Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thiếu sự quan tâm của cha mẹ là nguyên nhân khiến trẻ bị tăng động. (Ảnh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.3 KB, 6 trang )


Thiếu sự quan tâm của cha mẹ là nguyên nhân khiến trẻ bị
tăng động. (Ảnh minh họa).
Ngừa bệnh tăng
động, giảm tập trung
cho trẻ
- Vào khoảng thời gian sắp 7 tuổi, bé thường rơi vào
tình trạng lo âu, trầm cảm. Trong khi người lớn bị trầm
cảm thường nằm ủ rũ, mệt mỏi thì bé lại thể hiện sự lo
lắng bằng những hành động thái quá
Theo các chuyên gia tâm lý, cuộc sống bận bịu thời hiện đại
làm nhiều người cha, người mẹ không còn thời gian quan
tâm đến con. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên
bệnh tăng động, giảm tập trung ở bé.
Dấu hiệu trẻ bị tăng động, kém tập trung
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh (Trưởng khoa Tâm lý Bệnh
viện Nhi Đồng 1 TP HCM), đây là một bệnh lý về thần kinh,
xuất hiện ở bé trước 7 tuổi, 12% bé ở độ tuổi đi học có
những triệu chứng này.
Tăng động, thiếu tập trung có thể là bệnh nhưng cũng có thể
là triệu chứng của một rối loạn thần kinh khác. Tuy nhiên,
bệnh chỉ được xác định khi có tối thiểu 6 triệu chứng và kéo
dài liên tục trong 6 tháng. Ngoài ra, những biểu hiện này của
bé xảy ra trong gia đình và trường học.

Tăng động, thiếu tập trung có thể là bệnh nhưng cũng có thể
là triệu chứng của một rối loạn thần kinh khác. (Ảnh minh
họa).
Phần lớn nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Tuy
nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng, vào khoảng thời gian
sắp 7 tuổi, bé thường rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm.


Trong khi người lớn bị trầm cảm thường nằm ủ rũ, mệt mỏi
thì bé lại thể hiện sự lo lắng bằng những hành động thái quá
hay khuấy động không gian yên tĩnh để tạo sự chú ý của
người khác.

- Triệu chứng của bé bị kém tập trung:

Không chú ý chi tiết và hay phạm lỗi do lơ đễnh.
Khó tập trung chú ý khi học và chơi.
Thường có vẻ không nghe khi được nói trực tiếp.
Không theo kịp và hoàn thành công việc.
Khó tổ chức công việc.
Tránh né, không thích làm việc cần tập trung trí tuệ.
Thường làm mất đồ.
Thường quên công việc hàng ngày.

Trẻ tăng động thường khó chơi một cách yên ắng. (Ảnh
minh họa).
- Triệu chứng của bé có bệnh tăng động:
Cựa quậy bàn tay, chân hoặc ngọ ngoậy trên ghế.
Thường bỏ ghế lúc đang học tập.
Chạy hoặc leo không thích hợp.
Khó chơi một cách yên ắng.
Thường đi hoặc làm như đang ngồi trên xe máy.
Thường nói quá nhiều.
Thốt ra câu trả lời trước khi chấm dứt câu hỏi.
Ít kiên nhẫn chờ đến phiên mình.
Thường cắt ngang hoặc xâm lấn người khác.
Đây là bệnh thường gây khó chịu cho mọi người xung
quanh như hay ngắt lời người khác, xáo trộn không gian yên

tĩnh… và còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như
qua đường không nhìn tín hiệu đèn… Là chuyên gia trong
ngành, bác sĩ Thanh từng tiếp xúc với nhiều trường hợp “nổi
loạn” chỉ để tạo sự chú ý và được cha mẹ quan tâm hơn.
Điển hình là trường hợp của một bé trai 8 tuổi rất thông minh
nhưng có sở thích với những món đồ chơi của con gái.
Phụ huynh lo lắng giới tính bé bị ảnh hưởng nên cấm đoán.
Cậu bé phản ứng bằng cách quậy phá để ba mẹ để ý đến
mình hơn. Vì vậy, bác sĩ Thanh cho rằng, cha mẹ hãy dành
thời gian chia sẻ và làm bạn cùng con. Tăng động kém tập
trung là bệnh thần kinh nhưng có thể được điều trị bằng
chính sự quan tâm và yêu thương của gia đình.

Trẻ bị tăng động thường gây khó chịu cho người xung quanh
vì quá hiếu động. (Ảnh minh họa).
Một số biện pháp phụ huynh nên áp dụng
Làm chủ cảm xúc: Khi phụ huynh đang trong tình trạng giận,
sợ, tự vệ, những cảm xúc này sẽ được thể hiện trong giọng
nói, tư thế, hành động và ngôn ngữ. Vì vậy, trước khi làm
điều gì, phụ huynh nên lắng lại một giây và nói “dừng lại,
điều gì đang xảy ra?”. Sau đó, nhìn vào mắt bé, lưu ý đến tư
thế, nét mặt, giọng nói và từ ngữ của bé. Sau đó, suy nghĩ
điều gì đang xảy ra. Cuối cùng, phụ huynh sẽ biết được cảm
xúc của bé và có thể xử sự trong trạng thái bình tĩnh và tích
cực.
Thay đổi cách nói: hãy hạ thấp giọng và nói chậm hơn. Khi
nói, nên nhìn thẳng vào mắt bé và dùng ít từ. Truyền đạt ý
ngắn và đúng trọng tâm. Cần tránh dùng các từ “mày, còn
kém” đi theo từ “luôn luôn, không bao giờ”, nên tập nói “tôi,
không phê phán, tin cậy và tôn trọng”.

Thích nghi với thói quen lắng nghe: lắng nghe là then chốt
trong sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, thể hiện sự tôn
trọng và lịch sự. Như tìm hiểu sự tích cực trong lời con bé
nói, cố gắng hiểu ý con nói, trả lời con một cách tích cực
không phê phán, nói lại cùng con những điều đã được nghe.
Cùng làm việc với con: trong quá trình đó, phụ huynh có thể
đặt câu hỏi để giúp bé có suy nghĩ theo chiều hướng tốt
hơn. Cởi mở trong quá trình thảo luận cũng giúp cha mẹ gần
gũi hơn với con cái. Đặc biệt, không ra lệnh nhưng hãy đặt
câu hỏi sẽ giúp bé suy tư và thảo luận sâu. Cần giữ sự vui
tươi trong suốt quá trình trò chuyện với bé.

×