Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Có thể giúp trẻ trở thành thần đồng? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.09 KB, 5 trang )

Có thể giúp trẻ trở
thành thần đồng?
Để trở thành một nhà toán học, một nghệ sĩ hay một nhạc sĩ tài năng,
yếu tố năng khiếu và gen hay còn gọi là tố chất bẩm sinh là điều rất
quan trọng, tuy nhiên, nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng: yếu tố rèn
luyện, sự kiên trì mới chính là yếu tố quyết định giúp những đứa trẻ trở
thành thần đồng mà không cần tới tố chất bẩm sinh.
Tiến sĩ David Shenk - một chuyên gia nghiên cứu về gen di truyền của Mỹ -
chính là người đã đưa ra kết luận rằng: những đứa trẻ từ nhỏ được huấn
luyện và được dạy dỗ theo đúng cách sẽ vượt trội hơn nhiều so với những
đứa trẻ vốn thông minh do bẩm sinh. Điều này chứng minh rằng môi trường
có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành những thiên tài. Sự thực thì
không ai sinh ra đã có những khả năng hơn người nếu không được rèn luyện,
kể cả khi họ mang trong mình những gen quy định những khả năng và sự
thông minh hơn người. Đó chỉ là những yếu tố tiền đề, còn tài năng thực sự
phụ thuộc sự rèn luyện và nỗ lực của mỗi người.
Muốn thành thần đồng: Hãy rèn luyện
Trong lịch sử thế giới, mọi thần đồng đều là những người rèn luyện, lao
động chăm chỉ. Ngay cả những nhà soạn nhạc tài giỏi nhất thế giới, bên cạnh
yếu tố năng khiếu (chỉ là phần hỗ trợ rất nhỏ), ngay từ khi còn nhỏ, họ đã rèn
luyện và học tập miệt mài. Một người sinh ra không thể trở thành một tài
năng âm nhạc khi mà người đó không hề học hỏi hay tập luyện một chút gì.
Môza được mệnh danh là thần đồng âm nhạc, song bản thân ông ngoài sự
đam mê, còn có sự rèn luyện miệt mài ngay từ khi còn nhỏ.
Những vận động viên điền kinh không phải chỉ cần năng khiếu và thể chất là
có thể trở thành các nhà vô địch. Nghiên cứu về sự thành công của các vận
động viên điền kinh Kenya, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: sự thành
công của những vận động viên này là do quá trình tập luyện gian khổ và
miệt mài của họ. Những trẻ em Kenya thường tập chạy tới 8-9km/một ngày
ngay từ khi chúng mới chỉ 7-8 tuổi. Và đó chính là bí quyết tạo nên những
vận động viên xuất sắc.


Để kiểm chứng tác động của quá trình tập luyện và sự kiên nhẫn đối với sự
hình thành năng khiếu và tài năng ở con người, các nhà khoa học đã tiến
hành điều tra thực nghiệm. Trong đó những trẻ em chừng 4 tuổi được chọn
để tham gia một thử nghiệm lựa chọn, một là nhận được một chiếc kẹo ngay
lập tức hoặc là phải đợi trong 15 phút sau để nhận được 2 chiếc kẹo. 1/3
trong số trẻ này chọn phương án thứ nhất là lấy kẹo ngay lập tức, 1/3 kiên
nhẫn đợi để nhận được 2 chiếc kẹo, 1/3 đợi trong vài phút, song không thể
kiên nhẫn hơn. Sau khi đánh dấu mức độ kiên nhẫn của 3 nhóm trẻ, người ta
tiến hành theo dõi và ghi nhận lại kết quả học tập và sự thành công của
những đứa trẻ này trong suốt quá trình học tập cho tới khi chúng trưởng
thành 18 tuổi. Kết quả sau đó được đem so sánh đã cho thấy: những đứa trẻ
thuộc nhóm thứ 2 có tính kiên nhẫn nhất chính là những đứa trẻ thành công
nhất và có kết quả học tập cao hơn cả so với những nhóm khác. Kết quả thực
nghiệm này đã giúp các nhà khoa học rút ra kết luận: tài năng không đến từ
tố chất bẩm sinh của con người mà chính là nhờ vào quá trình học tập, rèn
luyện kiên trì, nhẫn nại, và đặc biệt là nhờ vào tính tự giác, tự ý thức kỷ luật
của mỗi cá nhân. Hạn chế của bản thân chính là rào chắn lớn nhất tới con
đường trở thành thần đồng của mỗi người.
GS. Johnson - người tham gia nhóm nghiên cứu - cũng công bố kết quả quan
sát thực tế của mình cho biết: những học sinh thông minh và chăm chỉ
thường giải bài toán theo cách rất dài và có xu hướng đi tìm bản chất của
vấn đề hơn là áp dụng các công thức một cách máy móc. "Đó cũng chính là
cách mà các nhà khoa học thiên tài như Newton hay Leibniz đã từng làm".

Luyện tập say mê giúp trẻ có thể trở thành thần
đồng.
Tập cho trẻ tư duy để trở thành thần đồng
Mọi ông bố bà mẹ đều ước mơ con mình sẽ trở thành những người tài giỏi,
thông minh. Theo các nhà nghiên cứu, điều này phụ thuộc một phần rất lớn
vào cách giáo dục, hướng dẫn cho trẻ thói quen và cách tư duy.

Từ kết quả nhiều nghiên cứu và các cuộc điều tra xã hội học, các chuyên gia
nghiên cứu về trí tuệ của trẻ nhỏ đã đúc kết được những kinh nghiệm giá trị
mà các bậc phụ huynh nên lưu ý như sau:
- Tập cho trẻ có niềm tin: Điều quan trọng nhất của mọi thành công là niềm
tin vào bản thân và niềm tin vào kết quả thành công sẽ mang lại. Ngay từ
nhỏ, trẻ cần được bố mẹ hướng dẫn để luôn có phong thái tự tin trong mọi
việc dù là nhỏ nhất. Đây chính là yếu tố không nhỏ góp phần tạo nên thành
công của trẻ trong mọi hoạt động mà chúng định hướng tới.
- Biết tự kiểm soát bản thân: Cách cư xử của trẻ đối với mọi sự việc cũng rất
quan trọng. Giúp cho trẻ hiểu rõ giá trị của mọi thứ, đó là điều quan trọng để
tạo cho trẻ sự trân trọng đối với những thứ chúng có được. Muốn có được
bất cứ cái gì thì phải bỏ công sức lao động để có được. Và quan trọng hơn cả
là để trẻ biết kiểm soát mọi mong muốn của bản thân chúng.
- Không có thành công nếu không có sự lao động chăm chỉ: Mọi đứa trẻ
muốn trở nên tài giỏi và thành công đều phải tự mình học hỏi, rèn luyện
chăm chỉ. Quá trình này còn đòi hỏi tính kiên trì, sự miệt mài của đứa trẻ. Và
do vậy, người lớn cần không ngừng động viên, khích lệ để trẻ có thêm sự
kiên trì đối với mọi công việc chúng đang làm.
- Không lùi bước trước những thất bại: Trước những thất bại, trẻ thường tỏ
ra thất vọng và chán nản. Những đứa trẻ đó cần đến sự động viên của người
lớn để chúng có thể vượt qua sức ép về tâm lý này.
- Không tự hài lòng với những thành công: Tự mãn là kẻ thù nguy hiểm trên
con đường đi tới thành công của trẻ. Để thành công trong mọi việc, người
lớn cần tập cho trẻ tư duy không được phép tự hài lòng với bản thân. Thay
vào đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những đứa trẻ biết phấn đấu không
ngừng, không ngừng rèn luyện vươn lên có cơ hội thành công rất cao trong
cuộc sống

×