Bài tập về nhà nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái
1
SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM HỌC
CHỦ ĐỀ 6: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học.
A. Sóng cơ học là sự lan truyền của dao động theo thời gian trong một môi trường vật chất.
B. Sóng cơ học là sự lan truyền của vật chất theo thời gian.
C. Sóng cơ học là những dao động cơ học.
D. Sóng cơ học là sự lan truyền của vật chất trong không gian.
2. Sóng ngang là sóng:
A. Lan truyền theo phương nằm ngang.
B. Có các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.
C. Có các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
D. Có các phần tử sóng dao động theo cùng phương với phương truyền sóng.
3. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha với
nhau gọi là
A. bước sóng. B. chu kì. C. vận tốc truyền sóng. D. độ lệch pha.
4. Điều nào sau đây là đúng khi nói về bước sóng?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao
động cùng pha.
B. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì dao động của sóng.
C. Bước sóng là quãng đường mà pha của dao động truyền sau một chu kì dao động.
D. Cả A, B và C.
5. Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Trong quá trình truyền sóng, pha dao động được truyền đi còn các phần tử của môi
trường thì dao động tại chỗ.
B. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng
C. Bước sóng là khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao
động cùng pha.
D. Sóng truyền trong các môi trường khác nhau giá trị bước sóng vẫn không thay đổi.
6. Chọn câu đúng. Hai điểm cùng nằm trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha khi:
A. Hiệu số pha của chúng là
(2 1)
k
B. Hiệu số pha của chúng là
2
k
C. Khoảng cách giữa chúng là một số nguyên lần nữa bước sóng.
D. Khoảng cách giữa chúng là một số nguyên lần bước sóng.
7. Một sóng lan truyền với vận tốc 200m/s có bước sóng 4m. Tần số và chu kì của sóng là
A. f = 50Hz ; T = 0,02s. B. f = 0,05Hz ; T = 200s.
C. f = 800Hz ; T = 1,25s. D. f = 5Hz ; T = 0,2s.
8. Trong thời gian 12s một người quan sát thấy 6 ngọn sóng đi qua trước mặt mình, biết lúc bắt
đầu quan sát thì có ngọn sóng đầu tiên đi qua trước mặt. Tốc độ truyền sóng là 2 m/s. Bước sóng
có giá trị:
A. 4,8m B. 4m C. 6m D. 0,48m
9. Đặt mũi nhọn S (gắn vào đầu của một thanh thép nằm ngang) chạm mặt nước. Khi lá thép dao
động với tần số f = 120Hz, tạo trên mặt nước một sóng có biên độ 6mm, biết rằng khoảng cách
giữa 9 gợn lồi liên tiếp là 4cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
A. v = 120cm/s B. v = 40cm/s C. v = 100cm/s D.v = 60cm/s
10. Tại O trên mặt chất lỏng, người ta gây dao động với tần số f = 2Hz, biên độ 2cm, tốc độ
truyền sóng trên mặt nước là 60 cm/s. Khoảng cách từ vòng thứ hai đến vòng thứ 6 là:
A. 120cm B. 480cm C. 12cm D. 48cm
Bài tập về nhà nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái
2
11. Nguồn phát sóng được biểu diễn: u = 3cos(20t -
2
) cm. Tốc độ truyền sóng là 4m/s.
Phương trình dao động của một phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng cách nguồn 20cm
là
A. u = 3cos(20t -π) cm. B. u = 3cos(20t) cm.
C. u = 3cos(20t -
2
3
) cm. D. u = 3cos(20t -
2
) cm.
12. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 8cos2(
1,0
t
–
50
x
) (cm), trong
đó x là toạ độ được tính bằng m, t là thời gian được tính bằng s. Chu kì của sóng là:
A. 20 (s) B. 0,1 (s) C. 20 (s) D. 10 (s)
13. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 0,2cos2(
1,0
t
–
50
x
) (m), trong
đó x là toạ độ được tính bằng cm, t là thời gian được tính bằng s. Bước sóng là:
A. 0,04 (cm) B. 0,04 (m) C. 50 (m) D. 50 (cm)
14. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 10cos(800t – 20x) (cm), trong
đó x là toạ độ được tính bằng m, t là thời gian được tính bằng s. Tốc độ truyền sóng là:
A. 40 m/s B. 80 cm/s C. 40 cm/s D. 314 m/s
15. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 28cos(20x – 2000t) (cm), trong
đó x là toạ độ được tính bằng m, t là thời gian được tính bằng s. Tốc độ của sóng là
A. 100m/s. B. 314m/s. C. 331m/s. D. 334m/s.
16. Nguồn phát sóng với tần số góc ω = 20π rad/s. Trong khoảng thời gian 0,225s, sóng truyền
được quãng đường:
A. 0,225 lần bước sóng B. 4,5 lần bước sóng
C. 2,25 lần bước sóng D. 0,0225 lần bước sóng
17. Sóng âm truyền trong không khí vận tốc 340m/s, tần số f = 680Hz. Giữa hai điểm có hiệu số
khoảng cách tới nguồn là 25cm, độ lệch pha của chúng là:
A.
2
rad
B.
rad
C.
3
2
rad
D. 2
rad
18. Một sóng có tần số 500Hz có tốc độ lan truyền 350m/s. Hai điểm gần nhất trên sóng phải
cách nhau một khoảng là bao nhiêu để giữa chúng có độ lệch pha bằng
3
rad
.
A. 0,117m B. 0,476m C. 0,233m D. 4,285m
19. Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với vận tốc sóng v = 0,2m/s, chu kì dao
động T = 10s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là
A. 2m. B. 0.5m. C. 1,5m. D. 1m.
20. Một sóng cơ học phát ra từ một nguồn O lan truyền trên mặt nước với tốc độ v = 400 cm/s.
Người ta thấy 2 điểm gần nhau nhất trên mặt nước cùng nằm trên đường thẳng qua O cách nhau
80cm luôn luôn dao động ngược pha. Tần số của sóng là:
A. f = 2,5Hz B. f = 0,4Hz C. f = 10Hz D. f = 5Hz
21. Một nguồn sóng cơ học dao động điều hòa theo phương trình
os(5 t+ )
3
x c
khoảng cách
giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà độ lệch pha dao động bằng
4
là 1m.
Tốc độ truyền sóng là:
A. 20m/s B. 10m/s C. 2,5m/s D. 5m/s
Bài tập về nhà nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái
3
22. Xét sóng truyền theo một sợi dây căng thẳng dài vô hạn. Phương trình dao động tại nguồn O
có dạng: u = acos(πt -
2
) cm. Vận tốc truyền sóng 0,5m/s. Gọi M, N là hai điểm gần O nhất lần
lượt dao động cùng pha và ngược pha với O. Khoảng cách từ O đến N, M là :
A. 25cm và 100cm B. 25cm và 50cm C. 50cm và 75cm D. 50cm và 100cm
Dùng dữ kiện sau để trả lời câu 23, 24
Người ta gây một dao động ở đầu O của một sợi dây cao su căng thẳng theo phương vuông
góc với phương của sợi dây, biên độ 2cm, chu kì 1,2s. Sau 3s dao động truyền được 15m dọc
theo dây.
23. Bước sóng của sóng tạo thành truyền trên dây là:
A. 9m B. 4,2m C. 6m D. 3,75m
24. Nếu chọn gốc thời gian là lúc O bắt đầu dao động theo chiều dương từ VTCB, phương trình
sóng tại một điểm M cách O một khoảng 2,5m là:
A. u = 2cos(
3
2
3
5
t ) cm (t > 0,5s). B. u = 2cos(
3
4
3
5
t ) cm (t > 0,5s).
C. u = 2cos(
3
3
5
t ) cm (t > 0,5s). D. u = 2cos(
t
3
5
) cm (t > 0,5s).
Dùng dữ kiện sau đây để trả lời câu 25, 26
Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên theo chiều
dương với biên độ 1,5cm, chu kì T = 2s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha
cách nhau 6cm.
25. Phương trình dao động tại M cách O 1,5 cm là:
A. cmtu
M
4
cos5,1
(t > 0,5s) B. cmtu
M
2
cos5,1
(t > 0,5s)
C.
cmtu
M
cos5,1 (t > 0,5s) D. cmtu
M
2
3
cos5,1
(t > 0,5s)
26. Tính thời điểm đầu tiên để M lên đến điểm cao nhất. Coi biên độ dao động không đổi.
A. t = 0,5s B. t = 1s C. t = 3s D. t = 0,25s
27. Biểu thức sóng tại 1 điểm nằm trên dây cho bởi u = 6cos(
2
3
t ) (cm). Vào lúc t, u = 3 cm.
Vào thời điểm sau đó 1,5s u có giá trị là:
A.
3
cm
B.
1,5
cm
C.
3 3
2
cm
D.
3 3
cm
Bài tập về nhà nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái
4
ĐÁP ÁN
CHỦ ĐỀ 6: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA
1 A 11 C 21 A
2 C 12 B 22 D
3 A 13 D 23 C
4 D 14 A 24 B
5 D 15 A 25 C
6 A 16 C 26 B
7 A 17 B 27 D
8 A 18 A
9 D 19 D
10 A 20 A