Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

Kỹ thuật nuôi hươu sao pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 58 trang )

08/15/14 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA : SINH - KTNN
BÀI THẢO LUẬN
CHĂN NUÔI GIA SÚC.
GVHD : TS Võ Văn Toàn
08/15/14 2
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
08/15/14 3
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

NỘI DUNG
I.Giống và đặc điểm giống.
II.Chọn giống và phối giống.
III.Chuồng trại.
IV.Thức ăn và khẩu phần ăn.
V.Chăm sóc và nuôi dưỡng.
VI.Công tác thú y.
VII.Giá trị và thị trường.
08/15/14 4
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
Sản phẩm từ hươu sao
08/15/14 5
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
I. Giống và đặc điểm giống.

Nguồn gốc.

Hươu Sao có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, phân bố ở các
vùng Đông Bắc và miền cực Nam Viễn đông của Liên Xô cũ,
Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, ở phía Nam khu


phân bố còn đi qua Bắc Việt Nam (Bắc bộ và Trung bộ).

Hươu sao đã có từ rất lâu đời tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Phân bố

Tập trung chủ yếu tại Hương Sơn (Hà Tĩnh) và Quỳnh Lưu
(Nghệ An), và một số ít ở Ba Vì (Hà Tây cũ)…
08/15/14 6
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
08/15/14 7
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Hình thái.

Màu lông vàng xẫm phía lưng và thân, nhạt hơn ở phần bụng.
Có nhiều sao trắng xen kẽ kéo dài dọc thân thành từng hàng.

Thân hình thon chắc, cổ dài, tứ chi cao.

Hươu đực có sừng, sừng non gọi là nhung (lộc). Mỗi năm
nhung mọc một lần.

Khối lượng hươu sơ sinh là 3,4 – 3,8 kg/con. Hươu đực
trưởng thành 65 kg/con, hươu cái 50 kg/con.

Lông ngắn, mịn, màu vàng hung, có 6 - 8 hàng chấm trắng
như sao dọc 2 bên thân. Con đực có sừng 2 - 4 nhánh, nhỏ hơn
sừng nai.
08/15/14 8

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

Hươu sao mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con.

Thời gian mang thai là 215 - 335ngày. Thời gian nuôi con từ 3
- 4 tháng.

Bắt đầu phối giống lúc 12 – 16 tháng tuổi. Hươu động dục chủ
yếu vào mùa thu và đẻ con vào mùa xuân.

So với các gia súc nhỏ nhai lại khác thì hươu sao có tốc độ
sinh trưởng tương đối khá và tầm vóc cũng lớn. Có những hươu
đực nặng tới 90 -100 kg.

Hươu con đẻ ra tương đối khoẻ: khoảng nửa giờ sau khi đẻ đã
đứng dậy được và bú mẹ. Trong những ngày đầu, hươu con
thường nằm nhiều và nằm tách mẹ đến bữa mới về bú.
08/15/14 9
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Nói chung, trọng lượng hươu sơ sinh bằng 6 - 7% trọng
lượng hươu trưởng thành.

Trong khoảng 10 ngày đầu, hươu con phát triển nhanh, tăng
trọng gần gấp đôi lúc mới sinh, chạy nhảy tốt.

Tăng trọng bình quân trong 7 tháng đầu là khoảng 100
g/ngày. Sau 10 - 20 ngày, hươu con đã bắt đầu tập ăn lá, cỏ.


Chỉ hươu đực mới có sừng và thay sừng hàng năm. Cặp sừng
đầu tiên xuất hiện vào lúc một năm tuổi. Cặp sừng này không
phân nhánh, dài 16 - 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi”
hay “chóc”.
08/15/14 10
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
Kích thước
Loại
Chiều dài
thân
Chiều dài
đuôi
Chiều dài
bàn chân sau
Chiều dài tai
Hươu cái 60,5 6,4 21,2 7,7
Hươu đực 58,4 5,7 21,6 7,9
08/15/14 11
NHUNG HƯƠU SAO
08/15/14 12
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
II. Chọn giống và phối giống.
1. Chọn giống.
Chọn giống đây là khâu quan trọng nhất quyết định
sự thành công của chăn nuôi hươu:

Chọn giống hươu sao đực:

Hươu đực giống phải có chiều cao vai từ 90 cm

trở lên.

Cổ to vai nở, hai khuỷ chân sau rộng, móng đen, kẽ
móng hẹp.

Hai dịch hoàn to đều, tính tình hiền lành nhưng
nhanh nhẹn.
08/15/14 13
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Bộ lông vào tháng 3 - 4 có màu vàng tươi đẹp, bóng
bẩy, sạch sẽ , chỉ lưng rõ, sao trắng rõ.

Cặp sừng to, mập. Ngọn sừng mở rộng vừa phải,
không doãng qua. Chiều dài của sừng > 50 cm.

Sức khoẻ tốt, không mắc bệnh tật gì. Tuổi phối
giống tốt nhất ở hươu đực là 5 - 9 tuổi.

Chọn những con đực sinh ra từ những con bố mẹ
tốt, nên chọn con lứa thứ 2 đến thứ 7.

Con bố có đặc điểm tốt có khả năng cho nhung trên
400gram/năm trở lên, và có 2-3 lần/năm lên nhung phối
giống tốt.
08/15/14 14
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
08/15/14 15
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO


Chọn hươu cái giống:

Chọn hươu con được sinh ra từ con mẹ đẻ ổn định hàng năm, nuôi
con khoẻ không bị bệnh truyền nhiễm.

Hươu con khoẻ mạnh, lông mượt, cổ dài, mông nở, bộ phận sinh
dục nổi rõ và xem các đặt điểm của xoái trên thân hươu con.

Chọn hươu được sinh ra từ lứa thứ 2 đến thứ 7, không nên lấy các
lứa sau.

Chọn những con hươu cái có biểu hiện động dục rõ ràng, bốn vú
đều nhau, mắn đẻ, cho sữa tốt, nuôi con giỏi.
08/15/14 16
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3,6 – 3,8 kg trở lên, trọng
lượng lúc cai sữa đạt 20 – 25kg, trọng lượng ở tuổi hậu
bị đạt 30 – 40kg.
08/15/14 17
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Khả năng sinh sản

Mùa động dục, mùa sinh sản.

Hươu thường động dục từ tháng 8-10 trong năm. Do đó mùa
sinh sản của hươu tập trung từ tháng 3-5. Lúc bấy giờ khí hậu đã
ấm áp, cỏ lá cũng bắt đầu sinh sôi và do đó hươu con được nuôi tốt,
tỷ lệ nuôi sống cao hơn.


Các biểu hiện động dục của hươu cũng giống như ở các con vật
khác, bồn chồn không yên, cơ quan sinh dục bên ngoài xung huyết,


Thời gian động dục của hươu cái là từ 1-3 ngày, trung bình 2-
30 giờ. Động tác phối giống của hươu chỉ xảy ra trong vòng 20-30
giây.
08/15/14 18
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục của hươu vào khoảng 12- 16 tháng tuổi,
thời gian còn tuỳ thuộc vào nuôi dưỡng, môi trường.

Chu kỳ động dục của hươu trung bình là 20 ngày, biến động
trong khoảng từ 15-30 ngày.

Không nên cho hươu phối ngay sau lần động dục đầu tiên bởi vì
hươu cái tơ cơ thể còn yếu và chưa có kinh nghiệm nuôi con.

Thời gian động dục lại sau khi đẻ của hươu là từ 102- 116 ngày.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ dao động từ 339-350 ngày, trung bình
là 345 ngày.
08/15/14 19
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
08/15/14 20
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO


Tỷ lệ thụ thai

Tỷ lệ thụ thai đối với hươu đã thành thục (trên 20
tháng) theo khảo sát trong sản xuất đạt 76%.

Tỷ lệ nuôi sống của hươu đạt 93% (Trần Mạnh Đạt,
1999). Tất nhiên các tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào
chế độ nuôi dưỡng và mùa sinh sản.
08/15/14 21
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Kỹ thuật phối giống

Trước thời điểm động dục khoảng 10 ngày thì cho hươu cái
đến bên cạnh chuồng hươu đực cần lấy giống.

Đến thời điểm động dục đến đỉnh cao nhất thì cho hươu đực
vào chuồng hươu cái để phối giống.

Sau khi giao phối con cái đái ra màu vàng hoặc trắng, nằm
rặn, con đực thỏa mãn sẽ bỏ đi thì chắc chắn đã thụ thai. Nếu
thấy con đực và con cái đánh lộn nhau thì tỉ lệ thụ thai thấp.
08/15/14 22
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
III.Chuồng trại.

Xây dựng chuồng trại là cần thiết trong chăn nuôi và càng
quan trọng trong chăn nuôi hươu sao, vì hươu sao mang nặng tính
chất của một loài thú hoang dại. Có hai loại hình: nuôi nhốt và
nuôi bán tự nhiên.


Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau
đây:
- Phù hợp với các đặc tính sinh lý của hươu.
- Có độ bền vững, chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài
và đi mất.
- Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không
ảnh hưởng tới sức khoẻ của hươu.
08/15/14 23
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO
08/15/14 24
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Vị trí xây chuồng: Phải cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô
nhiễm và tiếng động, mùi vị, phải là nơi cao ráo đảm bảo mùa
đông thì ấm áp, mùa hè thoáng mát.

Hướng chuồng: Tốt nhất là xây dựng chuồng hướng nam
hoặc đông nam để điều hoà được kiểu khí hậu của chuồng nuôi.

Nền chuồng: nên làm bằng gạch, xi măng, xây dốc 1cm cho
1m dài, có rãnh để thoát nước rửa chuồng và nước tiểu. Chuồng
làm trên nền đất cao, nện kỹ, xung quanh đóng gỗ chắc, hươu
không ra được.
08/15/14 25
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

×