Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

NHIỄM GIUN CÓ THỂ KHIẾN TRẺ BỊ TỬ VONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.97 KB, 2 trang )

NHIỄM GIUN CÓ THỂ KHIẾN TRẺ BN TỬ VONG
Nguồn: www.khamchuabenh.com
Rất ít phụ huynh thực sự lo lắng việc con nhiễm giun, trong khi loại ký sinh
trùng này có thể lấy đi tính mạng của trẻ.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và
Côn trùng Trung ương, cho biết thường chỉ đến khi xảy ra những hậu quả xấu do
giun, các phụ huynh mới vội vàng đưa con tới bệnh viện.
Các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái vẫn chưa quên ca phẫu thuật
cho cháu G., 3 tuổi, sống ở huyện Văn Yên. Bệnh nhi được cấp cứu trong lúc đau
đớn, vật vã, da xanh tái, thỉnh thoảng lại ho rũ rượi rồi nôn ra đờm có lẫn máu
tươi. Nhìn thể trạng bé gầy gò, bụng chướng to, phình lên với hơi thở nặng nhọc,
các bác sĩ chNn đoán tắc ruột do giun. Dù vậy, khi phẫu thuật, họ vẫn bất ngờ khi
thấy trong ruột cháu có hàng trăm con giun đũa.
Có thể chết vì… giun
Các bác sĩ ở Bệnh viện N hi Trung ương cho biết, các trường hợp thập tử
nhất sinh vì giun gần đây nhất là 4 cháu bé 5-9 tuổi ở Phú Thọ, nhập viện trong
cùng một tuần, có chung những triệu chứng như sốt cao, đau đầu, nôn, liệt các chi
vận dộng… Do dấu hiệu lâm sàng giống hệt viêm màng não do virus, các bác sĩ
khoa Truyền nhiễm đã tập trung điều trị theo phác đồ viêm não. Tuy nhiên, bệnh
tình của cả bốn cháu không giảm mà còn có chiều hướng ngày một nặng lên.
N ghi ngờ có một loại ký sinh trùng xâm nhập vào não, các bác sĩ đã chuyển
mẫu xét nghiệm sang Đại học Y Hà N ội nhờ phối hợp chNn đoán. Kết quả, bốn trẻ
bị viêm màng não, nhưng thủ phạm là giun lươn. Tiến sĩ N guyễn Thanh Liêm,
Giám đốc Bệnh viện N hi Trung ương, cho biết: “Rất may các cháu được phát hiện
kịp thời. N ếu cứ điều trị viêm màng não thông thường, trẻ sẽ tử vong”.
Phòng tránh không khó
Theo tiến sĩ Hùng, ở phần lớn các tỉnh miền Bắc, tỷ lệ trẻ nhiễm giun đũa là
80-95%, giun tóc 60-90%, giun móc 30-60%. N hững năm vừa qua, tại các bệnh
viện Việt Đức, Bạch Mai, N hi Trung ương… có rất nhiều ca phải mổ để điều trị
các bệnh liên quan đến nhiễm giun.
Điều tra của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng cho thấy, ở những


nơi có thói quen dùng phân tươi bón ruộng, vệ sinh môi trường kém, người dân dễ
bị nhiễm các loại giun. Tỷ lệ nhiễm giun ở miền Bắc cao hơn miền N am, đồng
bằng cao hơn miền núi.
Trẻ nhiễm giun có thể có triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và
tiêu chảy. Mỗi loại ký sinh trùng gây ra những biến chứng khác nhau. Giun đũa
gây tắc nghẽn đường mật, sỏi mật, áp xe gan, lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột,
suy dinh dưỡng. Giun tóc gây tổn thương niêm mạc ruột, thiếu máu, nhược sắc.
Giun móc làm trẻ còi cọc, giảm thị lực và trí nhớ, phù toàn thân, loét hành tá tràng.
Giun lươn gây viêm màng não, tăng bạch cầu ái toan và có thể gây chết người nếu
không được chNn đoán đúng và điều trị sớm.
Theo tiến sĩ N guyễn Văn Đề, Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y
Hà N ội, giun lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng do ăn thực phNm bNn, nấu
không chín và qua da. Có những trường hợp nhiễm nhiều ký sinh trùng từ chó,
mèo. Do đó, cho trẻ ăn chín, uống sôi, dạy con thói quen rửa tay trước khi ăn, tNy
giun định kỳ là những phương pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ trước loại bệnh nguy
hiểm này.

×