Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.92 KB, 80 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường dầu mỏ thế giới trong bốn thập niên qua đã trải qua những cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng lần thứ nhất xảy ra vào thập
niên 70 của thế kỷ 20. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai xuất hiện khi
Iran và Irắc xung đột với nhau năm 1982. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ
ba nổ ra khi Irắc tấn công Cô oet năm 1991; và có thể coi các năm 2004,
2005, 2006 là những năm diễn ra “các cuôc khủng hoảng ” lần thứ 4, thứ 5
rồi thứ 6 mà nguyên nhân chính là do những bất ổn chính trị (chiến tranh,
hoạt động khủng bố, đình công, bãi công, sự đối đầu giữa Mỹ và các
nước ), những đột biến của thiên tai ở các nước xuất khẩu dầu thô như:
Nigêria, Nauy, Iran, Irắc, Vênêduyêla, Êcuađo làm cho nguồn cung ứng
không ổn định, cung không đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của các nền
kinh tế thế giới – nhất là các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, EU,
Trung Quốc Những cuộc khủng hoảng đó liên tục đẩy giá dầu tăng nhanh,
mạnh và hiện ở mức rất cao so với trước đây. Có những thời điểm giá dầu
thô (WTI) đã tăng tới những mức cao chưa từng có với mức giá gần
80USD/thùng, tăng 27 lần so với thập niên 60 của thế kỷ 20. Giá xăng dầu
đã tác động mạnh đến các nền kinh tế trên thế giới: đối với các nước xuất
khẩu dầu thì túi tiền của họ ngày càng đầy thêm, nhưng đối với các nước
xuất nhập khẩu dầu – nhất là các nươc có đồng nội tệ không ổn định hoặc
nền kinh tế kém phát triển, tăng trưởng chậm thì lao đao, điêu đứng. Theo
thống kê, trong những năm 50, 60 của thế kỷ 20, với giá dầu thấp (1,8
USD/thùng), tăng trưởng kinh tế của 7 nước phương Tây đạt tốc độ 6%-7%
mỗi năm. Nhưng khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất, giá dầu
mỏ tăng, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt xuống chỉ còn 3,2%/năm.
Thực trạng giá dầu tăng như hiện nay dấy lên nhiều mối quan tâm đến tác
động của nó đối với nền kinh tế. Trên thực tế đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu bàn về tác động của giá dầu như: “Impact of oil price on trade in
APEC” do Nhóm nghiên cứu ABARE và Tổ chức bàn về vấn đề Năng
lượng của APEC vào tháng 10/2005, “The impact of Higher oil prices on
low income countries and on the Poor” do UNDP/ESMAP (United Nations


Development Programme/World Bank Energy Sector Management
1
Assistance Programme) vào tháng 8/2005, “Impact of Oil Prices on the
Trade Balance” do trung tâm Banco nghiên cứu tháng 6/2004 Ngoài ra là
các công trình nghiên cứu tác động của giá dầu đến từng quốc gia như: Tác
động của giá dầu đối với nền kinh tế Cananda, ấn Độ, Hồng Kông Các
nghiên cứu này cho thấy giá dầu đã và đang có liên quan chặt chẽ tới sự tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế trong dài hạn. Các nghiên cứu này đã
chỉ ra mối liên hệ giữa giá dầu và những chỉ số vĩ mô chủ yếu như GNP, cán
cân thanh toán, tỉ lệ thất ngiệp, lạm phát và lãi suất, từ đó các nhà nghiên
cứu đã chứng minh được rằng giá dầu có ảnh hưởng quan trọng đến tình
trạng nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói
riêng. Bởi vậy việc phân tích những ảnh hưởng của giá dầu tăng liên tục
cũng như chỉ ra những biện pháp, chính sách quản lý cũng như sử dụng
những hàng hoá thay thế các sản phẩm hoá dầu là việc làm cần thiết để giảm
nhẹ ảnh hưởng của việc tăng giá dầu.
Ngày 21/4/1987 lần đầu tiên dầu thô của Việt Nam được xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản đánh dấu chính thức sự tham dự của ngành dầu khí Việt
Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, gần 100% dầu thô Việt Nam khai
thác được đều đem xuất khẩu, sau đó lại nhập khẩu 100% các sản phẩm hoá
dầu cho nhu cầu trong nước. Bởi vậy, giá dầu gia tăng mạnh mẽ trong thời
gian qua đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt đến
hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Luận văn của em bàn về:
“Tác động của giá dầu mỏ trên thế giới tới hoạt động thương mại và đầu tư
tại Việt Nam giai đoạn 2001- 8/2006”. Mục đích của bài luận văn này nhằm
cung cấp những hiểu biết nhất định về thị trường dầu mỏ trên thế giới và
Việt Nam, nhưng đặc biệt là đánh giá những tác động của dầu mỏ tới hoạt
động thương mại và đầu tư tại Việt Nam, từ đó để có những giải pháp phù
hợp ngăn chặn bớt tác động giá dầu tăng mạnh mẽ như hiện nay. Luận văn
tập trung giải quyết 3 vấn đề thể hiện ở 3 chương như sau:

- Chương1: Tổng quan chung về thị trường dầu mỏ thế giới và vai trò tầm
quan trọng của dầu mỏ đối với nền kinh tế Việt Nam.
- Chương II: Tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu
tư tại Việt Nam.
2
- Chương III: Các biện pháp nhằm phát triển hoạt động thương mại Việt
Nam trước tình hình giá dầu mỏ ngày càng tăng cao.
Bài luận văn của em chưa thể đánh giá được đầy đủ và chính xác tác động
của giá dầu tăng đối với hoạt động thương mại và đầu tư. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng song khoá luận cũng không thể tránh được những thiếu sót,
em mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô giáo. Em xin chân thành
cảm ơn thầy giáo Hoàng Xuân Bình, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn khoa Kinh tế ngoại
thương đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bài luận văn
này.
3
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ
GIỚI VÀ VAI TRÒ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DẦU MỎ
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ
GIỚI
1. Giới thiệu chung:
1.1. Tổng quan về xuất khẩu dầu mỏ của thế giới
Do việc phân bổ các nguồn tài nguyên dầu khí không đồng đều trên thế giới,
có nước trữ lượng rất lớn mà nhu cầu không nhiều, trong khi ở những nước
có nhu cầu rất lớn như Tây Âu thì trữ lượng lại quá nhỏ bé (dầu thô cả Tây
Âu mới chiếm 1,7% trữ lượng thế giới). Chính vì thế, việc xuất khẩu dầu khí
là hoạt động thường xuyên, liên tục và nó đã góp phần mang lại nhiều lợi
nhuận hơn trong tổng thu ngân sách của những nước xuất khẩu, đặc biệt là

các nước đang phát triển
Theo tạp chí Dầu khí thế giới, từ năm 1990 cho đến nay cùng với sự gia tăng
sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới tăng đều đặn, tốc độ tăng
nhanh như thập kỷ 60 -70 và cũng không lên xuống thất thường như thập kỷ
80 mà rất ổn định ở mức 1,6% - 1,8%/năm.
- Từ lâu Trung Đông vẫn luôn là khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới với tỷ
trọng xuất khẩu luôn tăng từ 1986 lại đây. Nếu vào năm 1990, khu vực này
chỉ chiếm 42,5% lượng xuất khẩu thế giới thì sang năm 1996 là 48,5% và
năm 2002 là 58,1% (Theo Bách Khoa toàn thư về dầu khí năm 2002). Lượng
xuất khẩu này chưa bao giờ chịu dừng lại và trong tương lai vẫn với vai trò
là những nước có trữ lượng lớn nhất, con số này sẽ không những giảm mà có
thể nói là tăng rất nhanh, cho dù có những vấn đề chính trị nào có thể xảy ra
đi chăng nữa.
- Sau khu vực Trung Đông, khu vực xuất khẩu lớn thứ hai là Nga và các
nước Đông Âu với trữ lượng xuất khẩu chiếm 16,53% thay thế vị trí đương
4
thời của Châu Phi bắt đầu từ năm 1997 (xuất khẩu của Châu Phi hiện chỉ
bằng 9,59% xuất khẩu thế giới mặc dù đã tính cả các nước thuộc OPEC như
Angieri, Nigiêria).
- Đứng thứ 4 trong danh sách xếp hạng xuất khẩu dầu thô phải kể đến các
nước Mỹ Latinh (5,2% xuất khẩu thế giới). Dầu Mỹ Latinh chủ yếu xuất
khẩu xang châu Mỹ và Tây Âu. Dầu Mỹ Latinh ít lưu huỳnh nên đáp ứng
được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường ở những nước trên.
Chúng ta có thể tham khảo danh sách một số nước xuất khẩu dầu thô lớn
trên thế giới như sau:
Bảng I.1: Các nước xuất khẩu dầu thô trên 1 triệu thùng/ngày
STT Nước Số lượng STT Nước Số lượng
1 Arập Xêut 7,38 7 Nigieria 2,0
2 Nga 4,76 8 Irắc 2,0
3 Nauy 3,22 9 Cô oét 1,8

4 Iran 2,74 10 Mexic 1,65
5 Venezuela 2,60 11 Libya 1,25
6 U.A.E 2,04 12 Algieria 1,24
U.A.E: Tiểu vương quốc Ảrập
(Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và thế giới – Thời báo kinh tế Việt
Nam)
1.2. Tổng quan về nhập khẩu dầu mỏ của thế giới
Trên thế giới tài nguyên dầu mỏ chỉ tập trung nhiều hơn ở những nước mà
lượng tiêu thụ của chúng chưa cao. Trong khi đó, trữ lượng này lại quá khan
hiếm ở những nước mà nhu cầu ngày một tăng cao. Chính vì thế, để có thể
duy trì nền sản xuất cũng như nền kinh tế đất nước phát triển thì việc nhập
khẩu là một nhu cầu hết sức cần thiết. Điển hình trong số này là khu vực Tây
Âu, với trữ lượng khiêm tốn chỉ bằng 1,7% của thế giới, hàng năm khu vực
này phải nhập khẩu tới 9,9 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên nếu xét về tốc độ tăng nhập khẩu thì khu vực Châu á đứng ở vị trí
thứ nhất nhưng xét về khối lượng thì Châu Mỹ, Châu Âu vẫn là những khu
vực nhập khẩu lớn nhất.
5
Bảng I.2: Các nước nhập khẩu dầu lớn trên thế giới
STT Nước Tiêu thụ (triệu
thùng/ngày)
Nhập khẩu (triệu
thùng/ngày)
1 Mỹ 19,0 11,0
2 Nhật 5,5 5,3
3 Đức 2,8 2,5
4 Pháp 2,0 1,8
5 Ý 2,0 1,6
6 Trung Quốc 4,5 1,3
(Nguồn Kinh tế 2002 -2003 Việt Nam và thế giới – Thời báo kinh tế Việt

Nam)
* Một số nước nhập khẩu chính:
+ Mỹ:
Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng tiêu thụ khoảng 19 triệu thùng/ngày
tức khoảng 25% mức tiêu thụ của thế giới trong lúc từ mình sản xuất chỉ
khoảng 8 triệu thùng/ngày. Mức tiêu thụ dầu và các sản phẩm tiêu thụ trong
bảng tiêu thụ năng lượng của Mỹ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Và theo dự
báo của EIA thì nhu cầu này sẽ tăng 32% trong năm 1999 – 2020. Vì vậy sự
phụ thuộc của Mỹ vào nguồn dầu nhập khẩu là rất lớn. Nhưng một thực tế rõ
ràng rằng, mặc dù là nước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới nhưng Mỹ cũng
là nước khống chế thị trường nhập khẩu, nơi cung cấp cho nó hơn nửa nhu
cầu. Mọi thăng trầm trong sản lượng tiêu dùng của Mỹ đều ảnh hưởng đến
biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới. Mọi người không lấy làm lạ tại
sao trong tất cả các vụ lộn xộn chính trị, đảo chính, phản đảo chính, chiến
tranh giữa các bộ tộc và chiến tranh giữa các quốc gia cùng thờ chung một
đức Ala lúc nào cũng có sự hỗ trợ của Mỹ, đặc biệt trong thời gian khởi đầu.
Một con số cũng rất đáng nể là Mỹ có tới gần 30 công ty dầu hùng mạnh
đang triển khai thăm dò khai thác ở khắp nơi trên thế giới, hàng năm mang
về tới 18,1 tỷ đôla cho đất nước này.
+ Nhật Bản:
6
Được coi là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới ngoài Mỹ và
Tây âu những năm cuối thế kỷ 20, nhưng Nhật Bản lại là nước có nguồn tài
nguyên thiên nhiên vô cùng nghèo nàn. Hơn 90% nhu cầu tài nguyên thiên
nhiên của Nhật Bản đều phải dựa vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài. Với
dân số khoảng 120 triệu người, tổng giá trị kinh tế quốc dân chiếm tới gần
10% tổng giá trị thu nhập quốc gia của thế giới, trong những năm gần đây tỷ
lệ năng lượng nhập khẩu trong tổng tiêu thụ năng lượng chiếm tới hơn 90%,
trong đó chủ yếu là nhập khẩu dầu.
Về số lượng nhập khẩu, Nhật Bản xếp vị trí sau Mỹ, nhưng nếu xét về tỷ lệ

nhập khẩu trên dân số thì Nhật Bản lại xếp hàng đầu và với nhưng nếu xét
vể tỷ lệ nhập khẩu trên dân số thì Nhật Bản lại xếp hàng đầu.
+ Trung Quốc
Là nước có số dân lớn nhất thế giới với lượng tiêu thụ năng lượng đứng thứ
hai thế giới. Về dầu mỏ nói riêng, Trung Quốc là nước có nhu cầu tiêu thụ
đứng thứ 3 trên thế giới năm 2002 (sau Mỹ, Nhật Bản), thì năm 2003 lại
vươn lên vị trí thứ 2 thay thế vị trí của Nhật Bản. Theo dự đoán của EIA,
nhu cầu dầu thô của Trung Quốc se lên tới 10,9 triệu thùng/ngày và nhập
khẩu dầu lại tăng lên 7,5 triệu thùng/ngày và trở thành một nhân tố chính
tren thị trường dầu mỏ thế giới.
Do phải nhập khẩu dầu thô từ năm 1993, hiện nay Trung Quốc đang ra sức
đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Và trên thực tế, nước này vẫn có một số
lượng dầu thô khiêm tốn dành cho xuất khẩu. Bạn hàng lớn nhất của Trung
Quốc là Nhật Bản, sản lượng xuất khẩu vào Nhật Bản đầu năm 2003 khoảng
65.000 thùng/ngày, thấp hơn so với những năm 90, nhưng lại cao hơn năm
2002.
Trong 3 thập kỷ tới sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường dầu quốc tế
chắc chắn ở dưới mức 50% và dự báo có thể chỉ ở dưới 40% vì: Trung Quốc
có thể sử dụng nguồn than dư thừa để thay thế khi cần thiết; Trung Quốc có
tiềm năng lớn về dự trữ dầu và khí. Ngoài ra, cùng với việc mở rộng khai
thác, Trung Quốc sẽ giảm được sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
+ Pháp:
Mặc dù là quốc gia có nền sản xuất hạt nhân lớn nhất thế giới, Pháp lại thuộc
nhóm các nước có lượng nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Kể từ năm
7
1973 dầu mỏ đã mất dần vai trò trong bảng tiêu thụ năng lượng quốc gia.
Khác với rất nhiều nước khác, tỷ trọng dầu của Pháp hạ xuống chỉ còn 38%
trong năm 2001, trong khi năm 1973 con số này là 68%. Pháp đã phát huy
thế mạnh của mình trong ngành sản xuất hạt nhân và dần sử dụng nguồn
năng lượng này thay thế cho dầu.

Hầu hết dầu thô cho nhu cầu trong nước đều phảI nhập khẩu. Vào năm 2002,
Pháp nhập khoảng 1,85 triệu thùng/ngày để đáp ứng nhu cầu tối đa là 1,96
triệu thùng/ngày. Mặc dù Pháp đã hạn chế việc sản xuất dầu nội địa, song
thực tế Pháp vẫn giành đầu tư lớn cho các công ty sản xuất lọc dầu quốc tế
của mình khắp mọi nơi, nên vẫn không thể xoá bỏ vai trò của ngành dầu khí
của Pháp trên thị trường năng lượng thế giới. Hiện nay, tập đoàn Total and
Elf là một trong 4 tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới (sau Exxon Mobile,
Royal Dutch/Shell, và Bp). Các công ty dầu lớn của Pháp phân bổ ở: Biển
Bắc, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.
Các nước xuất khẩu dầu chính vào thị trường của Pháp là: Irắc, Iran,
Nigieria, Arập Xêut, Nauy và Nga. Dù phải dựa vào nguồn dầu nhập khẩu,
Pháp vẫn đứng đầu trong sản xuất hạt nhân và công tác đầu tư vào khâu hạ
nguồn (khâu lọc hoá dầu) của Pháp không ngừng lớn mạnh không chỉ trong
nước mà ở nhiều nước trên thế giới đã hỗ trợ lớn, khiến nền kinh tế Pháp
vẫn luôn ổn định và phát triển.
1.3. Những mốc quan trọng trong sự biến động giá dầu:
1.3.1. Từ năm 1947 – 1972: Thời kỳ trước cấm vận
Giá dầu thô ở mức $2,50 và $3,00 kể từ năm 1948 cho đến hết thập kỷ 60.
Giá dầu thô tăng từ $2,50 vào năm 1948 đến khoảng $3,00 vào năm 1957.
Từ 1958 đến 1970, giá dầu ở mức ổn định $3,00/thùng, nhưng xét đến giá trị
thực, giá dầu đã giảm từ $16 xuống còn $13/thùng. Sự suy giảm của giá dầu
để nhằm phù hợp với mức lạm phát là sự khuyếch trương đối với các nhà
sản xuất trên thế giới vào năm 1971 và năm 1972 bởi sự suy yếu của đồng
đôla.
OPEC được thành lập vào năm 1960 với 6 thành viên sáng lập là Iran, Iraq,
Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Vào cuối năm 1971, 6 thành viên khác
cũng tham gia: Qatar, Indonesia, Libya, Cộng hoà Arập, Algeria và Nigeria.
Bắt đầu từ viẹc thành lập khối các nước xuất khẩu dầu mỏ cho đến năm
8
1972, các quốc gia thành viên đã chứng kiến sự suy giảm trong sức mua của

dầu mỏ.
Trong suốt thời kỳ hậu chiến, các nước xuất khẩu đã nhận thấy nhu cầu đối
với dầu thô không ngừng gia tăng nhưng lại có một sự suy giảm đến 40%
trong sức mua của mỗi một thùng dầu. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, OPEC
đã thông qua một kết cục của chiến tranh không hề dự định từ trước đó là sẽ
mở rộng khả năng kiểm soát của tổ chức này lên giá dầu.
1.3.2. Từ năm 1973 – 1981: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất
Vào năm 1972, giá dầu thô vào khoảng $3,00/thùng và vào cuối năm 1974,
giá dầu mỏ đã tăng gấp 4 lần tới $12,00. Nguyên nhân có thể là cuộc chiến
tranh Yom Kippor nổ ra vào mùa thu năm 1973, theo sau đó là việc các quốc
gia Ả Rập tiến hành tẩy chay các nước được cho là đã ủng hộ Isarel chống
lại Ai Cập. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là trong một thời gian dài OPEC
đã hết sức thất vọng về việc giá dầu tương đối ổn định gây sự sụt giảm đều
doanh thu thực từ hoạt động kinh doanh dầu mỏ, trái ngược với ảo tưởng về
sự gia tăng lạm phát toàn cầu. Biến động địa chính trị bùng nổ đã tạo ra một
lý do thích hợp để đi đến một chính sách áp dụng quyền lực thị trường ngầm
nhằm đẩy giá dầu mỏ lên cao. Và sau đó chỉ một năm rưỡi, giá dầu thô nhẹ
của Ả Rập Xêut đã tăng vọt từ 2USD/thùng lên tới 13USD cho một thùng.
Giá dầu mỏ sau đó được giao dịch một cách bình ổn với biên độ hẹp ở mức
dưới 15USD/thùng cho đến cú sốc địa chính trị tiếp theo, cuộc cách mạng
Iran và cuộc chiến tranh Irắc. Bước vào năm 1979, Opec quyết định tận
dụng quyền lực định giá của mình sau một giai đoạn kiềm chế bằng cách
công bố một mức tăng giá 15% cho năm 1979. Cuộc cách mạng tại Iran đã
gây ra thiệt hại từ 2 triệu thùng đến 2,5 triệu thùng dầu khai thác mỗi ngày
trong giai đoạn từ tháng 11 năm 1978 cho đến tháng 6 năm 1979. Sau đó thì
việc sản xuất hầu như ngừng hẳn. Irắc tiến hành xâm lược Iran vào tháng 9
năm 1980. Chỉ trong vài tuần sau tổng sản lượng dầu mỏ của cả 2 nước tham
chiến này chỉ còn ở mức vài triệu thùng mỗi ngày hoặc có thể tính là 6,5
triệu thùng mỗi ngày ít hơn so với một năm trước đó. Trong năm 1979, sản
lượng dầu thô toàn thế giới đã giảm 10%. Cũng trong thời gian này, rất

nhiều nước quay lại nỗ lực củng cố các kho xăng dự trữ. Cho đến thời điểm
thị trường dầu thô đạt đỉnh vào giai đoạn 1980 – 1981, giá dầu thô nhẹ của Ả
9
Rập Xêut đã tăng lên sát mức 40USD/thùng, mức tăng 25 USD /thùng hay
gấp 3 lần so với mức giá trung bình năm 1978.
Biểu đồ I.1: Biểu đồ thể hiện giá dầu thô từ năm 1973-1981.
Nguồn: Trang web:
1.3.3. Từ năm 1982 – 1990: Khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai năm 1982
Từ năm 1982 đến năm 1985 OPEC đã cố gắng đặt ra một mức hạn ngạch
thấp đủ để ổn định giá dầu. Những cố gắng này lại gặp liên tiếp những thất
bại do nhiều thành viên khác của OPEC sản xuất lớn hơn mức hạn ngạch
quy định. Trong suốt thời gian này Saudi Arabia đã thực hiện như một đầu
tầu làm gương, cắt giảm sản lượng để ngăn cản việc giảm tự do của giá dầu.
Vào tháng 8/1985, Saudi Arabia cũng đã quá mệt mỏi với vai trò này. Họ đã
liên kết giá dầu của mình với thị trường dầu thô giao ngay và đầu năm 1986
đã tăng sản lượng dầu từ 2 triệu thùng mỗi ngày lên 5 triệu thùng mỗi ngày.
Giá dầu thô giảm mạnh xuống còn $10 một thùng vào giữa năm 1986.
Vào tháng 12 năm 1986, giá dầu của OPEC đạt mức kỷ lục là $18/thùng và
kỷ lục này cũng bị phá vỡ vào tháng 1/1987. Giá dầu vẫn ở mức yếu. Giá
dầu tăng vào năm 1990 với việc kết hợp cả cuộc xâm lược của Iraq với
10
Kuwait và tiếp theo là cuộc chiến tranh Gulf, nhưng cuộc chiến dầu mỏ tiếp
theo đó đã làm giảm mạnh giá dầu cho tới tận năm 1994 giá dầu được điều
chỉnh theo lạm phát đạt mức thấp nhất kể từ năm 1973.
1.3.4 Từ năm 1991 – 2001: Khủng hoảng dầu mỏ lần thứ ba năm 1991
Giá dầu thô trong năm 1990 tăng vọt đầy biến động gắn liền với việc Irắc
xâm lược Iran và sự leo thang của Chiến dịch Bão tạp sa mạc với kết cục là
ép được Saddam Hussein phải rút quân. Đợt tăng giá lần nay là hết sức đáng
kể – chỉ vài tuần trong tháng 8 năm 1990, giá dầu thô nhẹ của ả Rập Xêut đã
tăng từ 15 USD/thùng lên trên 33 USD /thùng. Tuy nhiên tác động lên

nguồn cung ứng dầu là không nhiều bởi vì Ả Rập Xêut và các quốc gia Ả
Rập khác lần này là đồng minh với liên minh Hoa Kỳ rõ ràng sẽ chiến thắng
Irắc, giá dầu ngay lập tức đã tụt xuống. Và sau đó giá cả đã giảm xuống tiếp
khi cuộc chiến thắng Irắc, giá dầu đã ngay lập tức tụt xuống. Và sau đó giá
cả đã giảm xuống tiếp khi cuộc chiến vùng Vịnh tiếp theo đó hoá ra lại
nhanh hơn với ít thương vong hơn so với các dự đoán của các nhà phân tích.
Sau chiến tranh, giá dầu thô bước vào một thời kỳ giảm đều cho đến năm
1994, khi mà giá cả đã có điều chỉnh theo lạm phát xuống mức thấp nhất kể
từ năm 1990. Tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và việc Liên hợp
quốc phê chuẩn cho phép Irắc được tiến hành chương trình đổi dầu lấy
lương thực, giá dầu đã giảm xuống còn 10USD một thùng vào cuối năm
1998. Sau đó giá dầu lại tiếp tục tăng mạnh, tuy nhiên lần này khác hẳn các
lần tăng giá trước đó vì nó không hề gắn với bất kỳ một biến cố địa chính trị
nào. Thay vào đó, nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu gia tăng do quả bong
bóng công nghệ cao đã kích ngòi cho một sự bùng nổ về đầu tư tại Bắc Mỹ
và do nền kinh tế Châu Á bắt đầu có sự hồi phục. Opec không có khả năng
hoặc là đã không muốn làm dịu sự bùng nổ nhu cầu này bằng cách tăng sản
lượng sản xuất. Cho đến giữa năm 2000, giá dầu đã tăng gấp 3 lần. Mức tăng
lần này thậm chí còn mạnh mẽ hơn so với mức tưng đã diển ra vào thời điểm
xảy ra cuộc cách mạng Iran trong quá khứ. Mức tăng xăng dầu đạt tới điểm
đỉnh trùng vào đúng thời điểm cuộc cách mạng Iran trong quá khứ. Mức
tăng xăng dầu đạt tới điểm đỉnh trùng vào đúng thời điểm Tổng thống
Clinton quyết định bán dầu thô từ Kho dự trữ xăng dầu chiến lược ra thị
11
trường. Tuy vậy, các nhà phân tích vẫn không đồng ý rằng hành động này
của Mỹ là lý do của việc ngừng tăng giá dầu.
Chu kỳ dầu mỏ rồi cũng lại có bước ngoặt mới. Nền kinh tế Hoa Kỳ đã
mạnh lên và cuộc bùng nổ kinh tế ở các nước khu vực Châu á Thái Bình
Dương. Từ năm 1990 đến năm 1997 mức tiêu thụ dầu mỏ tăng 6,2 triệu
thùng mỗi ngày. Đặc biệt tiêu thụ dầu của khối Asean tăng mạnh do sự phát

triển trỗi dậy về kinh tế của khu vực này. Việc tăng giá dầu đã nhanh chóng
kết thúc khi mà OPEC không hề tính đến hoặc đã đánh giá quá thấp ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á. Vào tháng 12/1997 OPEC
đã tăng mức sản lượng 2,5 triệu thùng một ngày (10%) lên đến 27,5 triệu
thùng mỗi ngày vào tháng 1/1998. Mức tăng trưởng nhanh của nền kinh tế
châu Á đã ngừng lại và vào năm 1998 lượng tiêu thụ dầu của khu vực châu
Á Thái Bình Dương đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1982. Mức tiêu thụ dầu
thấp đi cùng với sản lượng dầu OPEC tăng cao đã dẫn đến giá dầu có xu
hướng giảm. Trước tình hình này, OPEC đã cắt giảm mức hạn ngạch 1,25
triệu thùng mỗi ngày vào tháng 4 và 1,335 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 7.
Giá dầu bắt đầu phục hồi vào đầu năm 1999 và OPEC tiếp tục giảm sản
lượng1,719 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 4 năm 1999. Thông thường,
không phải tất cả các mức hạn ngạch đều được xem xét nhưng trong khoảng
đầu năm 1999 đến giữa năm 1999, sản lượng dầu của OPEC đã giảm khoảng
3 triệu thùng một ngày và đã rất hiệu quả trong việc nâng giá dầu lên trên
$25 một thùng.
Dưới ảnh hưởng của hội chứng Y2K, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như toàn cầu
đang lớn mạnh, giá dầu đã tiếp tục tăn trong suốt năm 2000. Trong khoảng
từ tháng 4 đến tháng 10, ba mức hạn ngạch liên tiếp nâng tổng sản lượng lên
3,2 triệu thùng mỗi ngày, nhưng cũng không thể ngăn chặn được việc giá
dầu tăng. Cuối cùng, giá dầu bắt đầu giảm sau khi một mức hạn ngạch khác
nâng sản lượng lên 500,000 thùng mỗi ngày.
Việc Nga tăng sản lượng đã chi phối việc gia tăng sản lượng của các nước
không thuộc khối OPEC kể từ trước năm 2000 và cũng là nước chiếm vai trò
chủ yếu trong việc gia tăng sản lượng dầu của khối các nước không thuộc
OPEC kể từ bước ngoặt của thế kỷ này.
12
2. Tình hình giá dầu mỏ trên thị trường thế giới từ năm 2001- 8/2006
2.1. Từ năm 2001-2004:
Vào năm 2001, nền kinh tế Hoa Kỳ suy yếu, kèm theo là việc khối các nước

OPEC tăng sản lượng dầu đã gây sức ép giảm giá dầu. Trước tình hình này,
OPEC một lần nữa đã đặt ra một loạt các mức quota cắt giảm đến 3,5 triệu
thùng cho đến ngày 1/12/2001. Nếu như không có vụ khủng bố ngày
11/9/2001, việc đặt ra các mức hạn ngạch này có lẽ sẽ xoa dịu tình hình
thậm chí có thể đảo ngược tình thế. Do cuộc khủng bố này mà giá dầu sụt
giảm mạnh. Giá dầu giao ngay tại trung tâm giao dịch trung gian West Texas
của Hoa Kỳ đã giảm 35% vào giữa tháng 11. Nếu ở hoàn cảnh thông
thường, việc giá dầu sụt giảm ở diện rộng sẽ có thể dẫn đến việc ra đời một
loạt các mức quota mới nhưng trước tình hình chính trị trên, OPEC đã trì
hoãn việc cắt giảm thêm sản lượng dầu cho đến tháng 1/2002 khi đã cắt
giảm mức quota trong toàn khối xuống còn 1,5 triệu thùng mỗi ngày và cùng
với một vài nước sản xuất dầu không thuộc khối OPEC trong đó có Nga,
nước đã hứa sẽ cùng cắt giảm thêm sản lượng dầu là 462,500 thùng. Ảnh
hưởng khan hiếm dầu đã đẩy mức dầu lên tới $25 vào tháng 3 năm 2002.
Đến giữa năm, các thành viên không thuộc khối OPEC đã khôi phục lại sản
lượng dầu mỏ nhưng giá dầu vẫn tiếp tục tăng.
Cuối năm này thì nguồn cung cấp vượt mức đã không phải là vấn đề. Tình
hình ở Venezuela đã dẫn đến cuộc đình công ở PDVSA gây ra việc tụt giảm
nghiêm trọng sản lượng dầu tại Venezuela. Sau cuộc đình công, Venezuela
cũng không thể khôi phục lại được năng suất bằng mức trước đây và vẫn
thấp hơn 900,000 thùng mỗi ngày so với mức 3,5 triệu thùng mỗi ngày trước
kia. OPEC đã tăng mức quota lên là 2,8 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 1 và
tháng 2 năm 1003.
Vào ngày 19/3/2003, khi mà sản lượng dầu ở Venezuela bắt đầu được khôi
phục, bạo động quân sự lại xảy ra ở Iraq. Trong khi đó, nguồn dự trữ ở Mỹ
và khối các nước thuộc OECD vẫn còn ở mức thấp. Cùng với việc nền kinh
tế Hoa Kỳ được cải thiện, nhu cầu bắt đầu tăng lên và nhu cầu về dầu thô ở
châu Á cũng gia tăng với tốc độ nhanh. Việc giảm sút năng suất ở Venezuela
và Iraq cùng với tình trạng nhu cầu trên toàn thế giới tăng đã dẫn đến sự tiêu
hao dần của mức sản xuất dự trữ. Vào giữa năm 2002, mỗi ngày mức sản

13
xuất dự trữ hơn 6 triệu thùng, nhưng đến giữa năm 2003, chỉ còn dưới 2
triệu.
Mặc dù cung-cầu dầu thô thế giới trong năm 2004 tương đối cân
bằng nhưng tâm lý lo sợ thiếu cung trước những biến động về địa-chính trị ở
khu vực Trung Đông - rốn dầu mỏ thế giới, đặc biệt là Irắc và A rập Xờ ỳt,
cựng với hoạt động đầu cơ đó làm cho giỏ dầu liờn tục tăng và đó lờn tới
mức kỷ lục vào cuối thỏng 10/2004. Ngày 25/10/2004, giá dầu thô WTI tại
New York tăng tới 55,67 USD/thùng, tăng 66% so với mức thấp nhất trong
năm là 33,08 USD/thùng (ngày 5/2/2004) và tăng khoảng 80% so với cùng
thời điểm năm 2003. Giá dầu thô Brent tại Luân Đôn cũng tăng tới 51,22
USD/thùng so với 28,22 USD/thùng. Giá dâu trong tháng 10 tăng còn vì
nguồn cung dầu Hoa Kỳ bị giảm 50% bởi ảnh hưởng của cơn bão Ivan trong
tháng 9/2004. Giá dầu thô 2 tháng cuối năm 2004 có xu hướng giảm rõ rệt
do dự báo nguồn cung dầu thế giới cao hơn nhu cầu và do lượng dự trữ dầu
và sản phẩm dầu của Hoa Kỳ tăng.
Bảng I.3: Cung cầu dầu thế giới năm 2004(triệu thùng/ngày):
Q1/04 Q2/04 Q3/04 Q4/04 2004
% chênh
lệch
Nhu cầu của thế giới 82,4 81,2 81,9 83,9 82,4 3,30%
OECD 50,1 48,2 49,1 50,2 49,4 1,4
Bắc Mỹ 25 24,8 25,1 25,1 25 1,9
Châu Âu 15,7 15,3 15,7 16 15,7 0,3
Thái Bình Dương 9,4 8 8,3 9,1 8,7 -1
Các khu vực khác 32,3 33 32,8 33,7 33 6,3
Cung dầu thế giới 82,2 82,3 81,9 83,9 82,4 3,4
Ngoài Opec 50 50 49,7 50,8 50,1 2,4
Opec 27,9 28,1 , , , , , , , , , , , ,
Nguồn: Hoạt động thương mại Việt Nam và thế giới năm 2004 – Bộ thương

mại
2.2. Thị trường dầu thô thế giới năm 2005
Có thể nói đặc trưng của dầu thô thế giới năm 2005 là thị trường luôn luôn
sôi động, nhu cầu nhập khẩu tăng cao, giá cả tăng mạnh. Tại New York giá
dầu thô nhẹ WTI năm 2005 đạt trung bình 57,63 USD/thùng tăng 42,5% so
14
với mức trung bình năm trước; tai Luân Đôn giá dầu thô Brent đạt
55,14USD/thùng, tăng 45,1%. Tuy nhiên, trong suốt năm 2005, giá dầu thô
trên các thị trường đã diễn biến theo hai xu thế rõ rệt: tăng liên tục lên những
mức cao kỷ lục mới trong 9 tháng đầu năm 2005, sau đó giảm đáng kể. 9
tháng đầu năm 2005, giá dầu thô trên các thị trường thế giới đã liên tục tăng
với tốc độ nhanh, lên những mức cao kỷ lục mới. Tại New York, giá dầu thô
WTI tháng 9-2005 đã đạt tới 66,39 USD/thùng, tăng 47% (21,4USD/thùng)
so với cùng kỳ năm trước; tại Luân Đôn giá dầu thô nhẹ Brent đạt 63,61
USD/thùng, tăng 48,7% (20,84USD/thùng). Đây là những mức giá dâu thô
cao nhất 22 năm qua.
Ba tháng cuối năm 2005, giá dầu thô trên thị trường đã giảm rõ rệt, giảm 6
-7 USD/thùng so với mức kỷ lục của tháng 9-2005, còn 56,8 – 59,7
USD/thùng (WTI). Mặc dù mùa đông nhưng thời tiết vùng Đông Bắc nước
Mỹ, khu vực tiêu thụ dầu sưởi lớn nhất thế giới vẫn ấm một cách bất thường
làm nhu cầu tiêu thụ dầu sưởi của Mỹ giảm mạnh. Tồn kho dầu thô và sản
phẩm dầu của Mỹ liên tục tăng. Theo IEA, đến cuối tháng 11-2005, tồn kho
dầu thô của Mỹ đã đạt tới 320,6 triệu thùng, tăng 26,4 triệu thùng so với
cuối tháng 9-2005; tồn kho dầu sưởi đạt 112,9 triệu thùng, tăng 9,5 triệu
thùng. Tồn kho tăng nhanh ở Mỹ là nguyên nhân chủ yếu làm giá dầu thô
các loại giảm đáng kể trong 3 tháng cuối năm 2005. Mặc dù vậy, hiện giá
dầu thô vẫn được đánh giá rất cao, tăng 29 – 35% (14-17USD/thùng) so với
3 tháng cuối năm 2004.
Biểu đồ I.2: Giá dầu thô giao ngay, USD/thùng
15

Nguồn: Báo thị trường giá cả 7/2006, Bài “Giá xăng dầu thế giới và những
đối sách của Việt Nam”
2.3. Thị trường dầu thô thế giới 1/2006 -8/2006
Bốn tháng đầu năm 2006 giá dầu thô trên các thị trường thế giới đã tăng
mạnh lên những mức cao kỷ lục mới. Tại New York giá dầu thô nhẹ giao
ngay 3 tuần đầu tháng 4-2006 đã đạt tới 69,90 USD/thùng tăng 9,6%
(6,1USD/thùng) so với tháng 1/2006. Tại Luân Đôn giá dầu thô Brent giao
ngay thời gian này đã tăng 10,6% (5,6USD/thùng), lên 68,7USD/thùng. Giá
dầu thô nhẹ Opec ngày 15-4-2006 đạt 69,25USD/thùng, tăng 16,5% so với
đầu năm 2006. Giá dầu thô nhẹ trên nhiều thị trường hiện đã tăng27-30% so
với cùng kỳ năm trước và tăng tới 156-180% so với cùng kỳ năm 2003. Đây
là những mức giá dầu thô cao nhất trong nhiều thập niên.
Nhiều nhân tố tác động làm giá dầu thô tăng cao kỷ lục. Trước tiên là nhu
cầu dầu thô thế giới tăng mạnh. Theo báo cáo mới của Quỹ tiền tệ quốc tế
IMF, kinh tế thế giới năm 2006 sẽ phát triển khả quan hơn, GDP toàn cầu dự
đoán tăng 4,3% hồi tháng 11-2005. Đặc biệt hai nền kinh tế Trung Quốc và
Ấn Độ dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, dự đoán tăng 9,5% và tăng 8,4%.
Kinh tế tăng trưởng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu thô tăng.
16
Biểu đồ I.3: Giá dầu thô giao ngay, USD/thùng
Nguồn: Báo Thị trường giá cả 5/2006, bài “Thị trường dầu thô thế giới 4
tháng đầu năm 2006.”
Tháng 8/2006, giá dầu thô trên các thị trường đã diễn biến theo hai xu hướng
rõ rệt: Tăng mạnh trong hai tuần đầu tháng, sau đó lại giảm nhanh. Tại Luân
Đôn giá dầu thô giao ngày 11-8-2006 đã đạt tới 77,90 USD/thùng tăng 3,6
USD/thúng so với đầu tháng 8-2006. Giá dầu thô nhẹ WTI tăng 2,75
USD/thùng lên 79,85 USD/thùng. Tình hình Trung Đông ngày càng tăng
thẳng hơn khi tổng thống Iran vẫn tái khẳng định tiếp tục chiến tranh hạt
nhân của mình và sẵn sàng ngừng xuất khẩu dầu thô nếu bị trừng phạt kinh
tế. Trong khi đó, chiến dịch tấn công quân sự của Israel vào miền Nam Li

Băng ngày càng tàn khốc hơn, đe doạ nguồn cung dầu thô Trung Đông có
thể bị gián đoạn. Ngoài ra sự cố đường ống dẫn dầu tại vịnh Prudhol – bang
Alaska làm các mỏ khai thác dầu tại đây phải tạm ngừng đóng cửa. Những
nhân tố trên đã làm nhu cầu nhập khẩu dầu thô tăng mạnh và làm giá cả tăng
cao kỷ lục. Nhưng từ giữa tháng 8/2006, giá dầu thô trên các thị trường đã
giảm nhanh. Ngày 25/8/2006, giá dầu thô Brent tại Luân Đôn và WTI tại
New York đã giảm 4,9-5,9 USD/thùng. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước,
những mức giá dầu thô này vẫn tăng 7-12% (5-8USD/thùng tương đương
khoảng 56,9-59USD/thùng)
17
Tình hình Trung Đông đã bớt căng thẳng, ngày 14/8/2006, lệnh ngừng bắn
giữa Israel và lực lượng Hecbollar tại miền Nam Li Băng bắt đầu có hiệu
lực, chấm dứt hơn 1 tháng xung đột quân sự. Trong khi đó, tập đoàn BP
(Anh) tuyên bố sẽ cố gắng duy trì một nửa công suất các cơ sở lọc dầu đang
bị sự cố đường ống tại bang Alaska. Tồn kho xăng dầu của Mỹ trong tuần
kết thúc vào 18/8/2006 tăng 400.000 thùng, so với dự đoán giảm 2,4 triệu
thùng, tồn kho dầu thô giảm 600.000 thùng, thấp hơn so với dự đoán giảm
1,1 triệu thùng. Những nhân tố trên làm nhu cầu nhập khẩu dầu thô trên thị
trường giao ngay giảm nhanh trong 3 tuần cuối tháng 8/2006.
Biểu đồ I.4: Giá dầu thô giao ngay tại New York, USD/thùng
Nguồn: Thị trường giá cả sô 9/2006, bài “Nhận định tình hình giá cả một số
mặt hàng”
II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG GIÁ DẦU TĂNG
MẠNH MẼ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:
1. Xu hướng gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu dầu mỏ trên thị trường thế
giới.
18
Nhu cầu thế giới đối với dầu mỏ đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần
đây, cùng với việc tiêu thụ dầu trên toàn cầu tăng tới 3,7% trong năm 2004
nối tiếp theo sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và quá trình mở rộng không

ngừng của những lĩnh vực sử dụng nhiều dầu mỏ, đặc biệt trong ngành giao
thông. Đến năm 2005, tốc độ gia tăng nhanh chóng về nhu cầu dầu mỏ được
dẫn đầu chủ yếu bởi tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ví dụ
như ở Trung Quốc, nhu cầu dầu mỏ tăng 15% trong năm 2004, còn ở Mỹ
tăng 3,5%.
Mặc dù những dự đoán gần đây cho thấy tốc độ gia tăng nhu cầu dầu mỏ
trên thế giới sẽ giảm bớt vào năm 2005, nhưng nhu cầu sử dụng dầu mỏ vẫn
đã tiếp tục gia tăng. Việc gia tăng trong tương lai lại chủ yếu ở những nước
đang phát triển, mặc dù lượng dầu lớn nhất vẫn sẽ được tiêu thụ tại các nước
phát triển.
Bảng I.4: Gia tăng nhu cầu dầu (1995-2004) (Triệu thùng/ngày)
1995 2000 2004
Mỹ 18 20 20.5
Trung Quốc 3,3 4,6 6,3
Ấn Độ 1,7 2,3 2,5
Các nước năng động Châu Á 3,7 4,3 5
OECD (gồm cả Mỹ) 26,9 27,8 28,8
ROW 16,2 17,3 19,1
Tổng 69,8 76,2 82,2
Nguồn: Impact of oil price on trade in APEC Nhóm nghiên cứu ABARE và
Tổ chức bàn về vấn đề Năng lượng của APEC vào tháng 10/2005
2. Giảm sút trong mức sản xuất dự trữ
Trái ngược với nhu cầu dầu trên thế giới, mức sản xuất dự trữ dầu thô trên
thế giới đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 1970. Lịch sử phát triển của
ngành dầu mỏ cho thấy, mức sản suất dự trữ cao kết hợp với giá dầu thực tế
ở mức thấp, còn mức sản xuất dự trữ thấp lại đi liền với giá dầu thực tế ở
mức cao. Kể từ năm 2002, mức sản xuất dự trữ đã giảm tụt giảm và giá dầu
gia tăng. Hơn nữa, mức sản xuất dự trữ thấp còn đi liền với việc giá dầu biến
động cao. Nói cách khác, khi mà mức sản xuất dự trữ giảm sút, cả giá thực
19

của dầu và thuộc tính dễ thay đổi đã gia tăng trong những năm gần đây.
Bảng sau đây đã cho thấy, mức sản xuất dự trữ, được biểu hiện qua phần
trăm trong tổng mức năng suất đã giảm kể từ tháng 12 năm 2002. Mặc dù
năng lực sản xuất dầu trên toàn cầu đã tăng, nhu cầu trong toàn cầu lại tăng
với mức cao hơn. Cùng với việc gia tăng nhu cầu dầu, đặc biệt từ Mỹ và
Trung Quốc, thì mức sản xuất dự trữ thấp trở thành một nhân tố quan trọng
dẫn tới việc tăng giá dầu trong giai đoạn gần đây.
Bảng I.5: Nhu cầu dầu mỏ thế giới và mức sản xuất dự trữ
Global oil market: demand and capacity
December
2002 200
3
2004 2005
Capacity mbd 79,9 80,0 81,7 83,3
Demand mbd 76,9 78,1 80,0 82,0
Spare production capacity mbd 3,0 1,9 1,7 1,8
Spare production capacity as
a percentage of total capacity
% 3,8 2,4 2,1 2,2
A Million barrels per day, excludes natural gas liquids
Source: IMF (2005a), Impact of oil price on trade in APEC.
Trước tình trạng giảm sút mức sản xuất dự trữ, OPEC đã cam kết duy trì
mức sản xuất dư thừa ít nhất là 1,5 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, dựa
trên việc khan hiếm dầu vào cuối thập kỷ 70, một mức sản xuất dư thừa cao
hơn đáng kể, hơn 3 đến 4 triệu thùng mỗi ngày, sẽ cần phải ổn định thị
trường dầu hiện nay. Tổ chức IMF đã dự đoán rằng mức sản xuất dư thừa
vẫn sẽ duy trì ở mức thấp, bởi vì những kế hoạch để mở rộng và thay thế
những dự án đã được dự đoán chỉ để theo kịp với nhu cầu. Theo như tổ chức
IMF, những dự án về cung và cầu dầu thô cho thấy rằng mức sản xuất dư
thừa vẫn sẽ tồn tại ở mức thấp trong suốt giai đoạn này cho tới năm 1010.

3. Việc khan hiếm các nhà máy lọc dầu phù hợp và tiêu chuẩn về môi
trường
Mức sản xuất dữ trữ bị giới hạn hiện thời một phần là kết quả của việc đầu
tư thấp trong suốt những năm 90, dựa trên mức giá thực tế trung bình thấp
20
của dầu trong thời gian đó. Hơn nữa, chi phí khai thác ngày càng tăng cao,
giá dầu thường xuyên biến động cũng đã làm cho các nhà sản xuất miễn
cưỡng tham gia vào những dự án dầu thô quan trọng này với những khoản
lợi không chắc chắn.
Việc khan hiếm các nhà máy lọc dầu không chỉ phản ánh trong khả năng đầu
tư thấp mà còn thông qua đặc tính không phù hợp giữa các nhà máy lọc dầu
sẵn có và loại dầu được bơm lên. Sự lệch pha giữa các loại dầu thô và các
nhà máy lọc dầu vốn tồn tại từ lâu đã làm cho giá dầu tăng cao như hiện tại
dưới hai hình thức. Thứ nhất, các loại dầu khác nhau đòi hỏi các quy trình
lọc dầu khác nhau. Các loại dầu thường được bơm lên ở Vùng ả Rập Xêut
thường có quy trình lọc phức tạp và đắt hơn các loại dầu được bơm lên ở
Mỹ. Các nhà máy lọc dầu cao cấp để lọc các loại dầu có nhiều lưu huỳnh
thường đắt và tốn nhiều thời gian hơn. Thứ hai là để đáp ứng cho nhu cầu ở
nhiều thị trường, đặc biệt là ở những thị trường chuyển đổi ở các nước đang
phát triển đòi hỏi loại dầu ít sunfát, nhẹ để phù hợp với các tiêu chuẩn về
môi trường. Đã có những thay đổi trong quy định về mức độ sunfua có trong
dầu và xăng diezel ở Canada, Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong khi dự
đoán rằng, mức độ đầu tư để đáp ứng nhu cầu thế giới đối với các loại dầu
khác nhau, IEA đã chỉ ra rằng đầu tư hàng năm khoảng 105 triệu USD đối
với ngành công nghiệp dầu mỏ này trong khoản thời gian từ 2005-2030.
Trong số những dự án đầu tư, chỉ có 25% sẽ trực tiếp đáp ứng được nhu cầu
thế giới, số còn lại sẽ dùng vào việc duy trì và thay thế các khu vực sản xuất
cũ, các nhà máy lọc dầu, ống dẫn dầu và các trang thiết bị khác.
4. Tình hình căng thẳng về địa chính trị
Tình hình căng thẳng về địa chính trị ở một số khu vực sản xuất dầu đã

khuyếch đại thêm ảnh hưởng của thực trạng gia tăng nhu cầu dầu trên toàn
cầu, mức sản xuất dự trữ thấp, thiếu các nhà máy lọc dầu hiện nay. Tình
trạng rối loạn cả về chính trị lẫn kinh tế, trong các khu vực sản xuất dầu đã
đảo lộn nguồn cung cấp theo thời vụ và đảo ngược khả năng của các thị
trường dầu có thể đảm bảo chắc chắn việc cung cấp đều đặn. Kết quả là các
nước nhập khẩu dầu, đặc biệt là những nước có nhu cầu sử dụng dầu lớn và
phụ thuộc nhiều vào dầu đang đánh giá lại các nguồn cung cấp hiện thời và
21
nhiều nước cố gắng thiết lập các nguồn cung cấp ổn định từ một hệ thống
các kênh cung cấp khác nhau.
III. VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA DẦU MỎ TRONG NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM:
1. Tiêu thụ dầu mỏ và năng lượng
Năng lượng là một dạng vật chất đặc biệt, tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau, nhưng chúng đều có đặc tính chung là khi tiêu dùng sẽ tạo ra một nhiệt
năng nhất định hoặc sinh ra công thông qua hệ thống thiết bị truyền lực. Khả
năng sinh nhiệt hoặc sinh công của năng lượng đã quyết định vị trí, vai trò
đặc biệt của nó trong sản xuất xã hội, trong đời sống xã hội, văn hoá và vật
chất của con người. Có thể nói năng lượng quyết định sự tồn tại và phát triển
của xã hội và năng lượng giúp cho con người phát triển ngày càng hoàn
thiện hơn. Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng này vấn đề cân đối và sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn năng lượng luôn là yêu cầu đặt ra cho
mỗi quốc gia và cho cả thế giới.
Ở nước ta, Chính phủ đã có những chính sách để tiết kiệm, có hiệu quả các
nguồn năng lượng hiện có, ưu tiên đầu tư cho phát triển năng lượng trong
nước và nhập khẩu năng lượng để cân đối với nhu cầu còn thiếu, nhờ đó mà
việc khai thác và sử dụng năng lượng của nước ta những năm gần đây tăng
đáng kể. Năm 2005 so với năm 2000 thì mức sản xuất và nhập khẩu của các
nguồn năng lượng chủ yếu tăng như sau: Sản lượng than tăng 181%; Sản
xuất điện tăng 99,8%. Khai thác khí đốt tăng 205,1%; Nhập khẩu xăng dầu

tăng 37,2%*. Do nguồn cung được tăng đáng kể, nên cơ cấu các nguồn năng
lượng trong sử dụng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng có những thay
đổi tích cực. Thông qua những tính toán, cân đối các nguồn năng lượng đã
sử dụng năm 2004 cho thấy: Nếu tất cả các nguồn năng lượng khác nhau đều
được quy đổi về đơn vị đo lường thống nhất là TeJaJun(TJ) và tổng năng
lượng đã sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là 100% thì: Cơ cấu của
nguồn năng lượng như sau: Điện chiếm 11,3%, than chiếm 34,8%, xăng dầu
chiếm 35,9% (trong đó xăng ô tô chiếm 9,8%; xăng máy bay 1,0%; dầu hoả
22
1,2%; dầu diezel 16,1%, dầu mazút 7,8%), ga lỏng 1,7%; khí thiên nhiên
7,3%; các nguồn năng lượng khác (củi, trấu, bã mía, rơm rạ ) 9,0%.
Trong các nguồn năng lượng trên, thì xăng dầu là loại quan trọng và có tác
động mạnh mẽ đến đời sống xã hoá. Xăng dầu các loại chiếm tới 35,9%
trong cơ cấu tiêu dùng, là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất,
nhưng hiện tại đang phải nhập khẩu 100% cho tiêu dùng, trong đó sản xuất
chiếm 33,0%, hoạt động dịch vụ (chủ yếu là vận tải) 58,6%, tiêu dùng cho
dân cư chiếm khoảng 7,3% (thấp hơn so với các nước phát triển vì dân cư
nước ta chưa sử dụng nhiều ô tô cho đi lại) và các đối tượng khác 1,0%. Ga
lỏng là loại năng lượng rất tiện lợi cho sử dụng, hiện tại mới chiếm 1,7%,
trước năm 2002, phải nhập khẩu 100%, nay sản xuất trong nước chiếm 70%,
tương lai không chỉ cung cấp cho tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu.
Tiêu dùng ga lỏng chủ yếu cho dân cư (chiếm 58,7%), cho sản xuất 37,3%,
cho dịch vụ gần 2,9%, các đối tượng khác trên 1%. Khí thiên nhiên là loại
năng lượng mới được sử dụng ở nước ta, có tiềm năng lớn từ khai thác trong
nước, nhưng hiện tại mới chiếm 7,3% tổng tiêu dùng năng lượng, chủ yếu
cung cấp cho phát điện và sản xuất ga lỏng.
Về đối tượng sử dụng năng lượng, nếu tổng tiêu dùng năng lượng cuối cùng
(Không kể tiêu dùng cho sản xuất điện và ga lỏng) là 100%, thì tiêu dùng
cho sản xuất chiếm 47,3%, tiêu dùng cho dịch vụ chiếm 30,8%, tiêu dùng
cho dân cư chiếm 21,1% và cho các đối tượng khác chiếm 1,4%.

So với các nước đang phát triển thì tổng năng lượng tiêu dùng cho sản xuất
và dịch vụ của nước ta còn chiếm tỷ trọng thấp, các nước đang phát triển
thường có mức tiêu dùng cho sản xuất phổ biến từ 50-52%, cho dịch vụ
khoảng 30-32% và cho tiêu dùng dân cư trên dưới 15%.
Về sản xuất và nhập khẩu năng lượng, trong tổng năng lượng tiêu dùng thì
63,5% là sản xuất trong nước và 36,5% là nhập khẩu, trong đó toàn bộ xăng
dầu, một nguồn năng lượng chủ yếu, quan trọng phải nhập khẩu 100%, do
đó dễ bị động khi thị trường xăng dầu thế giới biến động, cụ thể như tăng giá
trong thời gian gần đây.
Từ tình hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng của nước ta hiện nay, cho thấy:
23
Năng lượng được sử dụng của nước ta còn ở mức thấp, bình quân đầu người
khoảng 13.800 MegaJun, chỉ bằng 78,5% mức bình quân đầu người của thế
giới năm 1998.
Cơ cấu trong tiêu dùng năng lượng còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là các
nguồn năng lượng sạch như điện, ga mới chiếm 13%, các nguồn năng không
sạch chiếm 87%, đáng lưu ý là than chiếm 34,8%, các nguồn năng lượng
khác chiếm 9%
1
. Tỷ trọng tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ còn chiếm tỷ
trọng thấp và tăng chậm hơn nhịp độ tăng về sản xuất kinh doanh của 2 khu
vực này. Điều này báo trước tình trạng mất cân đối trong cung cầu năng
lượng và hiện tượng thiếu năng lượng cho sản xuất và dịch vụ sẽ xảy ra, đặc
biệt là các nguồn năng lượng sạch như điện, ga.
Nguồn năng lượng nước ta còn phụ thuộc vào nhập khẩu, do chưa có công
nghiệp lọc dầu, nên 100% dầu mỏ khai thác phải xuất khẩu, để rồi lại nhập
khẩu 100% xăng dầu cho tiêu dùng trong nước. Đây là nghịch lý vừa làm
cho nguồn năng lượng trong nước thiếu tính chủ động vững chắc, vừa làm
giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh trong ngành năng lượng.
Bảng I.6: Tỷ lệ sử dụng các sản phẩm dầu trong các ngành nghề năm 2003

Công nghiệp 34%
Giao thông 99%
Nông nghiệp 84%
Thương mại & dịch vụ công cộng 58%
Dân cư 2%
Nguồn: IEA (2005a,b)
2. Xuất nhập khẩu dầu mỏ
2.1. Tình hình xuất khẩu:
2.1.1. Thị trường xuất khẩu:
Ngày 21/4/1987 lần đầu tiên Việt Nam bán dầu thô ra thị trường thế giới. Và
cho tới nay dầu thô Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí trên thị
trường dầu thô thế giới. Chất lượng dầu thô Việt Nam với hàm lượng lưu
huỳnh thấp và nhiều sáp nến. Các nhà tiêu thụ dầu thô trong khu vực đánh
giá rất cao loại dầu thô này bởi nó ít gây ô nhiễm môi trường. Vì thế Việt
Nam đã tạo ra đội ngũ bạn hàng khá lớn trên thị trường dầu thô.
Bảng I.7: Tỷ trọng các nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Việt Nam (%)
1
Theo báo: Con số và sự kiện 1+2/2006 – Năng lượng và sử dụng năng lượng ở nước ta hiện nay.
24
Nước Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Nhật Bản 59,62 38,9 31,22 30
Mỹ 15,07 20,3 19,66 22
Singapore 18,03 19,22 16,74 20
Trung Quốc 5,35 3,79 5,89 8
Anh 7,99 8,32 8
Hà Lan 0,47 9,46 8
Các nước
khác
1,93 9,13 8,7 4
(Nguồn: Báo cáo phòng thương mại Tổng công ty dầu khí Việt Nam và Dầu

khí Việt Nam, Đoàn Thiên Tích – NXB Đại học quốc gia TP.HCM)
Như vậy, trong một thời gian dài, hơn 10 năm kể từ khi sơ khai, Nhật Bản
luôn là một trong những khách hàng lớn nhất của dầu thô Việt Nam. Tại hội
nghị khách hàng lần thứ nhất của ngành dầu khí Việt Nam tháng 11/1995,
ông H.Dan, giám đốc điều hành công ty SHOWA – SHELL (Nhật Bản), một
trong số 70 đại biểu của các công ty, nhà máy Nhật Bản có mặt tại hội nghị
đã nói rằng nguồn dầu mỏ do các nước châu Á cung cấp có nhiều lợi thế.
Ngay từ năm 1998, khi những thùng dầu thô đầu tiên của Việt Nam xuất
hiện trên thị trường thế giới cho tới nay, Nhật Bản đã mua dầu của Việt Nam
một cách ổn định. Ông Heung Ki In, giám đốc điều hành tập đoàn
Ssangyong cũng đánh giá “dầu thô Việt Nam sẽ trở nên phổ biến tại các nhà
máy lọc dầu khu vực châu á, nơi có trang thiết bị hâm nóng dầu thô và kinh
nghiệm lọc các loại dầu nhiều parafin”. Ssangyong đã tham gia vào việc
thăm dò lô 11-2 ngoài khơi Việt Nam và một trong những hoạt động của nó
hiện nay là đưa dầu thô Đại Hùng vào thị trường Trung Quốc.
Cũng theo dự đoán vào thời gian 7 năm về trước (năm 1996), bạn hàng đến
sau nhưng vào loại khách hàng “giàu triển vọng” của dầu thô Việt Nam là
Mỹ. Những nhà máy lọc dầu của Mobil (Mỹ) đặt tại Nhật đang sử dụng có
hiệu quả dầu thô mua từ mỏ Bạch Hổ và sẽ còn được sử dụng trong các nhà
máy lọc dầu ở úc, Niuzilân thuộc hệ thống Mobil.
Kết quả về thị trường vào tháng 8 năm 2003 như sau:
25

×