Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiểu để chăm sóc da bé pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.87 KB, 4 trang )


Hiểu để chăm sóc
da bé
- Trong những phút sau sinh, bé thường có làn da đỏ
(xanh hoặc xám, thâm tím). Da bé nhăn nheo và thậm
chí có ít ‘nhầy nhụa’ (do phải tiếp xúc với nước ối). Da
bé sơ sinh còn mỏng tới mức, bạn có thể nhìn thấy
những tĩnh mạch bên dưới.
Những tuần tiếp theo, lông tơ rụng, lớp nhớt bị mất đi hoặc
bị hấp thụ bởi làn da. Lúc này, da của bé có thể bong tróc
như tuyết. Nếu dùng kem dưỡng da cho bé, nên chọn loại
an toàn, không mùi thơm để tránh bị kích ứng. Tuy nhiên,
những sản phẩm chăm da không loại bỏ hoàn toàn những
vấn đề về da của bé. Khi bé lớn lên, làn da sẽ tự nhiên được
cải thiện.
Mụn
Trong tháng đầu tiên, vài nốt mụn không mong đợi có thể
nổi trên mặt bé. Những cục nhỏ màu trắng (gọi là Milia)
được gây ra bởi các tuyến dầu chưa trưởng thành. Bạn chỉ
cần vệ sinh da bé với nước ấm như bình thường (không cạy
hoặc dùng xà phòng) và chúng sẽ tự biến mất.

Mụn trứng cá ở bé sơ sinh cũng là phổ biến. Hormones
được coi là thủ phạm nhưng không phải hormone của bé,
mà là của mẹ. Bị ảnh hưởng hormone từ trong bụng mẹ gây
nên mụn đầu trắng cho bé và cả chuyện kỳ cục như ngực
sưng lên (dù là bé trai hay bé gái). Rắc rối này thường được
cải thiện trong sau 6 tuần đầu.
Rôm sảy là một dạng phát ban khi bé quá nóng. Bé bị ủ ấm
quá có thể nổi rôm trên ngực, lưng, cổ hoặc nách. Quần áo
chất liệu cotton giúp cải thiện chuyện này. Khác với chàm


bội nhiễm, bé bị rôm sảy có thể được tắm thường xuyên
hơn.
Cứt trâu
Những mảng vảy đóng trên đầu bé gọi là cứt trâu. Nhiều bé
bị cứt trâu trong vài tháng đầu tiên sau sinh. Nguyên nhân là
do các tuyến dầu ở da và tóc. Cứt trâu không gây ngứa
nhưng nhìn mất thẩm mỹ. Giải pháp là gội đầu cho bé với
dầu gội dịu nhẹ vài ngày một lần. Cũng có thể xoa dầu dành
cho bé lên tóc, giữ nguyên trong ít phút rồi chải đầu (hoặc
gội đầu) cho con.

Hăm tã
Hăm tã do ướt cộng với các kích thích như một chiếc tã ướt
chà xát vào làn da mỏng manh của bé, gây nên hăm tã.
Cách ngăn ngừa duy nhất là kiểm tra tã cho con thường
xuyên và thay tã bẩn ngay lập tức. Nếu da bé ửng đỏ, bị
sưng, hãy vệ sinh vùng da đó cho bé bằng nước ấm và
khăn sạch. Nhẹ nhàng lâu khô da và dùng thuốc chống hăm
cho con. Nếu vùng hăm nhiễm khuẩn, cần đưa bé đi khám.
‘Nốt Mông Cổ’
“Nốt Mông Cổ” phổ biến với các bé châu Á, châu Phi, Địa
Trung Hài. Đó là những nốt bầm tím thường có ở mông,
lưng của bé và nhạt đi khi bé 1 tuổi. Tỷ lệ xuất hiện khoảng
2%. Đôi khi, nốt lớn hơn, có màu như quả dâu tây và khi đó,
nốt tự biến đi khi bé lên 10.
Chàm bội nhiễm
Chàm dạng ban đỏ có thể làm bé rất ngứa. Chàm bắt nguồn
từ bất kỳ cái gì gây kích ứng, từ nước dãi của bé đến một
loại vải mới. Nó cũng có thể bị kích hoạt qua đường ăn
uống, chẳng hạn sữa bò. Một số bé mắc chàm do di truyền.

Viện da liễu Mỹ ước tính, khoảng 10-20% bé bị chàm (tùy
cấp độ) trong năm đầu đời.
Chàm thường có ở mặt nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở
bất kỳ nơi nào. Nhiều bé bị chàm ở lưng, tay, đầu gối hoặc
những nơi có nếp gấp. Hãy đưa bé đi khám nếu nghi ngờ bé
mắc chàm. Bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc để trị chàm.
Nếu bé dễ bị nhiễm chàm, nên tắm cho bé vài lần một tuần,
chỉ dùng nước ấm (không hóa chất) để tránh khô da. Sau
khi tắm, có thể thoa kem dưỡng ẩm cho con.

×