Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Giáo trình luận lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.79 KB, 107 trang )

LUẬN LÝ HỌC
MỞ ĐẦU
Con người là một tinh thần nhập thể. Sự kiện nhập thể nói
lên sự kiện, thân phận của một hữu thể đi vào thời gian và sinh
họat trong khu vực không gian. Cũng nói lên cuộc trao đổi liên
tục với ngọai giới, để thu nhập những kiến thức hữu ích cho đời
sống thường ngày, về mặt vật chất cũng như tinh thần.
Thu nhập kiến thức nhờ học tập: học nói và học tư tưởng.
Hai sự việc tương hệ vào nhau. Nói lên tư tưởng và tư tưởng để
ngôn ngữ được dồi dào… Trong quá trình sinh họat của nhân lọai,
chúng ta nhận thấy con đường tư tưởng đã được quy hướng theo
chiều suy lý. Ăn nói và suy nghó cho có đầu đuôi mạch lạc. Đó là
một công trình học tập trường kỳ, và cũng là điều kiện quan trọng
để thu thập kiến thức. Trong chiều hướng ấy, kiến thức đã đạt tới
mức cao độ, ở lãnh vực khoa học và kỹ thuật. Con đường tư tưởng
xem ra trùng với hướng suy lý. Vả chăng, con người, theo truyền
thống là một hữu thể hữu tri.
Tuy nhiên, trong vấn đề này, cổ kim, Âu Á không gặp
nhau. Đại cương, người xưa và người Á Đông không quá khai
thác lãnh vực suy lý. Ngày nay, người ta ý thức rõ rệt hơn và nhận
thấy: lãnh vực suy lý không bao quát tòan thể sinh họat tinh thần.
Bên cạnh, hay nói đúng hơn, đồng thời với phương diện suy lý,
sinh họat của con người cũng diễn tiến với sắc thái ngọai lý nữa.
Sắc thái cố hữu và kỳ cựu trong nhân lọai. Nhưng vì phương diện
suy lý đã được khai thác và đem lại nhiều thành quả đáng kể, nên
người ta lãng quên, nếu không phải là coi thường phương diện
ngọai lý. Thực ra, kinh nghiệm cho thấy: Đời sống không diễn
tiến cách mạch lạc, máy móc, cũng như tư tưởng không luôn luôn
phải đi theo con đường luận lý chặt chẽ.
Sự kiện ấy không biểu lộ một sự trục trặc tạm thời, nhưng
ăn thua tới bản chất sâu xa của con người. Và ngay trong lãnh vực


tư tưởng, nhiều học giả đã khảo sát và trình bày khá sâu rộng về
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
sắc thái ngọai lý. Lòch sử các tôn giáo, lòch sử nhân chủng và môn
tâm lý học hiện đại đã đóng góp phần quan trọng vào việc tìm
hiểu con người tòan diện, với tâm thức dồi dào phức tạp: vừa suy
lý vừa ngọai lý. Tâm thức của một tinh thần nhập thể, vượt qua
mọi giải thích suy lý, vì theo lời của triết gia G.Marcel (Pháp),
con người vẫn là một HUYỀN NHIỆM.
Để theo dõi không những nét đại cương, con đường tư tưởng
được sơ nhận như trên, chúng ta duyệt qua phần luận lý học.
Chúng ta tìm hiểu cơ cấu tư tưởng luận lý, nhằm đáp ứng với nhu
cầu chân lý. Khía cạnh mạch lạc được lưu ý đặc biệt, nhất là trong
luận lý học hình thức (Logica Formalis). Tuy nhiên, với những
công trình nghiên cứu, qua mấy thập niên gần đây, phương diện
hình thức được khai thác tới mức tối đa, trong môn Tân-luận lý
học. Chiều hướng suy lý nổi bật qua phương pháp Hình thức học
(Formalisme) và Công lý học (Axiomatique).
Về sắc thái tư tưởng ngọai lý, chúng ta sẽ tìm hiểu đại lược
tư tưởng tượng trưng. Có thể nói: lãnh vực tượng trưng rất bao la,
thấm nhuần mọi sinh họat của con người , nhất là trong phạm vi
tôn giáo. Một khía cạnh tư tưởng tượng trưng được những học giả
gần đây lưu ý là khía cạnh huyền thọai. Họ đã chân nhận giá trò
của tư tưởng huyền thọai, một tư tưởng phản ảnh tâm thức của
người thời xưa ; bởi vì ngày nay, tư tưởng con người của kỷ
nguyên nguyên tử vẫn còn mang ảnh hưởng của huyền thọai, một
ảnh hưởng không thể mai một, hủy diệt được. Bản chất hữu lý và
ngọai lý của con người là thế đó ! Phong trào thế tục hóa có thể là
một bằng chứng tiêu cực xác nhận tính độc đáo và huyền nhiệm
của thân phận nhân sinh.
6

LUẬN LÝ HỌC
LUẬN LÝ HỌC HÌNH THỨC
MỞ ĐẦU
I. THEO DÒNG LỊCH SỬ
Môn Luận Lý Học được thành hình qua các thời đại Âu Châu.
1. Thượng cổ Hy Lạp.
Suy nghó và trình bày tư tưởng cho có đầu đuôi mạch lạc là
kết quả của sự tập luyện và cố gắng liên tục, nhưng cũng là điều
thông thường. Có thể nói: những quy luật luận lý học được đúc
kết từ những kinh nghiệm thường nhật trong đời sống cụ thể của
con người. Nhưng mạch lạc có lúc không được vững chãi, nên con
người cảm thấy cần nêu ra thành một môn học. Trong thế giới Âu
châu, một số nhà tư tưởng đã bắt đầu công việc ấy. Chúng ta ghi
nhận hai tên tuổi trong giới học giả Hy Lạp: PLATON (429-347
TCN) và ARISTOTE (384-322 TCN). Học gỉa sau là người đầu tiên
đã biên sọan tác phẩm luận lý học: Organon. Luận lý học của
Aristote dựa trên nền tảng tri thức và siêu hình học.
Sau đó, nhóm học giả KHẮC-KỶ (Stoici) đã chuyển hướng
môn luận lý học và lưu ý đến quan điểm duy danh – tự. Từ đó,
môn học đi sát với ngôn ngữ và sắc thái hình thức nổi bật lên.
2. Trung cổ.
Triết gia Boetius (470-525) đã cố gắng hòan bò hóa môn
luận lý học. Nhóm học giả Kinh viện thu thập văn phẩm của
Aristote và dung nạp những lối suy luận giả thuyết của phái Khắc
kỷ. Kể từ thế kỷ XIV, triết học Kinh viện xuống dốc và riêng
môn luận lý, theo thể tam đọan luận cũng theo đà ấy và mất thế
giá đối với nhiều học giả.
3. Cận Đại.
Descartes (1596-1650) nhìn nhận luận lý học cổ điển chứa đựng
nhiều qui luật đúng, nhưng không có giá trò thiết thực.

Leibnitz (1646-1716), nhà tóan học và triết học, đã đề
xướng một thứ luận lý học có giá trò phổ quát (caractéristique
7
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
universelle), có mục đích diễn tả đường lối tư tưởng bằng một hệ
thống ký hiệu tóan học.
4. Hiện Đại.
Một số nhà tóan học thế kỷ XIX đã áp dụng phương pháp
do Leibnitz đề xướng, và thiết lập môn tóan luận lý học, cũng gọi
là Tân luận lý học. Ghi nhận hai tên tuổi: Boole với văn phẩm
Nghiên cứu luật tư tưởng (Investigation of the law of Thought).
- B.Russel với Những nguyên lý tóan học (Principia mathematica)
Hai mục tiêu:
− Dùng ký hiệu tóan đại số, để xác đònh những ý nghóa
không rõ ràng của ngôn ngữ thông dụng.
− Triển vọng diễn tả những khía cạnh tư tưởng bằng cách kê
khai tất cả mối tương quan luận lý.
Hơn nữa, các nhà tóan luận lý học muốn đặt môn luận lý
học cổ điển vào trong một hệ thống tổng quát hơn. Bên cạnh môn
cổ điển, với hai giá đúng sai, họ còn nghó ra luận lý học đa giá:
đúng sai, mâu thuẫn, phi lý, chính xác, cái nhiên …
Hiện nay, tóan luận lý học còn trong giai đọan nghiên cứu.
Lãnh vực lưỡng giá xem ra được áp dụng có kết quả. Những lãnh
vực khác còn trong vòng thí nghiệm.
II. ĐỊNH NGHĨA- ĐỐI TƯNG.
1. Đònh nghóa.
Môn luận lý học chẳng những sử dụng lý trí để tìm hiểu
đường lối của tư tưởng, mà còn nhằm chính lý trí là dụng cụ tư
tưởng. Vì thế, các học gỉa Hy Lạp gọi là khoa học về lý trí:
Logike, episteme. Thánh Toma đònh nghóa: nghệ thuật điều khiểu

họat động của lý trí, nhằm giúp suy luận cách dễ dàng, qui củ và
không sai lạc. (Ars directiva ipsius actus rationis per quam
seilicet homo in ipso actu rationis, ordinate et faciliter et sine
errore procedat Ars directiva) phân biệt môn học qui phạm và
môn học ký thuật. Tâm lý học, xã hội học nặng phần diễn tả sự
kiện. Còn đạo đức học cũng như luận lý học nêu ra những qui luật
giúp con người hành động hữu hiệu. Đạo đức học chi phối hành vi
8
LUẬN LÝ HỌC
con người theo chiều hướng thiện. Luận lý học giúp suy luận cho phù
hợp với lý trí mà đối tượng là chân lý.
( Lưu ý: Lý trí và trí năng cũng là một. Nhưng khi nói lý trí,
ta nhắm lề lối suy luận, còn trí năng nhắm sự hiểu biết –
intellectus: intus legere)
2. Đối tượng: ba động tác tri thức.
a)- Suy luận.
Động tác chính yếu của lý trí là suy luận: đi từ điều đã biết
tới một điều khác. Ví dụ:
Tinh thần là bất diệt
Mà nhân linh là tinh thần
Vậy nhân linh là bất diệt
Động tác suy luận là duy nhất, như một lộ trình Sài Gòn –
La Vang, dừng mãi tại Nha Trang, thì cuộc hành hương Thánh
Mẫu sẽ gián đọan.
Nhưng không phải là động tác đơn nhất, vì có nhiều yếu tố,
mệnh đề hay phán đóan.
b)- Phán đóan
Động tác đứng trước suy luận. Phán đóan tức là quả quyết hay
phủ nhận về sự gì. Như: phòng này rộng, trời không tốt.
Theo mạch lạc tư tưởng, động tác phán đóan có tính cách

duy nhất. Nhưng về cơ cấu, nó nhắm hai từ ngữ hay ý niệm. Mỗi
từ ngữ diễn tả một ý niệm là kết quả của động tác sơ khởi của lý
trí: động tác quan niệm.
c)- Sơ niệm.
Theo phương diện luận lý học, đây là động tác căn bản. Ta
sơ niệm, khi nghó tới sự gì mà không có phê phán gì: ý niệm về
nhà, sông núi.
Ba động tác đều liên hệ mật thiết. Không có phán đóan,
nếu không nghó tới gì cả. Không thể suy luận được nếu chưa có tư
tưởng vững chắc nhờ động tác phán đóan cung cấp cho.
Theo trật tự tư tưởng, suy luận dựa trên phán đóan và phán
đóan dựa trên sơ niệm. Trong thực tế, tùy trường hợp, phán đóan và
9
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
suy luận nổi bật hơn. Đặc tính con người là tư tưởng, nên có lúc ta
hiểu ngay, có lúc cần tìm tòi dò dẫm. Về phương diện kiến thức,
vì suy luận là để có được một tư tưởng rõ ràng, do đó, phán đóan có
điạ vò ưu tiên. Tuy nhiên suy luận cũng quan trọng, để củng cố, minh
đònh hay thiết lập một phán đóan có giá trò.
3- Thành phần môn Luận lý học:
Như đã thấy trên, Luận lý học giúp suy luận mạch lạc và
không sai lạc. Lập luận có giá trò khi hợp lý và xác thực. Hợp lý,
vì có mạch lạc vững chắc. Xác thực, khi tư tưởng ăn khớp với sự
thật. Trong lập luận, người ta lưu ý đến hai phương diện: mạch
lạc hay hình thức suy luận, - và chất liệu hay nội dung tư tưởng.
Do đó, môn Luận lý học chia làm hai phần: phần nhắm thể thức
suy luận gọi là Tiểu Luận lý học hay Luận lý học hình thức
(logica minor vel formalis); phần khác là Đại Luận lý học (logica
maior vel materialis), nhằm bàn vấn đề xác thực của tư tưởng cũng
như vấn đề giá trò của nhận thức.

10
LUẬN LÝ HỌC
CHƯƠNG I: SƠ NIỆM
Chúng ta duyệt qua bản chất của động tác thứ nhất, kết quả
cuả nó là ý niệm. Ý niệm được biểu lộ bằng từ ngữ. Sau đó,
chương này được kết thúc bằng hai phụ động tác: đònh nghóa và
phân chia.
ĐỊNH NGHĨA:
Thánh Tôma đònh nghóa sơ niệm: tác động của lý trí nhận
thức bản chất của một sự vật (operatio qua intellectus aliquam
quidditatem intelligit). Nhận thức sơ khởi, vì chưa có quả quyết
hay phủ nhận, nên động tác này được gọi là SƠ NIỆM. Sự vật
được sơ niệm gọi là đối tượng.
Phân biệt hai đối tượng: - chất thể: chính sự vật mà ta nhận
thức, không giới hạn vào phương diện nào, - mô thể:
sự vật được nhận thức dưới một phương diện nào đó. Ví dụ: con
người là đối tượng chất thể cho nhiều khoa học, tâm lý học, xã
hội học nhưng con người tâm linh là đối tượng mô thể cho tâm
lý học; con người xã hội, đối tượng mô thể cho xã hội học.
Ở đây, là đối tượng mô thể quidditas. Động tác I nhận thức
bản chất sự vật. Không có nghóa là lý trí ta khám phá ngay cách
thấu đáo cả bản tính của sự vật. Khi ta có ý niệm về chất nước, ta
không cho rằng đã am tường tất cả nhưng biết được chất đó
dưới phương diện đơn sơ, thường thức.
Kết qủa của động tác sơ niệm là Ý NIỆM.
I- Ý NIỆM
1. Thế nào là ý niệm ?
Trong tâm lý học, người ta phân biệt ý niệm và hình ảnh
của vd. bàn. Hình ảnh có vẻ cụ thể, riêng biệt. Ý niệm thì trừu
tượng và phổ quát.

Đứng trước sự vật gì, lý trí ta có thể tạo trong tâm giới một
ý niệm về sự vật đó: giai đoạn sơ niệm. Ý niệm có hai khía cạnh:
đối với chủ thể, ý niệm tâm tri, - và đối với sự vật: ý niệm khách
thể. Ý niệm tâm tri (id in quo intelligimus rem) là phương tiện
đưa tơí sự vật. Ý niệm khách thể (id quod per se primo
11
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
intelligitur) là chính sự vật được nhận thức. Chúng ta “nắm lấy”
sự vật nhờ ý niệm tâm tri, như khi dùng tay bắt con thú. Chúng ta
nắm lấy sự vật nhờ ý niệm khách thể cũng như khi nắm lấy đầu
hay mình con thú.
Những ý niệm tâm tri về sự vật không do chính sự vật trực
tiếp cung cấp, nhưng nhờ khả năng trừu tượng của lý trí. Theo
Thánh Tôma, lý trí có khả năng biệt lâïp hoá một vài điểm của sự
vật đối với tình trạng cụ thể của nó. Ví dụ
màu xanh nói chung, không chỉ đònh đó là màu của vật gì
nhất đònh.
2. Nội diện và ngoại hàm của ý niệm.
a/ Giải thích
Một ý niệm có thể lónh hội theo nhiều khía cạnh. Luận lý học
lưu ý đến hai khía cạnh. Theo nội diện, “kim chất” bao hàm những
điểm như: đơn chất, dẫn nhiệt, dẫn điện v.v theo ngoại hàm, kim
chất gồm những chất như vàng, thau , đồng ,chì
Như thế, nội diện của một ý niệm là tổng số các yếu tố hay
đặc tính cấu tạo. Còn ngoại hàm là tổng số các sự vật hay chủ thể
liên hệ.
b/ Tương quan:
Ví dụ hai ý niệm động vật và người. Động vật bao gồm
người và các thú vật khác. Hơn nữa, động vật chứa đựng nhiều cá
thể hơn người. Do đó, theo ngoại hàm, động vật có ngoại hàm lớn

hơn người. Đối lại, ý nghiã động vật mơ hồ hơn ý nghiã người,
nên ý niệm người có nội diện hàm súc hơn. Cách chung, trong
một ý niệm, nội diện và ngoại hàm tỉ lệ nghòch chiều với nhau.
(Xem bản phạm trù hệ trang )
c/ Giá trò:
Tùy theo nhu cầu hoàn cảnh hay tâm tính, nhà luận lý học
đề cao một trong hai phương diện. Tuy nhiên, nội diện được ưu
thế hơn, vì tìm hiểu là đi thẳng vào sự vật chứ không phải đi vòng
quanh. Cách thông thường, nghó tới nhà cửa là nghó tới cái gì được
12
LUẬN LÝ HỌC
kiến trúc để con người trú ẩn rồi mới nghó tới kiểu kiến trúc
theo trật tự tư tưởng.
Vấn đề nội diện và ngoại hàm lệ thuộc vào quan niệm và
tri thức năng của lý trí. Triết gia duy danh tự đề cao ngoại hàm,
cho rằng: ý niệm chỉ là một danh từ không tham chiếu thực sự với
thực tại. Chỉ có những cá vật mà thôi. Ý niệm không thể có giá trò
phổ quát. Vì thế ngoại hàm đóng vai trò quan trọng, vì áp dụng
cho ít nhiều cá thể.
Nhưng nếu ý niệm nhắm bản chất sự vật, biểu lộ cơ cấu sự
vật, thì tất nhiên giá trò của nó căn cứ trên nội diện, trên những
yếu tố cấu tạo bản chất sự vật.
d/ Phạm trù hệ (de Porphyre 233-304)
BẢN THỂ
(giống thượng đẳng)
hữu chất vô chất
VẬT THỂ
(giống trung đẳng)
hữu linh vô linh
SINH VẬT

(giống trung đẳng)
khả giác vô giác
ĐỘNG VẬT
(giống hạ đẳng)
hữu tri vô tri
NGƯỜI
(loại hạ đẳng)
Socrate - Platon - Aristote
3. Phân loại các ý niệm.
Theo ba mục: động tác sơ niệm,- nội diện,- và theo ngoại hàm.
a/ Theo động tác sơ niệm:
Hai loại: đơn giản và hỗn hợp, tùy theo ý nghiã và hình
thức của ý niệm.
- Đơn giản cả ý nghiã lẫn hình thức: vd. người.
13
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
- Đơn giản về ý nghiã,- hỗn hợp về hình thức: động vật hữu tri.
- Đơn giản về hình thức, - hỗn hợp về ý nghóa: triết gia.
- Hỗn hợp cả ý nghóa lẫn hình thức: đệ nhò thế chiến.
Lối phân loại này không có giá trò nổi bật trong Viêït ngữ,
là ngôn ngữ độc vận.
b/ Theo nội diện của ý niệm:
Hai loại: cụ thể và trừu tượng. Vì là kết qủa của hoạt động
lý trí do khả năng trừu tượng hoá, nên tự nó, ý niệm là trừu tượng
rồi. Cho nên, một ý niệm trừu tượng là một ý niệm không trực
thuộc vào một chủ thể hiện hữu: nhân loại, quân đội. Còn ý niệm
cụ thể trực chiếu một chủ thể hiện hữu: người, chim, cá. Phân biệt
cụ thể và cá biệt. Một ý niệm cụ thể đòi hỏi một chủ thể hiện hữu,
nhưng không cần phải là một chủ thể nào nhất đònh.
c/ Theo ngoại hàm:

Ý niệm có thể bao hàm một tập thể theo hai phương diện:
áp dụng cho toàn thể và từng thành phần, hoặc chỉ cho toàn thể
mà thôi: tổng quát từng phần và tổng quát tập thể, như sẽ thấy sau
về từ ngữ.
Ngoài ra, ý niệm có thể chỉ một tập thể hay một thành
phần, một cá thể: giáo só, cha sở.
Nếu ta xét một ý niệm đóng vai chủ từ trong mệnh đề, có
thể phân loại như sau:
- Ý niệm đơn độc: người này.
- Ý niệm công cộng: người ta. Ý niệm này có hai phụ loại:
+ Đặc thù: một vài người.
+ Phổ quát: mọi người.
II- TỪ NGỮ:
Ý niệm được biểu lộ bằng từ ngữ. Ở phần nầy, chúng ta
duyệt qua khái niệm sơ lược về từ ngữ; kế đó, nêu ra những đặc
tính và tương quan giữ a từ ngữ và ý nghóa.
1. Khái niệm:
Theo phương diện tâm lý học, từ ngữ được được khảo sát
trong lãnh vực ngôn ngữ nói chung, và ngôn ngữ văn tự nói riêng.
14
LUẬN LÝ HỌC
Cách chung, danh từ ngôn ngữ, trong khoa học nhân văn hiện đại,
được áp dụng trong nhiều phạm vi sinh hoạt con người. Cử chỉ,
tâm tình là một thứ ngôn ngữ. Nghệ thuật, như âm nhạc, điện
ảnh cũng được coi là một ngôn ngữ phổ quát, vì là một trong
những phương tiện thông đạt, trao đổi giữa con người với nhau.
Có thể ghi nhận mối tương quan giữa ngôn ngữ và tư ưởng,
trong sinh hoạt cá nhân cũng như trong cộng đồng nhân loại. Vai
trò phức tạp của ngôn ngữ vừa diễn đạt vừa tác tạo tư tưởng. Một trợ
lực hữu hiệu, nhưng cũng có lúc cũng gây trở ngại

Đứng trong phạm vi luận lý học, chúng ta chỉ chú trọng đến
từ ngữ được kể như biểu lộ ý niệm và là yếu tố căn bản cho việc
suy luận.
Biểu lộ ý niệm, các từ ngữ cũng được phân loại như ý niệm
mà chúng ta đã thấy ở phần trước .
2- Những đặc tính của từ ngữ .
A- Đa nghóa (suppositio terminorum):
Một từ ngữ nhất đònh có thể mang nhiều ý nghóa khác nhau,
tuỳ mạch văn. Do đó, giá trò của từ ngữ liên hệ đến sựï vật cũng phức
tạp, trong một câu văn, giá trò của một từ ngữ có thể là:
a. Chính xác, (nghóa đen): “sư tử là vật bốn chân”.
b. Không chính xác, (nghóa bóng): “bà này là sư tử”.
Giá trò chính xác có thể là:
a. - Cốt yếu: “người là vật có trí khôn”.
- Phụ thuộc: “người da vàng”.
b. - Thực hữu: “người là một động vật”.
- Trí thuộc : “người là một loại”.
c. - Đơn độc: “anh thợ đang xây nhà”.
- Công cộng: “thú vật biết cử động”.
Giá trò công cộng có thể là:
a. Đặc thù - Hữu đònh: “có người nào đó gian lận”,
- Vô đònh: “cần một người thợ điện”.
b. Tổng quát - Tập thể:“Dân Rôma là một dân đế quốc.”
- Phân phối:“Mọi người đều phải chết”.
15
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
N. B: Các nhà luận lý học quan tâm đến giá trò của từ ngữ và đưa
ra những nhận xét thực tiễn sau đây:
a. Trong một mệnh đề khẳng đònh, như “người là động vật”,
thuộc từ động vật có giá trò đặc thù. Bởi vì từ ngữ ấy không chỉ

mọi chủ thể đáp ứng với ý niệm về động vật, và trong thực tế, có
nhiều thú vật không phải là người ta.
b. Trong một mệnh đề phủ đònh, như “người ta không phải
là thiên thần”, thuộc từ thiên thần có giá trò phổ quát, vì áp dụng
được cho mọi chủ thể đáp ứng với ý niệm về thiên thần, và trong
thực tế, không có thiên thần nào có nhân tính.
c. Không được thay đổi giá trò của một từ ngữ, cách bất hợp
lệ, trong một lập luận (argumentatio). Ví dụ:
(1) Aristote đã thiết lập các phạm trù luận lý học,
(2) Mà thời gian là một phạm trù luận lý học,
(3) Vậy, Aristote đã thiết lập thời gian.
Từ ngữ “thời gian” trong hai câu (2) và (3) không đồng
nghóa. Ở câu (2), “thời gian” được hiểu là một ý niệm; còn trong
câu chót, từ ngữ chỉ thời gian thiết thực.
Giá trò nói trên có thể thay đổi cách hợp lệ, như trong
trường hợp giá trò tổng quát phân phối, người ta có thể đi tới giá
trò đặc thù: từ câu “mọi người phải chết”, ta có thể rút ra câu “anh
nào đó phải chết”.
B. Những đặc tính khác:
1. Khuyếch đại:
Đặc tính này nới rộng ý nghóa qua một từ ngữ. So sánh từ
ngữ “người” trong hai câu sau đây:
- Mọi người nghèo đều vô phúc dưới trần gian.
- Mọi người đều vô phúc dưới trần gian.
2. Hạn chế:
Trường hợp nghòch lại trường hợp ở trên. Ví dụ:
- Quần chúng đều có lòng quảng đại.
- Quần chúng xứ này đều có lòng quảng đại.
3. Chuyển dòch:
16

LUẬN LÝ HỌC
Trong môâït mệnh đề, ý nghóa của một từ ngữ có thể được
chuyển dòch từ nghóa đen sang nghóa bóng, như câu “Bà này là sư
tử Hà đông”.
4. Giảm giá:
Đặc tính này thu hẹp phạm vi ý nghóa của một từ ngữ, bằng
cách cho xen vào trong một mệnh đề, một điều kiện xác đònh ý
nghóa. Ví dụ: “mọi người sẽ được hưởng phúc trường sinh, nếu
sống thánh thiện”.
5. Biệt đònh:
Đặc tính này nhằm xác đònh cách rõ rệt hơn về một điểm
nào trong mạch văn. Câu “Demosthenes là một nhà hùng biện trứ
danh”. Từ ngữ hùng biện xác đònh tư tưởng Demosthenes là người
trứ danh.
C. Tương quan giữa từ ngữ và ý nghóa
Có thể có ba mối tương quan:
- Đồng nghóa (untivoce),
- Dò nghóa (aequivoce)
- Suy loại (anlogice)
- Đồng nghóa: từ ngữ được áp dụng cho nhiều chủ thể, với một ý
nghóa đơn nhất. Ví dụ: “ người” đối với nhiều cá nhân khác nhau.
- Dò nghóa : Trong Việt ngữ, tùy theo nôm hoặc nho, chúng ta có
nhiều từ ngữ dò nghóa . Ví dụ từ ngữ “ yếu”, đôi khi có người dùng
lẫn lộn với nhau: yếu điểm- nhược điểm.
- Suy loại: nghóa suy loại có phần đồng nghóa và có phần dò nghóa.
Phân biệt:
a) Suy loại quy nhất (analogia attributionis): Áp dụng cho
nhiều sự vật, nhưng nhất là cho một sự vật nào thích hợp Ví dụ:
“lành mạnh” áp dụng trước tiên cho vấn đề sức khỏe, sau đó, cho
những gì liên hệ cách này cách khác với sức khỏe, như thức ăn,

cuộc giải trí, không khí, sách báo
b) Suy loại tỷ lệ ( analogia propertionalitatis): áp dụng cho
nhiều sự vật vì chúng tương tự hoặc giống nhau theo một tỷ lệ nào
đó. Ví dụ “sáng trời”, “sáng trí”.
17
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
Phân biệt: -tỷ lệ thực sự khi mối tương quan có nền tảng ở
thực tại, như trường hợp: sáng/ trời và sáng/ trí,
Thiên Chúa/ hiện hữu và Người ta/ hiện hữu.
- tỷ lệ trí thuộc, do trí tưởng tượng hoặc theo nghóa
bóng mà thôi. Ví dụ: cánh đồng tươi cười.
III. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN CHIA
1. Đònh nghóa:
a) - Giải thích:
Theo nội diện, ý niệm mang nhiều yếu tố. Do đó, cần phải
hạn đònh để cho ý nghóa được rõ ràng. Xét theo ngoại hàm, đònh
nghóa tức là phân tích, kê khai những yếu tố hoặc đặc điểm của
một từ ngữ, để giới hạn ngoại hàm của nó.
b) - Phân loại:
♦ Đònh nghóa theo danh tự : bằng cách truy tầm và phân tích.
Phân tích từ ngữ và tìm nguyên tự.
♦ Đònh nghóa thực tế: diễn bày bản chất sự vật. Có ba cách:
- Nêu lên yếu tính: người là động vật có lý trí.
- Dựa theo nguyên nhân:
+ Nguyên nhân tác tạo.
+ Nguyên nhân mô phạm.
+ Nguyên nhân cứu cánh.
- Miêu tả: không nêu lên yếu tính, mà những đặc tính. Ví
dụ: người, biết nói, biết cười.
c) - Điều kiện:

♦ Về nội diện: câu đònh nghóa phải minh xác hơn từ ngữ được
đònh nghóa.
♦ Về ngoại hàm: câu đònh nghóa phải thích đáng, không thiếu
không thừa.
Các nhà luận lý học nhấn mạnh đến cách đònh nghóa theo
giống tiếp cận và loại biệt. Ví dụ: người là động vật (giống tiếp
cận) có lý trí (loại biệt). (xem bản Phạm trù hệ).
d) - Giới hạn:
Không thể đònh nghóa mọi ý niệm, như:
18
LUẬN LÝ HỌC
- Ý niệm đơn giản: sự hiện hữu
- Ý niệm phổ quát như những giống thượng đẳng: bản thể, lượng.

- Một số dữ kiện thực nghiệm: nóng lạnh, màu sắc, âm thanh.
2. Phân chia:
Phân chia nhằm tách rời một toàn thể ra nhiều thành phần.
Động tác này là động tác nội tâm, chứ không phải một sự
phân tán được thể hiện trong thực tế ngoại giới.
a) - Nhiều cách phân chia:
- Phụ phân: như phân nhân loại theo màu da
- Chính phân: khi căn cứ trên chính đối tượng. Có thể là chính
phân chiếu danh: như trong tự điển, hoặc chính phân chiếu thực,
tùy theo những toàn thể hiện diện.
b) Ba loại toàn thể:
- Toàn thể phổ quát (totum universale): Gồm các thành phần gọi
là chủ yếu ( partes subiectiv„): mỗi thành phần đều tham dự vào
yếu tính và tiềm năng của toàn thể. Ví dụ: động vật được chia
làm người và thú. Phân chia chính yếu.
- Toàn thể nguyên tuyền (totum integrale): Gồm các thành phần

nguyên tuyền (partes integrales). Mỗi thành phần này không
chứa đựng đầy đủ về yếu tính cũng như về tiềm năng của toàn
thể. Ví dụ: người gồm hai phần hồn và xác. Phân chia nguyên
tuyền.
- Toàn thể năng lực (totum potestative) Gồm các thành phần năng
lực. Mỗi thành phần này gồm đủ yếu tính, nhưng không đủ về tiềm
năng. Ví dụ: người gồm trí năng và ý chí . Mỗi phần tham dự vào
yếu tính con người, nhưng không bao gồm mọi tiềm năng.
c) - Điều kiện:
- Các thành phần phải đối chiếu với nhau.
- Sự phân chia phải là toàn diện, không thiếu hay thừa phần nào.
- Sự phân chia phải dựa trên nguyên tắc đồng nhất, trong cùng
một bình diện. Chia hạng người mập, ốm, giỏi, cao, thấp, tức là
pha trộn đủ thứ: trí khôn, chiều cao, sức khỏe
19
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
I. KHÁI – LƯC
1. Động tác tri thức thứ hai.
Trong động tác Sơ niệm, chưa có quả quyết hay phán đoán.
Danh từ phán đoán có thể chỉ một lời phê bình hay chính khả
năng của lý trí. Theo phương diện luận lý học, phán đoán là kết
hợp hay phân chia nhiều yếu tố, - nghóa là khẳng đònh hay phủ
nhận. (Iudicium est actio intellectus qua componit vel dividit
affirmando vel negando). Tuy nhiên kết hợp hai ý niệm chưa đưa
tới phán đoán, hiểu đúng theo luận lý học. Có nhiều mệnh đề
không nói lên một phê phán nào, nhưng đưa ra nghi vấn Ví dụ:
tổng số hành tinh là chẵn hay lẻ ? Phán đoán đòi hỏi lý trí biểu
lộ sự đồng hay bất đồng ý về mối liên lạc giữa những ý niệm.
Mệnh đề là dấu hiệu ngoại tại của phán đoán, cũng phải được

hiểu như thế.
2. Mệnh đề:
Mệnh đề gồm ba từ ngữ: chủ từ, động từ và thuộc từ.
Chủ từ thường là danh từ. Danh từ có ý nghóa biệt lập với
thời gian tính. Danh từ “nhà” không trực chỉ quá khứ, hiện tại hay
tương lai, ngoại trừ một số danh từ nói lên thời gian như hôm qua,
ngày nay, hiện tại
Động từ : ý nghóa được phiên dòch (verbum) nói lên tính
cách di biến của nó. Ngay cả động từ esse cũng hàm ngụ sự hiện
hữu trong thời gian. Tuy văn phạm cho thấy động từ esse có mang
nhiều sắc thái như: lệ thuộc, sở hữu, trạng thái , nhưng các sắc thái
ấy đều đặt nền tảng trên thời gian tính: sự hữu.
II. PHÂN – LOẠI
Theo bốn phương diện: liên từ, phẩm và lượng, hình thức.
1. Phương diện liên từ
Tùy theo ý nghóa, chúng ta có thể phân chia mệnh đề qua
trung gian của những liên từ như: và, hoặc, nếu
20
LUẬN LÝ HỌC
- Mệnh đề đơn giản: mệnh đề chỉ gồm có chủ từ, động từ và thuộc
từ: Ví dụ: người là một động vật.
- Mệnh đề hỗn hợp: trường hợp mệnh đề có nhiều phần được liên
kết với nhau bằng những liên từ như sẽ thấy sau đây.
Mệnh đề hỗn hợp có thể chia làm hai phụ loại, tùy theo ý
nghóa được biểu lộ rõ ràng hay không: hiện hợp – ẩn hợp.
+ Hiện hợp có ba thứ:
- Liên kết: Trời nắng và đường phố tấp nập xe cộ.
- Ly tiếp: Trời tối hay là trời sáng.
- Tùy điều kiện: Nếu trời tốt, chúng ta đi du ngoạn.
+ Ẩn hợp cũng có ba thứ:

- Chuyên đoán: Chỉ có Thiên Chúa là tốt lành.
- Ngoại trừ : Tất cả đều may mắn, trừ anh X.
- Tái chỉ: Sử gia, với tư cách sử gia, tôn trọng sự thật.
Các mệnh đề hỗn hợp chỉ có gía trò, khi phù hợp với những
luật liên hệ sau đây:
a ) – Luật mệnh đề liên hợp:
+ Mệnh đề liên kết: đúng : nếu mỗi phần đều đúng.
sai : chỉ một phần sai.
+ Mệnh đề ly tiếp: đúng : chỉ một phần đúng.
sai : khi các phần đều sai.
+ Mệnh đề tùy điều kiện: đúng : khi có liên lạc giữa các phần.
sai : khi không có liên lạc gì.
b ) – Luật mệnh đề ẩn hợp:
+ Mệnh đề chuyển đóan: đúng : nếu có phần đúng.
sai : khi một phần sai.
+ Mệnh đề ngọai trừ: đúng : khi các phần đúng.
sai : khi một phần sai.
+ Mệnh đề tái chỉ: - cũng như hai mệnh đề trên.
2. Phương diện phẩm
Phương diện liên hệ đến sự quả quyết hay phủ nhận.
- Mệnh đề khẳng đònh: người là động vật.
- Mệnh đề phủ đònh: người ta không phải là Thiên thần.
21
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
3. Phương diện lượng
a) - Loại mệnh đề, tùy theo số lượng của chủ từ, ta có:
- Mệnh đề phổ quát: mọi người phải chết.
- Mệnh đề đặc thù: một vài công chức liêm chính.
- Mệnh đề đơn độc: người này là thi só.
- Mệnh đề vô đònh: loài chim bay cao.

b) - Nội diện và ngoại hàm của chủ từ và thuộc từ.
+ Chủ từ: - Ngoại hàm: tùy theo số lượng như đã thấy trên, có
thể là phổ quát hay đặc thù.
- Nội diện: được hiểu toàn diện.
+ Thuộc từ, tùy theo phẩm tính (khẳng hay phủ đònh) của mệnh
đề và theo qui luật sau đây:
1/ Trong mệnh đề khẳng đònh:
- Ngoại hàm: phân diêän hay đặc thù
- Nội diện: toàn diện.
Ví dụ: con người là động vật. Thuộc từ động vật có ngoại
hàm đặc thù, vì ngoài người, còn chỉ các thú khác. Nhưng nội diện
đầy đủ, vì con người có những đặc tính của động vật.
2/ Trong mệnh đề phủ đònh.
- Ngoại hàm: phổ quát.
- Nội diện: phân diện hay đặc thù.
Ví dụ: Người ta không phải là Thiên Thần. Về ngoại hàm,
không có chủ thể nào trong giới thiên thần, là người ta và trái lại
cũng thế. Tuy nhiên, khi phủ nhận như thế, ta không phủ nhận tất
cả những đặc tính có gặp chung trong hai giới: như lý trí, ý chí, . . .
nên sự phủ nhận không hoàn toàn xét về nội diện.
22
MỆNH ĐỀ
NGOẠI HÀM
đặc thù
NỘI DIỆN
phổ quát
Khẳng đònh Phủ đònh
THUỘC TỪ
phổ quát
đặc thù

LUẬN LÝ HỌC
4.Phương diện hình thức.
- Mệnh đề tuyệt đối: vd. Hôm nay trời sáng.
- Mệnh đề thể cách: vd. Có thể hôm nay trời mưa.
Mệnh đề thể cách là mệnh đề tuyệt đối, được bổ túc bằng
những từ ngữ xác đònh một trạng thái của mệnh đề.
Có bốn cách xác đònh một mệnh đề:
+ Có thể hôm nay trời nắng. Thể cách: là không, nhưng có thể có.
+ Không thể xảy ra tai nạn được. Bất khả: chính là cái không thể
có được, không thể xảy ra được.
+ Ngẫu nhiên (tình cờ) tôi đã gặp người quen. Bất tách: có nhưng
cũng có thể là không.
+ Tất yếu con người phải chết. Tất thiết: không thể không có.
Trong mệnh đề như trên, người ta phân biệt hai phần:
- Chủ văn: là mệnh đề. -và Thể cách: trạng thái đònh tính mệnh đề.
III. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA MỆNH ĐỀ.
A. ĐỐI LẬP TÍNH
1. Giải thích.
Đối lập tính luận lý là sự khẳng đònh và phủ đònh về một
vài điểm nào của mệnh đề (affirmatio et negatio eiusdem de
eodem) Sự đối lập nhằm hai phương diện.
+ Theo phẩm: mệnh đề có thể khẳng đònh hay phủ đònh.
+ Theo lượng: mệnh đề có thể phổ quát hay đặc thù.
Hòa hợp hai loại đối lập, chúng ta có thể viết:
- Mệnh đề phổ quát: + khẳng đònh
+ phủ đònh
- Mệnh đề đặc thù: + khẳng đònh
+ phủ đònh
Các luận lý gia dùng những chữ trong La ngữ AffIrmo,
nEgO để ký hiệu bốn mệnh đề:

Mệnh đề khẳnh đònh phổ quát: A , khẳng đònh đặc thù: I
Mệnh đề phủ đònh phổ quát: E , phủ đònh đặc thù: O
23
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
2. Mệnh đề đối lập.
a) - Mâu thuẫn: Mọi người là hảo tâm.
Một vài người không hảo tâm.
Đối lập theo hai phương diện:
- Phẩm: khẳng đònh - phủ đònh (là - không)
- Lượng: phổ quát - đặc thù (mọi - một vài)
b) - Tương khắc: Mọi người là hảo tâm.
Mọi người không hảo tâm. (Không ai hảo tâm)
Đối lập theo phẩm (là - không), còn lượng vẫn là phổ quát.

c) - Hạ tương - khắc: Một vài người hảo tâm.
Một vài người không hảo tâm.
Đối lập theo phương diện phẩm, còn lượng vẫn là đặc thù.

d) Hạ vò: Mọi công chức là liêm chính.
Một vài công chức là liêm chính.
Mọi công chức không liêm chính.
Một vài công chức không liêm chính.
Đối lập về lượng mà thôi.
3. Qui luật đối lập
a) - Hai mệnh đề mâu thuẫn không thể cùng ĐÚNG hay SAI một
lượt.
Nếu 1’ đúng, thì 2’ sai ; nếu 1’ sai, thì 2’ đúng.
b) - Hai mệnh đề tương khắc không thể cùng ĐÚNG, nhưng có thể
cùng SAI một lượt.
Nếu 1’ đúng, thì 2’ sai ; nếu 1’ sai, thì 2’ có thể sai.

c) - Hai mệnh đề hạ tương khắc không thể cùng SAI, nhưng có thể
cùng ĐÚNG một lượt.
Nếu 1’ sai, thì 2’ đúng; nếu 1’ đúng, thì 2’ có thể đúng nữa.
d) - Hai mệnh đề hạ vò có thể đúng hay sai tùy theo trường hợp
đối lập như sau:
Nếu A đúng, thì I đúng Nếu I đúng, thì A có thể sai
A sai , thì I có thể đúng I sai, thì A sai
Nếu E đúng, thì O đúng Nếu O đúng, thì E có thể sai
E sai, thì O có thể đúng O sai, thì E sai
24
LUẬN LÝ HỌC
MỆNH ĐỀ ĐỐI LẬP







BẢN ĐÚNG - SAI
HẠ VỊ HẠ TƯƠNG KHẮC
Đ Đ S S Đ S S Đ
A E
I O
A E
I O
A E
I O
A E
I O

4. Mệnh đề thể cách đối lập
Ngoài đối lập tính của chủ văn (mệnh đề), còn lưu ý đến
thể cách. Các luận lý gia kể 4 thể cách đối lập như sau:
Tất yếu là có : mệnh đề khẳng đònh phổ quát : A
Có thể có : mệnh đề khẳng đònh đặc thù : I
Không thể có : mệnh đề phủ đònh phổ quát : E
Có thể không có : mệnh đề phủ đònh đặc thù : O
a) Với chủ từ đơn độc:
Áp dụng luật đối lập như trên .
25
Không thể anh
là linh mục
Có thể anh không
là linh mục
Tất yếu anh
là linh mục
A E
I O
Có thể anh là
linh mục
Mọi công chức
không liêm chính
Mọi công chức
liêm chính
A
E
OI
TƯƠNG KHẮC
HẠ
VỊ

HẠ
VỊ
HẠ TƯƠNG KHẮC
Vài công chức
liêm chính
Vài công chức
không liêm chính
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
b) Với chủ từ công cộng:
Luật đối lập:
Nếu 1 đúng, 5 phải đúng
1 sai, 5 có thể đúng
Nếu 2 đúng, 6 phải đúng
2 sai, 6 có thể đúng
Nếu 7 đúng, 3 phải đúng
7 sai, 3 có thể đúng
Nếu 8 đúng, 4 phải đúng
8 sai, 4 có thể đúng
Nếu 1 đúng, 4 phải đúng
1 sai, 4 có thể đúng
Nếu 2 đúng, 3 phải đúng
2 sai, 3 có thể đúng
Nếu 5 đúng 1 có thể sai
5 sai, 1 phải sai
Nếu 6 đúng, 2 có thể sai
6 sai, 2 phải sai
Nếu 3 đúng, 7 có thể sai
3 sai, 7 phải sai
Nếu 4 đúng, 8 có thể sai
4 sai, 8 phải sai

Nếu 4 đúng, 1 có thể sai
4 sai, 1 phải sai
Nếu 3 đúng, 2 có thể sai
3 sai, 2 phải sai
B. HOÁN – CHUYỂN TÍNH
Hoán chuyển một mệnh đề, theo luận lý học, là đảo lộn vò
trí của hai từ ngữ: chủ từ và thuộc từ, mà vẫn giữ nguyên nghóa.
(Viết tắt chủ từ: S (subiectum), thuộc từ: P (pr„dicatum) ).
Không người nào là thiên thần, V S c P
Không thiên thần nào là người, V P c S
Điều quan trọng là ngoại hàm của S và P phải được bảo
toàn, như sẽ thấy sau đây.
1. Ba cách hoán chuyển
- Hoán chuyển đơn giản: lượng không thay đổi.
- Hoán chuyển đổi lượng: lượng được thay đổi.
26
- Tất yếu có mọi người
là linh mục.
- Tất yếu có một
người là linh mục.
- Có thể có mọi
người là linh mục.
- Có thể có một vài
người là linh mục.
- Không thể có mọi người
là linh mục.
- Không thể có một vài
người là linh mục.
- Có thể có mọi người
không là linh mục.

- Có thể có một vài
người không là linh
mục.
1 2
6
34
8 7
5
LUẬN LÝ HỌC
- Hoán chuyển nghòch giá: vò trí được trao đổi, và giá trò của S và
P cũng được thay thế bằng – S và – P (cách này khó sử dụng đối
với sinh ngữ).
2. Áp dụng cách hoán chuyển cho 4 mệnh đề:
A, E, I, O.
a) Mệnh đề A hoán chuyển ra mệnh đề I ( đổi lượng )
A: Mọi triết gia là người -> I: Một vài người là triết gia
b) Mệnh đề I hoán chuyển ra mệnh đề I ( đơn giản )
I: Một vài công chức là bác só -> I: Một vài bác só là công
chức.
c) Mệnh đề E có thể hoán chuyển ra -> E và O
E: Không người nào là thiên thần,
-> E: Không thiên thần nào là người.
-> O: Một thiên thần nào (cũng) không phải là người.
Theo luật ĐÚNG – SAI , từ E (đúng) chúng ta có thể hạ tới
O (đúng).
d) Mệnh đề O không có cách hoán chuyển nào hợp lệ, vì ngoại
hàm của S và P bò thay đổi trái luật ĐÚNG – SAI.
3. Công dụng thực tiễn của hoán chuyển tính
Tránh lỗi ngụy biện, ví dụ:
- Mọi nghệ só trứ danh thu hút khán giả (mệnh đề A) (1)

- Mọi người thu hút khán giả là nghệ só trứ danh (mệnh đề A’) (2)
Mệnh đề (2) không đương nhiên là đúng.
4. Hoán chuyển mệnh đề đơn độc
Mệnh đề đơn độc khẳng đònh được hoán chuyển như mệnh
đề A:
A thành I: Phêrô là triết gia.
Một triết gia nào đó là Phêrô
Mệnh đề đơn độc phủ đònh được hoán chuyển như mệnh đề
E:
E thành E: Giacôbê không phải là thủ phạm,
Không thủ phạm nào là Phêrô.
27
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN.
C. TƯƠNG ĐẲNG TÍNH
1. Khái niệm
Hai mệnh đề tương đẳng đều có cùng một ý nghóa như nhau.
Nhưng được diễn ngữ khác nhau, và tùy theo trường hợp người ta
muốn nhấn mạnh về điểm nào trong một câu. Ví dụ hai câu:
Không phải mọi người đều thánh thiện. (1)
Có một vài người không thánh thiện. (2)
Nếu bỏ chữ không phải trong câu (1), chúng ta có câu: Mọi
người đều thánh thiện: là mệnh đề khẳng đònh phổ quát A, đối
lập mâu thuẫn với câu (2) là mệnh đề O.
2. Cách thiết lập mệnh đề tương đẳng
Muốn tìm một mệnh đề đối lập với một mệnh đề nào đó,
người ta thường xen vào cơ cấu mệnh đề đó một từ ngữ
phủ nhận (không). Do cách đặt và vò trí của phụ ngữ trong mệnh
đề, chúng ta có thể lập những mệnh đề đồng nghóa với các mệnh
đề đối lập với mệnh đề đó. Đó là đặc tính tương đẳng của mệnh
đề.

Thử cho mệnh đề M chẳng hạn. Mệnh đề M có thể có 3
mệnh đề đối lập là mâu thuẫn, tương khắc (hoặc hạ tương khắc)
và hạ vò. Cứ điểm trong mệnh M là chủ từ, tùy chỗ đứng của phụ
ngữ mà ta có những mệnh đề tương đẳng hay đồng giá với những
mệnh đề đối lập với mệnh đề M;
a) TIỀN: MÂU THUẪN
- Mọi người đều phải chết (mệnh đề A)
- Không phải mọi người đều phải chết, mệnh đề này
tương đẳng với:
- Một vài người không phải chết (mệnh đề O)
b) HẬU: TƯƠNG KHẮC
Đặt chữ không sau chủ từ nhưng trước liên kết từ của một
trong hai mệnh đề tương khắc với nhau.
- Mọi người đều phải chết (mệnh đề A)
- Mọi người không phải chết (mệnh đề E), không người
nào phải chết.
28
LUẬN LÝ HỌC
c) TIỀN – HẬU: HẠ VỊ
Cách đặt phụ ngữ không vào trước và sau chủ từ của một
trong hai mệnh đề hạvò sẽ làm cho mệnh đề này tương đẳng với
mệnh đề còn lại.
- Mọi người đều phải chết (mệnh đề A)
- Không phải mọi người đều không chết, mệnh đề này
tương đẳng với: một vài người phải chết (mệnh đề I)
Không dễ tìm mệnh đề tương đẳng với mệnh đề đối lập hạ
tương khắc, vì câu văn quá quanh co mờ ám không còn tự nhiên.
Ví dụ: Một vài bác só là công chức (I)
- Không có một vài người bác só là công chức, tương đẳng:
- Không bác só nào là công chức (E)

- Một vài bác só là công chức (I)
- Một vài bác só không là công chức (O)
♦ Một vài bác só là công chức (I)
♦ Không có bác só nào không phải là công chức, tương đẳng:
♦ Mọi bác só là công chức (A).
LƯU Ý:
Đặc tính tương đẳng của mệnh đề không có giá trò thực
tiễn đồng đều. Cổ ngữ như La ngữ tiếp nhận dễ dàng. Sinh ngữ
như Việt ngữ của chúng ta, như thấy trên, có thể ghi nhận một vài
thể thức mà thôi. Có trường hợp một mệnh đề được phụ ngữ
KHÔNG đã là mệnh đề đối lập rồi, nên không còn là tương đẳng
nữa: như trường hợp hạ tương khắc.
29

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×