Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 39: HUYẾT LẠC LUẬN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.13 KB, 3 trang )

THIÊN 39: HUYẾT LẠC LUẬN
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về kỳ tà (tức bệnh) không ở tại kinh, thế nghĩa
là gì ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Đó chính là do huyết lạc vậy"[2].
Hoàng Đế hỏi: "Có khi châm các huyết lạc mà người bệnh bị té nhào, tại sao vậy
?[2] Châm xong huyết xuất ra có giọt bắn ra, tại sao vậy ?[3] . Châm mà huyết ra ít
nhưng đen mà dơ (trọc bẩn), tại sao vậy ?[4] . Châm mà huyết ra trong, hơn phân
nửa lại như chất trấp, tại sao vậy ?[5] . Vừa mới châm là nơi châm bị sưng thũng
lên, tại sao vậy ?[6]. Châm mà huyết xuất ra lúc nhiều lúc ít, trong lúc đó sắc mặt
lạnh xanh ngắt lên, tại sao vậy?[7]. Châm xong, sắc mặt không thay đổi nhưng
trong lòng bị bứt rứt, tại sao vậy?[8]. Châm vào ra máu nhiều nhưng người bệnh
không bị lảo đảo, tại sao vậy?, Ta mong được nghe về tất cả những nguyên nhân
ấy"[9].
Kỳ Bá đáp : "Người nào mạch khí mạnh mà huyết hư, khi châm họ sẽ bị thoát khí,
bị thoát khí thì sẽ té nhào[10]. Khi nào huyết và khí đều thịnh nhưng Âm khí nhiều
hơn thì huyết trơn hoạt hơn, nếu châm vào thì máu sẽ phún ra[11]. Khi nào Dương
khí súc tích lâu ngày, nó lưu lại mà không được tả ra, huyết sẽ đen và dơ, do đó mà
không thể phụt ra[12]. Nếu vừa uống nước vào, chất dịch sẽ thấm vào đến các lạc
mạch nhưng chưa hòa hợp được với huyết, cho nên huyết ra sẽ phân biệt giữa nước
và trấp, nếu như không phải do mới uống nước mà do trong người có sẵn nước, lâu
ngày sẽ thành chứng thũng[13]. Khi nào Âm khí tích ở trong Dương khí, khí này sẽ
đi vào các lạc mạch, cho nên khi châm vào, huyết chưa ra thì khí đã ra trước sẽ gây
thành chứng sưng thũng lên[14]. Khi nào khí Âm Dương vừa mới đến với nhau
nhưng chưa kịp hòa hợp nhau, lúc bấy giờ nếu chúng ta châm tả sẽ làm cho cả Âm
Dương đều thoát, biểu lý cùng rời nhau, do đó mà thoát sắc và sắc mặt sẽ xanh
ngắt lên[15]. Khi nào châm vào huyết ra nhiều, sắc mặt không biến đổi nhưng lòng
phiền muộn, đó là do ta châm vào lạc mạch mà làm hư đến kinh mạch, khi mà kinh
bị hư thuộc về Âm, Âm sẽ thoát và ta bị bứt rứt"[16].
Âm Dương tương đắc với nhau rồi hợp lại thành chứng Tý, đây là trường hợp bên
trong thì tràn vào kinh, bên ngoài rót vào lạc, như vậy, Âm Dương đều hữu dư, cho
nên dù có xuất huyết nhiều, cũng không làm cho khí hư được"[17].


Hoàng Đế hỏi: "Phải nhìn dấu vết như thế nào ?"[18].
Kỳ Bá đáp : "Huyết ở mạch thịnh và cứng lên nằm ngang dọc, màu đỏ trên dưới
không nhất định nơi nào, vết nào nhỏ thì như cây kim, vết nào lớn thì như sợi gân,
nếu được châm tả đi thì thật là vạn toàn[19]. Cho nên, không nên châm sai với độ
số (con đường xuất nhập của huyết mạch), tức là sai đi cái độ số, tức là làm nghịch
với phép châm, vậy chỉ nên châm tương ứng với độ số của đường xuất nhập của
kinh mạch"[20].
Hoàng Đế hỏi: "Khi châm kim vào thì cơ nhục như bị cứng làm cho kim khó xoay
trở, tại sao vậy ?"[21].
Kỳ Bá đáp : "Nhiệt khí bám vào kim làm cho kim cũng bị nhiệt, nhiệt thì sẽ làm
cho cơ nhục bị rít vào

×