Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 5: CĂN KẾT ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.54 KB, 8 trang )

THIÊN 5: CĂN KẾT
Kỳ Bá nói: “Thiên địa cùng cảm nhau, khí lạnh ấm cũng thay đổi nhau [1]. Đạo
(vận hành) của Âm Dương lúc nào ít, lúc nào nhiều ? [2] . Đạo của Âm thuộc số
“chẵn”, đạo của Dương thuộc số “lẻ” [3]. Khí mở đóng vào mùa xuân, hạ thì Âm
khí “ít” và Dương khí “nhiều” [4]. Khí Âm Dương (trong việc mở đóng) không
“điều hòa”, vậy nên bổ như thế nào ? Tả như thế nào ? [5]
Khi mở đóng vào mùa thu đông thì Dương khí “ít” và Âm khí “nhiều”, Âm khí
thịnh và Dương khí suy, cho nên thân cây, lá bị khô héo, thì vũ “mưa” khí và thấp
khí quay xuống dưới, (như vậy) Âm Dương có chỗ thay đổi nhau, chúng ta nên tả
như thế nào ? Và bổ như thế nào ?[6]
Tà khí bất chính thường cảm ở kinh này rồi chuyển sang chỗ khác, không biết bao
nhiêu cách [7]. Nếu chúng ta không biết (những huyệt) căn và kết thì khi những
cánh cửa và những chốt cửa của ngũ tạng, lục phủ bị gãy, bị sụp, do đó sự mở đóng
không còn (chính xác) khiến cho (chân khí) bị thoát, khí Âm Dương bị mất lớn,
không thể nào lấy lại (đầy đủ) được nữa.[8] Sự “huyền (diệu)” của cửu châm quan
trọng ở “Chung thỉ”, cho nên, nếu chúng ta biết được lẽ “Chung thỉ” thì chỉ cần
một lời nói là diễn tả đầy đủ, còn nếu chúng ta không biết lẽ “Chung thỉ” thì “châm
đạo” bị tuyệt hẳn [9].
Kinh (Túc) Thái dương lấy căn ở huyệt Chí Âm và lấy kết ở huyệt Mệnh Môn
[10]. Huyệt Mệnh Môn ở đây chính là đôi mắt vậy [11].
Kinh (Túc) dương minh lấy căn ở huyệt Lệ Đoài, và lấy kết ở huyệt Tảng Đại [12].
Huyệt Tảng Đại nằm ở chỗ kiềm thúc bởi vành tai [13].
Kinh (túc) Thiếu dương lấy căn ở huyệt Khiếu Âm, lấy kết ở huyệt Song Lung
[14]. Huyệt Song lung nằm ở giữa tai [15].
Kinh (Túc) Thái dương đóng vai trò “khai: mở cửa”, kinh (Túc) Dương minh đóng
vai trò “hạp: đóng cửa”, kinh (Túc) Thiếu dương đóng vai trò “khu: chốt cửa” [16].
Cho nên, khi nào “cửa bị gãy” thì bên trong cơ nhục bị nhiễu loạn và bạo bệnh sẽ
dậy lên [17]. Cho nên khi bạo bệnh nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thái dương, và nên
dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [18]. Chữ “độc” có nghĩa là phần da thịt bị
teo mềm và yếu ớt [19]. Khi nào “cửa đóng bị gãy” thì khí không còn chỗ để
ngừng nghỉ và chứng nuy tật khởi lên [20]. Vì thế, khi nào bị chứng nuy tật lên nên


thủ huyệt ở kinh (Túc) Dương minh, và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc
[21]. Câu “không còn có chỗ để ngừng nghỉ” có nghĩa là chân khí bị ngăn lại
nhường chỗ cho tà khí ở [22]. Khi nào “chốt cửa bị gãy” tức phần cốt bị dao động,
không đứng vững trên mặt đất [23]. Cho nên nếu bị chứng “cốt dao” nên thủ huyệt
ở kinh (Túc) Thiếu dương và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [24]. Chữ
“cốt dao” có nghĩa là cốt tiết bị giãn ra mà không co (thu) lại được [25]. Cốt dao
nói về sự dao động [26]. (Việc chữa trị này) nên xem xét một cách nghiêm túc cái
“gốc” của nó (thuộc khai, thuộc hạp hoặc thuộc khu) [27].
Kinh (Túc) Thái âm lấy căn ở huyệt Ẩn Bạch và lấy kết ở huyệt Đại (Thái) Thương
[28]. Kinh Thiếu âm lấy căn ở huyệt Dũng Tuyền và lấy kết ở huyệt Liêm Tuyền
[29]. Kinh (Túc) Quyết âm lấy căn ở huyệt Đại Đôn và lấy kết ở huyệt Ngọc Anh
và lạc ở Chiên Trung [30]. Kinh (Túc) Thái âm đóng vai trò “khai: mở cửa”, kinh
“Túc” Quyết âm đóng vai trò “hạp: đóng cửa”, kinh (Túc) Thiếu âm đóng vai trò
“khu: chốt cửa” [31]. Vì thế, khi “cánh cửa mở” bị gãy thì kho lúa không biết vận
chuyển theo con đường nào, gây thành bệnh “cách động” [32]. Khi nào bị bệnh
“cách động” nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thái âm và nên dựa vào tình trạng hữu dư
hay bất túc [33]. Vì thế khi “cánh cửa mở” bị gãy thì khí sẽ bất túc mà sinh ra bệnh
vậy [34]. Khi “cánh cửa đóng” bị gẫy thì tức là khí bị tuyệt mà hay buồn [35]. Nếu
hay buồn nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Quyết âm và nên dựa vào tình trạng hữu dư
hay bất túc [36]. Khi “chốt cửa” bị gãy thì mạch có chỗ bị kết và bất thông [37].
Nếu mạch bất thông nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thiếu âm và nên dựa vào tình
trạng hữu dư hay bất túc [38]. Mạch có chỗ bị kết đều do ở tình trạng bất túc [39].
Kinh Túc Thái dương lấy căn ở huyệt Chí Âm, nó “lưu” vào huyệt Kinh Cốt, “chú”
vào huyệt Côn lôn, “nhập” vào huyệt Thiên trụ và huyệt Phi Dương [40].
Kinh Túc Thiếu dương lấy căn ở huyệt Khiếu Âm, “lưu” vào huyệt Khâu Hư, ù
“chú” vào huyệt Dương Phụ, “nhập” vào huyệt Thiên Dung và huyệt Quang Minh
[41].
Kinh Túc Dương minh lấy căn ở huyệt Lệ Đoài, “lưu” vào huyệt Xung Dương,
“chú” vào huyệt Hạ Lăng, “nhập” vào huyệt Nhân Nghênh và huyệt Phong Long
[42].

Kinh Thủ Thái dương lấy căn ở huyệt Thiếu Trạch, “lưu” vào huyệt Dương Cốc,
“chú” vào huyệt Thiếu (Tiểu) Hải, “nhập” vào huyệt Thiên Song và huyệt Chí
Chính [43].
Kinh Thủ Thiếu dương lấy căn ở huyệt Quan Xung, “lưu” vào huyệt Dương Trì,
“chú” vào huyệt Chi Câu, “nhập” vào huyệt Đại (Thiên) Dũ và huyệt Ngoại Quan
[44].
Kinh Thủ Dương minh lấy căn ở huyệt Thương Dương, “lưu” vào huyệt Hợp Cốc,
“chú” vào huyệt Dương Khê, “nhập” vào huyệt Phù Đột và huyệt Thiên lịch[45].
Đây gọi là những huyệt nên “thủ: chọn” để chữa khí 12 kinh có “thịnh lạc” [46].
Một ngày một đêm (mạch đi) 50 vòng (Doanh) nhằm cung ứng (doanh) tinh khí
của ngũ tạng [47]. Nếu có tình trạng (sự cung ứng này) không ứng đúng với con
số thì gọi là “cuồng sinh” [48].
Khi nói rằng ‘mạch hành 50 doanh’ tức là nói rằng ngũ tạng đều được ‘thọ khí’
[49]. Chúng ta chỉ cần nắm được mạch khẩu để đếm ‘số chí’, mạch đến 50 động
mà không có một lần ‘đại’, đó là ngũ tạng đều được ‘thọ khí’ [50]. Mạch đến 40
động thì có một lần ‘đại’, đó là có một tạng ‘không được thọ khí’[51]. Mạch đến
30 động có một lần ‘đại’, đó là có 2 tạng ‘không được thọ khí’[52]. Mạch đến 20
động có một lần ‘đại’, đó là 3 tạng ‘không được thọ khí’[53]. Mạch đến 10 động
thì có một lần ‘đại’, đó là 4 tạng ‘không được thọ khí’ [54]. Chưa đầy 10 động thì
đã có một ‘đại’, đó là cả 5 tạng ‘không được thọ khí’, như vậy là sắp tới thời kỳ
chết rồi [55]. Ý nghĩa trọng yếu của vấn đề này nằm ở thiên “Chung thỉ” [56].
Khi ta nói rằng mạch đến 50 động mà không có một lần ‘đại’ ta xem đó là
‘thường’[57] . Chúng ta sở dĩ biết được ngũ tạng đang ‘sống’ hay gần tới chỗ chết,
là nhờ vào mạch động khí đến một cách “thường” hay đến một cách ‘biến’ (thất
thường) [58].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề châm nghịch và thuận đối với 5 loại người có hình thể
(ngũ thể) khác nhau, là có ý nói đến con số của kinh lạc, sự ít nhiều của huyết, sự
dài ngắn của mạch, sự hoạt sắc của khí, sự thanh trọc của huyết, sự dầy mỏng của
làn da, sự cứng mềm của bắp thịt, sự lớn nhỏ của cốt tiết nơi con người [59]. Tất cả
những cái đó ta đều đã biết [60]. Tất cả đây thuộc về những người áo vải, thất phu

[61]. Ôi ! Những bậc vương, công, đại nhân, những người này ăn (những thứ thức
ăn) có máu, thân thể họ yếu đuối, cơ nhục mềm yếu, huyết khí họ mạnh và hung,
hoạt và lợi [62]. Vậy trong việc châm chậm hay nhanh, cạn hay sâu, nhiều hay ít,
cả hai đàng có giống nhau không ?[63]”
Kỳ Bá đáp: “Món ăn cao lương và món ăn đậu rau, ‘vị’ của nó làm sao giống nhau
được ?[64] Khi nào gặp khí hoạt thì phải rút kim ra nhanh, khi nào gặp khí sắc thì
phải rút kim ra chậm, khi nào gặp khí hãn thì dùng kim nhỏ mà châm vào cạn, khi
nào gặp khí sắc thì dùng kim to mà châm vào sâu [65]. Châm sâu là có ý muốn giữ
lại (lâu) [66]. Châm cạn là có ý muốn rút ra nhanh [67]. Do đó mà xét, khi nào
châm những người áo vải thì nên châm vào sâu và giữ kim lại lâu, khi nào châm
bậc đại nhân thì nên châm kim nhỏ và châm chậm (nhanh) [68]. Đó là vì chúng ta
gặp phải thứ khí mạnh và hung, hoạt và lợi [69].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề nghịch thuận của hình khí phải làm thế nào ?” [70].
Kỳ Bá đáp: “Hình khí bất túc, bệnh lý hữu dư, nên châm tả ngay [71]. Hình khí
hữu dư, bệnh khí bất túc, nên châm bổ ngay [72]. Hình khí bất túc, bệnh khí bất
túc, đó là khi cả Âm lẫn Dương đều bất túc, không nên châm[73]. Nếu châm sẽ gây
thành ‘trùng bất túc: 2 lần bất túc’[74]. ‘Trùng bất túc’ thì làm cho Âm và Dương
đều bị kiệt, huyết và khí đều bị tận, ngũ tạng bị không hư, cân, cốt, tủy đều khô,
làm cho người già bị tuyệt diệt, người trẻ không thể phục hồi được [75].
Hình khí hữu dư, bệnh khí hữu dư, đó là khi cả Âm lẫn Dương đều hữu dư, nên
châm tả ngay tà khí nhằm điều hòa hư thực [76]. Đó là ý nghĩa của câu: “Hữu dư
thì châm tả”, “Bất túc thì châm bổ” [77].
Cho nên nói rằng: Trong phép châm mà không biết lẽ thuận nghịch thì chân khí và
tà khí sẽ đánh nhau, khi mãn (thực) mà châm bổ thì khí Âm Dương sẽ tràn ngập ra
tứ chi, Trường và Vị khí sẽ sung ra da, Can và Phế sẽ trướng bên trong, Âm khí và
Dương khí lẫn vào nhau[78]. Khí hư mà châm tả sẽ làm cho kinh mạch bị không
hư, huyết khí bị khô, Trường và Vị khí bị tích tụ, bì phu bị mỏng manh, lông và tấu
lý bị héo nhăn, gần đến chỗ chết rồi vậy[79].
Cho nên khi nói rằng, điều quan yếu trong việc dụng châm là ở chỗ điều hòa Âm
khí và Dương khí [80]. Điều hòa được Âm khí và Dương khí thì tinh khí mới sáng

tỏ, nó sẽ làm hòa hợp được hình và khí, khiến cho thần khí giữ vững bên trong
[81].
Cho nên nói rằng: Bậc thượng công có thể làm bình được khí, trung công có thể
làm cho loạn mạch, hạ công có thể làm cho tuyệt khí, nguy hiểm đến tính
mạng[82]. Cho nên nói rằng ở trình độ hạ công, chúng ta không thể không cẩn thận
[83]. Chúng ta bắt buộc phải thẩm đoán cho được cái bệnh do sự biến hóa của ngũ
tạng, sự ứng với ngũ mạch, sự thực hư của kinh lạc, sự nhu thô của bì phu [84]. Có
như vậy, sau đó chúng ta mới thủ huyệt để châm trị đ

×