầu các công ty của Nhật không được xuất
khẩu chất bán dẫn với giá thấp hơn giá sản xuất thự

c của công ty sang thị
trường các nước Thành viên khác ngoài thị trường Hoa Kỳ, kết hợp với
hệ thống kiểm tra giá phức tạp là không nhất quán với Điều XI và là hệ
thống điều hành cấp giấy phép xuất khẩu. Ban hội thẩm cũng thấy rằng
bằng chứng đưa ra không chứng minh được việc Nhật giành đãi ngộ về
việc tiếp cận thị trường củ
a Nhật cho Hoa Kỳ là vi phạm điều khoản về
đãi ngộ quốc gia. Ban hội thẩm cũng cho rằng Điều VI không có đề cập
gì đến các hành động của các nước xuất khẩu nhằm ngăn ngừa hành vi
phá giá và do đó đó không phải là biện minh cho việc áp dụng các biện
pháp hạn chế xuất khẩu hoặc các biện pháp về giá xuất khẩu. Ban hội
thẩm cũng ghi nhận rằng
Điều VI không quy định về quyền của nước
xuất khẩu được áp dụng các biện pháp chống phá giá đối với hàng hóa
xuất khẩu của họ.
Chi phí biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản
phẩm.
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ
hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quy
ền sở hữu trí tuệ.
Chương trình Nghị sự Doha (Doha Development Agenda-DDA)
Chương trình Nghị sự Doha bao gồm các vấn đề sau:
- Tiếp tục cắt giảm thuế và trợ giá nông sản;
- Tiếp cận thị trường hàng hoá phi nông sản;
- Tăng cường hiệu quả các quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt
(special and differential treatment) với các nước đang phát triển;

- Tăng cường bảo hộ quyền sở h
ữu trí tuệ về đa dạng sinh học và
quyền tiếp cận thuốc chữa bệnh.

Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body): Là cơ quan giúp DSB giải
quyết tranh chấp trong khuôn khổ của WTO. Khác với Ban hội thẩm
được thành lập theo từng vụ tranh chấp, Cơ quan phúc thẩm mang tính
chất thường trực, gồm 7 người được thành lập theo quy định của DSU.

28
Chức năng của Cơ quan phúc thẩm là xem xét những kháng án nảy sinh
từ các tranh chấp đã được Ban hội thẩm giải quyết. Theo mỗi vụ tranh
chấp, sẽ có một Ban phúc thẩm được thành lập từ Cơ quan phúc thẩm,
thông thường Ban phúc thẩm bao gồm 3 người.
Cung cấp qua biên giới (Cross-border supply): Là phương thức
thứ nhất trong bốn phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của
GATS. Theo phương th
ức này, dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của
một Thành viên của WTO sang lãnh thổ của một Thành viên khác của
WTO. Nói cách khác, dịch vụ bản thân nó sẽ đi qua biên giới còn người
cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước nhận dịch vụ.
Dịch vụ (Services): Là các hoạt động của con người, được kết
tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không thể nắm bắt được.
Thoả thuậ
n về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết
tranh chấp (Dispute Settlement Understanding-DSU): Thoả thuận được
các Thành viên WTO thông qua trong vòng đàm phán Uruguay và được
coi là cơ sở để WTO giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các Thành viên.
DSU được ghi nhận tại Phụ lục II của WTO trong đó quy định các
nguyên tắc, trình tự giải quyết cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành
các khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quy
ết tranh chấp.
Đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and differential treatment -
S&D): Là những quy định của WTO dành riêng cho các Thành viên

đang và kém phát triển, theo đó, các Thành viên này có thể được miễn
hoặc giảm nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, thời gian thực hiện dài
hơn so với các Thành viên khác.
Giấy phép bắt buộc (Compulsory license). Là một biện pháp của
Chính phủ cho phép một bên khác (công hoặc tư) có thể sử dụng bằng
sáng ch
ế sau khi trả một khoản đền bù thoả đáng cho bên sở hữu bằng
sáng chế.
Hệ số thương mại (Terms of trade): Là một khái niệm của kinh
tế học quốc tế. Hệ số thương mại là tỷ số giữa giá hàng xuất khẩu và giá
hàng nhập khẩu (trong mô hình thương mại gồm hai hàng hóa), hay giữa
chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu. Hệ số thươ
ng mại là một
thước đo lợi ích của thương mại quốc tế.

29
Hiện diện của thể nhân (Presence of natural persons): Là
phương thức thứ tư trong bốn phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS,
theo đó, thể nhân của một Thành viên được hiện diện tại Thành viên khác
để cung cấp dịch vụ tại đó.
Hiện diện thương mại (Commercial presence): Là phương thức
thứ ba trong bốn phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS, theo đó, một
công ty nước ngoài s
ẽ được phép thành lập chi nhánh (hoặc công ty con)
của mình để cung cấp dịch vụ tại nước khác.
Hiệp định nhiều bên (plurilateral agreement) được sử dụng lần
đầu tiên vào thời kỳ của Vòng Đàm phán Uruguay. Mục đích sử dụng
khái niệm này là nhằm phân biệt với khái niệm Hiệp định Thương mại đa
phương, vốn là các thoả thuận như đầu tư, nông nghiệp, dệt may v.v…
Hiệ

p định Thương mại tự do Bắc (Mỹ NAFTA): Các nước tham
gia Hiệp định gồm Canada, Mỹ và Brazil. Hiệp định có hiệu lực từ ngày
1 tháng 1 năm 1994. Hiệp định bao gồm việc loại bỏ thuế quan, hạn chế
áp dụng các rào cản đối với thương mại dịch vụ, tự do hoá đầu tư và bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định về mua sắ
m chính phủ (Agreement on Government
Procurement – AGP). Hiệp định này được đàm phán trong vòng đàm
phán Tokyo và có hiệu lực từ năm 1981, hiện nay có 28 quốc gia Thành
viên. Mục đích của Hiệp định là tự do cạnh tranh trong các lĩnh vực mua
sắm chính phủ. Hiệp định yêu cầu các quy định của pháp luật, quy trình
mua sắm và các tập quán mua sắm của Chính phủ phải công khai minh
bạch.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Hiệp hội được
thành lập vào nă
m 1967 với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến
bộ xã hội, củng cố hoà bình, ổn định trong khu vực. ASEAN hiện nay đã
bao gồm 10 nước Thành viên là Bru-nây, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-
li-pin, Xing-ga-po, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, và Mi-an-
ma. Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Hiện nay chỉ trừ Lào, các
nước Thành viên khác của ASEAN đều là Thành viên của WTO.
Hiệu ứng ngoại lai (externality) xảy ra khi hành động của một
tác nhân tác động lên tác nhân khác. Hiệu ứng ngoại lai gồm có hiệu ứng
ngo
ại lai tích cực và hiệu ứng ngoại lai tiêu cực. Hiệu ứng ngoại lai tích

30
cực là việc hành động của một tác nhân làm lợi cho tác nhân khác mà tác
nhân làm lợi không được hưởng. Hiệu ứng ngoại lai tiêu cực là việc hành
động của một tác nhân gây hại cho tác nhân khác mà tác nhân gây hại

không phải chịu một phí tổn nào.
Hội đồng Quốc tế về Sản phẩm Sữa (International Dairy Council
- IDC) do các Thành viên thoả thuận thành lập tháng 3 năm 1995. Hội
đồng giữ vai trò điều hoà việc sản xuất các sản phẩm sữa giữ
a các quốc
gia Thành viên.
Liên minh hải quan (Customs union ): Một nhóm các nước
thống nhất loại bỏ thuế quan và rào cản phi thuế quan ảnh hưởng đến
thương mại trong khối. Ngoài ra liên minh còn áp dụng một biểu thuế
quan chung đối với hàng hoá nhập khẩu từ bên ngoài liên minh. Liên
minh Châu Âu (EU) cũng đồng thời là một liên minh hải quan.
Khu vực thương mại tự do (Free trade area ): Một nhóm gồm
hai hay nhiều nước thống nhất loại bỏ thuế
quan và các rào cản phi thuế
quan ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên. Tuy nhiên đối
với hàng nhập khẩu từ các nước ngoài khối mỗi nước Thành viên vẫn áp
dụng một biểu thuế quan riêng, độc lập của nước đó. Khu vực thương
mại tự do ASEAN là một ví dụ về khu vực thương mại tự do.
Leo thang thuế quan (Tariff escalation): Là một cơ cấu thuế
quan nhập khẩu trong
đó một nước áp dụng một thuế suất thấp nhất
(thường là 0%) đối với nguyên liệu thô, thuế suất cao hơn đối với sản
phẩm trung gian và thuế suất cao nhất đối với sản phẩm cuối cùng. Cơ
cấu thuế quan này bảo hộ các ngành công nghiệp chế tạo nội địa. Đây là
một hình thức bảo hộ tinh vi dẫn đến mức bảo hộ thự
c tế đối với sản
phẩm cuối cùng cao hơn nhiều so với mức thuế quan danh nghĩa.
Lợi tức theo qui mô (return to scale) phản ánh thuộc tính kỹ
thuật của quá trình sản xuất nhằm kiểm tra kết quả đầu ra tương ứng với
tất cả thay đổi trong đầu vào (tất cả các yếu tố đầu vào tăng bởi 1 số

không đổi). Nếu đầu ra tăng nhanh hơn so v
ới tỷ lệ đầu vào tương ứng thì
có tỉ lệ lợi tức tăng theo qui mô (increasing return to scale).
Mở cửa thị trường (Market access): Một trong những khái niệm
cơ bản nhất trong thương mại quốc tế. Khái niệm này miêu tả mức độ mà
hàng hoá hoặc dịch vụ của một nước có thể cạnh tranh với sản phẩm chế

31
tạo tại chỗ ở một thị trường khác. Trong khuôn khổ WTO, với nghĩa là
một thuật ngữ pháp lý bao hàm các điều kiện do Chính phủ áp đặt để một
sản phẩm có thể thâm nhập một nước trong điều kiện không phân biệt
đối xử. Mở cửa thị trường theo nghĩa của WTO được thể hiện bằng các
biện pháp cửa khẩu, đó là thuế quan và
các biện pháp phi thuế quan
trong trường hợp hàng hoá và các quy định ngay trong thị trường trong
trường hợp dịch vụ. Theo truyền thống, chính sách thương mại đa
phương nhằm làm cho mở cửa thị trường dễ tiên liệu và tự do hơn. Điều
này được thực hiện thông qua cắt giảm thuế và giới hạn chúng ở mức
thấp hơn. Giới hạn là một nghĩa vụ
hợp đồng không nâng thuế vượt mức
đã ghi tại danh mục ưu đãi. Việc loại bỏ các cản trở mở cửa thị trường
dưới dạng các biện pháp phi thuế quan là phức tạp hơn bởi vì một số biện
pháp trốn tránh được định nghĩa pháp lý chính xác. Do đó cách thông
thường là tuyên bố chúng là phi pháp thông qua các hiệp định liên chính
phủ. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại dịch vụ
và quá trình toàn
cầu hoá đã gây chú ý tới các cản trở mở cửa thị trường ngay trong vòng
biên giới. Trong số các hiệp định WTO, GATS đã đi xa hơn trong việc
đối phó với các biện pháp hạn chế thương mại, nhưng các hiệp định
khác, ví dụ như Hiệp định về Trợ cấp và thuế đối kháng, cũng đã mở

rộng quy tắc thương mại tới lĩnh vự
c nội địa. Tuy nhiên, phạm vi áp
dụng các quy tắc này chưa nhất quán, và có ý định kêu gọi đưa chính
sách cạnh tranh vào hệ thống WTO. Trong khuôn khổ cạnh tranh, mở
cửa thị trường được miêu tả như là khả năng có thể cạnh tranh có hiệu
quả trong một thị trường. Mục tiêu của nó là các quy chế hoặc dỡ bỏ các
hoạt động phi cạnh tranh của tư nhân. Sự kết hợp hai khái niệm m
ở cửa
thị trường này, nếu trở nên khả thi, sẽ tạo nên đóng góp mạnh mẽ cho
việc nâng cao tính cạnh tranh quốc tế của các thị trường mở cửa đối với
đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thể có ảnh hưởng đến mở cửa thị
trường. Một trường phái cho rằng mở cửa thị trường là một khái niệm
quá hạn h
ẹp, và rằng khái niệm này cần được thay thế bằng một khái
niệm bao trùm hơn là hiện diện thị trường.
Mở cửa thị trường đối với nông sản (Market access for
agriculture): Một thuật ngữ đa nghĩa bao trùm thuế quan và hạn ngạch
thuế quan được đàm phán trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp tại
Vòng Uruguay. Các cuộc đàm phán này có ba yếu tố cơ bản của mở c
ửa

×