Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

VĂN HÓA HỌC – QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.23 KB, 11 trang )

VĂN HÓA HỌC – QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH
PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên
(Trần Phú Huệ Quang lược ghi)
Ngày 10/9/2011 PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên trình bày phần thứ hai
trong chương trình báo cáo, chuyên đề: “Văn hóa học – quan điểm tiếp cận
liên ngành”. Dưới đây là phần lược ghi báo cáo của PGS.TS. Nguyễn Tri
Nguyên.
Mở đầu
- Văn hóa học gần gũi với nhân học văn hóa, một khoa học tổ hợp được những
thành tựu của xã hội học văn hóa và dân tộc học,
- Về tính khái quát cao, nó gần gũi với triết học văn hóa.
- Văn hóa học là một khoa học định hình vào cuối thế kỷ 20; là một khoa học phức
tạp và đa dạng, nó đòi hỏi một phương pháp nghiên cứu liên ngành và xuyên
ngành.
- Điều này đòi hỏi cần phải có hệ thống khái niệm và phạm trù cơ bản giúp người
nghiên cứu có những công cụ để tư duy và xem xét các hiện tượng, quá trình và
quy luật văn hóa.

Chương I: Văn hóa – đối tượng của Văn hóa học
- Nhân loại học có đối tượng là cái nhân loại (anthropos),
- Dân tộc học có đối tượng là cái dân tộc (ethnos),
- Xã hội học có đối tượng là cái xã hội (socialité)
- Văn hóa học có đối tượng là cái văn hóa (cultural) với tư cách là cái tổng thể các
hình thái giá trị, chuẩn mực và biểu tượng chi phối cái nhân lọai, cái dân tộc, cái
xã hội và cái cá nhân. => Quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa cái tổng thể và
cái cục bộ.
1. Văn hóa với tư cách là thế giới ý niệm của con người
+ Văn hóa học sử dụng khái niệm văn hoá như một khái niệm lý giải bản chất sự
tồn tại của con người như là thực hiện sáng tạo và tự do.
+ Khái niệm văn hoá chỉ mối quan hệ phổ quát của con người đối với thế giới, mối
quan hệ mà thông qua đó con người sáng tạo ra thế giới và chính bản thân mình.


=> Ý niệm: đó là nội dung sự tồn tại của con người (kể cả nội tâm) được lấy ra
trong một vai trò đặc biệt: vai trò là trung gian trong mối quan hệ giữa con người
với thế giới và bản thân mình. Ý niệm xác định những gì chúng ta tìm và những gì
chúng ta khám phá ra trong thế giới và trong bản thân
+ Cần phân biệt ý niệm với ý nghĩa: ý nghĩa là khái niệm hoặc hình ảnh được thể
hiện bằng vật thể. Cho dù ý niệm có được thể hiện bằng hình ảnh hoặc khái niệm
chăng nữa thì tự bản thân nó không nhất thiết phải được thể hiện bằng vật thể.
+ ý niệm không phải bao giờ cũng được con người nhận thức và không phải bất kỳ
ý niệm nào cũng có thể biểu hiện một cách hợp lý: đa số ý niệm ẩn giấu trong
chốn vô thức sâu thẳm của tâm hồn. Nhưng ngay cả những ý niệm đó cũng có thể
có được ý nghĩa chung nếu hợp nhất nhiều người lại và trở thành cơ sở của những
ý niệm và tình cảm của họ. Chính những ý niệm như vậy tạo thành văn hoá.
+ Con người bao trùm những ý niệm này lên khắp thế giới và thế giới hiện lên
trước con người trong toàn bộ giá trị nhân loại chung của mình
=> Như vậy, cả thế giới biến thành vật mang những ý niệm của con người, thành
thế giới của văn hoá.
2. Những dạng biểu tượng của văn hóa
- Con người thể hiện những ý nghĩ và tình cảm của mình nhờ các ký hiệu
- Văn hóa được thể hiện trong các biểu tượng
- Dân tộc có nền VH phong phú bao nhiêu hệ thống biểu tượng phong phú bấy
nhiêu.
- Biểu tượng là ký hiệu, nhưng là loại ký hiệu hoàn toàn đặc biệt.
- Nếu ký hiệu đơn giản và có thể ví như cánh cửa đi vào thế giới vật thể của các ý
nghĩa (các hình ảnh và khái niệm), thì biểu tượng là cánh cửa dẫn vào thế giới phi
vật thể của các ý niệm.
- Các biểu tượng trở thành biểu hiện của văn hoá không phải tự thân, mà chỉ có thể
thông qua tính tích cực sáng tạo của con người => không thể xác định khái niệm
văn hoá chỉ thông qua các biểu tượng, không thể đồng nhất văn hoá và thế giới
biểu tượng.
- Trong phạm vi tâm lý học: biểu tượng được chia làm hai cấp độ là biểu tượng

trực quan và biểu tượng phi trực quan.
=> Biểu tượng văn hóa thuộc loại biểu tượng phi trực quan tức là biểu tượng của
trí tưởng tượng.
3. Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo và là tạo vật của văn hóa
- Con người là chủ thể sáng tạo và chỉ nhờ đó con ngưòi mới là sản phẩm sáng tạo
của văn hoá.
- Bên ngoài văn hoá thì con người không thể tự thể hiện mình với tư cách là con
người, không thể thực hiện tiềm năng tinh thần của mình. Nhưng tính đến cùng thì
giá trị của văn hoá là yếu tố phát sinh từ giá trị tự thân của con người.
4. Những hình thức cơ bản của văn hóa tinh thần
- Thần thoại: là thước đo đời sống tinh thần của con người. Bản chất chung nhất
của thần thoại là ở chỗ nó làm con người trên cơ sở ý niệm vô thức gần gũi hơn
với các sức mạnh của sự tồn tại trực tiếp, dù đấy là sự tồn tại của tự nhiên hay xã
hội.
- Tôn giáo:
+ Con người không còn tìm kiếm những cơ sở tồn tại của mình trong đời sống trực
tiếp của tự nhiên nữa. Các đấng thần linh của các tôn giáo phát triển hiện diện
trong thế giới bên kia (thế giới siêu phàm).
+ Khác với thần thoại, cái được thần thánh hoá trong tôn giáo không phải là tự
nhiên mà là những sức mạnh siêu nhiên của con người, trước hết là tinh thần với
sự tự do và sáng tạo của nó
- Đạo đức:
+ Xuất hiện sau khi chấm dứt thần thoại, nơi mà con người về nội tâm hoà lẫn với
đời sống của tập thể và bị vô số điều cấm kỵ thần bí kiểm soát, chi phối cách ứng
xử ở cấp độ vô thức.
+ Những quy tắc đạo đức đầu tiên như nghĩa vụ, sự xấu hổ và danh dự xuất hiện.
+ Đạo đức phát triển là sự thực hiện tự do tinh thần của con người, nó dựa trên sự
khẳng định giá trị tự thân của con người độc lập với tính hợp lí bên ngoài của tự
nhiên và xã hội.
- Nghệ thuật: Sự thể hiện nhu cầu của con người muốn thông qua hình tượng và

biểu tượng để thể hiện và cảm nhận, những thời điểm có ý nghĩa trong đời sống
của mình.
- Triết học:
+ Tìm cách thể hiện sự thông thái dưới các hình thức của tư duy. Với tư cách tư
duy, triết học cố gắng giải thích hợp lý toàn bộ sự tồn tại.
+ Triết học xuất hiện như là sự khắc phục về mặt tinh thần cho thần thoại
- Khoa học:
+ Mục đích cấu trúc lại thế giới cho hợp lý trên cơ sở các quy luật cơ bản của thế
giới.
+ Khoa học gắn với triết học

Chương II
Các trường phái tiền / cận văn hóa học
1. Triết học của Heghel với tư cách một lý thuyết VH
2. Triết học văn hóa Osvald Spengler
3. Con người, sáng tạo và văn hóa trong triết học của Nikolai Berdiaev
- Tinh thần tự do của con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra văn
hóa; mâu thuẫn bên trong của sáng tạo văn hóa
- Tinh thần tự do và những hình thức biểu tượng của văn hóa
4. Văn hóa và cơ sở vô thức của con người – quan niệm của S.Freud
5. Văn hóa và vô thức tập thể: quan niệm của K.G. Jung
- Vô thức tập thể và cổ mẫu của nó
- Văn hóa và vấn đề tính toàn vẹn của tâm hồn con người
cổ mẫu: cái thiêng >< cái ác => cội nguồn của đức tin và tôn giáo
6. Thách thức và đáp trả - động lực trong sự phát triển văn hóa: quan niệm của
A.Toynbee
7. Giá trị với tư cách là nguyên lý cơ bản của văn hóa (P.A.Xorokin) (nhà XH
học)
8. Văn hóa với tư cách là tổng thể các hệ thống ký hiệu (chủ nghĩa cấu trúc của
K.Levi-Strauss, M.Foucault)

9. Quan niệm văn hóa thế giới (I. Huizinga, Kh. Ortega – y – Gasset, E. Phink)

Chương III
Sự hình thành quan điểm tiếp cận liên ngành của VHH
1. Văn hóa học ở Mỹ
- R. Linton: dự báo một khoa học mới về văn hóa
- Sơ đồ 1: cấu trúc tương quan tồn tại: cá nhân – cộng đồng – văn hóa.
- White Leslie A: văn hóa học trong ý nghĩa của nhân học văn hóa
+ Văn hóa học là một chuyên ngành của nhân học, trong đó xem xet văn hóa (các
thiết chế, các công nghệ, các hệ tư tưởng) với tính cách một lớp riêng biệt các hiện
tượng được tổ chức theo các nguyên tắc riêng biệt và ứng xử theo các quy luật
riêng biệt của nó.
2. Tân chủ nghĩa lịch sử ở miền Tây nước Mỹ những năm 70 và 80
- S. Greenblatt đề xuất nên lấy khái niệm Thi pháp văn hóa, góp phần mở rộng
khoa học văn chương thành nhân học văn hóa.
=> Tạo ra liên ngành: Thi pháp học, ngữ văn và nhân học.
3. Nghiên cứu văn hóa ở Anh (Cultural Studies)
- Lý luận xã hội Macxit mà cách đặt mục tiêu nghiên cứu mang dấu ấn ý thức hệ
và giới hạn đối tượng vào văn hóa đại chúng thời hiện tại (Nuening, 2000).
=> Đòi hỏi liên ngành: Xã hội học văn hoá, nhân học và tâm lý học cộng đồng
4. Lịch sử tâm thức (những năm 60 ở Pháp)
- Tâm thức: biểu đạt một sự đồng hóa của tư duy, tình cảm, niềm tin, sự hình dung
những hình thức trí tuệ của cộng đồng, và những khía cạnh phi vật chất của văn
hóa.
=> Liên ngành: nhân học, phân tâm học, tôn giáo học, …
5. Văn hóa học ở Đức
- Khái niệm Văn hóa học còn mang tính thăm dò và phản ánh, nhưng đã chứng tỏ
một tiềm năng có tính liên ngành, định hướng cho cái lôgic riêng của một chuyên
ngành phù hợp tới tầng vấn đề có tính xuyên ngành (transdissziplinaere) và sự hợp
tác có tính liên ngành (interdissziplinaere)”.

6. VHH ở Nga (những năm 90 của thế kỷ XX)
- Văn hóa học Nga rộng hơn nhân học (Anthropology) phương Tây, nhưng không
bao trùm toàn bộ khái niệm nhân văn.
7. VHH Việt Nam
- VH sử cương của Đào Duy Anh năm 1938 (khiếm khuyết: chưa nghiên cứu tộc
người)
- Hàng loạt các nhà nghiên cứu khác: Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đổng Chi,
Phan Ngọc, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Từ Chi, ….

Chương IV
Văn hóa học – khái niệm và cấu trúc
- Cấu trúc hình thái tồn tại:
+ Hình thái giá trị - hình thái biểu tượng - hình thái chuẩn mực
+ Phương thức tồn tại của văn hóa: văn hóa vật thể - văn hóa phi vật thể
+ Cấu trúc tương quan tồn tại: cá nhân - cộng đồng - VH
- Khái niệm Văn hóa học: Văn hóa học là một thuật ngữ có tính tập hợp nhằm bao
quát một ngành nghiên cứu văn hóa với cố gắng đạt tới sự liên kết các phương
thức quan sát khác nhau của nhiều chuyên ngành và có tham vọng khái quát hóa
các vấn đề như: lịch sử tinh thần, triết học, khoa học ngữ văn, nghệ thuật học, xã
hội học, khoa học lịch sử, nhân học và tâm lý học.
- Văn hóa học là ngành thuộc khoa học nhân văn nghiên cứu bản chất, những quy
luật tồn tại và phát triển của văn hóa, nghiên cứu ý nghĩa nhân bản của văn hóa và
những phương pháp tìm hiểu văn hóa.
- Nói chung, văn hóa học có thể nghiên cứu bất kỳ đối tượng nào, bất kỳ hiện
tượng nào (thậm chí cả hiện tượng tự nhiên), với điều kiện là văn hóa học phát
hiện thấy trong đó nội dung ý niệm và sự thực hiện tinh thần sáng tạo của con
người.
- Cấu trúc của VHH
Triết học VHH - Văn hóa học - Lịch sử văn hóa – Xã hộ học văn hóa - Nhân học
văn hóa - Phân tâm học - Dân tộc học


Chương 5
Văn hóa học – phương diện liên ngành
1. Khái niệm liên ngành
- Sự liên ngành (interdisziplin) là một khái niệm về một khoa học hoạt động bởi
một hay nhiều khoa học khác và trong khoa học này người ta tìm ra được những
vấn đề để giải quyết, mà giải pháp của chúng chỉ có thể đạt được nhờ vào sự liên
kết các bộ phận của những ngành ổn định trong một ngành mới (ngôn ngữ học tâm
lí, hóa sinh, lí sinh)
- Đó chính là sự nghiên cứu có tính hợp đề.
Một số khái niệm gần nghĩa:
+ Ngành (hay còn gọi bộ môn) (Disziplin): là lĩnh vực tri thức hay là phạm vi
nghiên cứu được đặc định bởi một cái giá đỡ của những phương pháp liên hợp.
+ Sự đa ngành (multidisziplin) khái niệm chỉ quá trình nghiên cứu, trong đó có ít
nhất hai ngành hoặc hai khái niệm tham gia.
+ Đa số ngành (pluridisziplin): khái niệm chỉ một chuyên ngành này tiếp nhận
nhận thức, quan điểm và phương pháp của nhiều chuyên ngành khác vào trong quá
trình nghiên cứu của mình.
- Hoạt động chéo ngành (crrossdisziplinary work): là một khái niệm về sự mở
đường cho nhiều ngành khác nhau tham dự vào giải quyết một vấn đề có tính đồng
bộ, nhưng hoạt động này chưa dẫn tới sự hình thành một ngành mới.
- Sự xuyên ngành (transdisziplin): “Sự xuyên ngành là làm cho các ngành riêng lẻ
không còn như nó vốn có.” (Mittelstrass, 1991, tr. 21)
- Phương pháp liên ngành là một sự hợp đề (synthese): Chỉ có sự xuyên ngành mới
đạt đến chất lượng cao của cái phương pháp mà ta gọi là phương pháp liên ngành,

2. Các thành tố liên ngành của văn hóa học
Sơ đồ: Liên ngành văn hóa học
Sơ đồ: Liên ngành theo cấu trúc đồng đại – lịch đại


×