Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 9 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.95 KB, 22 trang )


215
định quy định những phạm vi nhất định cho phép các nước đang và kém
phát triển có thể vận dụng và tranh thủ trong quá trình điều chỉnh luật
pháp trong nước như sau
37
:
Thứ nhất, trong khi tất cả các Thành viên WTO là nước phát triển
phải thực hiện các nghĩa vụ bảo hộ, sở hữu trí tuệ ngay sau một năm kể
từ ngày Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực (Điều 65.1) thì các nước
đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi được hưởng thời hạn
chuyển tiếp là 5 năm, trừ các nghĩa vụ liên quan đến MFN và NT là phải
áp dụng sau th
ời hạn một năm nêu trên (Ðiều 65.2)
Hiệp định cho phép các nước đang phát triển kéo dài thêm thời
hạn chuyển tiếp 5 năm nữa đối với văn bằng sáng chế cấp cho sản phẩm.
Tuy nhiên, thời hạn bổ sung này có lẽ chỉ mang tính hình thức chứ không
có ý nghĩa thực tế đối với các lĩnh vực quan trọng như dược phẩm và sản
phẩm nông nghiệp, vì trên thực tế, TRIPs cho phép bảo h
ộ văn bằng sáng
chế đối với sản phẩm và quy trình sản xuất kể từ ngày nhập hồ sơ đăng
ký văn bằng tức là ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực.
Thứ hai, các nước đang phát triển có thể xây dựng và áp dụng chế
độ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng có hiệu quả để bảo đảm mức độ
cạnh tranh phù hợp và bảo
đảm cung cấp dược phẩm và các hàng hoá,
dịch vụ thiết yếu cho dân. Tuy nhiên, các nước này phải đáp ứng được
một số điều kiện cụ thể mà chính vì lẽ đó có thể hạn chế phần nào biện
pháp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Thứ ba, các nước đang phát triển có thể tranh thủ các điều khoản
hết quyền trên phạm vi quốc tế ("international exhaustion of rights'') và


các trường hợp đặc quyền ngoại lệ để chống lại hiện tượng tập trung
quyền lực thị trường trong tay một nhóm kinh doanh và thúc đẩy việc
nghiên cứu và phát triển của nước mình.
Thứ tư, trong một số lĩnh vực cụ thể, các nước đang phát triển có
thể đưa ra các giải pháp cụ thể hoặc biện pháp phù hợp. Chẳng hạn,

37
Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn

216
không một điều khoản nào trong Hiệp định TRIPs loại bỏ quyền nghiên
cứu và học tập ("reverse engineering") một cách chính đáng các sản
phẩm bán dẫn và phần mềm, một phương tiện quan trọng để tăng khả
năng cạnh tranh và khuyến khích sáng tạo. Các nước đang và kém phát
triển cũng có thể xây dựng chế độ bảo hộ Sui generis
38
thay vì chế độ
bảo hộ văn bằng sáng chế đối với các giống cây trồng để bảo đảm quyền
của nông dân tái sử dụng giống và bảo đảm có giống đã được bảo hộ để
phục vụ mục đích nhân giống mới.
Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện TRIPs.
Các công ty và người dân Việt Nam chưa có thói quen tuân thủ quyền sở
h
ữu trí tuệ. Về phía nhà nước, tuy bị ràng buộc bởi những quy định của
WTO nhưng kết cục của sự gia nhập này không phải là sự đánh đổi giữa
sự tự chủ trong chính sách và chiến lược phát triển để lấy sự tiếp cận thị
trường xuất khẩu thế giới. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn có
quyền hợp pháp và có sự tự chủ trong thi hành những công cụ chính sách
phát tri
ển kinh tế theo mô hình đã chọn.

Hộp số 6. 2. WTO: Đánh đổi sự tự chủ?
Bảo hộ sở hữu trí tuệ
WTO nhấn mạnh nguyên t

c bảo hộ các sáng ch
ế
độc quy

n. Cho đ
ế
n nay,
cũng như các nước đang phát triển, Việt Nam thường áp dụng những chính sách
liên quan đến sở hữu trí tuệ sao cho các ý tưởng nước ngoài được thu hút và đưa
vào sử dụng trong nước. Chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ này đóng vai trò
cực kỳ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của các nước đi sau. Do đó, các
chính sách này thường hạn chế công nhận quyền sở hữu tư nhân của những người
nắm giữ độc quy
ền sáng chế (thường là nước ngoài) và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp nội địa tiếp cận sáng chế nước ngoài nhiều hơn.
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quy

n sở hữu trí
tuệ (TRIPs) của WTO đã hạn chế khá nhiều sự tự chủ của các nước trong chính
sách liên quan đến sở hữu trí tuệ. Theo đó, các nước phải c

p b

ng độcc quy

n

quy

n sáng ch
ế
cho h

u h
ế
t các lĩnh vực, với các quy định th

ng nh

t v

thời gian

38
Sử dụng hệ thống bảo hộ riêng (sui generis) nhằm tạo ra cơ chế bảo hộ thực sự phù hợp
và đầy đủ đối với giống cây trồng, dưới hình thức quy định riêng về nghĩa vụ bộc lộ, về
việc nộp lưu mẫu, xin phép chủ thể nắm giữ quyền đối với giống cây trồng.


217
độc quyền, kiểm soát tiếp cận và sử dụng sáng chế Do đó, TRIPs là một trở ngại
lớn trong việc khuyến khích chuyển giao công nghệ và phát tri

n công nghệ nội
địa.
Thế nhưng, TRIPs vẫn chừa lại một khoảng tr


ng tự chủ lớn trong chính
sách cho các nước đang phát triển. Chẳng hạn, bằng việc áp đặt các luật định ràng
buộc về công khai hóa và sau đó chỉ cấp bằng độc quyền sáng chế trong một lĩnh
vực hạn hẹp hơn mức người chủ yêu cầu, hoặc bằng việc cho phép có các trường
hợp “ngoại lệ” rộng khắp trong nghiên cứu, các nước có th

tạo đi

u kiện cho
những đối tác nội địa “sáng chế” ra cái gần giống sáng chế đã có của nước ngoài
mà không vi phạm quy định bản quyền. Ngay cả trong trường hợp b

t buộc phải
c

p độc quy

n sáng ch
ế
, Chính phủ vẫn có th

cho phép các chủ th

kinh t
ế
nội địa
sản xuất và phân phối hàng hóa theo độc quyền sáng chế mà không c

n phải có sự
đồng ý của người chủ.

Nguồn: TS. Phan Minh Ngọc, Khoa Kinh tế, Đại học Kyushu, Nhật Bản
/>
6.3.4. Bảo hộ sáng chế và tình huống điển hình: Dược phẩm
dành cho thế giới thứ ba
Hiệp định TRIPs thiết lập những mức bảo hộ tối thiểu tài sản trí
tuệ mà mỗi chính phủ dành cho các Thành viên WTO khác. Hiệp định
này được đưa vào các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu của Vòng
đàm phán Uruguay 1986-1994 thuộc GATT, và kết thúc với việc thành
lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các quy
định của TRIPs trong
đó có bảo hộ sáng chế được áp dụng cho tất cả các thành viên.
Các cơ chế bảo hộ bằng sáng chế và các quyền sở hữu trí tuệ khác
dành độc quyền pháp lý nhằm bảo đảm cho những nhà sáng chế thu được
lợi ích do mình đầu tư vào kiến thức. Mục đích là tạo ra một động lực
kích thích những sáng chế trong tương lai. Lợi ích được bù lại của xã hội
là làm nảy nở thêm nhiều phát sáng chế bổ ích. Từ góc độ kinh tế, luôn
có sự xung đột tự nhiên giữa các độc quyền và cạnh tranh mang lại tính
hiệu quả cho thị trường, diễn ra hiệu ứng tương tác giữa động lực sáng
chế mà việc độc quyền tạo nên, và sự cạnh tranh tiếp cận công nghệ mới
là có lợi cho xã hội. Tuy nhiên, đối với dược phẩm, sự tương tác đó lại
xảy ra trong l
ĩnh vực y tế cộng đồng. Do đó, các quyền sở hữu trí tuệ đối

218
với dược phẩm có thể dẫn tới xung đột với các quyền khác, nhất là quyền
được bảo vệ sức khoẻ. Quyền này được thừa nhận như một quyền cơ bản
của con người, và được ghi nhận trong một số hiệp ước, bao gồm Cương
lĩnh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiến chương của Liên hiệp quốc,
Tuyên ngôn về quy
ền con người và


Công ước về quyền của trẻ em.
Quyền về y tế là quyền được hưởng thụ một số những phương
tiện, hàng hóa, dịch vụ và những điều kiện cần thiết để đạt được tiêu
chuẩn cao nhất có thể được về sức khỏe, bao gồm một hệ thống chăm sóc
y tế khẩn cấp trong những trường hợp tai nạn, dịch b
ệnh và những sự cố
tương tự về sức khoẻ, cũng như việc cung cấp những dược phẩm cần
thiết khi có dịch phát tán. Các nước phát triển đang sở hữu nhiều sáng
chế về dược phẩm cần hỗ trợ tối đa các nước thuộc thế giới thứ ba sử
dụng những biện pháp linh hoạt được chế định trong TRIPs/WTO, như
c
ấp phép bắt buộc, nhằm duy trì và mở rộng một cách bền vững các
chương trình chống AIDS đã sử dụng thành công các dược liệu thế
phẩm.
Trường hợp HIV/AIDS ở Thái Lan
39
cho thấy việc bảo hộ sở hữu
trí tuệ ngặt nghèo có thể cản trở như thế nào việc tiếp cận các dược phẩm
cứu sinh và phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh. Nhưng vấn đề
không chỉ khoanh lại trong dịch bệnh này. Thái Lan cần các loại thuốc
khác để chữa những bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Sự gia t
ăng
hiện tượng kháng thuốc lây nhiễm và các bệnh kinh niên cũng đòi hỏi
những thuốc mới, công hiệu, và giá cả phải chăng. Nhiều thứ thuốc trong
số đó có hoặc sẽ có bằng sáng chế, do đó quá đắt cho những ai cần đến.
Chính phủ các nước đang và kém phát triển cần vận dụng tối đa
công cụ cấp phép bắt buộc và các công cụ bảo đảm an toàn y tế công
khác nhằ
m cho phép người nghèo tiếp cận được các thuốc thế phẩm có

thể trang trải được.

39
Y tế cộng đồng lâm nguy: Hiệp định Thương mại Tự do Thái Lan - Hoa Kỳ có thể đe dọa
việc tiếp cận thuốc chữa bệnh ở Thái Lan
www.oxfamamerica.org/ /briefing_papers/briefing_paper.2006-04-19


219
Hộp 6.3. Y tế công lâm nguy
Hiệp định Thương mại Tự do Thái Lan - Hoa Kỳ có thể đe dọa việc
tiếp cận thuốc chữa bệnh ở Thái Lan
Thái Lan là điển hình của một nước đang phát triển có những chương
trình hiệu quả để chống lại đại dịch HIV/AIDS; nước này đã đầu tư vào công
cuộc phòng chống và chữa trị ngay từ đầu. Hơn một triệu nam, nữ và trẻ em bị
nhiễm HIV ở Thái Lan và hơn 500.000 người đã chết vì AIDS kể từ khi đại dịch
bùng phát. Những nỗ lực của Thái Lan trong công cuộc phòng chống dịch bệnh
này đã giúp ngăn ngừa được 5 triệu người nhiễm bệnh mới, và được thừa nhận là
một thành công đáng kể trong số các nước đang phát triển. Thế nhưng ở Thái
Lan, hàng năm vẫn có thêm 20.000 người nhiễm HIV, một nửa trong số này là
những phụ nữ đã trưởng thành.
Phòng tránh đại dịch HIV/AIDS lan rộng cũng có nghĩa là Thái Lan
tránh được những khoản chi phí lớn hơn. Cứ mỗi bath (đơn vị tiền Thái, tương
đương 1/38 USD) đầu tư vào phòng bệnh trong những năm 1990, Thái Lan giảm
được 43 bath trong chi phí chữa bệnh. Năm 2000, Bộ Y tế Thái Lan thiết lập
Chương trình quốc gia tiếp cận thuốc kháng vi rút dành cho người nhiễm
HIV/AIDS (NAPHA), cung cấp rộng rãi ba loại thuốc kết hợp chống vi rút
(ARV) theo một phác đồ điều trị mới. Hai năm sau, các công ty dược quốc doanh
(GPO) bắt đầu sản xuất loại thuốc hỗn hợp đó và có tên gọi là GPO-vir. Việc sử
dụng GPO-vir, bệnh nhân chỉ mất 1.200 bath (31 USD) mỗi tháng so với 18.620

baht (490 USD) nếu sử dụng hàng “hiệu” nhập từ nước ngoài.
Nhờ những nỗ lực đó, Chính phủ Thái đã có khả năng cung cấp thuốc
ARV cho nhu cầu ngày càng tăng của bệnh nhân. Điều quan trọng nhất trong
thành công này là chính phủ đã có khả năng cung cấp được thuốc thế phẩm với
giá thành thấp. Với việc đưa được thuốc hỗn hợp GPO-vir đến người bệnh, trong
thời gian từ 2001 đến 2003, chương trình chữa trị HIV/AIDS đã tăng hơn tám lần
trong lúc ngân sách chỉ tăng 40 phần trăm. Nhờ có sẵn các thuốc thế phẩm
(generic), Chính phủ đã có khả năng cứu chữa cho khoảng 80.000 người bị
nhiễm HIV/AIDS và có kế hoạch mở rộng chương trình này trong thời gian tới.
Tuy nhiên, triển vọng duy trì và mở rộng việc chữa trị cho nhiều bệnh
nhân HIV/AIDS hơn nữa lại đang bị đe doạ. Cùng với thời gian, ngày càng có
nhiều người bệnh Thái Lan cần đến loại thuốc ARV “thế hệ thứ hai” bởi vi rút có
khả năng phát triển kháng thể sau một thời gian và ARV “thế hệ thứ nhất” mất
dần tác dụng (do bị nhờn thuốc). Việc sản xuất GPO-vir trong nước là hợp pháp

220
bởi loại thuốc thế hệ thứ nhất này đã được phát minh trước khi Thái Lan thực thi
việc bảo vệ bằng sáng chế năm 1992, và do đó, nó không chịu sự điều chỉnh về
bằng sáng chế trong nước. Tuy nhiên, các loại thuốc thế hệ thứ hai được phát
triển mới đây của nước ngoài và được cấp bằng sáng chế tại Thái Lan có giá bình
quân đắt hơn 14 lần so với thuốc thế hệ thứ nhất (!).
Như vậy, tương lai của chương trình điều trị thuốc giá rẻ ở Thái Lan sẽ
bị đe doạ nếu Hoa Kỳ thành công trong việc ép chính phủ Thái buộc phải chấp
nhận những quy định ngặt nghèo hơn về bằng sáng chế và tiếp thị thuốc chữa
bệnh trong các cuộc đàm phán về FTA.
Theo quy định của TRIPS, luật bằng sáng chế hiện hành của Thái Lan có
thể linh hoạt hạ giá dược phẩm, như cấp phép bắt buộc, có nghĩa là chính phủ có
thể bỏ qua những quy định của một bằng sáng chế nào đó để đáp ứng nhu cầu sức
khoẻ của người dân. Theo một báo cáo gần đây của Ngân hàng thế giới, “…bằng
cách cấp phép bắt buộc để hạ thấp 90 phần trăm chi phí cho phác đồ điều trị thế

hệ thứ hai, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan có thể giảm chi tiêu ngân sách 3,2 tỷ
đô la (tương đương 127 tỷ bath) khi đến hạn thanh toán vào năm 2025”.
Tuy nhiên, dường như các điều khoản trong FTA Hoa Kỳ-Thái Lan sẽ
giới hạn khả năng cấp giấy phép bắt buộc của Chính phủ Thái, và do đó tạo ra
một số trở ngại khác cho việc sản xuất và tiếp thị các thuốc thế phẩm. Những quy
định mới về quyền sở hữu trí tuệ vượt quá những nghĩa vụ của Thái Lan theo
Hiệp định TRIPS và có thể ảnh hưởng tới khả năng của nước này trong việc cung
cấp thuốc ARV và các dược phẩm khác với giá rẻ cho người dân.
Những đề nghị của Hoa Kỳ về quyền sở hữu trí tuệ đối với thuốc chữa
bệnh trong Hiệp định Thương mại tự do Hoa Kỳ - Thái Lan bao gồm các điều
khoản tương tự như những điều khoản trong các hiệp định Thương mại tự do mà
Hoa Kỳ kí với các nước khác. Trong một số trường hợp, các điều khoản đó còn
nghiêm ngặt hơn phần lớn các hiệp định trước đó , ví dụ, mở rộng phạm vi của
các điều kiện về bằng sáng chế, bảo hộ các thông tin liên quan đến dữ liệu thử
nghiệm, và mối quan hệ giữa việc chấp thuận tiếp thị với quy chế của bằng sáng
chế. Các điều khoản được thêm vào trong một số FTA của Hoa Kỳ trước đây,
như những hạn chế về lý do cấp phép bắt buộc, mở rộng phạm vi của bằng sáng
chế, và những giới hạn trong việc thử thách các bằng sáng chế có tiềm năng
không còn hiệu lực, tất cả những điều đó sẽ hạn chế hơn nữa việc sử dụng những
sự linh hoạt quan trọng hiện hữu trong các quy định về cấp bằng sáng chế và tiếp
thị dược phẩm. Việc đưa thêm vào cái gọi là “TRIPS-cộng” vào FTA này gây các

221
tác dộng tiêu cực tới các chương trình điều trị HIV/AIDS của Thái Lan, và hậu
quả là làm cho hàng ngàn người mất cơ hội chữa bệnh một cách rẻ tiền và hiệu
quả.
Nguồn: www.oxfamamerica.org/ /briefing_papers/briefing_paper.2006-04-19
6.3.5. Vấn đề kiểm soát hành vi phản cạnh tranh trong các
hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng li-xăng (licence).
Theo Điều 40 Hiệp định TRIPs, một số hoạt động hoặc điều kiện

cấp li-xăng gắn liền với các quyền sở hữu trí tuệ có tính chất hạn chế
cạnh tranh có thể ảnh hưởng xấu đến thương mại và có thể cả
n trở việc
chuyển giao và phổ biến công nghệ. TRIPs không có quy định nào ngăn
cản các Thành viên khi sử dụng luật pháp quốc gia của mình quy định
các hành vi hoặc các điều kiện li-xăng bị coi là lạm dụng quyền sở hữu
trí tuệ có gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động cạnh tranh trên thị trường
liên quan. Các nước Thành viên có thể thông qua các biện pháp thích hợp
phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPs để ngăn ng
ừa hoặc kiểm
soát các hành vi trên, trong đó có thể bao gồm những điều kiện cấp
ngược độc quyền, những điều kiện ngăn ngừa việc phản đối hiệu lực và
việc cấp li-xăng trọn gói bắt buộc, phù hợp với luật và quy định liên quan
của Thành viên đó.
Quy định pháp luật trước đây của Việt Nam về bảo hộ quyền
chố
ng cạnh tranh không lành mạnh đã phù hợp với yêu cầu của các điều
ước quốc tế (Công ước Paris). Tuy nhiên, ngoài các quy định về chống
cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh, trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp còn thiếu quy định cụ thể để tăng tính khả thi nhằm bảo
hộ các nhà đầu tư sáng tạo chống cạnh tranh không lành mạnh trên các
thành quả sáng tạo. Đồng thời, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
không đượ
c định nghĩa một cách cụ thể trong pháp luật về sở hữu công
nghiệp, mà chỉ được định nghĩa một cách khái quát, cho nên khó tiên
lượng được khả năng vận dụng.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cơ bản kế thừa các quy định trước
đây về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời bổ sung một
điều khoản nhằm xác định rõ những hành vi bị
coi là hành vi cạnh tranh


222
không lành mạnh (Điều 130) và biện pháp hành chính để xử lý hành vi
cạnh tranh không lành mạnh (Điều 211.3).
6.3.6. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Không thể có môi trường cạnh tranh lành mạnh, khi doanh nghiệp
đầu tư tiền của cho phát minh, sáng chế, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, xây
dựng thương hiệu sản phẩm, v.v. lại bị doanh nghiệp khác sử dụng trái
phép. Nghĩa vụ bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tu
ệ được quy định rõ
ràng trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Yêu cầu của TRIPs đối với hệ thống thực
thi quyền sở hữu trí tuệ là:
- Luật pháp của các nước Thành viên phải có các thủ tục thực thi
quyền bao gồm các biện pháp và các chế tài dân sự và hành chính, hình
sự, các biện pháp kiểm soát biên giới và biện pháp khẩn cấp tạm thời; thủ

tục thực thi phải đúng đắn công bằng, không quá phức tạp, tốn kém,
chậm trễ các quyết định chỉ dựa vào chứng cứ và có khả năng được xem
xét lại; các quyết định hành chính theo thủ tục tư pháp.
- Các thủ tục dân sự và hành chính phải đúng đắn, công bằng
(quyền tham gia vụ kiện), các bên có quyền và nghĩa vụ đưa ra chứng cứ,
tòa án có quyền ra lệnh chấm dứt hành vi xâm phạm s
ở hữu trí tuệ và bên
thiệt hại phải được bồi thường; có các quy định về các biện pháp khác xử
lý hàng xâm phạm và nghĩa vụ bồi thường khi lạm dụng quyền kiện.
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: các cơ quan có thẩm quyền có
quyền ban hành các lệnh cấm tạm thời; tòa án có quyền yêu cầu nguyên
đơn cung cấp chứng cứ và nộp khoản tiền bảo đảm, ngăn chặn sự
lạm

dụng; thủ tục thông báo, ra lệnh, xem xét lại theo yêu cầu bị đơn;
- Các biện pháp kiểm soát biên giới bao gồm quyền đình chỉ
thông quan hải quan; thủ tục nộp đơn và cung cấp chứng cứ; khoản bảo
đảm, bảo chứng hợp lý; thủ tục xử lý hàng hóa thông quan; biện pháp bồi
thường; quyền kiểm tra hàng hóa bị nghi xâm phạm; quyền chủ động
thực thi của cơ quan hải quan; biệ
n pháp đối với hàng xâm phạm nhãn
hiệu.

223
- Các thủ tục hình sự: các Thành viên phải có đủ quy định pháp
luật về thủ tục, hình phạt hình sự.
Theo một số đánh giá hiện hành, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
trong việc xây dựng pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhưng vấn đề thực thi
vẫn được coi là một điểm yếu cần phải khắc phục
40
trong thời kỳ hậu
gia nhập WTO.
Điều 61 Hiệp định TRIPs đã ghi nhận: Các Thành viên phải quy
định những thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt cần được áp dụng ít nhất
trong các trường hợp cố ý làm hàng giả nhãn hiệu hàng hoá hoặc vi
phạm bản quyền với mục đích thương mại. Những chế tài có thể áp dụng
phải bao gồm tù giam và/ hoặc phạt tiền đủ
để răn đe xâm phạm, phù
hợp với mức hình phạt áp dụng đối với tội phạm có mức độ nặng nhẹ
tương ứng. Trong những trường hợp thích hợp, những biện pháp chế tài
có thể áp dụng cũng phải bao gồm cả việc thu giữ, tịch thu và tiêu huỷ
hàng hoá vi phạm và bất kỳ nguyên liệu và phương tiện nào sử dụng chủ
yếu để thự
c hiện tội hạm. Các Thành viên có thể quy định những thủ tục

hình sự và các hình phạt áp dụng cho những trường hợp khác vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường hợp cố ý vi phạm và vi phạm với
mục đích thương mại.
Chính phủ cần có các biện pháp hữu hiệu trong việc chống sản
xuất kinh doanh hàng giả, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của mọ
i chủ thể,
nghiêm cấm và nghiêm khắc xử lý các hành vi giả mạo, đánh cắp, chiếm
đoạt kết quả đầu tư sáng tạo.
6.3.7. Những mối quan ngại và thách thức trong quá trình
thực hiện TRIPs
- Đối với các chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ và người tiêu
dùng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hàng hóa sẽ được lưu
thông trong và ngoài nước một cách dễ dàng song cũng kéo theo tình

40
Lê Xuân Thảo, Ðổi mới cơ chế thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Nhân dân điện tử
ngày 23/11/2006

224
trạng hàng giả, hàng nhái Doanh nghiệp thêm thường xuyên phải lo đối
phó với nạn làm hàng giả đang được toàn cầu hóa.
Nạn làm giả và nhái tác động tới mọi khía cạnh kinh doanh. Việc
gian lận này không chỉ giới hạn trong các sản phẩm xa xỉ mà còn mở
rộng sang nhiều dòng sản phẩm tiêu dùng khác. Việc làm giả và làm nhái
ngày càng hiện hữu trong đồ chơi cho trẻ em, dược phẩm, thực phẩm và
đồ uống, điều này t
ạo thành một mối nguy hiểm thực sự đối với khách
hàng
41

. Khối lượng thực phẩm giả bị thu giữ tại biên giới của EU đã tăng
200% từ 1,5 triệu trong năm 2003 lên 4,5 triệu đơn vị năm 2004. Các
hàng hóa bị thu giữ bao gồm: kẹo, bánh kem xốp, kẹo cao su và thậm chí
là táo. Hàng điện tử và máy tính giả thu được cũng tăng rất lớn tới 700%
trong cùng thời kỳ. Lợi nhuận cao, khả năng bị xử phạt thấp cộng với s

sẵn có các trang thiết bị sản xuất hiện đại tạo ra một môi trường thuận lợi
cho ngành công nghiệp hàng giả quy mô lớn. Nạn làm hàng giả gây tổn
thất lớn cho doanh thu về thuế của Chính phủ bởi vì chúng hoạt động
hoàn toàn trong thị trường ngầm. Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2003
dự tính giá trị hàng giả và nhái hằng năm tới 450 tỉ Euro hay 5-7%
thương mại thế giớ
i. Tại biên giới của EU, việc tịch biên 130 triệu đơn vị
hàng giả, hàng nhái trong năm 2004 tăng hơn 12% so với 2003 và gần
1000% so với 1998.
- Đối với các nhà sản xuất, về cạnh tranh bất bình đẳng
Điều 3 Hiệp định TRIPs (nguyên tắc đãi ngộ quốc gia) quy định
mỗi Thành viên phải dành cho các công dân của các Thành viên khác sự
đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử của Thành viên đó
đối
với công dân của mình trong bảo hộ sở hữu trí tuệ. Cạnh tranh công bằng
(fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều
kiện bình đẳng như nhau”. Mục tiêu chính của nguyên tắc đãi ngộ quốc
gia là tạo ra những điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập
khẩu và hàng hoá nội địa cùng loại.

41
Markus Cornaro, Thông cáo báo chí. Phái đoàn châu Âu tại Hà Nội ngày 20/3/2006.



225
Hiện nay ở Việt Nam do chưa có tòa án chuyên trách về sở hữu trí
tuệ, cơ quan thực thi vẫn chưa thực sự vào cuộc để áp dụng biện pháp và
các chế tài đối với các hành vi vi phạm quyền cạnh tranh công bằng. Tuy
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng pháp luật về sở hữu trí
tuệ, nhưng vấn đề thực thi, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ và vi ph
ạm quyền cạnh tranh công bằng vẫn còn là mối lo ngại cho
các chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ khi đầu tư hoặc tiến hành các giao
dịch thương mại với các đối tác tại Việt Nam.
- Thực thi Hiệp định TRIPs và vấn đề đảm bảo lợi ích của các
nước thành viên.
Thực thi Hiệp định TRIPs là vấn đề quan trọng, thường có sự bất
đồng về lợi ích giữa các n
ước đang phát triển và phát triển. Về lâu dài,
việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo ngay tại các
nước đang phát triển và có lợi đối với các nước đang phát triển. Nhưng
hiện nay TRIPs đang có xu hướng bất lợi cho các nước đang phát triển và
kém phát triển, bởi vì các sáng chế hiện nay chủ yếu là của các nước phát
triển, TRIPs bảo vệ quyền của ng
ười tạo ra sáng chế và qui định người sử
dụng sáng chế phải trả tiền. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại
hầu như có rất ít sáng chế, và nhu cầu của họ sử dụng thành tựu về sở
hữu trí tuệ của các nước phát triển ngày càng cao.

6.4. CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TRONG VÒNG DOHA LIÊN QUAN
ĐẾN TRIPs
Tiếp tục các nhiệm vụ đàm phán được định sẵn của Vòng
Uruguay và xuất phát từ sứ
c ép đàm phán của các nước phát triển trong

từng thời kỳ, Vòng Doha đang xem xét mở rộng đàm phán sang các lĩnh
vực đàm phán khác. Theo bản Tuyên bố Doha, hiện nay WTO đang đàm
phán trên các lĩnh vực: vấn đề phát triển, nông nghiệp, dịch vụ, tiếp cận
thị trường hàng phi nông sản (NAMA)
42
, vấn đề TRIPs, các vấn đề

42
NAMA - Non Agriculture Market Access - mở cửa thị trường hàng hóa phi nông sản, là
một trong những chương trình hành động của DDA.


226
Singapore, vấn đề về các quy tắc trong WTO, vấn đề giải quyết tranh
chấp (DSU) và vấn đề thương mại - môi trường.
6.4.1. Những nội dung đàm phán của Vòng Doha liên quan
đến sở hữu trí tuệ
Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Doha vào tháng 11 năm 2001 bao
gồm những nhiệm vụ sau cho các cuộc đàm phán về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPs:
Một là, vấn đề s
ức khoẻ cộng đồng. Tuyên bố khẳng định rằng
Hiệp định này cần được diễn giải và thực thi theo cách hỗ trợ quyền của
các Thành viên WTO nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, và đặc biệt để
thúc đẩy việc tiếp cận thuốc cho tất cả mọi người. Tuyên bố chỉ thị cho
Hội đồng TRIPs nhanh chóng tìm ra một giải pháp nhằm giải quyết khó
kh
ăn của các Thành viên WTO không có năng lực sản xuất hoặc có năng
lực sản xuất không đầy đủ trong ngành dược phẩm để các Thành viên
này có thể sử dụng hiệu quả cơ chế bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng

sáng chế.
Ngày 6 tháng 12 năm 2005, Đại Hội đồng thông qua một nghị
quyết chuyển “ngoại lệ” ngày 30 tháng 8 năm 2003 thành một điều
khoản sửa đổi củ
a Hiệp định TRIPs. Ngoại lệ đó tạo điều kiện cho các
nước nghèo có được phiên bản rẻ hơn của các loại thuốc đã được cấp
bằng sáng chế thông qua việc bỏ qua điều khoản trong Hiệp định TRIPs,
về việc cấm xuất khẩu các loại dược phẩm được sản xuất theo giấy phép
cưỡng chế sang các nước không có khả năng sản xuất các lo
ại dược
phẩm này.
Nghị quyết trên sẽ được chính thức đưa vào Hiệp định TRIPs khi
hai phần ba Thành viên WTO phê chuẩn sự thay đổi này. Các Thành viên
sẽ được quyền phê chuẩn trước thời hạn 1/12/2007. Mặc dầu vậy, hệ
thống này cũng có những điều khoản thận trọng chống lại việc lạm dụng,
(ví dụ bảo vệ chống lại tái nhập khẩu hay nhập khẩ
u song song, nghĩa vụ
thông báo, rà soát hàng năm, có thể có các tuyên bố về không áp dụng
công cụ này), các điều khoản này đã được tất cả các Thành viên thông
qua. Cho tới nay, chưa Chính phủ nào sử dụng lựa chọn này. Các thỏa

227
thuận trên nhằm điều chỉnh Hiệp định TRIPs này được soạn để giúp các
nước đang phát triển giải quyết các trường hợp khẩn cấp về sức khoẻ
cộng đồng, ví dụ liên quan tới HIV/AIDS, dịch tả, v.v…Thỏa thuận xác
nhận rằng các Thành viên WTO quyết tâm đảm bảo rằng hệ thống
thương mại WTO đóng góp vào các mục tiêu phát triển và nhân văn.
Hai là, vấn đề bả
o hộ chỉ dẫn địa lý. Các Thành viên cũng đàm
phán về thành lập một hệ thống đa phương cho việc thông báo và đăng

ký chỉ dẫn địa lý đối với rượu, được quy định tại Điều 23.4 của Hiệp
định TRIPs. Tuy nhiên điều này chưa đạt được nhiều tiến bộ. Qúa trình
đưa ra các quy định chi tiết cho việc mở rộng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho
các sả
n phẩm khác ngoài rượu cũng gặp phải tình hình tương tự.
Các khái niệm và tác động pháp lý của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý
có thể có vẫn tiếp tục gây tranh cãi. EU và nhiều Thành viên WTO khác,
bao gồm cả các nước đang phát triển (Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc,
Pakistan, Thái Lan, v.v…) ủng hộ việc tăng cường bảo hộ, kể cả việc mở
rộng sang các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm. Hoa Kỳ là nướ
c
phản đối chính đối với việc đăng ký và tăng cường bảo hộ. Hoa Kỳ đã đề
xuất một hệ thống đăng ký chỉ bao gồm cơ sở dữ liệu về các chỉ dẫn địa
lý được thông báo, và việc tham gia vào hệ thống này là tự nguyện. Sự
linh hoạt của Hoa Kỳ sẽ là điều kiện chính để có được các tiến bộ trong
các cuộc đ
àm phán về nội dung này. Các Thành viên phản đối khác như
Braxin, Canada, Úc, Áchentina, Chilê và Niu Dilân, một số Thành viên
chịu ảnh hưởng của ngành công nghiệp sản xuất rượu và các nhà sản xuất
thực phẩm lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ủng hộ quan điểm của
Hoa Kỳ.
Ba là, mối quan hệ giữa TRIPs và Công ước về Đa dạng Sinh
học. Vào năm 2002, EU đưa ra một tài liệu so sánh toàn diện, bao gồm
cả việ
c xây dựng các quan điểm thân thiện với môi trường. Vào năm
2005, EU đưa ra các đề xuất cho Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
(WIPO) và WTO. Các đề xuất này cung cấp thông tin về nguồn gốc của
các nguồn lực chung trong quá trình đăng ký bằng phát minh sáng chế.
Cần áp dụng các chế tài chống lại các thông tin sai lệch ở ngoài hệ thống
cấp bằng sáng chế. Hoa Kỳ phản đối các đề xuất của EU vì cho rằ

ng

228
chúng đi quá xa. Các nước đang phát triển lại cho rằng các đề xuất này là
chưa đủ. Tại Hồng Kông, nhiệm vụ đàm phán Doha được tái khẳng định.
Vấn đề này cũng được thảo luận tại hội nghị về Công ước Đa dạng Sinh
học tại Braxin.
Bốn là, vấn đề bảo đảm chuyển giao công nghệ cho các nước
đang phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà xuất kh
ẩu sẽ
không sẵn sàng chuyển giao công nghệ sang các nước mà hiện tượng sao,
chép, sản xuất hàng giả là phổ biến. Theo Điều 66.2 của TRIPs, các
Thành viên phát triển sẽ có các ưu đãi cho các doanh nghiệp và tổ chức
trên lãnh thổ của mình để thúc đẩy và khuyến khích việc chuyển giao
công nghệ sang các Thành viên kém phát triển. Tuyên bố Doha chỉ thị
các nước phát triển báo cáo trước cuối năm 2002 về thực trạng thực hiện
cam kết này.
Ở m
ức độ rộng hơn của chính sách thương mại, Đại Hội đồng
WTO đã báo cáo các công việc đã được thực hiện và tiến bộ đạt được
trong việc rà soát mối liên hệ giữa thương mại và chuyển giao công nghệ
cũng như các khuyến nghị có thể đưa ra trong phạm vi WTO để tăng
luồng công nghệ sang các nước đang phát triển.
Tuyên Bố bộ trưởng Doha đã khởi đầu m
ột chương trình làm việc
đầy tham vọng, nhằm giải quyết khó khăn của các nước đang phát triển
trong việc thực thi các nghĩa vụ trong WTO cũng như các cam kết đưa ra
tại Vòng đàm phán Uruguay. Đối với Hiệp định TRIPs, nhiệm vụ đàm
phán gồm các vấn đề mở rộng chỉ dẫn địa lý để áp dụng đối với các sản
phẩm khác ngoài rượu, mối liên hệ giữa TRIPs và Công ướ

c về Đa dạng
Sinh học, và chuyển giao công nghệ sang các nước kém phát triển. Trong
bối cảnh đó, vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hội đồng TRIPs đã gia hạn
thời hạn cho các Thành viên kém phát triển trong việc thực thi quyền sở
hữu trí tuệ một cách có hiệu quả tới tháng 6 năm 2012.
6.4.2. Triển vọng của Vòng Doha liên quan đến TRIPs và ảnh
hưởng đối với Việt Nam
Chỉ dẫn địa lý được coi là một vấn đề
bất đồng và tranh cãi gay
cấn trước và sau Vòng đàm phán Doha, do vị thế và tiếng nói của Mỹ và

229
EC tại các cuộc đàm phán mạnh mẽ. Hiện còn tồn tại bất đồng giữa Mỹ
và EC về bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Trong số các hình thức sở hữu trí tuệ cơ
bản còn có rất nhiều loại hình bảo hộ đa dạng và đặc biệt. Một số nước
trong khối EU bảo hộ riêng chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa như rượu cô-
nhắc của Pháp hay rượ
u whisky của Scotland. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ
43
,
chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cùng với nhãn hiệu chứng nhận.
Liên quan tới việc mở rộng bảo hộ sang các sản phẩm khác ngoài
rượu, Việt Nam có lẽ có nhiều quan tâm hơn (ví dụ cho nông sản và thực
phẩm). Tuy nhiên, có rất ít cơ hội trong việc đạt được thỏa thuận trong
các cuộc đàm phán Vòng Doha.
Khi đã trở thành Thành viên WTO, Việt Nam sẽ phải thực thi các
kết quả Vòng Doha thông qua các quy định trong nướ
c của mình. Tùy
thuộc vào các kết quả này, Việt Nam có thể phải đưa ra một số thay đổi
trong quy định về TRIPs của mình, bên cạnh các thay đổi mà Việt Nam

đã đưa ra trong tiến trình gia nhập WTO. Tuy nhiên, những thay đổi có
thể xảy ra này dường như hạn chế về quy mô, do các vấn đề TRIPs đang
được đàm phán hiện nay là rất cụ thể và dường như không đòi hỏi thay
đổi cơ bản về quy định pháp lý. Hiệ
n nay, bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
đối với rượu ở mức cao là một yêu cầu đã được TRIPs quy định và thể
chế hóa tại Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005.
Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mới sau Doha cũng cho
phép sử dụng giấy phép cưỡng chế để nhập khẩu các loại thuốc đã được
c
ấp bằng sáng chế trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng có
thể đem lại một số lợi ích tiềm năng cho Việt Nam. Năng lực sản xuất
thuốc để xuất khẩu của Việt Nam hiện còn ở mức thấp và nước ta chỉ
hưởng lợi do khả năng nhập khẩu sản phẩm sẽ được mở ra khi Việt Nam
là Thành viên đầy đủ của WTO.



43
Thomas G. Field Jr., Trung tâm Luật Franklin Pierce ở New Hampshire, Nhập môn sở
hữu trí tuệ


230
6
6
.
.
5
5

.
.


P
P
H
H
Â
Â
N
N


T
T
Í
Í
C
C
H
H


L
L


I
I



Í
Í
C
C
H
H






C
C
H
H
I
I


P
P
H
H
Í
Í



Đ
Đ


I
I


V
V


I
I




V
V
I
I


C
C


T
T

U
U
Â
Â
N
N


T
T
H
H




T
T
R
R
I
I
P
P
s
s


C
C



A
A


V
V
I
I


T
T


N
N
A
A
M
M


6.5.1. Tác động đối với ngân sách nhà nước
Việc thực hiện những yêu cầu về mặt thiết chế trong TRIPs chắc
chắn tạo ra gánh nặng tài chính đối với các nước có ngân sách hạn hẹp,
trong đó có Việ
t Nam. Khi đánh giá về tác động kinh tế, một số phân tích
cho thấy các nước có trình độ phát triển cao nhất được hưởng lợi từ việc

tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn cầu trong thời hạn bảo
hộ, trong khi gây thiệt hại cho những nước cần nhập khẩu công nghệ.
Phân tích này, gắn liền với những chi phí liên quan tới việc thi hành Hiệp
định, cho thấy các phí tổn có thể t
ương đối lớn đối với các nước đang
phát triển
44
. Thêm nữa cần phải kể đến là các chi phí cho việc mua
quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu trí tuệ như phần mềm
máy tính sử dụng trong các cơ quan nhà nước.
Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) - một tổ chức phi lợi
nhuận mang tính toàn cầu hoạt động tại 80 quốc gia đã thu thập thông tin
về các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm của đối tượng sử dụ
ng là
các công ty, doanh nghiệp Việt Nam. BSA đã kết luận rằng vi phạm bản
quyền phần mềm có ảnh hưởng xấu về mặt kinh tế như cản trở sự phát
triển của ngành công nghiệp phần mềm trong nước, thất thu thuế và các
cơ hội việc làm của các nền kinh tế địa phương. Cũng theo báo cáo này,
nếu từ nay đến 2009, vi phạm bản quyền phần mềm ở Việ
t Nam giảm
được 10 điểm từ 92% đến 82%, thì kết quả đó sẽ trực tiếp đóng góp 1 tỷ
USD vào GDP, tạo ra 4.097 việc làm trong lĩnh vực công nghệ cao cũng
như đóng góp thêm 43 triệu USD tiền thuế vào ngân sách các chính
quyền địa phương và 726 triệu USD doanh thu cho các công ty phần
mềm trong nước
45
.


44

Uỷ ban Thương mại quốc gia Thụy điển và Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế
Việt Nam. Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển. xuất bản
năm 2005
45
Đánh giá về tình hình vi phạm bản quyền ở Việt Nam, VNMedia, ngày 8/11/2006

231
Hộp số 6.4. Việt Nam cần khoảng 1 tỷ USD
để xoá vi phạm bản quyền phần mềm
Với khoảng 2 triệu máy tính cá nhân hiện có ở Việt Nam và tỷ lệ vi phạm
bản quyền phần mềm vào loại cao nhất thế giới (trên 90%), để xoả bỏ vấn nạn này,
chúng ta cần khoảng gần 1 tỷ USD. Trên đây là thông tin được Viện chiến lược
Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, Bộ BCVT vừa
đưa ra.
Càng tới thời điểm Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Th
ế
giới
(WTO) và những kỳ vọng Mỹ sẽ thông qua quy ch
ế
PNTR cho Việt Nam, lĩnh vực
CNTT lại rộ lên vấn đề bản quyền. Theo nhận định của các chuyên gia, chúng ta
không thể duy trì mãi tình trạng như hiện nay, đặc biệt là khi đã gia nhập WTO.
Có thể nói tình trạng vi phạm bản quy

n ph

n m

m hiện đang t


n tại


nhiều nơi, nhiều khâu, từ các cơ quan nhà nước, đến các t

chức, cá nhân. Thời
gian gần đây, đợt kiểm tra nào cũng phát hiện những sai phạm, từ các cửa hàng
kinh doanh băng đ
ĩ
a, đ
ế
n các công ty kinh doanh máy tính, thi
ế
t bị tin học. Mới
đây nhất là vụ ki

m tra, phát hiện vi phạm bản quy

n ph

n m

m ở Công ty
Daewoo-Hanel, trị giá gần 1 tỷ đồng.
Bình luận về vấn đề này, theo ý kiến của một chuyên gia, giờ đây chúng ta
đang thấy những tín hiệu bước đ

u r

t khả quan thông qua việc ký k

ế
t sử dụng
p
hần mềm có bản quyền của Vietcombank và FPT với Microsoft. Theo đó,
Vietcombank mua 4.000 gi

y phép sử dụng MS Office, FPT mua bản quy

n sử
dụng các phần mềm cho 4.500 PC của công ty trong thời gian 3 năm (10/2006-
10/2009). Các nhân viên của FPT có máy tính xách tay cũng có toàn quy

n sử
dụng các phần mềm máy trạm của Microsoft. Trong thời gian này, FPT đ

ng thời
được sử dụng tất cả các phần mềm máy chủ và các công cụ phát tri

n ph

n m

m
của Microsoft.
Có th

nói việc hai công ty của Việt Nam mua bản quy

n sử dụng ph


n
mềm trên có ý nghĩa rất lớn với thị trường CNTT. Đây là những hành động cụ th


của Việt Nam nhằm cho cộng đồng quốc tế, các nhà đầu tư qu

c t
ế
th

y quy
ế
t tâm
của Việt Nam trong vấn đề giải quyết vi phạm bản quyền. Và đây là việc các t


chức, tập đoàn, công ty Việt Nam cần nghiên cứu, thực hiện, để không bị đưa vào
tình thế “bĩ cực” khi các công ty trong và ngoài nước đưa ra v

n đ

bản quy

n
p
hần mềm.
Theo VnMedia, 27/10/2006





232
6.5.2. Tác động về mặt kinh tế khi Việt Nam nhập khẩu công
nghệ
Theo đánh giá chung của WIPO và UNCTAD, cũng như theo
kinh nghiệm của một số nước đã từng trải qua các giai đoạn phát triển hệ
thống sở hữu trí tuệ theo tiêu chuẩn ngày càng nâng cao, với những nước
đang phát triển như Việt Nam, việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao của
TRIPs trước mắt sẽ tạo ra những khó khăn, th
ậm chí có tác động xấu
trong một số mặt nhưng nếu biết vượt qua những khó khăn, hạn chế
trước mắt đó thì sẽ thu được những lợi ích lớn trong dài hạn.
Khi đánh giá các tác động do các tiêu chuẩn cao của TRIPs đối
với Việt Nam trong ngắn hạn, có thể thấy cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ
hạn chế khả năng tiếp cận c
ủa xã hội và người tiêu dùng Việt Nam đối
với hàng loạt sản phẩm và dịch vụ, thậm chí ảnh hưởng tới việc thực hiện
một số chính sách xã hội.
Trong điều kiện hiện tại, hầu hết các bằng sáng chế công nghệ ở
Việt Nam đều nằm trong tay nước ngoài. Trong vài năm gần đây, tỷ lệ số
đơn sáng chế của người Việt Nam trung bình từ 1995 đế
n 2003 chỉ chiếm
3,4% tổng số đơn patent nộp tại Việt Nam. Từ thực trạng về cấp bằng
sáng chế nói trên có thể đưa ra một nhận xét là, trong số các sản phẩm
công nghệ được cấp bằng sáng chế tại Việt Nam từ 1995 đến nay, hầu
hết các sản phẩm, thậm chí công nghệ mới đều được tạo ra ở nước ngoài,
hoặc thuộc quyền kiểm soát củ
a nước ngoài và việc sử dụng, nhập khẩu
vào Việt Nam các sản phẩm/công nghệ đó bị khống chế bởi quyền sáng
chế của chủ sở hữu (cũng là nước ngoài). Hiện nay hầu hết các sản phẩm

văn hoá (sách tham khảo, CD, VCD, DVD, phim ảnh, phần mềm máy
tính…) là có nguồn gốc từ nước ngoài. Việc áp dụng cơ chế bảo hộ cho
các sản phẩm đó cũng tạ
o nên tình trạng các sản phẩm/công nghệ đó bị
khống chế bởi quyền patent của chủ sở hữu.
Tình trạng bảo hộ cứng theo WTO đối với sáng chế và các quyền
tác giả có thể gây hậu quả: tạo ra thế độc quyền cho người nắm giữ
quyền sở hữu trí tuệ, từ đó tạo ra nguy cơ nâng giá bán các sản phẩm;
khống chế bất hợp lý và tạ
o ra sự khan hiếm hàng hoá, từ đó dẫn đến tình

233
trạng khó tiếp cận với hàng hoá, sản phẩm. Tình trạng này càng rõ rệt
trong điều kiện mức sống của xã hội còn thấp như Việt Nam.
Tình trạng nói trên nếu xảy ra với những loại hàng hoá, sản
phẩm đặc biệt thì có thể sẽ ảnh hưởng đến một số chính sách xã hội,
nhất là chính sách nâng cao mức sống văn hoá và bảo đảm sức khoẻ
cho nhân dân.
6.5.3. Tác động đối vớ
i các doanh nghiệp và các nhà đầu tư
của Việt Nam
Cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ với tiêu chuẩn cao đã và đang đặt các
doanh nghiệp và các nhà đầu tư của Việt Nam vào một môi trường pháp
lý phức tạp, bắt buộc họ phải chi phí cho việc sử dụng cơ chế này. Cho
đến hôm nay, còn nhiều doanh nhân Việt Nam chưa nắm vững ý nghĩa,
nội dung của cơ chế bảo hộ
sở hữu trí tuệ đòi hỏi cần thời gian, học hỏi
và phải chi phí. Điều này dường như tạo một gánh nặng đối với những nỗ
lực thâm nhập vào thị trường của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với
các doanh nghiệp mới. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp tưởng rằng

hoạt động kinh doanh của mình không liên quan gì đến vấn đề sở hữu trí
tuệ
nếu mình không có các đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký. Tuy
nhiên, môi trường pháp lý với cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ đã đặt mọi
doanh nghiệp vào những ràng buộc và có thể sẽ bị rơi vào các vụ việc
kiện tụng, tranh chấp với những người khác. Cơ chế bảo hộ sáng chế
cũng tạo ra nguy cơ cho những nhà đầu tư để tìm kiếm công ngh
ệ mới.
Trong tình huống mà việc nghiên cứu chậm đi đến kết quả hoặc mặc dù
đã có kết quả nhưng chậm làm thủ tục đăng ký sáng chế có thể mọi
quyền đối với sản phẩm nghiên cứu bị mất vào tay người khác đã đạt
được bằng sáng chế cho sản phẩm tương tự.
Mặt khác, cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ kh
ắt khe tạo nên sự bất
bình đẳng giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm
chí giữa nền kinh tế lớn với nền kinh tế nhỏ. Nếu xem xét số lượng sáng
chế và nhãn hiệu của Việt Nam đăng ký vào Mỹ và ngược lại trong một
số năm gần đây, có thể thấy rằng số đối tượng sở hữu trí tuệ của Việt
Nam
được đăng ký vào Mỹ hiện nay và trong một số năm sắp tới sẽ chỉ

234
là con số không đáng kể so với số đăng ký từ Mỹ vào Việt Nam; và quan
hệ trao đổi sáng chế và nhãn hiệu giữa Việt Nam với các nước và khu
vực khác cũng tương tự như vậy. Tình hình nói trên cho thấy rằng, các
chủ thể Việt Nam không có nhiều cơ hội sử dụng cơ chế bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ của các nước khác trong khi hệ thống sở hữu trí tuệ
của Việt
Nam lại được các chủ thể nước ngoài khai thác với cơ hội lớn hơn rất
nhiều

46
. Khả năng tài chính hạn hẹp, quy mô phần lớn là nhỏ và rất nhỏ
của các doanh nghiệp Việt Nam cũng là một hạn chế lớn cho Việt Nam
khai thác cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ tại các nước khác. Khi xảy ra tranh
chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài, thủ tục
tư pháp phức tạp, chi phí thuê luật sư cao… khiến cho không phải có
nhiề
u doanh nghiệp Việt Nam đủ sức theo đuổi các vụ kiện tụng để giữ
gìn quyền của mình ở các nước khác.
6.5.4. Vấn đề Việt Nam tiếp cận dược phẩm được cấp bằng
sáng chế từ các nước Thành viên khác
Vấn đề tiếp cận dược phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều
nước đang phát triển vì các bênh dịch và các vấn đề về sức khoẻ
khác
làm hạn chế khả năng phát triển của người dân và của cả đất nước nói
chung. Các lĩnh vực trong Hiệp định TRIPS liên quan đến vấn để tiếp
cận dược phẩm là sáng chế, nhãn hiệu, và bảo hộ bí mật kinh doanh.
Đối với các nước đang và kém phát triển, thuốc thiết yếu là những
loại thuốc đáp ứng được các nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ cho đại đa s

nhân dân. Thuốc phải sẵn có ở tất cả các cơ sở y tế, tại mọi thời điểm,
các chế phẩm phải có hàm lượng khác nhau thích hợp với mọi đối tượng
sử dụng và với giá cả mà cả các cá nhân và cộng đồng đều có thể chấp
nhận được. Thiếu tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu là vấn đề lớn của
nhi
ều nước đang phát triển trong khu vực. Rất khó cho các nước đang
phát triển có được lợi thế trong việc đảm bảo sức khoẻ cộng đồng khi
tham gia vào Hiệp định TRIPS. Các nước thành viên, kể cả Việt Nam,
cần có chiến lược để vượt qua những thách thức này và để cải thiện được
khả năng tiếp cận với các loại thuốc.


46
Cục Sở hữu trí tuệ. Vấn đề sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế và các vấn đề
pháp lý, thực tiễn đặt ra cho Việt Nam, tài liệu đã dẫn, trang 15

235
Điều 125 khoản 2.b Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam
đã quy định ngoại lệ đối với quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp như sau:
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không có quyền cấm
người khác lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản
phẩm được đưa ra th
ị trường, kể cả thị trường nước ngoài một
cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa
ra thị trường nước ngoài;
Quy định này đã thu hẹp phạm vi quyền nhập khẩu của chủ bằng
độc quyền bằng cách mở rộng hết mức các ngoại lệ đố
i với quyền nhập
khẩu nhằm khai thông tối đa các luồng hàng nhập khẩu có sức cạnh
tranh, chủ yếu là về giá cả. Hiện nay, đại đa số sáng chế được cấp bằng
độc quyền ở Việt Nam là của người nước ngoài, trong số đó rất ít sáng
chế được áp dụng tại Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm được bảo hộ chủ yếu
được nhậ
p khẩu từ nước ngoài với giá cao, điển hình là thuốc tây và các
sản phẩm công nghệ cao. Điều 125.2.b Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã
góp phần làm tăng khả năng tiếp cận các loại thuốc đã được cấp bằng
sáng chế của Việt Nam, mặc dù các hãng thuốc đang nắm giữ sáng chế
được độc quyền trong sản xuất, sử dụng và buôn bán các sản phẩm đượ
c

cấp bằng sáng chế. Quy định này cũng tạo điều kiện cho một nước nghèo
như Việt Nam nhập khẩu các loại thuốc của nhà sản xuất có bằng sáng
chế trong khi ngành dược trong nước chưa thể tự sản xuất được.
6.5.5. Vấn đề tăng cường năng lực của Việt Nam khi tiếp thu
chuyển giao công nghệ mới
Chuyển giao công nghệ có vị trí quan trọng trong nội dung c
ủa
TRIPs. Một trong những mục tiêu của Hiệp định TRIPs là thúc đẩy
chuyển giao công nghệ và phổ biến công nghệ. Một nghiên cứu thực
nghiệm về hoạt động của các công ty nước ngoài trong các nền kinh tế
chuyển đổi cho thấy việc bảo hộ yếu các quyền sở hữu trí tuệ không chỉ
ảnh hưởng tới FDI trong các ngành nhạy cảm, mà còn làm cho các nhà
đầu tư lựa chọn việc nhập khẩu vì đầ
u tư vào sản xuất trong nước. Nếu

236
điều này cũng đúng với các nước đang phát triển, thì những khiếm
khuyết trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tác động xấu đến việc
chuyển giao công nghệ.
Một hệ thống quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu được coi là có tác
động tích cực về mặt kinh tế đối với những nước đang phát triển quan
tâm tới chuyển giao công ngh
ệ, dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay
chuyển giao li-xăng. Một yếu tố quan trọng trong bối cảnh này là năng
lực tiếp thu công nghệ mới của từng nước. Ví dụ, hiện Việt Nam có ít
nguồn lực dành cho nghiên cứu và phát triển, do đó có ít sáng chế để bảo
vệ. Vì vậy, Việt Nam ít được hưởng lợi từ việc bảo hộ mạnh sáng chế
nếu như n
ăng lực tiếp thu công nghệ mới trong nước của ta không được
cải thiện.

Việt Nam cần tập trung các nguồn lực vào việc tăng cường năng
lực để có thể chuyển giao công nghệ tốt hơn như: quản lý được cải thiện,
tăng cường các chương trình đào tạo, ban hành các biện pháp khuyến
khích công nghệ trọng điểm và một chính sách cạnh tranh hiệu quả giữa
nhữ
ng đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

×