Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CHỦ ĐỀ 8: SÓNG DỪNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.35 KB, 3 trang )

Bài tập nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái
1

CHỦ ĐỀ 8: SÓNG DỪNG

1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sóng dừng?
A. Khi sóng tới và sóng phản xạ của nó truyền theo cùng một phương, chúng giao thoa với
nhau tạo thành sóng dừng.
B. Những điểm nút là những điểm không dao động.
C. Bụng sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại.
D. A, B và C đều đúng.
2. Chọn phương án đúng. Nguyên nhân tạo thành sóng dừng.
A. Là do sự giao thoa của hai sóng kết hợp.
B. Là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ.
C. Là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương.
D. Là do tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp trong không gian.
3. Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì:
A. Mọi điểm trên dây đều dừng dao động.
B. Trên dây chỉ còn sóng phản xạ, sóng tới bị dừng.
C. Nguồn phát sóng dừng dao động.
D. Trên dây có các điểm cố định dao động với biên độ cực đại xen kẽ điểm đứng yên.
4. Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi với hai đầu là nút khi:
A. Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng
B. Chiều dài của dây bằng bội số nguyên lần nửa bước sóng
C. Bước sóng bằng gấp đôi chiều dài của dây
D. Chiều dài của dây bằng một số bán nguyên nữa bước sóng
5. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng. B. hai lần bước sóng.
C. một nửa bước sóng. D. một bước sóng.
6. Câu nào sau đây là sai khi nói về sóng dừng.


A. Sóng dừng là sóng có các bụng, các nút cố định trong không gian.
B. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng sóng liên tiếp là
2


C. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liên tiếp là
4


D. Điều kiện để có sóng dừng là chiều của dây phải thỏa l = (k+1)
2

.
7. Một dây đàn có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là
A. L/2. B. 4L. C. L. D. 2L.
8. Một dây đàn có chiều dài L, một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước sóng
dài nhất là
A. L/2. B. 4L. C. L. D. 2L.
9. Trên sợi dây có hai sóng kết hợp, mỗi sóng có biên độ a, có phương truyền ngược nhau giao
thoa và tạo ra sóng dừng. Bề rộng của một bụng sóng là :
A. a/2 B. a C. 2a D. 4a
10. Trên sợi dây có sóng dừng với biên độ bụng sóng là a. Tại điểm trên dây cách bụng sóng một
phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng:
A. a/2 B. a/4 C. a D. 0
11. Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao
động điều hoà với tần số 50Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4
bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 10m/s. B. 5m/s. C. 20m/s. D. 40m/s.
Bài tập nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái

2

12. Một sợi dây AB dài 1,2 m, đầu B cố định, đầu A gắn với nguồn dao động với tần số f = 50
Hz. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây v = 20 m/s. Đầu A dao động với biên độ nhỏ được xem là
một nút. Số bụng sóng trên dây là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 7
13. Một dây đàn dài 60cm phát ra một âm có tần số 100Hz. Quan sát dây đàn người ta thấy có 4
nút (gồm cả 2 nút ở 2 đầu dây). Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. v = 0,4m/s B. v = 40m/s C. v = 30m/s D. v = 0,3m/s
14. Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo dược khoảng cách giữa 5 nút sóng
liên tiếp là 100 cm. Biết tần số sóng truyền trên dây là 100 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 50 m/s B. 20 m/s C. 25 m/s D. 40 m/s
15. Ống sáo dài l = 80 cm hở hai đầu tạo ra sóng dừng trong ống có âm phát ra cực đại ở hai đầu,
giữa ống còn có hai nút nữa. Bước sóng của âm là:
A. λ = 20 cm B. λ = 40 cm C. λ = 80 cm D. λ = 160 cm
16. Một dây AB đàn hồi treo lơ lửng dài 21 cm. Đầu A gắn vào một âm thoa rung với tần số f =
100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Coi A là một nút sóng. Trên dây có sóng dừng với
số bụng và số nút là:
A. 11 và 11 B. 11 và 12 C. 10 và 11 D. 10 và 10
17. Một dây AB đàn hồi treo lơ lửng, đầu A gắn vào một âm thoa rung với tần số f. Khi có sóng
dừng trên dây, người ta thấy khoảng cách từ B đến nút sóng thứ 3 (kể từ B) là 5 cm. Coi A là
một nút sóng. Tính bước sóng.
A. 5 cm B. 4 cm C. 2,5 cm D. 10 cm
18. Dây A dài 40 cm được căng ngang ở hai đầu (2 đầu cố định), M là một điểm nằm trên dây
với BM = 14 cm. Khi có sóng dừng, tại M là bụng sóng thứ 4 (kể từ B). Tổng số bụng sóng trên
dây là:
A. 8 B. 9 C. 10 D. 11
19. Khi có sóng dừng trên một dây AB thì thấy trên dây có 7 nút (A và B trên là nút). Tần số
sóng là 42Hz. Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên, muốn trên dây có 5 nút (A và B cũng
đều là nút) thì tần số phải là:

A. 28Hz B. 30Hz C. 58,8Hz D. 63Hz
20. Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m với hai đầu cố định, người
ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn 2 điểm khác trên dây không dao động. Biết
khoảng thời gian liên tiếp giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là 0,05 s. Tốc độ truyền sóng trên dây
là:
A. 16 m/s B. 4 m/s C. 12 m/s D. 8 m/s
21. Một sợi dây đàn hồi OM dài 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích, trên dây hình
thành sóng dừng với 3 bụng sóng, biên độ tại bụng là 3 cm. Gọi N là điểm gần O nhất có biên độ
dao động là 1,5 cm. Tìm ON?
A. 10 cm B. 7,5 cm C. 5
2
cm D. 5 cm
22. Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định. Người ta tạo sóng dừng trê dây. Hai tần số gần nhau
nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150 Hz và 200 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên
dây là :
A. 125 Hz B. 50 Hz C. 75 Hz D. 100 Hz







Bài tập nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương
Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái
3

ĐÁP ÁN

CHỦ ĐỀ 8: SÓNG DỪNG


Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA
1 D 11 C 21 D
2 C 12 A 22 B
3 D 13 B
4 B 14 A
5 C 15 C
6 D 16 A
7 D 17 B
8 B 18 C
9 D 19 A
10 D 20 D











Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×