Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của hoa atiso và cách làm mứt hoa atiso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.5 KB, 21 trang )

Những tác dụng tuyệt vời
của hoa atiso.

 !
" #$%&!'()
**+,+
-&"./ 0
1234(
56&!$%78
12349:
Tìm hiểu về hoa atiso
Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu
năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung
Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy
hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây
dài từ 50-80 cm.
Atisô được trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các
vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào
Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển
trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng…

Hoa atiso (Ảnh minh họa)
Lịch sử hoa atiso
Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào
giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới
nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó
đến nước Anh.
Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những
người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang
California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được
trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước


Mỹ Latinh.
Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa
Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự
phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.
Hoạt chất và công dụng của atiso
Hoạt chất của atisô:
+ Chất cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic).
+ Chất inulin, inulinaza, tamin.
+ Các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê,
Natri
Tác dụng Atisô:

Atiso chữa các bệnh về gan, thận…(Ảnh minh họa)
+ Hạ cholesterol và urê trong máu.
+ Tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu.
+ Làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện.
+ Chữa các chứng bệnh về gan, thận….
Atiso tác dụng đến cơ thể như thế nào?
Giúp trẻ hóa cơ thể và giảm nguy cơ ung thư
+ Atiso chứa một loại chất chống oxy hóa rất hiếm là
Flavonoid. Các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn
quá trình lão hóa của cơ thể, giúp người sử dụng giữ được
tuổi thanh xuân.
+ Hàm lượng Flavonoid là hợp chất chống oxy hóa hữu hiệu
chiếm tỷ trọng lên tới 12% trong đài quả và 5-6% trong lá
atiso.
+ Các chất Flavonoid là những chất oxy hóa chậm, ngăn
chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do, có thể là nguyên
nhân làm cho tế bào hoạt động khác thường. Các gốc tự do
sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường là các gốc tự do

như OH•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào,
ung thư, tăng nhanh sự lão hoá, ).
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, thoái hóa
gan…
+ Flavonoid có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên
có tác dụng như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng
oxy hoá. Do đó, các chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ
thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá,
thoái hoá gan, tổn thương do bức xạ.
+ Hyaluronidase là enzym làm tăng tính thấm của mao
mạch, khi thừa enzym này sẽ xảy ra hiện tượng xuất huyết
dưới da. Flavonoid ức chế sự hoạt động của hyaluronidase,
vì thế, nếu được bổ sung flavonoid, tình trạng trên sẽ cải
thiện. Phối hợp với vitamin C và flavonoid sẽ tăng cường tác
dụng trị liệu.

Atiso ngăn ngừa xơ vữa động mạch (Ảnh minh họa)
+ Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các
trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu
tĩnh mạch, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc
+ Flavonoid có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn
gan, bảo vệ chức năng gan, giảm mỡ máu.
Giúp hạ huyết áp
+ Một trong những tác dụng mạnh nhất của Atiso là khả
năng làm giảm huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
chỉ ra rằng, việc uống trà Atiso thường xuyên có tác dụng
hiệu quả tương đương với việc sử dụng các loại thuốc giảm
huyết áp.
Tăng cường sự miễn dịch, hạn chế các bệnh về xương khớp
+ Atiso cũng đứng đầu trong các loại hoa quả về hàm lượng

Vitamin (A, B1, C, D, E, F ), axit amin và các loại vi chất
có tác dụng tốt cho cơ thể.
+ Vitamin C cần thiết để phát triển, sửa chữa các tế bào và
mô trong cơ thể, quá trình tổng hợp collagen để có một làn
da khỏe mạnh, làm chắc xương và răng.

Atiso hạn chế các bệnh về xương khớp (Ảnh minh họa)
+ Ngoài ra, Vitamin C trong atiso còn giúp tăng cường hệ
thống miễn dịch và chống lại các bệnh cảm cúm thông
thường.
Cung cấp chất điện giải
+ Trong atiso có chứa rất nhiều chất điện giải có lợi cho cơ
thể (chất điện giải giúp điều hòa lượng chất lỏng trong cơ
thể, duy trì cân bằng lượng pH trong máu).
+ Khi cơ thể làm việc sẽ mất đi chất điện giải như: natri,
clorua, canxi, magiê, kali, phốt pho… qua tuyến mồ hôi. Vì
vậy, atiso sẽ là nước uống tuyệt vời bổ sung chất điện giải
cho cơ thể.
Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
+ Atiso có chức năng chữa trị các vấn đề liên quan tới tiêu
hóa thông thường như: trướng bụng, đầy hơi, nhuận tràng,
chữa táo bón, lợi tiểu, viêm bàng quan, hạn chế sự tạo sỏi ở
đường tiết niệu…
Cách sử dụng các sản phẩm từ atiso
+ Đồ uống: chế biến hoa atiso thành siro dùng cho mùa hè và
mùa đông (uống khoảng 2 cốc/ngày/người)
+ Trà atiso: uống 2 lần/ngày (không nên uống quá nhiều,
người huyết áp cao uống theo chỉ d{n của bác sỹ)
+ Các món ăn: hoa atiso nấu canh giò heo, thịt bò, giò
sống…


Canh atiso mát bổ (Ảnh minh họa)
Kết quả nghiên cứu về atiso trên thế giới
Bộ nông nghiệp Mỹ
Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ
khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như
quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động
của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức
bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn
hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt,
vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả
năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư),
cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất
chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy
hóa mạnh).
Các nhà khoa học tại Trường Đại học Seattle (Mỹ)
“Việc thực hiện đánh giá đối với 70 người với các triệu
chứng cao huyết áp từ nhẹ cho tới trung bình. Một số bệnh
nhân sẽ uống 16 ounces atiso (khoảng 500ml) vào trước mỗi
bữa sáng mỗi ngày và một nhóm sẽ sử dụng 25mg thuốc
Captopril (một loại thuốc thông dụng để giảm huyết áp) 2
lần một ngày trong 4 tuần.
Những bệnh nhân bị cao huyết áp được kiểm tra huyết áp
ngay khi bắt đầu của thí nghiệm và hàng tuần trong suốt quá
trình nghiên cứu.

Atiso giúp hạ huyết áp (Ảnh minh họa)
Sau 4 tuần, các nhà khoa học nhận thấy rằng trà atiso và
captopril đã mang lại những hiệu quả gần như tương đương
nhau: huyết áp tâm trương được giảm tối thiểu 10 điểm trong

79% những người đã sử dụng atiso và là 84% ở nhóm những
người sử dụng thuốc giảm huyết áp captopril”.
Atiso giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu và giảm
nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch.
Trường Đại học Y khoa Chung Shan - Đài Loan
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên động vật
và đã chứng minh rằng những chất chống oxy hóa trong
atiso sẽ giúp giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch và cân
bằng lượng cholesterol.
Các nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học từ
trường Đại học Y khoa Shahid Sadoughi - Iran cũng chỉ ra
rằng những bệnh nhân bị đái đường sử dụng trà atiso 2 lần
mỗi ngày trong 1 tháng cũng được cải thiện rõ rệt về lượng
Cholesterol. Lượng Cholesterol tốt HDL tăng lên và
Cholesterol LDL xấu giảm xuống.
Lời kết
Atiso là một món ăn ngon, bổ trong cuộc sống hàng ngày.
Atiso có tác dụng bảo vệ sức khoẻ, giải nhiệt cho cơ thể và
đặc biệt là ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh như ung thư,
hạ huyết áp, phục hồi chức năng gan…
Atiso còn mang một vị chua rất đặc trưng, thanh mát, dịu
nhẹ và có một màu sắc tự nhiên vô cùng hấp d{n gây ấn
tượng trong mỗi bữa ăn, trong mỗi ly nước hay mỗi món
ngon cho cả gia đình
Tác dụng của atiso rất nhiều, tuy nhiên, khi sử dụng, người
dùng lưu ý không lạm dụng atiso quá nhiều, đặc biệt là các
đồ uống, trà…được chế biến từ atiso.
Hoa Atiso đỏ và công
dụng chữa nhiều bệnh
;<3%.&*2

    ;  $"==  (    >?
@44(  )*  <  3    !    A
9$@/>B$;(
C7DEFGHI!
J70!K"1LI!&
"D(;+M!J2?
&7()"N0&
2"B(O-K"1&??
3PP-(C"Q
!R!ES(
T8Q<3 "N
-2!I'M8(UI+2?
-P- 28"M
/"!+(
Vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có
màu đỏ s{m. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau
khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất.
Thành phần hoá học:
- Cả lá, đài hoa Atiso đỏ giàu về Acid và Protein. Các Acid
chính tan trong nước là Acid Citric,Acid Malic, Acid Tartric,
Acid Hibiscus. Chúng cũng chứa Gossypetin và Clorid
Hibiscin là những chất có tính kháng sinh.
- Hoa chứa một chất mầu vàng loại Flavonol Glucosid là
Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin. Quả khô
chứa Canxi Oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng
kháng sinh) và Vitamin C.
- Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất
xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột Atiso đỏ tương tự như dầu hột
bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa
Vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với

người cao tuổi và người kiêng ăn.:
Một số công dụng chủ yếu của lá hoa và cây Atiso đỏ:
- Dầu ép từ hạt Atiso đỏ và chất không xà phòng hoá có tác
dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia
coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium
pyogenes, Staphylococcus aureus và có tác dụng kháng
nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton,
Cryptococcus
- Đài hoa Atiso đỏ có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm
thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng
sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm
đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.
- Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu.
Dịch chiết nước đài hoa Atiso đỏ đem tiêm vào mèo thí
nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp.
Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn
polysaccharit nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước có tính chất
như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u
sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
- Nước hãm đài hoa chứa nhiều Acid hữu cơ có tác dụng lợi
tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu
động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá
cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống
scorbut
- Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường
dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải
khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho
xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa,
quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu
có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang

Bordeaux.
- Lá, đài của hoa bụp giấm (Atiso đỏ) chín rất nhanh và chỉ
được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi
chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ x{m. Lá đài
để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc
làm đồ uống giải khát.
- Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp
cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị
bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Gần đây:
• Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động
mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của Bụp giấm.
• Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết nước ép từ lá đài
tươi của Bụp giấm (Atiso đỏ) có tác dụng bổ dưỡng và
phòng ngừa bệnh ung thư.
• Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc
lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận. Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ
dầy.
• Ở Myanma, hạt Bụp giấm (Atiso đỏ) chữa suy nhược
cơ thể, còn ở Đài loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ
và lợi tiểu.
• Ở Philippin, rễ Bụp giấm (Atiso đỏ) làm thuốc bổ và
kích thích tiêu hoá.
• Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và
chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ
uống thay thế cho các loại hoá chất. Nước ta cũng đã chiết
mầu đỏ từ lá, đài Bụp giấm cho mục đích này.
V: Lá cây Atiso đỏ thường được sử dụng để nấu canh
chua, chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang
atiso đỏ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bông hoa Atiso đỏ ngâm với đường và mật ong có tác dụng
mát gan, giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày hè nóng
bức. Có thể phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón cho trẻ
trong những ngày hè bằng cách cho trẻ uống hoa atiso ngâm
đường hàng ngày. Các bé rất thích vị chua chua ngọt ngọt
của loại nước giải khát này. Hoa Atiso đỏ sau khi ngâm có vị
ngọt ngọt, chua chua và đặc biệt rất giòn, ăn rất ngon mà lại
đảm bảo vệ sinh. Các bạn hãy thử một lần đảm bảo sẽ rất
thích.
Cách làm mứt hoa Atiso
Nguyên liệu:
- 1kg hoa atiso
- 800g đường cát trắng.
Cách làm:
- Hoa atiso mua về rửa sạch, bạn nên chọn những bông cánh
to, dài và không bị dập nát.
- Tách riêng phần cánh hoa và nhụy hoa. Phần nhụy có thể
đem phơi khô sau đó hãm nước uống như hãm chè có tính
thanh nhiệt, rất mát. Phần cánh để riêng cho thật khô để
ngâm.
- Cho hoa vào lọ, cứ một lớp hoa một lớp đường cho đến hết.
- Để 3-5 ngày cho đường tan ra hết.
- Gắp riêng phần cánh hoa ra chảo, xào lửa nhỏ ăn rất giòn.
Bạn để vào lọ cất ăn dần. Chúc bạn thành công với cách làm
mứt hoa atiso trên!
Sưu tầm.

×