Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỄN VĂN HÓA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.11 KB, 16 trang )

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỄN VĂN HÓA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI

PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên
Viện Văn hóa - Thông tin (HN)


I. Văn hóa học ở Mĩ - nửa đầu thế kỷ XX
1. 1. R. Linton - dự báo một khoa học mới về văn hóa
Nhà nhân học người Mỹ nổi tiếng Ralph Linton, từ năm 1945 trong một công
trình có tựa đề “Cá nhân, xã hội và văn hoá - những khái niệm khoa học xã hội có
tính liên ngành” đã dự báo sự ra đời khoa học này.
Vàỏ thời đại mình, ông chưa định danh cho nó, nhưng khi nghiên cứu các khái
niệm cá nhân, xã hội và văn hóa ông nhận thấy chính bản thân các khái niệm này
đã có tính liên ngành. Chẳng hạn cá nhân chỉ có thể hình thành trong những điều
kiện xã hội và văn hoá nhất định, nhưng cá nhân bằng những nhu cầu và năng lực
của nó tạo ra những cơ sở của mọi hiện tượng xã hội và văn hoá. Và xã hội là
những nhóm cá nhân được tổ chức lại. Còn văn hoá là những kết cục cuối cùng
của những ứng xử có tổ chức được lặp lại của các thành viên xã hội. Dường như
trong việc nghiên cứu các đối tượng này đã có một sự phân công từ trước như một
tiền định: tâm lí học thì nghiên cứu cá nhân, xã hội học thì nghiên cái xã hội, cộng
đồng và nhân học thì nghiên cứu văn hoá. Bản thân đối tượng nghiên cứu đã có
tính liên ngành tất sẽ đòi hỏi phương pháp nghiên cứu cũng phải có tính liên ngành.
Ralph Linton một nhà nhân học bậc thầy người Mĩ ngay từ năm 1945 đã nhận thấy
điều không ổn này và dự báo:
"Có một điều ngày càng nổi rõ, rằng cá nhân, xã hội và văn hoá được gắn kết với
nhau mật thiết đến như thế và sự liên kết của chúng liên tục như thế. Nhà nghiên
cứu mà chỉ tìm cách làm việc nhằm vào một lĩnh vực không có mối liên quan nào
đến hai lĩnh vực kia, thì sẽ bị bế tắc. Vẫn còn mãi không gian cho các chuyên gia
và những mối quan tâm có thể giải nghĩa để đưa kết quả nghiên cứu ra khỏi sự
chia cắt của các chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên chắc chắn người ta sẽ không
sai khi bắt đầu dự báo, rằng những năm sắp tới sẽ được dùng vào việc hình thành


một khoa học về sự ứng xử của con người, mà khoa học này thống nhất được các
kết quả của tâm lí học, của xã hội học và của nhân học thành môt hợp đề
(synthese)"(1). Đến đây có thể nhận rõ một điều, rằng dầu cho chưa định danh cho
cái khoa học tương lai mà mình dự báo, Linton cũng đã chỉ ra được tính chất liên
ngành bắt buộc của một phương pháp nghiên cứu khoa học. R. Linton đã dự báo
một khoa học về ứng xử (thực chất là khoa học về văn hóa) tồn tại ngoài khoa
nhân học.
1.2. White A.Leslie và văn hoá học trong ý nghĩa của nhân học văn hóa
Năm 1949 nhà nhân học người Mĩ, Leslie Wihte đã xác định thuật ngữ văn hoá
học (culturology), để chỉ rõ cái khoa học về văn hóa mà R.Linton dự báo, điều mà
các nhà nghiên cứu văn hoá Đức còn dè dặt, không dám khẳng định từ đồng nghĩa
ấy trong tiếng Đức do Gustaf Klemm đã nêu ra từ một thế kỉ trước đó. Tuy nhiên,
trong bài viết có giá trị mở đầu này, dẫu cho, Wihte đã phân biệt văn hóa học với
tâm lí học, xã hội học, và nhiều ngành khoa học khác như: dân tộc học, lịch sử văn
hóa, nhng thực chất ở thời điểm đó ông cũng đã chỉ ra có thể coi môn văn hóa học
vận dụng 4 đường lối xử lý đối với các hiện tượng văn hóa, mặc dầu vậy ông cũng
chỉ gọi nó là nhân học văn hóa, bởi một lẽ thường tình ông là nhà nhân học nổi
tiếng. Nhiều người cũng vì lẽ đó đã đồng nhất văn hóa học với nhân học văn
hóa.Trong quá trình phát triển nửa sau của thế kỉ XX ở Mỹ cũng như ở nhiều quốc
gia khác theo nhiều khuynh hướng khác nhau và trở thành một chuyên ngành riêng.
Dưới đây chúng tôi xin dẫn lại một vài luận điểm trong bài báo quan trọng này của
L.White([i]):
1- Văn hoá học là một chuyên ngành của nhân học, trong đó xử lý văn hoá (các
thiết chế, các công nghệ, các hệ tư tưởng) với tính cách một lớp riêng biệt các hiện
tượng được tổ chức theo các nguyên tắc riêng biệt và ứng xử theo các quy luật
riêng biệt của nó.
2- Trước khi chuyên ngành văn hóa học nảy sinh trong sự phát triển nhãn quan
khoa học ([ii]), thì các ý kiến diễn giải tự nhiên chủ nghĩa (tức là đứng ngoài quan
điểm của thần thoại, thần học) về hành vi ứng xử của các dân tộc đều mang tính
chất sinh học, tâm lý học hay xã hội học.

3- Mặc dầu văn hóa học xem xét quá trình văn hóa mà không cần lưu ý đến các
quá trình sinh vật và tâm lý của nhân thân con người, song nhà nghiên cứu văn hóa
học vẫn thừa nhân mối quan hệ tất yếu và chặt chẽ giữa văn hóa nói chung với con
người nói chung. Xét về phương diện sinh thành, văn hóa là những gì khiến cho
người là một giống loài động vật như nó đang tồn tại. nếu người ta, một con người
- sinh vật, mà khác đi thì ắt là nền văn hóa của con người cũng phải khác.
4- Thật ra, việc khảo sát văn hóa, tức ngôn ngữ, thiết chế, hệ tư tưởngvà các hệ
thống công nghệ coi như các lớp hiện tượng riêng rẽ, được giải thích bằng chính
bản thân chúng quyết không phải là tái tạo chúng dưới dạng sai biệt. Đó là những
sự vật và sự kiện thực tại, có thể quan sát thấy ở ngoại giới, y như đối với nguyên
tử, tế bào và các ngôi sao.
II. Ở miền tây nước Mỹ những năm 70 và 80 Tân chủ nghĩa lịch sử
Nhà sáng lập quan trọng nhất của trường phái này là Stêphên Greenblatt, giảng
viên khoa văn học Anh tại trường Đại học tổng hợp Caliornia tại Berkeley. Xuất
phát điểm của Tân Chủ nghĩa lịch sử là sự đòi hỏi phải giành lại cho văn bản văn
chương những năng lượng xã hội và trường ý nghĩa mà trong đó nó xuất hiện.
Định hướng này là cơ sở cho mối quan hệ giữa văn bản và ngữ cảnh: Điều này dẫn
đến sự phức tạp hoá cực đoan của một trong những yếu tố trung tâm của việc biên
soạn lịch sử văn học truyền thống. Những quan hệ hiện hữu rõ ràng trước kia được
thay thế lẫn nhau trong sự sao chép lại của sự tuần lưu, sự biến đổi và trao đổi của
những chu kì tranh luận và thực tiễn văn hoá.
Tuy nhiên khuynh hướng này đã thể hiện sự bất cập của nó. Mặt trái của mối
quan tâm tới tính lịch sử của văn bản chính là mối quan tâm tới tính văn bản của
lịch sử như tác giả Louis Montrose đã trình bày (tr.7). Trước lí do này, S.
Greenblatt đã đề xuất khái niệm Thi pháp văn hoá có tư cách là cái thay thế cho
khái niệm Tân Chủ nghĩa lịch sử. Khái niệm mới này đã góp phần mở rộng khoa
học văn chương thành nhân học văn hoá.
III- Nghiên cứu văn hoá ở Anh (Cutural Studies)
Sự phát triển của “nghiên cứu văn hoá” ở những nước Anglô-Săcson vào những
năm Sáu mươi thế kỉ XX không chỉ với tư cách là nguồn lí luận cho động cơ này

nọ bên trong cuộc tranh luận của người Đức về các khoa học về văn hoá. Nó chính
là xuất phát điểm quan trọng cho việc thành lập “Trung tâm nghiên cứu văn hoá
đương đại tại trường Đại học Tổng hợp Birmingham vào năm 1964. Sau đó cũng
đã được quốc tế hoá và quá trình nghiên cứu chuyển sang đào tạo Sau đại học rồi
chuyển sang đào tạo đại học.
Khái niệm nghiên cứu văn hoá (cultural studies) được phát triển ở Anh, dựa vào
truyền thống của cánh tả chính trị tập trung chú ý vào văn hoá đại trà, phê bình
truyền thông và phê bình ý thức hệ (Bollenbeck).
Dấu hiệu đặc trưng của nó có thể kể đến: lý luận xã hội Macxit mà cách đặt mục
tiêu nghiên cứu mang dấu ấn ý thức hệ và giới hạn đối tượng vào văn hoá đại trà
thời hiện tại (Nuening).
Ở ta không ít người cho rằng văn hóa học chỉ là nghiên cứu văn hóa của người
Anh.
IV- Lịch sử tâm thức (những năm 60 ở Pháp)
Lịch sử tâm thức là một khái niệm tập hợp biểu đạt sự nghiên cứu về sự xuất hiện,
sự biến dạng và chức năng của tố chất tâm trạng, đạo đức và dễ xúc động có tính
tập thể của con người, cũng giống như là những quan niệm về cái chết và về tình
dục, về gia đình và về lao động.(Xem Raulff 1986). Khái niệm tâm thức biểu đạt
một sự tổng hoà của tư duy, tình cảm, niềm tin, sự hình dung những hình thức trí
tuệ của cộng đồng, thêm vào đó là những khía cạnh phi vật chất của văn hoá.
Trường phái này có sự khác biệt với trường phái Biên niên sử. Sau thế chiến thứ
hai các nhà sử học biên niên chỉ tập trung trước hết vào hiện thực vật chất, vào các
quá trình kinh tế và vào các cấu trúc xã hội.
V- Quan điểm và chương trình đào tạo văn hoá học ở Đức
5.1.Thận trọng, hoài nghi đến dè dặt
Văn hoá học hay các khoa học văn hóa đều không phải là những từ ngữ mới, cả
hai khái niệm đều xuất hiện ở Đức trong nhiều ngữ cảnh khác nhau từ cuối thế kỷ
19. Lần đầu tiên khái niệm khoa học văn hoá (số ít) xuất hiện trong tiểu luận:
“Những tư tưởng cơ bản về văn hoá học đại cương" (1851) của nhà lịch sử văn
hoá, nhà sưu tầm kiêm nhà thư viện học, Gustav Klemm (1802-1867).Trong lần

xuất hiện này Văn hoá học (Kulturwissenschaft) được dùng trong sự đối lập với
khoa học tự nhiên (Naturwissenschaft). Thế nhng văn hoá học với tư cách là một
chuyên ngành nghiên cứu có đối tượng xác định và phương pháp đặc trưng của nó
thì mãi đến cuối thế kỉ XX mới được công nhận và đưa vào đào tạo tại các trường
đại học ở Đức.
Giáo sư người Đức tên là Ansgar Nuenning, người chủ biên cuốn từ điển chuyên
về lý luận văn hoá và văn học gồm 700 đơn vị thuật ngữ đã trình bày quan điểm
của mình trong định nghĩa thuật ngữ văn hoá học (Metzler,1998, tr 299-301).
Trong định nghĩa của ông có đôi chút hoài nghi và thận trọng rất cần thiết khi xem
xét một khoa học mới hình thành và phát triển trong chừng hơn 20 năm trở lại đây.
Tác giả bài báo chỉ ra nhiều điểm còn bất cập của văn hoá học:
“Mặc dầu có nhiều nỗ lực từ nhiều phía, cho đến nay, theo A. Nuening thì khái
niệm văn hoá học vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng, bởi vì trong khái
niệm này sự đa dạng và khuynh hướng nghiên cứu trong các khoa học tinh thần đã
được đúc kết lại, bởi vì nó hoạt động như một khái niệm tập hợp đối với những
mối quan hệ traí chiều có tính chất mở và liên ngành và còn bởi vì phạm vi nghiên
cứu của nó đang còn được tranh luận.Lâu nay khái niệm văn hoá học, đã được sử
dụng một cách lạm phát”.
Mặc dầu vậy, A.Nuening vẫn xác định rằng, văn hoá học vẫn cần được phân biệt
với hình thức nghiên cứu văn hoá (cultural studies) phát triển ở Anh. Với những
xác định về đối tượng và phương pháp được xác lập một cách có căn cứ phù hợp
của nó, văn hoá học, đã và đang có những điểm tiếp cận đa tầng của nhiều khoa
học chuyên ngành như: hình tượng học so sánh, biểu tượng cộng đồng, hình thái
học văn hoá, nhân học văn hoá, lịch sử khái niệm, lịch sử tinh thần, lịch sử tư
tưởng, lịch sử tâm trạng, lịch sử văn hoá mới, xenologie (nghiên cứu cái xa lạ) và
gender studies (nghiên cứu giới tính). Để định nghĩa về những thể nghiệm khác
nhau, phạm vi đối tượng và các phơng pháp thì người ta cũng cần phải phân biệt,
một mặt, về phương diện những khái niệm văn hoá và lý luận văn hoá được vận
dụng, mặt khác, chúng bị biến dạng trong quan hệ với khái niệm chủ đạo và
phương pháp có tính lý thuyết đã được đề xuất một cách phù hợp.

- “Văn hoá học với tư cách là một biện pháp phân tích và tổng hợp ý nghĩa, phân
tích phong cách cảm nhận cái được biểu đạt, phong cách biểu tượng hoá và phong
cách đồng nhận thức trong tính chất tác động của thế giới sinh tồn của chúng”
(Boehm, Scherpe 1996, tr.16).
- Văn hoá học bắt tay vào “việc nhận thức tính chất chuyển tải văn bản của các
văn hoá cũng như nhận thức những tiềm ẩn văn hoá của các văn bản văn học”
(Bachmann-Medick, 1996, tr.45).
Theo tác giả này thì những công trình của E.A.Casier về “các hình thái biểu
tượng”và về Lô gích của Văn hoá học không những đã đặt nền móng cho văn hoá
học mà còn xác lập cơ sở lí luận cho nó; những công trình xã hội học của
G.Simmel theo lí thuyết văn minh suy thoái và việc nghiên cứu có tính lịch sử tâm
lí của N.Elia; các công trình lịch sử văn hoá của J.Burckhardt, của G.Lukac,
E.R.Curtius và của W.Benjamin (xem Simonis, 1998) cũng như lịch sử tâm thức
của người Pháp, đều được xếp vào bậc những tiền thân, tiền bối của lịch sử văn
hoá học.
Tuy nhiên không phải vì người Đức đã có một nền tảng triết học văn hoá phát
triển mạnh mà họ vội vàng phát triển văn hoá học, ngược lại họ cho rằng, họ đã có
triết học văn hoá rồi hà tất cần có văn hoá học. Trước quan điểm này, Max Werber
đã nhận định, với triết học văn hoá của Casier, văn hoá đã bay lên trời, với văn hoá
học, văn hoá sẽ trở về với cuộc sống nhân thế.
Mặc dầu thừa nhận rằng, những vấn đề mà văn hoá học đã đưa ra chứng tỏ là đặc
biệt phong phú, tác giả này vẫn tiên liệu:
“Liệu văn hoá học trong tương lai có chiếm lĩnh được đất cho mình hay không,
điều này không chỉ phụ thuộc vào độ rắn chắc của những phác thảo về lí thuyết
hoặc năng xuất nghiên cứu, mà còn phụ thuộc vào sự kiện toàn cơ chế của văn hoá
học được thiết lập có tính liên ngành và có tính lịch sử trong các khoa học tinh
thần.” - với thể giả định như thế Nuening còn chờ đợi sự kiện toàn cơ chế của văn
hoá học và ông còn để ngỏ kết luận cuối cùng về Văn hoá hoc.
5.2. Đề cao tiềm năng khám phá của văn hoá học
Trong cuốn từ điển về Văn hoá đương đại gồm hơn 700 đơn vị từ và thuật ngữ,

hiện tượng văn hoá xuất hiện sau năm 1945 do Metzler xuất bản sau cuốn từ điển
đã dẫn ở trên (2000), tuy có những quan điểm và đánh giá trùng hợp với giáo sư
Nuenning, Giáo sư người Đức Georg Bollenbeck cũng đã có chủ ý khác, khi muốn
ghi nhận và đề cao những đóng góp và tiềm năng của văn hoá học :
“Văn hoá học là môt khái niệm tập hợp, có tính khuyếch tán từ nhiều hướng
nghiên cứu, nhiều phương pháp và lý thuyết khác nhau của các ngành khoa học
tinh thần đang có đòi hỏi cơ bản về tính liên ngành, về sự đổi mới phương pháp và
về sự mở rộng đối tượng “ (sđd, tr.279).
Theo Bollenbeck thì sự hình thành văn hoá học gắn trực tiếp với việc nhận thức
lại khái niệm văn hoá mà ông gọi là sự liên kết lại và xác định lại khái niệm văn
hoá. Quá trình này diễn ra trên hai bình diện:
“Thứ nhất, văn hoá học, về hình thái lý thuyết của một khoa học đã đạt được
những cái chung của các ngành khoa học tinh thần, đạt tới khả năng nhận thức
những quan hệ giá trị và phương pháp của chúng” (Bollenbeck, 2000, sđd, tr.279).
Điều này trong ý kiến của Nuenning còn chưa được khẳng định.
Thứ hai, văn hoá học bảo đảm cho sự mở rộng có tính chất vật chất phạm vi đối
tượng của các ngành khoa học tinh thần (lịch sử văn hoá, lí luận văn hoá).
Max.Weber sau khi xác định “Văn hoá với tư cách là những năng lực của con
người nhằm mang ý nghĩa tới cho lối thoát cuối cùng ra khỏi sự vô nghĩa của lịch
sử thế giới”, đã xác định tính cách của văn hoá học là "khoa học về thực tại".
Bollenbeck kết luận bài viết của mình một cách tự tin :
“Dẫu sao văn hoá học với tư cách là một khái niệm thăm dò và phản ánh đã
chứng tỏ một tiềm năng khám phá đáng trân trọng và một tiềm năng có tính liên
ngành. Sự khiếu nại có tính quốc tế rộng rãi đối với khái niệm văn hoá không còn
bị giới hạn nữa ở khái niệm tinh thần và khái niệm giáo dục và những vay mượn
về phương pháp luận từ các lí luận đi trước (như lý thuyết biểu tượng, kí hiệu học
và phân tích đối thoại), có thể mài sắc thêm ý thức vấn đề đang ở trong tình trạng
cần được định hướng cho cái lô gich riêng của một chuyên ngành phù hợp tới tầng
vấn đề có tính xuyên ngành (Transdissziplinaere) và sự hợp tác có tính liên ngành
(interdissziplinaere).”

5.3. Định hướng đào tạo văn hoá học
Năm 2000 tại Cộng hoà liên bang Đức, Nhà xuất bản Rowohlts Enzyklopaedie
đã công bố một loạt sách định hướng các ngành học đại học trong đó có cuốn sách
mang tựa đề Định hướng văn hoá học, cuốn sách dày 272 trang do ba giáo sư và
tiến sĩ người Đức: Hartmut Boehme, Peter Matussek và Lothar Mueller biên soạn,
nhằm giới thiệu chương trình đào tạo văn hoá học của nhiều trường đại học lớn ở
nước này.
Theo các tác giả cuốn sách thì, dẫu sao mọi cuộc tranh cãi dường như cũng đã đi
tới hồi kết luận để có thể xây dựng luận cứ khoa học cho một nội dung đào tạo ổn
định, tương lai của văn hoá học còn để ngỏ nhưng trong thực tế, văn hoá học đã
trở thành một chuyên ngành đào tạo ở trên 12 trung tâm đại học đào tạo khoa học
cơ bản và khoa học xã hội lớn lớn của Đức.
Những tiền đề này của khoa học văn hoá đã được mô tả đầy đủ như là những
luận chứng, những gợi ý và đóng góp cho ngành khoa học còn non trẻ này, đồng
thời chúng còn là nguồn tri thức cần thiết cho sinh viên và nghiên cứu sinh.Có thể
nói những tiền đề này sẽ là những thành tố cơ bản cấu thành văn hoá học.
VI- Văn hoá học ở Nga - những năm chín mươi([iii])
Với quan điểm coi Văn hoá học là khoa học hình thành trên vùng tiếp giáp của
các kiến thức xã hội và nhân văn về con người và xã hội, và nghiên cứu văn hoá
như một chỉnh thể toàn vẹn, như một chức năng đặc biệt và như tính tình thái của
tồn tại con người, các nhà văn hoá học Nga hiện đại cố gắng kết hợp các khuynh
hướng và phương pháp luận nghiên cứu văn hoá kể trên cùng một vài khuynh
hướng khác với truyền thống Nga trong nghiên cứu lịch sử tập quán, nghiên cứu
tái cấu trúc huyền thoại và văn hoá -ngữ văn, nghiên cứu các quan niệm kiểu loại
lịch sử văn hoá, với triết học và hệ tư tưởng về chức năng giáo dục của văn hoá,
với các tư tưởng của triết học “chủ nghĩa vũ trụ Nga” v.v. Văn hoá học Nga tiềp
nhận kinh nghiệm của ngành Phương Đông học Nga, giải quyết những nhiệm vụ
giống nhau trong việc tổng hợp các kiến thức khoa học xã hội với kiến thức nhân
văn, nhưng thiên về lược đồ thu nhỏ .
Văn hoá học Nga rõ ràng rộng hơn Nhân học (Anthropology) phương Tây,

nhng không bao trùm toàn bộ khái niệm Nhân văn (Humanitaria). Những định
nghĩa kiểu: Cultural research hoặc Cultural studies chính xác hơn về mặt hình
thức, nhưng ít giải thích được gì về bản chất.
Về mặt tầng bậc, trong Văn hoá học có thể chia ra hai lĩnh vực nhận thức chính:
Văn hoá học thuần tuý (ở nghĩa hẹp) như một loại kiến thức tích hợp về hiện
tượng toàn vẹn văn hoá trong thời gian lịch sử có thực và trong không gian tồn tại
xã hội của nó và nghiên cứu văn hoá như tổng hoà các bộ môn khoa học riêng biệt,
nghiên cứu các tiểu hệ thống riêng rẽ của văn hoá theo các lĩnh vực hoạt động
chuyên môn (văn hoá kinh tế, văn hoá chính trị, văn hoá tôn giáo, văn hoá nghệ
thuật và các văn hoá khác). Trong đó triết học văn hoá, như phương pháp luận để
thấu hiểu bản chất siêu hình của văn hoá và để hình thành các nền tảng thế giới
quan về cách hiểu văn hoá, được hàng loạt các nhà văn hoá học không đưa vào kết
cấu của các khoa học văn hoá học đích thực, mà đưa sang lĩnh vực kiến thức triết
học có những mục đích nhận thức khác với các khoa học xã hội, trong đó có Văn
hoá học. Như vậy, Văn hoá học thuần tuý là một khoa học hoàn toàn kinh nghiệm
chủ nghĩa, nghiên cứu những hiện tượng lịch sử cụ thể của văn hoá và phát hiện
những quy luật có tính tổng hợp của sự hình thành, hoạt động và biến đổi của các
hiện tượng ấy.
Cũng có thể có cách phân loại theo các khuynh hướng chính của Văn hoá học,
trong đó chia ra Văn hoá học xã hội, và Văn hoá học nhân văn. Hai khuynh hướng
này của Văn hoá học còn khác nhau rõ rệt ở phương pháp luận nhận thức chủ đạo:
ở trường hợp thứ nhất là phương pháp luận giải thích hợp lý và ở trường hợp thứ
hai là phương pháp luận diễn giải miêu tả.
Ngoài cách phân biệt Văn hoá học dựa theo khách thể và phương pháp luận, còn
có thể có cách kết cấu dựa theo các mục đích đặc thù, các lĩnh vực đối tượng và
các cấp độ nhận thức và tổng kết. Ở đây có vị trí trước tiên là việc phân chia Văn
hoá học ra thành Văn hoá học cơ bản, và Văn hoá học ứng dụng.
Văn hoá học cơ bản lại có thể chia ra những khuynh hướng tuỳ theo đối tượng đã
định hình nhiều hay ít, như nhân học văn hoá và xã hội; như Văn hoá học lịch sử;
như nhân học tâm lý; như ngữ nghĩa học văn hoá. Trong mỗi bộ môn của Văn hoá

học cơ bản có thể tách ra vài cấp độ nhận thức và tổng kết tư liệu: cấp độ lý luận
đại cương, cấp độ tiểu hệ thống khách thể, cấp độ cụ thể hoá (các hình thức có tính
khuôn mẫu, chuẩn mực ), cấp độ các cổ mẫu riêng lẻ của văn hoá. Trong Văn hoá
học ứng dụng cũng hình thành các hướng nghiên cứu như: quản lý văn hoá, lập dự
án văn hoá - xã hội, hoạt động bảo tồn văn hoá, phục hồi văn hoá - xã hội, các
bình diện văn hoá - xã hội của giáo dục, công tác giáo dục văn hoá và thời gian
nhàn rỗi, nghiên cứu bảo tàng, thông tin - thư viện và công tác lưu trữ v.v.
Khác với Văn hoá học thuần tuý, các khảo cứu có tính nghiên cứu văn hoá được
đặc trưng ở chỗ trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào tạo nên một hiện
tượng như là “văn hoá nghề nghiệp” trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của thực
tiễn chuyên ngành (“văn hoá kinh tế”, “văn hoá quản lý”, “văn hoá triết học” v.v.),
tích luỹ trong mình các tham số chủ yếu về giá trị xã hội của lĩnh vực hoạt động
này, thể hiện bình diện giá trị - xã hội của nó, các tiêu chuẩn chuyên môn nắm
vững công nghệ v.v., điều này đòi hỏi phải nghiên cứu với tư cách một đối tượng
độc lập cũng như giảng dạy loại “văn hoá nghề nghiệp” này cho đội ngũ cán bộ
cần đào tạo.
Viễn cảnh xã hội của Văn hoá học được nhìn thấy trước hết là ở chỗ trong tiến
trình của “cách mạng thông tin”, đã bao trùm nhân loại từ nửa cuối thế kỷ XX và
động chạm chủ yếu đến công nghệ điều khiển các quá trình sản xuất, giao tiếp và
các quá trình khác của hoạt động sống của con người, tất yếu sẽ đến giai đoạn
“cách mạng” trong lĩnh vực dự báo và lập dự án, lĩnh vực ấy phải nâng hệ phương
pháp điều khiển bất kỳ quá trình nào lên cấp độ hiệu quả mới.
- Chính để giải quyết những nhiệm vụ này mà ngày càng cần thiết hơn bao giờ
hết các chuyên gia - các nhà văn hoá học có hiểu biết đầy đủ về các quy luật phát
triển văn hoá - xã hội, quy luật nảy sinh và củng cố các cách tân, các phương pháp
luận và phương pháp lập dự án và điều chỉnh văn hoá - xã hội, cũng như kinh
nghiệm lịch sử trong cách tự tổ chức và tự điều chỉnh xã hội của cộng đồng.
VII- Thay lời kết luận
Văn hóa học đã hình thành và phát triển ở nước ngoài như thế. Ở một số nước
châu Âu và Bắc Mỹ, từ giữa thế kỉ XIX và trong thập niên cuối cùng của thế kỉ

XX tại các trung tâm Đại học lớn của Châu Âu, văn hóa học khẳng định thành bộ
môn khoa học mới được đưa vào đào tạo (ngay ở CHLB Nga). Những tư tưởng,
quan niệm và phương pháp của văn hóa học gắn với tên tuổi của nhiều nhà khoa
học thế kỷ 20: E.Kassier, O.Spengler, Z.Freud, K.G.Jung, Lévi-Strauss, Levi-
Broul. Đến nay, văn hoá học đã trở thành một khoa học mới có tính liên ngành với
khoa học văn bản và kí hiệu học văn hoá và với nhân học văn hoá, dân tộc học và
xã hội học văn hoá. Trong chuyên ngành này, khái niệm văn hoá được định nghĩa
là tổng thể của những cấu trúc ý nghĩa cộng đồng, những hình thái tư duy, những
phương thức cảm nhận, những giá trị và những ý nghĩa được vật chất hoá trong hệ
thống biểu tượng do con người sáng tạo nên. Văn hoá học ở các nước này đã xuất
phát từ nhiều khoa học tiền bối, đã loại bỏ mọi hạn chế qui định giá trị và bên cạnh
tính chất văn bản cần tiếp cận mở rộng cả những tố chất tâm thức (trí tưởng tượng,
ý tưởng, giá trị và chuẩn mực) và lẫn những vấn đề của thực tiễn xã hội. Thuật ngữ
văn hóa học ở mỗi nước có thể khác nhau nhưng những đặc trưng cơ bản của
chuyên ngành này rất rõ ràng.
Văn hóa học gần gũi với nhân học văn hóa, một khoa học tổ hợp được những
thành tựu của xã hội học văn hóa và dân tộc học, về tính khái quát cao, nó gần gũi
với triết học văn hóa. Có thể nói văn hóa học là một khoa học không chỉ mới định
hình vào cuối thế kỷ 20 mà còn là một khoa học phức tạp và đa dạng, nó đòi hỏi
một phương pháp nghiên cứu liên ngành và xuyên ngành. Đây là một ngành khoa
học nghiên cứu sự ra đời và phát triển của văn hóa nói chung, nó có tham vọng
nghiên cứu văn hóa trong bản chất cũng như trong sự thể hiện toàn diện của nó,
bao gồm cả lý luận và lịch sử văn hoá.
Nhìn chung, nếu thử lấy những tiền đề lịch sử phát triển của khoa học non trẻ này
ở nước ngoài để chúng ta soi chiếu vào sự hình thành và phát triển của khoa học
này ở nước ta thì chúng ta có đủ những điều kiện rất cơ bản. Chúng ta có những
trường đại học tổng hợp và trung tâm khoa học xã hội và nhân văn với sự phát
triển cao ở hầu hết các chuyên ngành sẽ là tiền thân hay đối tác lâu dài hay là
những nhân tố liên ngành của văn hoá học. Nhiều giáo sư và chuyên gia của ta dù
có tuyên ngôn hay không dần dần cũng đã vận dụng phương pháp liên ngành, danh

sách các tác giả và công trình có thể rất dài. Họ đều xuất phát từ một trong những
chuyên ngành tiền thân của văn hoá học, bởi lẽ trước hết họ đã là những chuyên
gia nghiên cứu về một lĩnh vực của văn hoá.
Trong bối cảnh đó, việc mở ngành đào tạo Văn hoá học ở Việt Nam một cách
toàn diện, từ hệ đại học đến tiến sĩ, đã trở thành một nhu cầu bức xúc, nhằm xây
dựng một khoa học cơ bản về văn hoá học và trang bị nguồn nhân lực trước hết
cho công tác đào tạo tại khối trường văn hoá, thông tin và nghệ thuât. Có thể nói,
chúng ta đến với văn hóa học như một giải pháp tình thế và đến nay phải xây dựng
cơ sở khoa học cho ngành khoa học non trẻ này.


Tài liệu tham khảo

(1) Trong cuốn từ điển Metzler, do giáo sư Georg Bollenbeck xuất bản (2000) về
Văn hoá đương đại gồm hơn 700 đơn vị thuật ngữ, hiện tượng văn hoá xuất hiện
sau năm 1945.
(2) R.Linton- Xã hội, văn hoá và cá nhân những khái niệm khoa học xã hội có
tính liên ngành; Nxb Fischer, 1974- tr.12 (bản tiếng Đức), xb 1945 New York (bản
tiếng Anh)
(3) Doris Bachmann- Medick - Văn hoá với tư cách là văn bản. Một bước ngoặt
về nhân học trong khoa văn học, Nxb Fischer,1988-tr 10, bản tiếng Đức.
(4) R.Linton- Xã hội, văn hoá và cá nhân những khái niệm khoa học xã hội có
tính liên ngành; Nxb Fischer, 1974- tr 23 (bản tiếng Đức), xb 1945 New York (bản
tiếng Anh)
(5) Văn hoá và văn hoá học của giáo sư K.P.Hansen, 1996 (tái bản có bổ sung
trên 100 trang),
(6) Dẫn luận khoa học văn hoá của hai tác giả Werer Nell và Wolfgang Riedel,
Nxb Westdeucher Verlag, 1999, 220 tr, tái bản năm 2001.
(7) Từ điển văn hoá học của Radugin ,Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật xuất
bản, 2002, (Maxcơva, 1997) và một số giáo trình khác: Các bài giảng văn hoá học

của Radugin và Giáo trình Văn hoá học của Bellik và của Rodin
(8) Định hướng văn hoá học, cuốn sách do ba giáo sư và tiến sĩ người Đức:
Hartmut Boehme, Peter Matussek và Lothar Mueller, Nhà xuất bản Rowohlts
Enzyklopaedie, 2000, 272 trang.

Tài liệu tham khảo: Phlier A. Ia. Văn hoá học hiện đại: Khách thể, đối tượng, cấu
trúc // Các khoa học xã hội và thời đại hiện nay. 1997. N02; Aleksandrova E. Ia.,
Bykhovskaia I. M. Các thực nghiệm văn hoá học. Matxcơva, 1996; Orlova E. A.
Dẫn luận vào nhân học văn hoá và xã hội. Matxcơva, 1994; Hình thái học văn hoá:
Kết cấu và tính năng động. Matxcơva, 1994.
(i) White Leslie A. Culturology.Trong “International Encyclopedia of the Social
Sciences”. David L. Sills editor. Newyork: The Macmillan Company & The Free
Press, 1972, vol.3, pp.547-551.
([ii]) White, Leslie A. The Sience of culture: A Study of man and Civilization
{Khoa học về văn hóa: Nghiên cứu về con người và nền văn minh}. New York:
Farrar, Strauss, 1949.
([iii]) Theo Phlier A.Ia (nguyên bản tiếng Nga trong Bách khoa thư Văn hoá học
thế kỷ XX

×