Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.65 KB, 138 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
1.Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 được thông qua
tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 1-2011) đã khẳng định: “Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu … Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình,
phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau
năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới …” [7, 131- 132].
Có thể nhận thấy bên cạnh việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa
(SGK) không thể không chú trọng đổi mới phương pháp dạy học (DH). Chỉ
có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự
đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động,
sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế
giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết TW 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (12-1996):
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy
học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất
là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo
thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”, được thể chế
hóa trong Luật giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”, được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, đặc
biệt chỉ thị số 14 (4-1999).
2


Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu:
“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng
lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” [31, 7].
Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh (HS). Từ những cơ
sở pháp chế như trên đòi hỏi mỗi người giáo viên (GV) cần xác định rõ nhiệm
vụ hàng đầu là phải đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng những yêu
cầu của ngành giáo dục cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển mọi
mặt của nước nhà.
2. Trong nhà trường phổ thông hiện nay vấn đề dạy học Văn mà đặc
biệt là DH truyện ngắn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Như DH thường
nghiêng về văn bản và thế bản, DH phiến diện, đi theo những công thức lối
mòn, chưa đi theo loại thể của tác phẩm, một bộ phận GV còn ỷ lại nhiều vào
sách giáo viên (SGV) và các sách hướng dẫn giảng dạy dẫn đến sự trơ lì trong
DH hiện đại. Đặc biệt là việc tiếp cận tác phẩm văn chương đôi khi còn manh
động, tùy tiện, manh mún, chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh liên
hoàn của các phương pháp, biện pháp.
Bên cạnh đó sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão về khoa
học kỹ thuật cũng phần nào gây nhiễu cho việc dạy và học văn.
Hơn nữa tâm lý HS hiện nay có nhiều thay đổi trong việc tiếp nhận tác
phẩm văn chương. Vì vậy, cũng đòi hỏi phải có sự hiện đại hóa trong DH tức
là phải có quan điểm tiếp cận đồng bộ để HS cảm thụ và hiểu tác phẩm văn
chương một cách trọn vẹn nhất, giúp các em dần phát triển và hoàn thiện nhân
cách sau này.
3


3. Nhà văn Kim Lân và các tác phẩm của ông có vị trí quan trọng trong
lịch sử văn học và trong nhà trường. Bằng chứng là trải qua nhiều lần thay SGK,
đổi mới chương trình những tác phẩm của ông vẫn được giữ lại. Cùng với đó là
việc sử dụng tác phẩm văn học của Kim Lân làm đề thi vào các trường Đại học,
Cao đẳng hàng năm đã để lại những bài văn hay đạt điểm tối đa 10/10.
Xoay quanh việc giảng dạy những tác phẩm của Kim Lân cho phù hợp
nhất với yêu cầu hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Đơn cử như với
tác phẩm “Vợ nhặt” mới chỉ dừng lại ở việc DH theo một vài thiết kế quen
thuộc: hoàn cảnh ra đời, tình huống, bức tranh nạn đói … hay khi ra đề thi
cũng chỉ thấy: phân tích nhân vật Tràng, phân tích tâm trạng bà cụ Tứ, phân
tích giá trị nhân đạo của tác phẩm …
4. Hiện nay, dạy những tác phẩm nói về nỗi đau của quá khứ đang là
vấn đề thời sự bởi bằng bất cứ con đường nào cũng không thể đạt hiệu quả
nếu ta cực đoan hóa một cách tiếp cận. Vì vậy, kết hợp các hướng tiếp cận
trong DH truyện ngắn “Vợ nhặt” là một vấn đề bức xúc trong DH văn hiện
nay ở nhà trường phổ thông. Giải quyết được vấn đề này tức là chúng ta đã
thổi vào nhà trường một không khí DH văn mới.
5. Tóm lại, để góp phần làm rõ hơn việc DH một tác phẩm văn chương
đi đúng bản chất công việc DH cũng như khám phá vẻ đẹp tác phẩm trong
việc hình thành nhân cách người công dân mới trong thời kì đổi mới, chúng
tôi quyết định chọn đề tài:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ VÀO
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN Ở TRƯỜNG THPT.

II. Lịch sử vấn đề
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Kim Lân từ trước đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá khác nhau. Mặc dù là cây bút truyện
ngắn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực ở chặng cuối nói riêng và của văn học
Việt Nam hiện đại nói chung nhưng Kim Lân không phải đã được quan tâm
ngay từ đầu.

4

1. Trước năm 1945 đến năm 1986
1.1. Trước năm 1945
Đây là thời gian Kim Lân chưa được giới nghiên cứu và phê bình văn
học nhắc đến nhiều. Có thể kể ra đây một vài lời nhận xét chân tình của đồng
nghiệp nhưng có ảnh hưởng khá rõ đến sự nghiệp sáng tác của ông:
Người đầu tiên khuyên ông là Vũ Bằng: “Ông viết truyện nghèo khổ
cũng được, nhưng không bằng những ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan,
các ông ấy đã “thành” rồi. Ông viết những truyện như: Đôi chim thành,
Đánh vật, Chó săn thì không ai tranh được chiếu của ông” [47]. Nhờ lời
khuyên ấy mà sau này Kim Lân được Lữ Quốc Văn ca ngợi là “nhà tiểu
thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam ta” [2].
Còn Nguyên Hồng- người vẫn coi ông là “Một nhà văn quyết tâm đi về
với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” [14, 223] sau này từng
kể lại trong “Những nhân vật ấy đã sống với tôi”: “Từ những năm 1943-
1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của anh Kim Lân…Thoạt tiên tôi chẳng
những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy,
hình như định chọi, định đá chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng
Dương hay Hoài Trạch, Hoài Tâm…lúc bấy giờ. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy
truyện của anh tôi thấy không phải loại ướt át một cách bừa bãi mà trái lại có
một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng
văn nhiều rung cảm, thắm thiết đặc biệt là lại gần gũi với mình thì tôi liền tự
trách và giữ lấy số báo đó”.
1.2. Sau năm 1945 đến năm 1986
Suốt một thời gian khá dài ta không thấy có bài viết nào về Kim
Lân, trừ bài viết của Vũ Đức Phúc trong “Sơ thảo và lịch sử văn học Việt
Nam”- Nxb Văn học, 1964 cho rằng: “Một số truyện ngắn của Kim Lân
phản ánh một cách sinh động nhiều cảnh sinh hoạt ở thôn quê như nuôi
5


chim, gà chọi, chó săn, săn chuột, nhưng ý thức phê phán không rõ rệt”
[46]. Do đó, phải từ khi xã hội có sự thay đổi đáng kể, ta mới gặp được
những bài nghiên cứu, giới thiệu hoặc nhận xét về Kim Lân trong các sách,
song những bài viết đó cũng mới chỉ dừng ở mức độ mang tính chất tổng
hợp nhằm hệ thống các tác giả văn học Việt Nam.
Đó là lời nhận xét của GS Nguyễn Đăng Mạnh trong “Tổng tập văn
học Việt Nam”, tập 30A- NXBKHXH, 1981: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo và
hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu
đồng ruộng”. Đó là những phong tục ăn chơi hay đúng hơn, những sinh hoạt
văn hóa dân quê như trồng cây cảnh, đánh vật, chơi chim bồ câu, nuôi chó
săn, gà chọi. Đuổi tà, Đôi chim thành, Con mã mái… , sở dĩ có sức hấp dẫn
không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền
phức, cầu kỳ, được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã làm hiển
hiện lên được những con người của làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo
khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời…” [34].
Hay Trần Hữu Tá trong “Từ điển văn học”- tập 1(A-M), Nxb KHXH,
1983 viết: “Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào đề tài độc đáo: ghi
nhận sinh hoạt văn hóa phong phú của thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả
chim…). Các truyện “Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn…” tuy nghiêng
nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh kể trên,
nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước
cách mạng, những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong
sáng, thông minh, tài hoa…Cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều
nhưng Kim Lân đều có những đóng góp tích cực trong thể tài truyện ngắn viết
về đề tài nông thôn. Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn
của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng” [41, 366].

6


2. Từ năm 1986 đến nay
Năm 1986 là cái mốc quan trọng khi Kim Lân được một nhà nghiên cứu
quan tâm một cách tự nguyện. Đó là Lại Nguyên Ân với bài viết: “Văn xuôi
Kim Lân”, đăng trên Tạp chí văn học, số 6- 1986: “Đọc văn xuôi Kim Lân ta
bắt gặp cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ
lưu” ở xã hội cũ” [3, 56]. Và: “Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất
nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khóa,
cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức, đọa đầy…Có lẽ không
có cách diễn giải nào thay thế được chính lời lẽ của nhà văn” [3, 56]. Đặc biệt:
“Truyện ngắn là thể loại chính của Kim Lân và mặc dù số lượng trang viết
không nhiều ông cũng đã góp vào nền văn xuôi của nước ta những truyện ngắn
xuất sắc đáng được coi là mẫu mực” [3, 56].
Kể từ đó trở đi, Kim Lân ngày càng được đông đảo bạn đọc, giới văn
nghệ sỹ, phóng viên, nhà nghiên cứu và phê bình văn học quan tâm nhiều
hơn, nhất là từ năm 1996 khi “Tuyển tập Kim Lân” do Lữ Huy Nguyên
tuyển chọn ra đời. Càng ngày các bài viết về Kim Lân càng đa dạng về hình
thức và nội dung.
Đó là những bài ghi chép, phỏng vấn, trò chuyện với nhà văn Kim Lân
trên các báo hoặc tạp chí. Nội dung thường đề cập là: quan niệm viết văn của
Kim Lân, lí do đến với văn chương và lí do “gác bút”, những kỉ niệm hồi viết
văn trong kháng chiến, tình bạn với các nhà văn và cuộc sống Kim Lân. Tiêu
biểu là các bài:
+ Nguyễn Thế Vinh: Chân dung văn nghệ sĩ: Nhà văn Kim Lân-
Báo Người Hà Nội, số 29, 1993.
+ Hương Giang: Phỏng vấn “Vợ nhặt”- Báo Văn nghệ số 19/1993.
+ Kim Hoa: Ngòi bút Kim Lân và sự cày xới trên cánh đồng quê-
Báo Nhân dân chủ nhật, số 34/1994.
7

+ Đức Ngọc: Nhà văn Kim Lân, nhìn văn nghệ sỹ ở tác phẩm của

họ- Báo Thể thao & văn hóa, số 75/1997.
+ Thiên Sơn: Kim Lân và hình tượng người nông dân- Báo Điện ảnh
ngày nay, số 24/1997.
+ Bế Kiến Quốc: Nhà văn Kim Lân: Viết ít không phải là hay- Báo
Đại đoàn kết, số 108/1998.
+ Phan Hoàng: Kim Lân: Văn chương như một thứ tôn giáo- Phỏng
vấn Người Hà Nội- Nxb Trẻ, 2000.
+ Trần Quốc Khải: Đứa con người vợ lẽ- Báo Bắc Ninh, Tết Canh
Thìn, 2000.
+ Dy Ly: Nhà văn Kim Lân: Văn thế nào, người thế ấy- Báo Người
Hà Nội, Tết Nhâm Ngọ, 2002.
+ Trung Trung Đỉnh: Nghề văn: nhanh và chậm, dày và mỏng- Báo
Thể thao và văn hóa, số 1/2003.
+ Vương Thảo: Nhà văn Kim Lân và sự im lặng của nỗi buồn- Báo
An ninh, số 34/2004.
+ Nguyễn Quang Thiều: Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Trẻ, 2000.
Bên cạnh đó là những bài viết mang tính chất đánh giá, nhận xét về con
người và sự nghiệp sáng tác của Kim Lân. Có thể kể tới một số bài viết như:
+ Lữ Huy Nguyên: Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh
Bắc- Báo văn nghệ Tết Đinh Sửu- 1997.
+ Hoài Việt: Đôi điều về Kim Lân- Những gương mặt văn nghệ sỹ-
Nxb Hà Nội, 2003.
+ Nguyên An: Nhà văn của làng quê nước Việt- Tạp chí nhà văn số
5/2000.
+ Xuân Ba: Bây giờ cụ Kim Lân còn mỗi một mình- Báo Tiền phong,
số 106/2001.
8

+ Hoài Anh: Kim Lân, nhà tiểu thuyết phong tục, sở trường về miêu
tả “trạng thái nhân thế”- Tạp chí văn (Hội Văn nghệ TP.HCM), số 13/2003.

+ Nguyễn Khải: Nghề văn cũng lắm công phu- Nxb Trẻ, 2003.
+ Nguyên Hồng: Hồi kí bước đường viết văn- Nxb Văn nghệ
TP.HCM, 2000.
Một lượng bài rất quan trọng, không thể thiếu đó là những bài viết
phân tích, bình giá, phát hiện những nét đặc sắc trong các tác phẩm tiêu
biểu của Kim Lân, chủ yếu in ở các sách giảng văn dùng cho HS phổ thông
hoặc các tài liệu tham khảo môn Văn. Ở đây chúng tôi xin điểm lại các bài
viết về “Vợ nhặt”.
+ Tác giả Đỗ Kim Hồi: “Vợ nhặt”- Giảng văn Văn học Việt Nam-
Nxb Giáo dục, 2000 đã viết: “Kể cũng còn có thể nói nhiều điều nữa về Vợ
nhặt. Như nói về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có và đặc sắc của Kim Lân, cái
lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà
sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc. Như về cách làm cho những tâm
trạng kín đáo nhất phải hiện lên qua những cử chỉ mà chỉ cần thiếu đi một
chút tinh tế, người ta sẽ bỏ qua: một tiếng gắt vô duyên vô cớ, một tiếng khẽ
ho, những bước chân bước vội ra sân, thái độ điềm nhiên và miếng cám vào
trong miệng…Nhưng cái đọng lại cuối cùng trong tôi vẫn là cách nhìn đời,
nhìn người đầy xót xa và thương yêu của nhà văn, là niềm tin mà dường như
ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua thiên truyện ngắn” [43, 536].
+ PGS.TS Nguyễn Trọng Khánh trong cuốn “Chốt kiến thức Ngữ
Văn trong chương trình THPT”- Nxb Giáo dục, 2008 đã đi sâu vào nghiên
cứu tình huống độc đáo trong câu chuyện để từ đó nảy sinh những tầng bậc ý
nghĩa sâu xa của tác phẩm. Tác giả viết: “Với một tình huống truyện độc đáo
và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lí của các nhân vật theo chiều hướng tích
cực hướng mạnh về phía sự sống và hạnh phúc, niềm tin, tác phẩm đã khơi
9

dậy những cảm hứng thẩm mỹ tích cực. Đằng sau những tình tiết éo le, những
hình ảnh ảm đạm về nạn đói khủng khiếp, tác phẩm thấm đượm một tinh thần
nhân văn, nhân đạo cao cả, tạo được sức hấp dẫn lớn trong lòng người đọc”

[24, 193].
+ Trong cuốn “Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học 12”- Nxb
Giáo dục, 2000, tác giả Nguyễn Quang Trung đã tìm thấy: “Thông điệp của
Kim Lân là một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn…Vợ nhặt là bài ca về
tình người ở những người nghèo khổ đã “biết sống” như con người ngay giữa
thời túng đói quay quắt” [33, 77].
+ Còn PGS. TS Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học
tác phẩm văn chương trong nhà trường”- Nxb Giáo dục, 2009 đã quan tâm
nhiều hơn tới định hướng phân tích tác phẩm. Tác giả khẳng định: “Dạy học
loại truyện này không thể không phân tích sự vận hành của tình huống truyện,
quá trình hình thành, diễn biến tâm trạng nhân vật. Những điểm nút của tình
huống truyện luôn có phẩm chất thẩm mỹ nghệ thuật cao nhất. Câu hỏi hình
dung tưởng tượng sẽ phát huy tác dụng xen kẽ với câu hỏi phân tích lí giải.
Đan xen con đường theo bước tác giả và theo nhân vật.
Nếu quan niệm Vợ nhặt là truyện ngắn tự sự ta chỉ bám sát ba nhân
vật: bà cụ Tứ, Tràng, người đàn bà theo hướng phân tích nhân vật. Nhưng
nếu quan niệm đây là truyện ngắn trữ tình hiện thực thì lại tập trung vào
tình huống trữ tình hiện thực để từ đó mở rộng ra tâm trạng các nhân vật”
[6, 178].
Ngoài ra còn nhiều bài viết nữa như:
+ Nguyễn Thanh Vân: Phẩm giá con người trong truyện ngắn “Vợ
nhặt”- Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, 1994.
+ Trần Ngọc Hiến: Một chi tiết hay trong truyện ngắn “Vợ nhặt”
của Kim Lân- Báo Giáo dục thời đại, số 22/1999.
10
+ Tạ Đức Hiền: Vợ nhặt- 99 bài văn- Nxb Giáo dục, 1997.
+ Lê Văn Vỵ: Tiếng cười trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn
Kim Lân- Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 8 (130), 2006.
+ Phạm Ngọc Thưởng: Nghệ thuật xây dựng đối thoại trong truyện
ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- Tuyển tập 10 năm Tạp chí Văn học & tuổi

trẻ- Nxb Giáo dục, 2004.
Hệ thống bài viết cuối cùng là những công trình nghiên cứu khoa học,
chủ yếu là những luận văn ở cấp thạc sỹ. Ở những luận văn này các tác giả đã
hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nói về tác phẩm “Vợ nhặt”.
+ Nguyễn Văn Bao: Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ
thuật của truyện ngắn Kim Lân- ĐHSPHN, 1997.
+ Trần Văn Hồng: Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước
1945 của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân- ĐHSPHN, 1999.
+ Nguyễn Tiến Đức: Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân-
ĐHSPHN, 2002.
+ Mã Thu Hà: Nông thôn và hình ảnh của người nông dân trong
sáng tác của Kim Lân- ĐHSPHN, 2003.
+ Nguyễn Thị Thu: Phong cách nghệ thuật Kim Lân- ĐHSPHN, 2004.
+ Đặng Thị Minh Ngọc: Truyện ngắn Kim Lân, nhìn từ phong cách
thể loại- ĐHSPHN, 2005.
+ Phạm Thanh Nga: Văn hóa Kinh Bắc và phong cách nghệ thuật
Kim Lân- ĐHSPHN, 2005.
+ Trần Thị Quỳnh Hoa: Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học tác
phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân- ĐHSPHN, 2006.
+ Nguyễn Thu Thảo: Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
cho học sinh THPT từ cái nhìn văn hóa- ĐHSPHN, 2008.
+ Nguyễn Thị Khiêm: Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời
sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- ĐHSPHN, 2009.
11
3. Nhận xét chung
3.1. Các công trình nghiên cứu này phần lớn đều khai thác về một vài
phương diện: quan điểm nghệ thuật, nội dung sáng tác, cốt truyện Đây là
những công trình khoa học có ý nghĩa hết sức quý báu để người viết kế thừa
và phát triển.

3.2. Các công trình về phương pháp giảng dạy đều đã tập trung khám
phá nội dung, ngôn ngữ, nghệ thuật giúp cho GV có những hướng khai thác
sâu hơn, mới mẻ hơn, giúp HS hiểu đúng đắn hơn về giá trị của tác phẩm, đề
ra những thiết kế giáo án hợp lí hơn. Việc kết hợp ba hướng tiếp cận trong
DH tác phẩm văn học nói chung- hay vận dụng quan điểm đồng bộ đã được
GS Phan Trọng Luận đề cập đến nhưng cụ thể đối với tác phẩm “Vợ nhặt”
thì chưa thực sự có. Đây là đề tài đầu tiên đưa ra việc kết hợp nhiều hướng
tiếp cận: văn hóa, thi pháp, phong cách, thể loại khi giảng dạy tác phẩm “Vợ
nhặt” của Kim Lân trong trường phổ thông. Ở đây, chúng tôi sử dụng khái
niệm đồng bộ không đơn thuần chỉ gói gọn trong ba hướng tiếp cận của giáo
trình mà ở phạm vi rộng hơn.
III. Mục đích nghiên cứu
Tìm cho được một cách DH thích hợp nhất đối với truyện ngắn “Vợ
nhặt” của Kim Lân qua tiếp cận đồng bộ.
IV. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
1. Những công trình nghiên cứu về Kim Lân và những tài liệu liên
quan đến tác phẩm “Vợ nhặt”.
2. Tìm hiểu thực trạng của việc DH tác phẩm “Vợ nhặt” ở trường phổ
thông qua phiếu điều tra GV, HS; qua giáo án của GV; qua các bài kiểm tra
của HS.
3. Từ đó phân tích và vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ để đi đến
một phương án tối ưu cho việc DH tác phẩm “Vợ nhặt”.
V. Giả thuyết khoa học
12
Nếu DH tác phẩm “Vợ nhặt” theo quan điểm tiếp cận đồng bộ sẽ tránh
được tình trạng DH giáo điều, dạy “chay”, khô cứng, công thức, lối mòn, tận
dụng được lợi thế của từng hướng tiếp cận, đưa giờ học thực sự đúng bản chất
của tác phẩm văn chương, góp phần vào việc đổi mới phương pháp DH
truyện ngắn nói chung và truyện ngắn của Kim Lân nói riêng.
VI. Phương pháp nghiên cứu

1. Khái quát hóa lí luận từ đó đưa ra các định hướng phục vụ cho yêu
cầu của đề tài.
2. Khảo sát điều tra: sử dụng phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp
HS, GV về thực trạng dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” ở trường phổ thông.
3. Phân tích tổng hợp: khảo sát, phân tích văn bản từ đó tổng hợp
thành một số vấn đề có ý nghĩa trong việc giảng dạy tác phẩm.
4. So sánh: so sánh tác phẩm “Vợ nhặt” với một số tác phẩm khác
cùng đề tài của Kim Lân và của các nhà văn khác.
5. Thực nghiệm sư phạm.
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Điều tra thực trạng DH tác phẩm “Vợ nhặt” trong nhà trường phổ
thông hiện nay.
2. Tìm ra các biện pháp DH tối ưu cho tác phẩm: Vận dụng quan điểm
tiếp cận đồng bộ.
VIII. Đóng góp của luận văn
1. Tìm ra những hạn chế trong DH tác phẩm “Vợ nhặt” hiện nay.
2. Đặt “Vợ nhặt” trong nhiều hướng tiếp cận.
3. Đề ra phương án tối ưu trong DH tác phẩm “Vợ nhặt”.
4. Góp phần khắc phục tình trạng DH truyện ngắn đơn điệu như hiện nay.
IX.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần phụ lục, luận văn gồm 129 trang và 3 phần sau:
13
Phần mở đầu (13 trang): Nêu lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích
nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phương pháp
nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp của luận văn, cấu trúc luận văn.
Phần nội dung gồm 3 chương:


1. Chương I (24 trang): Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
trong lịch sử văn học, trong nhà trường và hướng tiếp cận.
2. Chương II (41 trang): Thực trạng dạy học và nghiên cứu “Vợ nhặt”
của Kim Lân trong nhà trường THPT.
3. Chương III (49 trang): Các biện pháp dạy học truyện ngắn “Vợ
nhặt” của Kim Lân theo hướng tiếp cận đồng bộ.
Phần kết luận (2 trang).
14
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN
TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC, TRONG NHÀ TRƯỜNG
VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN
1. Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học,
trong nhà trường
1.1. Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học
Nhà văn Kim Lân (1920- 2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, người
làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc
Ninh). Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó ông chỉ được học hết bậc Tiểu học
rồi vừa đi làm thợ kiếm sống (sơn guốc, khắc tranh bình phong) vừa viết văn.
Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng
trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Năm 1944, Kim Lân
tham gia Hội Văn hóa cứu quốc và từ đó cho đến khi qua đời, ông liên tục
hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến (viết văn, làm
báo, diễn kịch, đóng phim).
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Kim Lân viết không
nhiều nhưng được coi là “thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của
văn học Việt Nam hiện đại”. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng
quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và
hiểu biết sâu sắc. Ông rất sành về cảnh quê, người quê và thế giới của hương
đồng gió nội này cộng với một tấm lòng thiết tha hiếm có đã tạo nên những

trang viết sâu sắc, cảm động nhất của ông. Ông viết về phong tục và đời sống
làng quê: những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân
vùng đồng bằng Bắc Bộ được gọi là những “thú đồng quê” hay “phong lưu
đồng ruộng” như chơi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà, nuôi chó săn…
Ông viết chân thật và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu
sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết, thủy chung
15
với quê hương cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm
hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ,
nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, hóm hỉnh và tài hoa.
Con người có một đời văn khá dài ấy (trên 50 năm) không hiểu kĩ tính
thế nào mới trình làng vẻn vẹn có hai tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng
(1955) và Con chó xấu xí (1962). Nhưng nghệ thuật không quen đo đếm ở số
lượng. Chỉ một truyện như “Vợ nhặt” (rút từ tập Con chó xấu xí)- vốn được
coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân- cũng có thể là niềm mơ ước
của nhiều người cầm bút. “Vợ nhặt” đã từng được nhà văn Nguyễn Khải xếp
vào một trong số rất ít các tác phẩm văn học đương đại Việt Nam “mới đọc
dường như chẳng có gì cả nhưng lại có khả năng làm kinh động lòng người”.
Nói như Đỗ Kim Hồi trong cuốn “Giảng văn văn học Việt Nam”-
Nxb Giáo dục, 2000: “Kim Lân thuộc vào số ít nhà văn có thể minh chứng
cho chân lí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong nghệ thuật…Ấy vậy nhưng khi
kể ra những gương mặt làm nên bản sắc của văn xuôi Việt Nam trong mấy
chục năm trở lại đây thì lại khó có thể bỏ sót tên tuổi của Kim Lân. Nếu được
phép bắt chước cách nói của Hoài Thanh về Nguyễn Nhược Pháp thì có thể
nói: Kim Lân đứng ở hàng đầu trong số các cây bút văn xuôi viết ít mà càng
ngày càng được khâm phục rất nhiều. Một nhà văn viết cho thiếu nhi đã lấy
truyện Ông cản ngũ của ông làm mẫu mực. Một nhà văn khác gần đây có kể
ra bốn tác phẩm văn xuôi xếp vào loại gần như “thần bút” thì hai trong số
đó- các truyện ngắn Làng và Vợ nhặt- là của Kim Lân. Mà giữa hai truyện
ấy thì theo dư luận của nhiều bạn văn do chính Kim Lân phản ánh, Vợ nhặt

có phần xuất sắc hơn Làng” [43, 527].
Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra
từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước
cách mạng). Hòa bình lập lại, do đơn đặt hàng của báo Văn nghệ, Kim
16
Lân mới viết lại. Riêng điều đó thôi đã thấy “Vợ nhặt” mang dấu ấn của
cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ
lưỡng về nghệ thuật.
1.2. Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trư
ờng
Trong chương trình Ngữ văn phổ thông “Vợ nhặt” là một trong những
tác phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó kết tinh nhiều giá trị: giá trị tố
cáo, giá trị nhân văn, giá trị nhân bản và trên hết là giá trị nhân đạo sâu sắc.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” được xây dựng trên cái nền của nạn đói khủng khiếp
năm Ất Dậu (1945), trong có mấy tháng trời đã cướp đi của Việt Nam một
phần mười dân số. Có làng chết gần hết; có nhà chết chẳng còn ai; nhiều
người chết lả trên đường đi, chết gục bên gốc cây, chết lăn nơi ngòi rãnh, hè
nhà, quán chợ,…Nhiều gia đình, nhiều người phải ăn cháo cám, rau má, củ
chuối,…cầm hơi mà vẫn không thoát chết. Sự kiện bi thảm này đã từng được
miêu tả trong các bài thơ nổi tiếng Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (Văn
Cao), Xuân đến và Đói! Đói! (Tố Hữu), trong các tác phẩm Địa ngục
(Nguyên Hồng), Mười năm (Tô Hoài), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi),…Trong
số những tác phẩm viết về nạn đói năm Ất Dậu, truyện ngắn “Vợ nhặt” có
một giá trị đặc biệt. Hiện thực về nạn đói thê thảm ấy hắt bóng đen lên từng
trang viết, ám ảnh tâm trí người đọc từ đầu đến cuối tác phẩm. Đồng thời từng
trang viết của tác phẩm cứ lấp lánh sáng lên niềm khao khát mãnh liệt của
người dân lao động nước ta về hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt của họ
đối với sự sống và tương lai, là tình thương yêu cưu mang đùm bọc lẫn nhau
của những con người nghèo khổ ngay cả khi mấp mé bên bờ vực của cái chết.
Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, có giá trị nhân đạo cao cả, xứng đáng

được xem là một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Đưa “Vợ nhặt” vào chương trình Ngữ văn 12 giúp cho HS:
17
+ Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn
đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào
cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao
động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
+ Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: sáng tạo tình huống, gợi
không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
2. Các hướng tiếp cận tác phẩm “Vợ nhặt”
Hiện nay, việc tiếp cận tác phẩm văn học trong nhà trường khá đa dạng
và phong phú. Tiếp cận thế nào sẽ dạy như thế ấy. Bởi vậy, đứng trước mỗi
bài học đòi hỏi người GV phải có sự nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng các mặt cả
về tác giả và tác phẩm. Có như vậy bài giảng mới đi đúng hướng và đạt hiệu
qua dạy học cao nhất. Riêng đối với truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim
Lân chúng tôi sẽ dựa trên một số hướng tiếp cận sau:
2.1. Hướng 1: Từ thi pháp truyện ngắn Kim Lân
2.1.1. Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật
2.1.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
Văn học phản ánh hiện thực, tất yếu nó cũng phản ánh nhận thức của
nhà văn về con người. Nhà văn quan niệm về con người đúng thì cũng lái tác
phẩm của mình đi đúng đường. Nhân vật của Kim Lân là những mẫu người
“đầu thừa đuôi thẹo”, đều có một nét tính cách nào đó đậm đà, đáng nhớ.
Những sinh thể nghệ thuật ấy được tạo nên từ quan niệm về con người của
nhà văn. Còn quan niệm nào giản dị mà sâu sắc, cao đẹp hơn quan niệm này
của Kim Lân: “Nếu mà gọi là chọn con đường nào cho văn học từ xưa tới nay
nó cũng chỉ có một con đường: con đường vì con người, vì đời sống, vì tình
thương yêu, vì cái phấn đấu trước mắt”. Có phải vì thế mà ngay từ sáng tác
đầu tay (viết khi ông còn là một anh thợ sơn guốc), Kim Lân đã tìm được một

hướng đi đúng đắn cho ngòi bút của mình: viết cho người nghèo, viết để giúp
18
cho những người nghèo chống lại áp bức bất công. Kim Lân rất coi trọng con
người, yêu quý con người. Theo ông, cốt lõi của con người là tốt, là bản tính
thiện. Nếu một lúc nào đó, con người có xấu thì đó là do hoàn cảnh, môi
trường tạo nên. Ông viết văn để giúp người đọc nhận thấy không phải là con
người ta giỏi thế nào mà là người ta tốt được đến đâu, bởi “chỉ có cách cư xử
tốt đẹp, có văn hóa giữa người với người mới bền vững, vĩnh cửu”. Kim Lân
còn khẳng định rõ: “Khi viết, tôi không thích viết về những người anh hùng
mà thích viết về những người lao động nghèo khổ. Bởi cơ sở của người cầm
bút là tình yêu thương nghèo”. Và “khi sáng tác, cái thôi thúc tôi nhiều nhất
là đòi cho những người thiệt thòi không phải thiệt thòi nữa, đòi cho con người
cái quyền thiêng liêng của con người và bênh vực cho con người”. Thêm nữa,
khi cầm bút sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sỹ phải tin tưởng vào con người
và đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Kim Lân còn ví: nhà văn khi
viết như phải đứng trước “pháp trường trắng” (chữ dùng của Nguyễn Tuân),
viết tác phẩm không phải vì lợi nhuận cũng không phải vì danh tiếng mà
trước hết là vì một mục đích cao đẹp: đóng góp một tiếng nói bênh vực những
người nghèo khổ giữa cái xã hội bất công. Ấy cũng là sứ mệnh thiêng liêng,
cao cả của mọi ngòi bút chân chính. Chính quan niệm nghệ thuật đầy ý nghĩa
nhân văn này đã chi phối mọi yếu tố của sáng tác văn chương Kim Lân mà
trước hết là cách lựa chọn đề tài, xây dựng kiểu nhân vật riêng biệt, in rõ cá
tính sáng tạo của văn xuôi Kim Lân.
2.1.1.2. Thế giới nhân vật
Mỗi nhà văn có một “vùng đối tượng thẩm mỹ riêng”, tự nó đã ghi dấu
ấn của chủ thể sáng tác. Đối với Kim Lân, vùng đề tài mà ông ưa thích nhất
và cũng chỉ có thể viết hay về những đề tài ấy là mảng đề tài về nông thôn, về
cuộc sống của những người lao động nghèo khổ, mảng sống mà từ lâu ông
hiểu biết khá kỹ lưỡng và gắn bó với nó bằng tất cả tình cảm, tâm hồn của
một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Tương ứng với vùng đề tài ấy là

kiểu nhân vật của riêng Kim Lân.
19
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân khá phong phú, gồm
đủ các giới (nam có, nữ có…); đủ các lứa tuổi (người lớn có, trẻ em
có…); đủ các tầng lớp giai cấp (tầng lớp trên, tầng lớp dưới, địa chủ, nông
dân…). Trong số đó kiểu nhân vật sở trường của truyện ngắn Kim Lân có
thể khái quát lên đó là những người nghèo, nhưng nghèo mà tài giỏi,
nghèo mà tốt. Cụ thể:
* Kiểu nhân vật thượng võ:
Đó là những nhân vật nghèo khó mà tài giỏi, giàu tinh thần thượng võ
của miền quê Kinh Bắc. Thế giới của những anh tài bình dân này cũng muôn
màu muôn vẻ, hội tụ các gương mặt thuộc nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi: nào là
những tay đô lão luyện, dày dặn như cụ Cả Lẫm, ông Cản Ngũ (Ông Cản
Ngũ); nào là những đô vật trẻ trai, sung sức như đô Vựa (Cầu đánh
vật)…Mỗi người một vẻ, mỗi người xuất sắc theo một lối, mỗi người giỏi
giang theo một kiểu.
Có thể nhận thấy các nhân vật thượng võ của Kim Lân đều là những
người nghèo. Những nhân vật ấy vừa có tài, vừa có tâm, tài thứ thiệt và tâm
mộc mạc kiểu người lao động, người quê nhưng lại bền vững muôn đời. Họ là
những anh tài của đất Việt.
Ca ngợi vẻ đẹp của những đô vật lừng danh, Kim Lân đã khẳng định
phẩm chất cao quý, tinh thần thượng võ của con người Việt Nam. Đồng thời
nhà văn cũng đề cao những giá trị văn hóa cổ truyền, tinh hoa văn hóa của
dân tộc, những giá trị được tạo dựng nên từ những con người “nghèo mà
không hèn”.
* Kiểu nhân vật tài tử đồng quê- những con người nghèo khó mà cao
sang, lam lũ mà phong lưu, với những thú vui, trò chơi nơi thôn dã. Họ chính
là những người đã gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa của làng quê, văn hóa
Việt Nam mà đặc biệt là văn hóa vùng Kinh Bắc. Người này say sưa với thú
20

thả chim (Ông Trưởng Thuận), chơi gà chọi (Ông Cả Chuẩn), người khác lại
mê mải với chơi chó săn (Ông Cả Nội)…Tất cả đều sành sỏi, đam mê với thú
chơi. Ở họ nhiều khi còn ánh lên chất kiêu bạc đồng quê rất đáng yêu và đáng
quý. Có thể nói, qua những trang viết về những thú phong lưu đồng ruộng,
Kim Lân giúp người đọc nhận biết: “Sau lũy tre xanh từ bao đời nay, người
nông dân sống lam lũ, cần cù nhưng tháng ba ngày tám và những buổi sang
xuân vẫn tổ chức những trò vui, qua đó thể hiện sự thông minh, tài hoa, tâm
hồn tươi sáng, lành mạnh, yêu đời và những phong tục “đất lề quê thói” của
con người Phù Lưu- chợ Giàu coi trọng lễ hội và nhân tình” [37, 26-27]. Ở
những nhân vật nghệ sỹ đồng quê của Kim Lân ánh lên chất hào hoa Kinh
Bắc đáng yêu và đáng quý. Có phải nhờ thế mà Kim lân được coi là “đại diện
văn học sáng giá của những lớp người tài hoa, bặt thiệp phong lưu” [37, 26-
27]. Truyện ngắn Kim Lân đã khẳng định sức sống lâu bền của những giá trị
văn hóa tinh thần của dân tộc, khẳng định tình yêu làng, yêu nước của con
người Việt Nam.
* Kiểu nhân vật “thấp cổ bé họng”, “đầu thừa đuôi thẹo”- những
người nghèo khổ mà tốt đẹp, khốn khổ mà cao quý. Đây vẫn là những người
lao động nghèo, thậm chí rất nghèo. Mỗi người một cảnh ngộ, một số phận.
Người thì trôi dạt khốn cùng bởi chiến tranh, giặc giã, bởi đói khát cùng
đường: ông Tư Mủng (Bố con ông gác máy bay trên núi Cối Kê), ông Mộc
Gù, dì Bản (Người chú dượng)…Người thì bị chà đạp, áp bức, bóc lột, khinh
rẻ: anh Thế, chị Hòa (Nên vợ nên chồng), anh em Viên (Tìm em), chị
Nhâm… Nghèo khổ thật, khốn cùng thật, nhưng kỳ lạ thay ở những con
người này vẫn lấp lánh một vẻ đẹp tâm hồn: lòng vị tha, đức hy sinh, niềm
khát khao sống, thiết tha hạnh phúc…Xây dựng kiểu nhân vật này, Kim Lân
không quan tâm nhiều đến việc họ giỏi thế nào mà tập trung làm nổi bật
những phẩm chất đạo đức cao đẹp của họ.
21
Xuất phát từ quan điểm sáng tác: viết cho người nghèo, cho nên như
một lẽ tự nhiên, Kim Lân đã trở thành nhà văn của những người nghèo khổ.

Cũng bởi thế, chiếm số lượng nhiều nhất trong truyện ngắn Kim Lân là kiểu
nhân vật “thấp cổ bé họng”. Mạnh dạn bước chân vào một con đường đã quá
quen thuộc, một mảnh đất đã được cày xới kỹ lưỡng, sáng tác của Kim Lân
vẫn có cách nhìn, cách miêu tả, cách thể hiện riêng, độc đáo. Ngòi bút Kim
Lân tập trung miêu tả số phận của những con người như là đầu thừa đuôi thẹo
ở khắp xó xỉnh của cuộc sống. Những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo này đã
tràn vào thành dòng, có diện mạo, hồn cốt riêng biệt, ấn tượng như đóng dấu,
như xăm chàm trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Chính vì vậy, Vương Trí
Nhàn đã có lý khi khái quát rằng “Hình như những mẫu người đầu thừa đuôi
thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này
một cách tự nguyện” [37, 28]. Trong đó, Kim Lân quan tâm nhiều nhất đến
những người ngụ cư. Đây là nét độc đáo chỉ có trong văn Kim Lân.
Trước hết, những nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo” này là hiện thân của
cái nghèo, cái đói, cái khổ. Mỗi người một số phận, một cuộc đời: một “đứa
con người cô đầu” bị mẹ nhẫn tâm bỏ rơi, sống chơ vơ, tủi cực trong cuộc
sống mưu sinh; một “người kép già” hết thời chỉ biết vùi dập cuộc đời còn lại
của mình trong làn khói thuốc phiện…và nhiều nhất là những người nông dân
nghèo không sống nổi ở làng mình phải bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi. Tất cả
đều giống nhau ở cái đói nghèo, khốn khổ. Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp
cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã
hội cũ: những người nông dân miền xuôi mất nhà, mất đất xiêu dạt lên miền
ngược, túp vào một xóm chợ bên sông, một góc phố núi hay ven một đồn
điền; một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày.
Người nông dân trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nam Cao cũng nghèo, cũng
khổ nhưng vẫn là dân gốc ở nơi mình sống. Lão Hạc còn có vườn, chị Dậu
22
còn có ruộng, đến như Chí Phèo cũng còn có một túp lều che mưa che nắng.
Còn người nông dân của Kim Lân không có lấy một tấc đất cắm dùi, phải
lang thang khắp chốn cùng đường, bị ném vào cuộc mưu sinh hết sức nghiệt
ngã. Không có ruộng đất, không có việc làm, tất yếu dẫn đến cái đói. Nếu cái

nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở văn Nam Cao khiến người ta thương cảm,
muốn rơi nước mắt thì cái đói, cái chết trong văn Kim Lân khiến người ta
khiếp sợ, rụng rời.
Đọc những trang viết của ông lấp lánh lên một sức sống, ấm áp một
niềm tin mãnh liệt vào nghị lực, vào phẩm giá, vào khát vọng cao đẹp của con
người. Dù sống trong cảnh ngộ khốn cùng, những con người “đầu thừa đuôi
thẹo” vẫn không bị tiêu diệt, không gục ngã, họ vẫn trụ được, hơn nữa lại
vượt lên chiến thắng với một sức sống mãnh liệt, phi thường. Càng trong hoàn
cảnh sống mờ tối, lay lắt, niềm khát khao được sống hạnh phúc và tình
thương yêu giữa những con người nghèo khổ càng tỏa sáng, bất diệt. Khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc còn làm cho con người ta trở nên lương
thiện, đầy ước mong và những ý nghĩ tốt lành. Điều đáng quý và cũng đáng
trọng là bởi niềm khát khao ấy cứ âm thầm vươn lên từ đói khát, tối tăm rồi
tất yếu những người nông dân nghèo sẽ tìm đến với cách mạng, gắn bó với
cách mạng, tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình trong cuộc sống mới của đất
nước, của dân tộc sau cách mạng tháng Tám.
2.1.2. Từ cốt truyện và thủ pháp tạo dựng truyện
2.1.2.1. Cốt truyện
“Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư
tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong
hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [42].
23
Mỗi nhà văn hiện thực thường có khuynh hướng lựa chọn cho mình
một kiểu cốt truyện riêng. Ở Kim Lân, theo Lại Nguyên Ân có thể kể ra ba
kiểu truyện chính:
Kiểu thứ nhất, phổ biến hơn cả có thể gọi là những truyện ngắn tính
cách. Nhiệm vụ nghệ thuật mà nhà văn đề ra đó là vẽ ra một con người. Đây
là phương hướng sở trường của truyện ngắn Kim Lân. Do đó, không phải
ngẫu nhiên các truyện của ông đều được đặt theo tên nhân vật chính như:
Ông Cả Luốn gốc me, Người chú dượng, Bố con ông gác máy bay trên

núi Côi Kê, Chị Nhâm…
Kiểu thứ hai, hơi khác chút ít với kiểu truyện ngắn tính cách này. Đây
được gọi là kiểu truyện ngắn tình huống. Diễn biến của truyện không nhằm
khám phá thêm một nét tính cách nào của một số các nhân vật. cái được chú ý
miêu tả ở đây là một tình huống. Ví dụ như “Vợ nhặt” là truyện ngắn không
chú tâm hẳn vào nhân vật nào.
Kiểu thứ ba, là kiểu truyện mà Kim Lân viết rất ít. Đó là loại truyện
có hơi hướng ngụ ý (giống “Đôi mắt” của Nam Cao), cũng thuộc thể loại
truyện về những người cùng giới cầm bút, về sự phân hóa, về sự đảo ngũ,
phản bội của một số kẻ trong giới. Ở đây có đôi chút tự truyện. Nhưng cái
chính nói tới thời “nhận đường” của văn nghệ sỹ, nói tới lập trường mà nhà
văn đã lựa chọn cho mình: đi với dân tộc, đi với kháng chiến. Lập trường
này toát ra cái ác cảm đối với kẻ cầm bút đồng nghiệp rốt cuộc đã đảo ngũ,
đã “dinh tê”.
Một đặc điểm nữa của cốt truyện Kim Lân là tính hiện thực rất cao.
Ông thường kể: “Những truyện tôi thích và cũng được nhiều người thích là
những truyện tôi viết về tôi, về những người xung quanh: Đứa con người vợ
lẽ, Vợ nhặt, Làng, Bố con ông lão gác máy bay trên núi Cối Kê, Trả lại
đòn, Người chú dượng…”. Và đặc biệt là: “ông không thể viết những gì mà
24
không có mình trong đó hoặc có viết cũng khó thành công như: Nên vợ nên
chồng (tập truyện), Cô gái công trường (truyện phim), mặc dù đó là những
tác phẩm rất kịp thời và có ích” (Lữ Huy Nguyên). Đó cũng là lí do phần lớn
nội dung cốt truyện của Kim lân thường được lấy từ hiện thực. Đây là tâm sự
của Kim Lân: “Truyện ngắn đầu tiên của tôi có cái tên là “Đứa con người vợ
lẽ”, in ở tờ Trung Bắc chủ nhật, khoảng năm 1940-1941 đúng là chuyện của
mình, với tất cả nỗi hờn tủi của mẹ con tôi. Truyện in rồi, ông anh cả tôi (con
bà cả) cứ lục vấn, hạch sách tôi mãi”.
2.1.2.2. Thủ pháp tạo dựng truyện
Để tạo ra một cốt truyện phản ánh cái nhìn của nhà văn đồng thời bộc

lộ tư tưởng tác phẩm, Kim Lân thường hay sử dụng các thủ pháp nghệ thuật
như: thủ pháp đối lập, thủ pháp tạo tình huống, thủ pháp tạo sự bất ngờ. Đây
cũng là những thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong các truyện dân gian.
* Thủ pháp đối lập
Là thủ pháp tạo ra sự xung đột, mâu thuẫn trong tác phẩm giữa các
nhân vật với nhau về địa vị xã hội, kinh tế, tạo ra những suy nghĩ, những tính
cách trái ngược nhau, qua đó toát lên ý nghĩa xã hội.
Trong các truyện ngắn của mình, đặc biệt là ở những truyện viết về
số phận lam lũ, cơ cực, đói khát của những người dân quê, Kim Lân
thường tạo ra sự đối lập ấy bằng cách đặt nhân vật trong sự tương phản về
địa vị xã hội (Đứa con người vợ lẽ), về tư tưởng (Con chó xấu xí, Ông cả
Luốn gốc me), hoàn cảnh môi trường và nhân vật (Vợ nhặt), kẻ áp bức-
người bị áp bức (Nên vợ nên chồng, Tìm em, Chị Nhâm), kẻ giàu- người
nghèo, người tốt- kẻ xấu.
Như trong Đứa con người vợ lẽ, Kim Lân đã tạo ra mâu thuẫn bằng sự
đối lập hai nhân vật ông Cả và Tư. Ông Cả thì to béo, Tư thì gầy còm; ông Cả
thì ăn bát phở một hào chê rẳng, còn Tư thì chỉ húp nước đã thấy ngon và
25
nghĩ đến cơm nguội chan còn ngon nữa…sự đối lập đã cho thấy nỗi khổ của
đứa con người vợ lẽ. Ngoài ra, còn một sự đối lập nữa là đối lập giữa tình anh
em và bạn bè. Ông Cả thì dù ăn phở thấy rẳng nhưng cũng chẳng hề mảy may
nghĩ đến em đang đói cồn cào, xem ở nhà đã ăn gì chưa; ông thản nhiên ngồi
ăn xong xách cặp đi. Còn Thân- bạn Tư, có ít hạt mít cũng mang sang cho
bạn. Và Tư dù rất đói, vừa bóc hạt mít đã nghĩ ngay đến chuyện phần mẹ. Sự
đối lập của các nhân vật ấy đã tự nó nói lên sự phi lí trong quan hệ tình cảm,
sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình với những thiệt thòi, ghẻ lạnh mà
“đứa con người vợ lẽ” phải gánh chịu.
* Thủ pháp tạo tình huống
Là thủ pháp đặt nhân vật vào trong một hoàn cảnh éo le, trớ trêu, buộc
phải lựa chọn để bộc lộ phẩm chất, tính cách nhân vật và toát lên ý tưởng, chủ

đề mà tác giả gửi gắm. Cả những truyện viết về phong tục và thân phận người
nông dân ngụ cư đều được Kim Lân triệt để sử dụng thủ pháp này.
Hầu hết các nhân vật của ông đều ở vào tình thế bị đánh bật ra khỏi
những cơ sở tối thiểu để có thể trông mong trở về cái chuẩn bình thường ấy
của đời sống làng quê cổ truyền, chính vì thế mà ước muốn của họ càng da
diết hơn.
Ở Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Kim Lân cũng tạo ra
được một tình thế ẩn để nhân vật lựa chọn. Đó là sự đắn đo ở lại gác máy bay
cho dân phố hay là chuyển nhà cùng vợ con. Vì gác máy bay như thế có lợi
lộc gì đâu. Chẳng qua người ta tín nhiệm, người ta bầu thì ông cứ nhận. Thế
nhưng mỗi lần hoàn thành công việc ông lại thấy người mình nhẹ nhõm,
thảnh thơi như vừa trút được gánh nặng. Mặc dù cứ mỗi bận có máy bay bắn
phá, vợ chồng ông lại cãi nhau nhưng cuối cùng ông vẫn không chuyển đi vì
ông quý mảnh đất nơi đây, vì ông muốn mọi người xung quanh ông được yên
tâm làm ăn…Đó là sự lựa chọn của một người yêu làng, yêu nước, sống đầy

×