Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Sự tham gia của văn hoá Thái vào sự hình thành và phát triển văn hoá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.99 KB, 13 trang )

THỜI KỲ TIỀN SỬ
SỰ THAM GIA CỦA VĂN HOÁ THÁI VÀO SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VIỆT NAM
GS. Trần Quốc Vượng, Cầm Trọng
Viết bài này, tôi muốn để một phần đặc biệt kính cẩn nghiêng mình trước vong linh
Giáo sư Trần Quốc Vượng. Tuy nay giáo sư đã đi xa, nhưng cách đây 21 năm, vào ngày 3
tháng 8 năm 1984, giáo sư đã trình bày trước hội nghị Quốc tế Thái Học lần thứ II họp tại
trường đại học Hoàng Gia Chulalongkon, Băng Cốc, Thái Lan về bài báo cáo khoa học của
hai chúng tôi với nhan đề. Sự tham gia của văn hoá Thái vào sự hình thành và phát triển
văn hoá Việt Nam (1)
Từ bấy đến nay đã hơn hai thập niên rồi, các dữ liệu về lịch sử tộc người cũng được
thu thập nhiều, các bài nghiên cứu khoa học xoay quanh chủ đề này cũng tăng lên. Song có
một điều lý thú rằng, tất cả mọi dữ liệu cũng như bài nghiên cưú khoa học, thậm chí cả các
sách hầu như không có những ý kiến mâu thuẫn hoặc phủ định, mà chỉ làm phong phú
thêm chủ đề văn hoá lịch sử mà buổi đầu hai chúng tôi cùng phát hiện và cùng thực hiện
bằng một báo cáo khoa học công bố ngay trong hội nghị Quốc tế.
Theo dự kiến của Ban Chủ nhiệm Chương trình Thái Học Việt Nam thì bài báo cáo
khoa học này sẽ để giáo sư Trần Quốc Vượng viết. Song thương tiếc và đau đớn thay!
“Trời” đã không cho phép chúng ta thực hiện điều đó, giáo sư đã về cõi vĩnh hằng. Bởi thế
bài viết cho hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ IV này, Cầm Trọng vẫn giữ và ghi nguyên
đầu đề của bản báo cáo khoa học lần đầu tiên đã công bố và mạn phép vong linh người
thầy quá cố được lần cuối cùng liên danh như năm xưa đã thực hiện. Làm như thế âu cũng
là để tưởng nhớ vô hạn và ghi rõ công ơn giáo sư đã đóng góp cho Thái học Việt Nam.
Ở đây, hai chúng tôi đã dùng khái niệm văn hoá trong khía cạnh của ý nghĩa cấu
trúc tìm ra cội nguồn của lịch sử tộc người. Từ các tên gọi mang nội dung văn hoá biểu
tượng của các bộ phận người trong nhóm ngôn ngữ Thái như [Tày – Thái (Việt Nam),
Lào – Thái (Thái Lan - Lào), Choong - Đồng (Trung Quốc)] ở khắp miền nam Trung
Hoa và bán đảo Đông Dương rõ ràng đã sinh ra từ một cội nguồn văn hoá và ngôn ngữ.
Từ đó trải hàng ngàn năm lịch sử, khối ngày này đã phát triển theo mạch Vừa tụ cư
định cư, vừa đi cư lan toả. Đó cũng là quá trình phân đôi ngành tương xứng từng cặp đôi
mang tên biểu tượng có hai nghĩa đối lập nhau do bén rễ từ cội nguồn văn hoá lưỡng phân,


lưỡng hợp thời cổ xưa (2).
2. Đen và Trắng
- Người Thái có Thái Đen, Thái Trắng hiện cư trú ở miền Tây hai tỉnh Thanh Hoá,
Nghệ An và miền Tây Bắc gồm tỉnh: Hoà Bình, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, và
Sơn La. Một bộ phận nhở ở vùng Tây Nguyên.
- Người Nùng tự gọi là Người Áo Đen (Cần Slửa Đăm) cư trú ở Việt Bắc. Trong
người Tày có nhóm tự nhận là Tày Đen ở huyện Bắc Hà, Lào Cai và nhóm mang trên Pa
Dí cũng thuộc ngành này.
- Giáo sư sử học – dân tộc học nổi tiếng người Trung Quốc Phạm Hồng Quý có
cung cấp thông tin – tộc danh Choang là phiên âm từ tên tự gọi Xuông. Tiếng Thái Xuông
là Đen. Vậy cộng đồng người tự nhận là Xuông chính là dân tộc Nùng ở Quảng Tây –
Trung Quốc. Hiện nay, ở đó cả Tày lẫn Nùng đều mang tên chung là Choang.
- Người Tày tự nhận là Người Áo Trắng (Cần Slửa Khao) cư trú ở Việt Bắc. Họ
cũng có nhóm cư trú ở lưu vực các sông Lô, Gâm, Chảy và Thao cũng tự nhận là Tày
Trắng.
Về biểu tượng này, P.GS.TS Hoàng Mai, nhà ngôn ngữ học xuất thân từ dân tộc
Tày, cho rằng, chữ áo ở đây không hẳn là danh từ chỉ vật để người mặc thường nhật mà là
áo hồn (Slửa khoăn). Bởi vì y phục truyền thống Tày không phải màu trắng mà là màu
chàm đậm. Biểu tượng áo hồn của người Tày, Nùng hoàn toàn giống với phong tục tập
quán người Thái coi áo là vật tượng trưng cho linh hồn sống của mỗi người. Người Thái
còn gọi “hồn thiêng của mường” là áo mường (Xửa mương). Từ đó, ta có thể coi cặp biểu
tượng Đen, Trắng nằm trong phạm trù văn hoá tâm linh, không đơn thuần chỉ là sắc mầu
tương phản bình thường. Và cặp đôi biểu tượng này hoàn toàn nằm trong cơ sở để suy xét
tới cội nguồn lịch sử của các bộ phận người trong nhóm ngôn ngữ Thái.
2. Bé và lớn
- Người Thái có Thái bé [Thay (Tay) Nọi]. Thời cổ ngành Thái này nếu không nói
đã được hình thành thì ít nhất đã từng sinh tụ ở Mường Then (Thanh) tức Điện Biên Phủ
ngày nay. Sau khi thiên di qua Lào và Thái Lan trải hàng ngàn năm lịch sử, hiện còn nhóm
Thái ở Miền Trung, vùng nông thôn xung quanh thành Băng Cốc – Thái Lan vẫn còn mang
tên gọi Thái Bé. Số còn lại ở Mường Then, không di cư sang Lào và Thái Lan thì thời gian

ngàn năm ấy đã hoà đồng thành Thái Đen nhóm 1
*
*
*
Hiện nay người Thái có thể chia l m 6 nhóm à địa phương theo tiêu chí văn hoá v ngôn ngà ữ.
3. Nhóm tự nhận l Thái à đen
- Người Lào có Lào Bé [Lao (Thay), Nọi] vốn gốc Thái Bé ở Mường Then (Thanh).
Sau khi di cư vào nước Lào, ngành Thái này đã hoà đồng vào ngành Thái Lơn và trở thành
dân tộc vương quốc Lào. Dân tộc thiểu số Lào ở Việt Nam cũng được gọi là Lào Bé hay
Lào Lự.
- Người Thái (Lào) có Thái Lớn cũng có thể gọi là Lào Lớn [Thay (Lao Nhày,
Giày)] hiện cư trú ở lưu vực sông Mê - Kông nước Lào, Thái Lan và Xíp Xong Păn Na
(Văn Nam Trung Quốc). Cùng là tính từ lớn, nhưng trong tiếng Thái, Lào phát âm Nháư
(Tay Nháư). Có lẽ cách phát âm này là do nguyên âm rất khác nhau. Người Thái Đen, Thái
Trắng nhóm 1 thì phát âm Nháư (Tay Nháư). Có lẽ đây là cách phát âm nguyên âm kép
gốc. Bởi vì hiện nay trong chữ Lào và Thái Lan vẫn còn lưu giữ hai ký tự nguyên âm cùng
phát âm thành ay. Một là, ký tự (May Muộn) đường nét tương tự may caư (aư), có nơi vì
không có nguyên âm kép aư nên chuyển sang nguyên âm đơn - ơ trong chữ Thái Việt Nam.
Nếu đúng như vậy thì nguyên âm aư (có cả trong tiếng Tày, Nùng) sẽ là gốc, sau đó
chuyển thành ay hay aai. Tay Nháư chuyển thành Thay Nhay → Thay Nhaai. Đó chính là
tên gọi nhóm Thái Đen 3 – Tay Thanh mà xưa nay ta vẫn bí nghĩa, nay đã giải được (?).
Từ Tay Nháư → Thay Nhay → Thay Giay hoặc Giáy. Đây chính là gốc của tên gọi
dân tộc Giáy – một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta (3). Người Giáy (nhóm Pu Nà) còn
gọi người Nùng là Pu Nọi (người Bé)
Tiếng Tày, Nùng gọi sự vật là hiện tượng nhỏ bé là ỉ và to lớn là cải. Sang tiếng
Thái phát âm thành í và ải, không còn là tính từ nữa mà chuyển thành thuật ngữ phạm trù
hệ thống thân thuộc (Catégerie de la parenté). Í là tiếng gọi mẹ như nhóm Thái Trắng 1 hay
chị gái như nhóm Thái Đen 1 hoặc nữ giới tương đương từ cái trong tiếng Việt, của nhiều
nhóm Thái khác. Ải là tiếng gọi cha hoặc anh trai, còn dùng để gọi nam giới có vị trí trên
trong dòng họ, xã hội và văn học.

- Thái Đen nhóm 1 (Thái Đen 1) hiện ở các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, một phần L o Cai v rà à ải
rác ở Tây Nguyên).
- Thái Đen 2: Cư trú ở huyện Yên Châu (Sơn La) thường gọi l Thay Và ạt
- Thái Đen 3: Hiện ở miền Tây hai tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, thường gọi l Tay Thanh [Man Thanh (Mà ường
Thanh)] hay Tay Nhại.
3. Nhóm tự nhận l Thái Trà ắng:
- Thái Trắng 1: ở Bắc Ninh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu v rà ải rác ở Tây Nguyên
- Thái Trắng 2: ở Đông Nam tỉnh Sơn La, Tây Bắc Ho Bìnhà
- Thái Trắng 3: ở Tây Bắc Ho Bình, Tây Thanh Hoá, Nghà ệ An
Có lẽ, trên bước đường phát triển lịch sử ngàn năm của các cộng đồng người trong
nhóm ngôn ngữ Thái ở miền Nam Trung Hoá và bán đảo Đông Dương, vào thời cổ xưa, đã
trải qua sự phân đôi thành cộng đồng người này thì thuộc hệ dòng phía mẹ - í và cộng đồng
người kia thì thuộc thế hệ dòng cha- ải. Sự kiện lịch sử này có thể thấy rõ ở chính nghĩa
gốc của tộc danh Bố I và tên gọi nhóm địa phương người Tày và Pả Di (Pa Dí) và Thu Lao
ngày nay
Trước hết, các tiếng trong nhóm ngôn ngữ Thái có tiền tố chỉ người mang các âm
tiết thanh điệu như: phủ, pu, pa, pả, bu, bố, tô, tu thu, thổ... chẳng hạn người Việt nói con
người , các tiếng Thái là phủ, côn, pu cơn, pả cờn, bu cun, bố côn, tô cun, tu cơn, thủ
côn, thổ cờn... Tuy phát âm thành tiếng khác nhau, nhưng các tiền tố chỉ người này chỉ cấu
tạo âm tiết có phụ âm đầu b, p hoặc t. Chẳng hạn như Thái Đen nhóm 1 nói là phủ côn thì
Thái Trắng nhóm 1 nói là tô cun, hay tu cun. Có lẽ vì thế mà khi dùng Hán tự ghi theo
kiểu phiên âm, lại đọc theo âm Hán – Việt nên tiền tố này mới có: bách, bạch, bố, bội bãi
hoặc tú... Vậy có thể biểu Bố J (Pả Di, Pa Dí) mang nghĩa đúng là người có tên J (Di, Dí)
và Thu Lao cũng là người có tên Lao (4). Chính vì thế mới có hiện tượng hai từ nọi và
nháư (nhay, giáy) chỉ có trong tiếng Thái, Lào ở phía tây, không có trong tiếng Tày, Nùng
ở phía đông.
3. Nước và Cạn
- Người Thái có Thái Nước [Tay (Thay) Nặm] cư trú ở miền Tây nam tỉnh Vân
Nam – Trung Quốc. Tên gọi này được dịch sang tiếng Hán. Khi đọc theo âm Hán – Việt sẽ
là Thuỷ Bãi Di tức Người Di Nước.

- Người Pa Dí – Nhóm địa phương của dân tộc Tày cũng có cả tên tự nhận là Tày
Nặm (Tày Nước) (7).
- Người Lào có Lào Nước [Lao (Thay) Nặm] cư trú ở nước Lào và ở các huyện:
Thanh Uyên, Phong Thổ, Sinh Hồ, Lai Châu.
- Người Thái có Thái Cạn [Tay (Thay) Bốc] cư trú ở miền tây nam tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc. Tên gọi này cũng được dịch thành tiếng Hán. Khi đọc theo âm Hán – Việt sẽ
là Hạn Bãi Di tức người Di Cạn.
- Người Tày Khao – nhóm địa phương của dân tộc Tày cư trú ở Mường Pha, huyện
Vị Xuyên – Hà Giang cũng tự nhận tên là Tày Bốc (Tày Cạn).
- Người Lào có Lào Cạn [Lao (Thay) Bốc] cư trú ở nước Lào và huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên.
Với ý nghĩa tâm linh của nó, cặp đôi biểu tượng này đã dẫn chúng ta tiến sát tới chủ
đề trình bày về sự tham gia của văn hoá Thái vào văn hoá cội nguồn Việt Nam. Nói cách
khác, muốn biết tường tận văn hoá cội nguồn Việt Nam thì phải phân tích ý nghĩa cặp đôi
biểu tượng Nước và Cạn vì nó đồng môtíp với Biển và Núi trong truyền thuyết thuỷ tổ của
người Việt.
Người Thái Đen nhóm 1,2 có tập sách cổ với hơn 5000 câu thơ nhan đề Páo Khoăn
(báo dẫn linh hồn sống) để nhà mo xướng trong lễ Cầu hồn sống (xên khoăn). Trong đó có
đoạn hơn 200 câu miêu tả linh hồn của từng bộ phận cấu thành cơ thể sống của một con
người như: dầu, tóc, mặt, mũi, mồm, tai, cổ, tay, chân, ngực, tim, phổi, ruột... Thảy có “30
hồn ở phía trước, 50 hồn ở phía sau” (Xam xíp khoăn mang nả, hả xíp khoăn mang lăng)
cộng thành 80. Khi xướng đến hồn bộ phận sinh dục nam, nữ, tác phẩm này đã giới thiệu
bằng nghệ thuật dùng ngôn ngữ tượng hình như sau:
Câu 1: Hồn ngật ngưỡng tựa loài Chim én
Câu 2: Hồn ưỡn éo như loài Rồng
Câu 3: Én gieo mình ngân nước, không bị mắc chìm
Câu 4: Rồng ở ao, ở ruộng đâu có bị cô quạnh tàn phai...
Nguyên câu tiếng Thái:
- Khoăn ngả ngộc xương me én
- Khoăn ngả nghẹn xương me luông

- Én tốc nặm, én báu hụ chôm
- Luông tốc nong, tốc na luông báu hụ xảu... (8).
Về lý thuyết, tín ngưỡng linh hồn với thuật ngữ Vật linh giáo (Animisme)...” không
phải là đặc trưng của một giai đoạn nhất định nào đó trong lịch sử tôn giáo, đặc biệt giai
đoạn sơ kỳ. Tín ngưỡng vật linh giáo là yếu tố cơ bản của tất cả mọi tôn giáo...” Vậy,
chúng tôi hiểu bốn câu thơ này không nói về tín ngưỡng linh hồn với nghĩa vật linh giáo
mà nói Âm vật – giới nữ mang biểu tượng Rồng ở nước; dương vật – giới nam mang biểu
tượng chim én ở cạn hay ở núi. Như vậy ở câu 2 trong bài trích nói rất rõ tô tem (vật tổ) nữ
là rồng. Không gian chứa đựng loài rồng là nước. Ta hiểu, cộng đồng người đầu tiên mang
biểu tượng rồng sẽ là Thái Nước [Tay (Thay, Lao) Nặm]. Về lý thuyết, có thể coi cộng
đồng người mang tên Thái Nước trong buổi bình minh xã hội loài người chính là một trong
hai thị tộc đầu tiên hay bào tộc (phratrie). Từ đó, trong quá trình phát triển lịch sử hàng
ngàn năm đã sinh ra cái cộng đồng người trong nhóm ngôn ngữ Thái tự nhận thuộc hệ

×