Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

QUẢN TRỊ học và CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN sự tại CÔNG TY đầu tư xây lắp THƯƠNG mại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.06 KB, 22 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
d&c
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ
XÂY LẮP THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
GVHD : LÊ DUY THÀNH
SVTH : LÊ THỊ TRÚC
MSSV : 11001633
LỚP : CDQT12TH
Thanh Hóa, tháng 02 năm 2013
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN















SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633


2
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
MỤC LỤC
NH N XÉT C A GI NG VIÊNẬ Ủ Ả 2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
M C L CỤ Ụ 3
M UỞĐẦ 1
1: M c tiêu c a môn Qu n tr doanh nghi p:ụ ủ ả ị ệ 1
*Trang b v lý thuy tị ề ế : 2
* Trang b v k n ng:ị ề ỹ ă 2
* Trang b v v n nghiên c u / k n ng nghiên c uị ề ấ đề ứ ỹ ă ứ : 2
2: i t ng nghiên c u:Đố ượ ứ 2
3: Ph m vi nghiên c u:ạ ứ 2
4: Ph ng pháp nghiên c u:ươ ứ 2
5: K t c u t iế ấ đề à 2
N I DUNGỘ 3

CH NG 1: GI I THI U T NG QUAN V MÔN H CƯƠ Ớ Ệ Ổ Ề Ọ 3
CH NG II: GIAO TI P TRONG CÔNG TY TNHH GI I KHÁT N C COCA-ƯƠ Ế Ả ƯỚ
COLA: 6
2.1 LÝ LU N GIAO TI P TRONG DOANH NGHI P:Ậ Ế Ệ 6
2.1.1, Khái ni m, c i m.ệ đặ để 6
2.1.2. M t s nguyên t c c b n trong giao ti p.ộ ố ắ ơ ả ế 6
2.1.3 Các ho t ng giao ti p ch y u trong công ty.ạ độ ế ủ ế 7
2.2 VAI TRÒ C A GIAO TI P TRONG DOANH NGHI P:Ủ Ế Ệ 7
2.3 Ý NGH A C A GIAO TI P TRONG DOANH NGHI P:Ĩ Ủ Ế Ệ 7
2.4 NG D NG GIAO TI P T I CÔNG TY:Ứ Ụ Ế Ạ 8
2.4.1 Tình hu ng c n i áp m m m ng, ý ngh a sâu xa:ố ầ đố đ ề ỏ ĩ 8
2.4.2 Tình hu ng ph i chuy n b i th nh th ng:ố ả ể ạ à ắ 8
2.4.3 Tình hu ng dùng h i h c:ố à ướ 9
2.4.4 Tình hu ng ph i i th ng v o v n khi c n thi t:ố ả đ ẳ à ấ đề ầ ế 9
2.4.5 Tình hu ng nói n ý b ng ng ngôn:ố ẩ ằ ụ 9
2.4.6 Tình hu ng ph n bác khéo nh ng yêu c u vô lý ng i khác.ố ả ữ ầ ở ườ 10
2.4.7 Tình hu ng th a nh n tr c chuy n h ng sau.ố ừ ậ ướ để ể ướ 10
2.4.8 Tình hu ng c n b n ng minh.ố ầ ạ đồ 10
2.4.9 Tình hu ng không nh ng b khi mình có lý trong tranh lu n.ố ượ ộ ậ 11
2.4.10 Tình hu ng c n thuy t ph c b ng h nh ng.ố ầ ế ụ ằ à độ 11
CH NG 3: NH N XÉT VÀ ÁNH GIÁƯƠ Ậ Đ 13
3.1 XU H NG PHÁT TRI N CÁC HO T NG GIAO TI P TRONG KINH ƯỚ Ể Ạ ĐỘ Ế
DOANH: 13
3.2 H N CH TRONG GIAO TI P.Ạ Ế Ế 13
3.2.1 Các h n ch trong giao ti p hi n nay.ạ ế ế ệ 13
3.2.2 Nguyên nhân 14
3.3: YÊU C U I V I H C VIÊNẦ ĐỐ Ớ Ọ 15
3.4: SÁCH GIÁO KHOA VÀ TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 15
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
3

Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
3.4.1: T i li u tham kh o chínhà ệ ả 15
3.4.2: T i li u tham kh oà ệ ả 15
3.5: ÁNH GIÁ MÔN H CĐ Ọ 15
3.6: BI N PHÁPỆ 15
K T LU NẾ Ậ 16
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 18
1.Sách 18
2.T p chíạ 18
3.Trang web 18
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
4
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
MỞ ĐẦU
Chuyên đề môn học có thể nói là môn học hệ thống lại những kiến thức
đã tích lũy được và hệ thống lại môn học bản thân mình yêu thích, đồng thời
muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết cũng như tình hình thực tế hiện nay. Và đó
cũng là nguyên do để em chọn môn Quản trị doanh nghiệp làm chuyên đề môn
học cho mình, không nằm ngoài mục đích hệ thống lại kiến thức mình đã học
cũng như muốn chuyên sâu về lĩnh vực mình đam mê.
Thực hiện chuyên đề này, em không chỉ đi về lĩnh vực quản trị mà còn đi
về chuyên sâu trong một nhánh của Quản Trị – đó là Quản Trị Hiên Đại, một
trong những công cụ hiệu quả nhất của Quản Trị hiện nay.
Vậy nên em hy vọng những gì em trình bày trong bài viết này sẽ giúp cho
các bạn nào muốn tìm hiểu sâu về Quản Trị cũng như giúp cho em hệ thống lại
những gì mình đã học ba năm qua tại Trượng Đại Học Công Nghiệp Tp Hồ Chí
Minh Cơ Sở Thanh Hoa.
1: Mục tiêu của môn Quản trị doanh nghiệp:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng cơ bản để có thể lãnh
đạo, quản lý một tổ chức kinh doanh hoặc các tổ chức trong các lĩnh vực khác.

Sau khi học môn này, sinh viên sẽ:
+ Hiểu quản trị là gì, và biết những công việc của nhà quản trị.
+ Có kiến thức và kĩ năng để có thể quản trị có hiệu quả.
Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên có thể:
- Nhận thức được khoa học quản trị không có giới hạn về sự hiểu biết, do
đó phải phấn đấu không ngừng trong mọi môi trường quản trị nhằm đưa ra các
quyết định quản trị luôn thích ứng với tình hình thực tế.
- Nắm được đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn Quản
trị doanh nghiệp.
- Trên cơ sở những nhận thức trên, các em sinh viên có thể phấn đấu rèn
luyện để trở thành những nhà quản trị giỏi trong tương lai
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
1
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
*Trang bị về lý thuyết :
- Giúp cho người học nhận thức được cơ sở khoa học của hoạt động quản trị
- Giúp cho người học vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn
đề trong thực tiễn quản trị
- Chuẩn bị cho học viên những kiến thức cơ bản về quản trị tạo điều kiện
thuận lợi để học tốt các môn học khoa học nghiệp vụ chuyên ngành như QTDN;
QT Marketing; QT nhân lực; QT ngân hàng…
* Trang bị về kỹ năng:
Giúp cho người học có kỹ năng cơ bản để thực hành các chức năng quản
trị.
* Trang bị về vấn đề nghiên cứu / kỹ năng nghiên cứu :
Trang bị cho người học phương pháp cơ bản để tỡm hiểu, phát hiện, và
giải quyết vấn đề thông qua việc giới thiệu và định hướng giải quyết các tình
huống quản trị điển hình.
2: Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình quản trị diễn ra trong một tổ chức, một doanh nghiệp.

3: Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề quản trị ở cấp vi mô – tổ chức, doanh nghiệp.
Không nghiên cứu ở quản lý vĩ mô nhà nước.
4: Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử,
phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống
5: Kết cấu đề tài
Bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản trị doanh nghiệp
Chương 2: Công tác quản trị nhận sự tại Công ty đầu tư xây lắp thương
mại Hà Nội
Chương 3: Một số đánh giá và cách giải quyết

SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
2
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
Phương pháp quản trị cổ điển chú trọng đến năng suất của công việc và
các tổ chức được coi như một hệ thống sản xuất. Vai trò của con người trong hệ
thống này chỉ là một cơ phận nhỏ bé trong guồng máy vĩ đại, hay nói cách khác,
chỉ là một công cụ sản xuất. Do đó, kết quả sản suất tuy đạt hiệu năng, nhưng
không trường tồn, bởi con người bị mệt mỏi, sinh chán nản và bỏ việc. Nhiều lý
thuyết gia đã ra công tìm kiếm những giải pháp dung hoà hay sửa sai nhằm
thăng tiến các phương pháp quản trị, nhờ đó khoa Quản trị doanh nghiệp đã
thành hình và phát triển. Tiến trình tìm kiếm giải pháp này đã nảy sinh nhiều
trường phái quản trị như: trường phái Tâm Lý Xã Hội với Mayo, Maslow, Mc
Gregor, Herzberg, và Argyris… trường phái Hệ Thống Xã Hội với Argyris,
Herzberg… trường phái Khoa Học với Simon, và trường phái Kinh Tế - Xã Hội
với Mintzberg, Ouchi, Ansoff, và Drucker… hoặc gần đây nhất là lý thuyết về

Six Sigma và Lean Six Sigma. Ở đây, chúng ta chỉ lược qua hai trường phái có
lẽ sẽ giúp ích cho công tác Quản Trị Mục Vụ hơn cả là trường phái Tâm Lý Xã
Hội và trường phái Kinh Tế - Xã Hội.
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ đường lối
phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát
triển kinh tế của một đất nước. Thực tế cho thấy Chính phủ các nước Châu á sau
nhiều thập kỷ thực hiện chiến lược giảm siêu đã nhận ra được những mặt hạn
chế của nó, và ngay đầu thập kỷ 60 đã có sự chuyển hướng chiến lược đẩy mạnh
sản xuất trong nước tăng cường xuất khẩu.
Với khoảng thời gian 25-30 năm họ đã đưa đất nước trở thành “Những
con rồng Châu á”.
Ở Việt Nam để hội nhập với sự phát triển của khu vực trong khoảng 15
năm trở lại đây Chính phủ đã đề ra đường lối đổi mới đó là sự chuyển đổi cơ cấu
từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
3
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
của Nhà nước. Đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong điều kiện này Nhà nước khuyến khích tự do sản xuất kinh doanh,
cạnh trạnh trên thị trường, chính vì vậy mà các Công ty xí nghiệp doanh nghiệp
quốc doanh và cá thể đã được thành lập và ra đời ngày càng đông đảo, tạo điều
kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mỗi một tổ chức được thành lập với chức
năng và nhiệm vụ nhất định, nhưng đối với các cơ quan đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu của họ là vấn đề lợi nhuận, kinh
doanh có lãi để đáp ứng được nhu cầu tối thiểu là đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của đơn vị mình. Tuy chuyển sang cơ chế kinh tế mới nhưng lại quen nếp
với tính chất trông chờ ỷ lại vào cấp trên, các cơ quan đơn vị phải đương đầu với
nhiều thử thách khó khăn trong mọi lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Từ xây
dựng cơ cấu tổ chức, tuyển dụng lao động…đến việc hạch toán sản xuất kinh

doanh, doanh nghiệp đều phải tự lo liệu tất cả. Để cơ quan đơn vị hoạt động
kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt các kế hoạch đề ra thì con người là yếu tố
con người. Yếu tố con người là quan trọng nhất, nó quyết định đến sự thành bại
của cơ quan đơn vị, là chủ thể của mọi quá trình hoạt động. Chính vì vậy Công
ty, xí nghiệp, doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến công tác quản trị nhân sự.
Thắng lợi hay thất bại trong kinh doanh cũng đều do con người tạo nên, con
người quyết định hết thẩy. Các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trước khi thành lập
doanh nghiệp thì công việc đầu tiên phải quan tâm đến vấn để nhân sự. Vấn đề
sử dụng con người thế nào cho có hiệu quả, để khai thác được hết tiềm năng vốn
có của họ, là một công việc có vai trò quan trọng. Đòi hỏi các nhà quản trị phải
có phương pháp tiếp cận khoa học, có cách thức nắm bắt năng khiếu, hiểu được
tâm lý từng người …trên cơ sở đó bố trí sắp xếp họ vào những công việc thích
hợp để triệt để tận dụng được khả năng sáng tạo của người lao động, tinh thần
say mê và lòng nhiệt tình của họ.
“ Nhân sự là tài sản quan trong nhất của mỗi doanh nghiệp ,vì thế cả trong và
sau khủng hoảng,chúng ta có thể giảm chi phí lao động nhưng hạn chế tới mức
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
4
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
thấp nhất việc cắt giảm nhân sự”. Giáo sư Chsis Brewster nói : trong nên kinh tế
thị trường hiện nay ,trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh
,tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng ngày
càng cao của nhân viên tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đối với
doanh nghiệp . Trong đó vấn đề quản trị nguồn nhân lực là trong các yếu tố
mang tính chất sống còn . Quản lí nguồn nhân lực chính là giúp cho bản thân
bạn và doanh nghiệp của bạn đi đến thành công. Đúng vậy:
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong các doanh
nghiệp như vậy nên hiện nay các doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề này.
Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của quản lí
con người của bạn –bao gồm cả cách quản lí chính bản thân mình quản lí nhân

viên,khách hang ,nhà cung cấp và người vay thế nào?
Cung cách quản lí môi trường làm việc mà bạn đem lại cho nhân viên của
mình và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công
của bạn cũng như thành công của doanh nghiệp.
Đó là lý do mà em chọn đề tài “Năng lực quản trị trong quản trị doanh
nghiệp” làm đề tài cho bài chuyên đề của mình.
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
5
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
CHƯƠNG II: GIAO TIẾP TRONG CÔNG TY TNHH GIẢI
KHÁT NƯỚC COCA-COLA:
2.1 LÝ LUẬN GIAO TIẾP TRONG DOANH NGHIỆP:
2.1.1, Khái niệm, đặc điểm.
Khái niệm.
Giao tiếp trong kinh doanh là mối quan hệ hay sự tiếp xúc giữa những con
người với nhau trong hoạt động kinh doanh như: Trong sản xuất, thương mại,
dịch vụ…
Đặc điểm:
- Mang tính nhận thức: Mỗi người đều ý thức được mục đích giao tiếp
nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp.
- Trao đổi thông tin: Trong kinh doanh khi giao tiếp giúp thông tin được
lan từ người này sang người khác.
- Giao tiếp trong kinh doanh là một quan hệ xã hội,mang tính xã hội :
Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa doanh nghiệp với đối tác, đối thủ
- Giao tiếp trong kinh doanh mang tính chất lịch sử xã hội : Giao tiếp
bao giờ cũng được các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện với nội dung cụ thể,
không gian thời gian xác định.
- Giao tiếp trong kinh doanh mang tính kế thừa và chọn lọc :thông qua
giao tiếp sẽ lưu giữ những dấu ấn về cấp trên,cấp dưới, đồng nghiệp, khách
hàng để những lần giao tiếp có thể vững vàng hơn chủ động hơn.

- Tính chủ thể trong giao tiếp :mỗi cá nhân trong giao tiếp đóng vai trò
khác nhau khi là người nói,khi là người nghe
- Sự lan truyền lây lan cảm xúc và tâm trạng: Con người có khả năng
đồng cảm khi giao tiếp, khi tiếp xúc tâm trạng của người này sẽ ảnh hưởng đến
người khác.
2.1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp.
- Trong kinh doanh ai cũng quan trọng
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
6
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
- Phải nghiêm túc trong công việc và giao tiếp
- Kín đáo, thận trọng
- Không phung phí thời gian của mình và người khác
- Phải duy trì chữ tín
2.1.3 Các hoạt động giao tiếp chủ yếu trong công ty.
- Hội họp.
- Tiếp khách.
- Giao tiếp qua điện thoại, máy fax.
- Đối thoại.
- Thư từ giao dịch.
- Tiếp xúc với báo chí.
2.2 VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP TRONG DOANH NGHIỆP:
Để đàm phán, thảo luận, bàn bạc, đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, để thực
hiện quá trình mua bán… giao tiếp giúp truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh… hay
nói một cách khác là để thực hiện chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị.
Trên thương trường giao tiếp giúp con người tìm hiểu, tiếp nhận các thông
tin, từ đó đề ra những quyết định chính xác và kịp thời cho hoạt động kinh
doanh.
Trong cuộc sống, giao tiêp giúp con người trao đổi, tâm sự tình cảm, ý nghĩ
với nhau.

Ngày nay giao tiếp trong kinh doanh càng có tầm quan trọng đặc biệt do môi
trường kinh doanh đang có những biến đổi lớn, tổ chức, đối tác, phong cách và
nội dung quản lý…cũng đã thay đổi nhiều đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh
cần phải xác lập các chuẩn mực về úng xử để phù hợp với hoàn cảnh trong và
ngoài nước.
2.3 Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP TRONG DOANH NGHIỆP:
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mở
rộng tái sản xuất, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ tạo “nhân hòa” để kinh
doanh có hiệu quả.
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
7
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
Giao tiếp trong kinh doanh sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác,
với bạn hàng, với cấp trên, với cộng sự và đó cũng là những tiêu chuẩn quan
trọng để tuyển chọn người lãnh đạo kinh doanh
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng truyền bá, giao lưu văn hóa, văn minh
giữa các dân tộc trên Thế giới, là tấm gương phán ánh trình độ con người, đất
nước về lối sống, phong tục, tập quán… của mỗi dân tộc, thúc đẩy xã hội ngày
càng phát triển, tạo điều kiện hòa nhập với Thế giới.
Đặc biệt trong kinh doanh, giao tiếp còn là môi trường thuận lợi để học hỏi,
nâng cao trình độ, nghệ thuật kinh doanh, xóa bỏ thói quen ích kỷ, hẹp hòi, bảo
thủ, lạc hậu….
2.4 ỨNG DỤNG GIAO TIẾP TẠI CÔNG TY:
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với
biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội
càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một
cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ
thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong
công việc.
Một số tình huống cần giải quyết trong giao tiếp, mà công ty đã áp dụng:

2.4.1 Tình huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa:
Dân gian có câu:
" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại
bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng
nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
2.4.2 Tình huống phải chuyển bại thành thắng:
Trong cuộc sống đời thường nhiều khi ta bị đẩy vào tình huống bất lợi, có
nguy cơ thất bại, lúc đó đòi hỏi phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả
xấu nhất có thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận). Tìm xem có cách
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
8
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
gì để hạn chế mức thấp nhất những tác hại (ví dụ: Điều gì đã đẩy ta vào tình thế
bất lợi, có cách nào tạo được kế hoãn binh có vẻ ít liên quan, nhưng nếu được
"địch thủ" sẵn sàng chấp nhận thì chính điều có vẻ không liên quan đó có thể
thay đổi tình thế ).
2.4.3 Tình huống dùng hài hước:
"Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu” (Laphôngten).
Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là
"chiếc van an toàn" cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở "cánh cửa lòng".
Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán
thường mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười
hoặc một lời đối đáp có nội dung, cách nói hài hước thường làm cho không khí
vui nhộn, điều tiết được tình cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực
mình. Tất nhiên cũng không nên lạm dụng nó.
2.4.4 Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết:
Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà phải
bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó

phải diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin
ở bản thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn
đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất nhiên để nói bằng
cách này cần phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ càng.
2.4.5 Tình huống nói ẩn ý bằng ngụ ngôn:
Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp
hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, thì người ta thường dùng
phương pháp ẩn ý bằng ngụ ngôn. Tức là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có
nội dung ẩn ý bên trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của
mình để kể cho đối phương nghe.
Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn
ý bên trong đó. Bản thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên sâu sắc chứ
không phải người kể chuyện, do đó không có lý do để nổi khùng, tự ái hoặc mặc
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
9
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
cảm.
Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp
này phải am hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe
không hiểu gì cả, sẽ không có tác dụng.
2.4.6 Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý ở người khác.
Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi
vô lý không thể thực hiện được. Trước những tình huống đó nhiều khi ta không
thể bác bỏ thẳng thừng vì chạm lòng tự ái hoặc người không thỏa mãn với ta rồi
tiếp tục quấy rối nữa và cách đó cũng chưa làm cho người tự nhận thấy được
những đòi hỏi của họ là vô lý.
Vậy ta sẽ xử lý thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận đã,
sau đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể
cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người
đó cứ giữ nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ không nên gay

gắt nhưng tỏ ra cương quyết.
2.4.7 Tình huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau.
Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp
trên, người lớn tuổi, cha mẹ thì bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để
đối phương nghe theo mình, có nghĩa là chấp nhận ý kiến của mình cũng đòi hỏi
phải có một nghệ thuật nhất định.
Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý
kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm
được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn.
Song phải nắm vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với
đối phương để tiếp sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận
của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn.
2.4.8 Tình huống cần bạn đồng minh.
Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ý đầy
đủ đến thái độ của những người xung quanh, cần động viên được nhiều người
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
10
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
nghe và ủng hộ quan điểm của mình. Nếu người nghe ủng hộ ta, đồng tình với
quan điểm của ta đang trình bày, sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức ép
tinh thần làm đối phương không phản kích lại được.
Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của
số đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng là hợp lý nhất.
2.4.9 Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận.
Trong quan hệ giữa người với người, tranh luận là một điều hết sức bình
thường và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái không được
phân định. Không thể coi tranh luận là một thói xấu mà hạn chế nó.
Song tranh luận có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đôi khi xung đột.
Tranh luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần chú ý học
hỏi.

Một là, khi tranh luận nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương
đến lòng tự ái của người kia. Sự phê phán, bình phẩm người khác không thể quá
một giới hạn nhất định, nếu không có thể làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có.
Hai là, giọng nói phải mền mỏng, thật lòng. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn
trọng nhau, làm sao cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là có ích.
Trong tranh luận nhiều khi người thắng không hẳn đã là nhiều lý lẽ biết hùng
biện, mà có thể là người có thái độ đúng mực và chân thực nhất.
Ba là, tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những
điều cần giải quyết.
2.4.10 Tình huống cần thuyết phục bằng hành động.
"Mọi lý thuyết đều màu xám
Còn cây đời mãi mãi xanh tươi" (Gơt)
Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của
mình bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục.
Thuyết phục bằng hành động thường hiệu quả lớn nhất. Thông qua việc làm,
hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm,
thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
11
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
Bạn là một cán bộ phong trào thanh niên. Bạn muốn tổ chức các hoạt động
văn hóa thể dục thể thao thanh niên nhưng các cấp lãnh đạo ở địa phương chưa
tin tưởng vào khả năng của bạn, chưa tạo điều kiện mọi mặt để bạn làm việc.
Bạn đừng nản chí và cũng đừng dùng lời nói để thuyết phục. Hãy cố gắng tạo ra
một vài việc làm cụ thể có hiệu quả. Từ sự thành công đã đạt được, tận dụng
thời điểm gây hưng phấn cao rồi đưa ra những kiến giải hợp lý với các cấp lãnh
đạo.
Như vậy, mục đích và kết quả hoạt động đạt được và mối quan hệ ảnh hưởng
của bạn phát triển tốt hơn.
Khi vận dụng phương pháp này bạn cần lưu ý:

- Mục đích hoạt động phải rõ ràng, không vụ lợi.
- Có kế hoạch hành động chi tiết, tính đến các điều kiện cần và đủ đảm bảo
cho sự thành công, bước đầu tiên tránh thất bại.
- Tạo dư luận ủng hộ để gây sức ép hoặc quy tụ sức mạnh
- Làm thử để chứng minh, rút kinh nghiệm.
- Tạo quan hệ gần gũi tin cẩn.
Nếu ở vào tình huống các bậc "phụ huynh" của người yêu bạn còn chưa tin
tưởng và chấp nhận cho bạn yêu con của họ, thì bạn cũng có thể dùng phương
pháp này để đạt mục đích.
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
12
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TRONG
KINH DOANH:
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, cạnh tranh sẽ không thể tránh khỏi và vô cùng khốc liệt. Trong bối cảnh
đó, văn hoá giao tiếp trong kinh doanh được nói đến như một tiêu chí vô cùng
quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc luôn tăng cường đổi mới hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình
dịch vụ thì văn hoá giao tiếp ứng xử trong kinh doanh như là một tài sản vô
hình, một tài sản mang tính đặc trưng, có bản sắc riêng của từng doanh nghiệp.
Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty
với hơn 50000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang
tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý. Ở một số tài liệu
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và
viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên
thành công trong nghề nghiệp.
Ở Việt Nam và ở công ty này cũng không phải là ngoại lệ đó là: có một quy
luật trong giao tiếp làm ăn là phải đi nhậu. Muốn thương thảo hợp đồng, hợp tác

làm ăn, các doanh nhân phải chiêu đãi đối tác ở bàn nhậu, thậm chí phải mời đi
karaoke, bia ôm, hay massage. Trong khi đó, ở nước ngoài, các hợp đồng kinh
doanh đều được bàn thảo và ký kết ở phòng họp. Các hoạt động giao tiếp kinh
doanh chủ yếu là qua các buổi ăn trưa, ăn tối giao lưu (networking events), hoặc
họp mặt ở một câu lạc bộ nào đó (club) hay là chơi thể thao chung như tennis,
golf…
3.2 HẠN CHẾ TRONG GIAO TIẾP.
3.2.1 Các hạn chế trong giao tiếp hiện nay.
- Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ tự
hoặc luồng suy nghĩ của người đó.
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
13
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
- Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột, khó
hiểu đề tài nói chuyện của bạn.
- Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.
- Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp
chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.
- Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài dòng,
gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.
- Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.
- Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng.
- Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm cho người tiếp
chuyện cảm thấy nhàm chán.
- Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phải chuyển
sang nói về đề tài mà bạn thích.
- Thì thầm với một vài người trong đám đông.
- Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.
- Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy
tiện.

- Đột ngột cao giọng.
- Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.
- Dùng những từ đệm không cần thiết.
- Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.
3.2.2 Nguyên nhân.
Do cách ứng xử của con người còn quá kém không tự mình trau dồi kiến
thức hay tự mình luyện tập để có thể tự tin nói trước đám đông.Ý thức chấp
hành kỉ luật chưa tốt.
Do công tác tổ chức quản lý cho nhân viện học các kì năng giao tiếp trong
các công ty, tổ chức còn hời hợt chưa quan tâm đúng mức hay chưa có kỉ luận
nghiêm minh đối với mỗi nhân viên hay cán bộ trong tổ chức.
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
14
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
3.3: YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN
- Dự lớp theo quy chế
- Làm 2 bài kiểm tra 1 tiết
- Thực hiện 1 bài tập lớn theo nhóm
- Nắm vững lý thuyết giảng trên lớp. Kết hợp với nghiên cứu tài liệu tham
khảo, tham gia thảo luận (theo hướng dẫn của giáo viên) và làm các bài tập tình
huống bắt buộc nhằm rèn luyện các kỹ năng, phương pháp và nghệ thuật quản
trị
- Có ý thức và tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt
động quản trị tại nơi công tác và địa phương.
Quá trình học tập và tham khảo mở rộng
Tham gia các hoạt động (theo quy định ở phần phõn bổ thời gian)
Có ý thức tổ chức kỷ luật
3.4: SÁCH GIÁO KHOA VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.4.1: Tài liệu tham khảo chính
- “Quản trị doanh nghiệp căn bản” của các tác giả : James H. Donnelly,

James L.Gibson, John M.Ivancevich - Nhà xuất bản Thống kê - Năm 2002
- Tài liệu hướng dẫn học tập do nhóm môn Quản trị biên soạn
3.4.2: Tài liệu tham khảo
- Quản trị doanh nghiệp
3.5: ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
- Thảo luận trên lớp 10%
- Kiểm tra 1 tiết 20%
- Bài tập nhóm 10%
- Thi hết môn 60 %
3.6: BIỆN PHÁP
Chuẩn bị: Hãy dành thời gian để phát triển các mục tiêu chính
Kết nối :tạo không khí tự nhiên
Tham gia:thu hút sự chú ý
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
15
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
KẾT LUẬN
Những kết luận về nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp
có thể minh chứng cho vai trò có tính chất quyết định của quản trị đối với sự tồn
tại và phát triển của tổ chức. Thật vậy, khi nói đến nguyên nhân sự phá sản của
các doanh nghiệp thì có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng đầu
thường vẫn là quản trị kém hiệu quả, hay nhà quản trị thiếu khả năng. Trong
cùng hoàn cảnh như nhau, nhưng người nào biết tổ chức các hoạt động quản trị
tốt hơn, khoa học hơn, thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn mà sẽ còn là vấn
đề ít tốn kém thì giờ, tiền bạc, nguyên vật liệu và nhiều loại phí tổn khác hơn,
hay nói cách khác là có hiệu quả hơn. Chúng ta có thể hình dung cụ thể khái
niệm hiệu quả trong quản trị khi biết rằng các nhà quản trị luôn phấn đấu để đạt
được mục tiêu của mình với nguồn lực nhỏ nhất, hoặc hoàn thành chúng nhiều
tới mức có thể được với những nguồn lực sẵn có.
Vì sao quản trị là hoạt động cần thiết đối với mọi tổ chức? Không phải

mọi tổ chức đều tin rằng đại và họ cho rằng người ta sẽ làm việc với nhau tốt
hơn và với một sự thỏa mãn cá nhân nhiều hơn, nếu không có những nhà quản
trị. Họ viện dẫn ra những hoạt động theo nhóm lý tưởng như là một sự nỗ lực
‘đồng đội’. Tuy nhiên họ không nhận ra là trong hình thức sơ đẳng nhất của trò
chơi đồng đội, các cá nhân tham gia trò chơi đều có những mục đích rõ ràng của
nhóm cũng như những mục đích riêng, họ được giao phó một vị trí, họ chấp
nhận các qui tắc/luật lệ của trò chơi và thừa nhận một người nào đó khởi xướng
trò chơi và tuân thủ các hướng dẫn của người đó.
Điều này có thể nói lên rằng quản trị là thiết yếu trong mọi sự hợp tác có
tổ chức.
Thật vậy, quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con
người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Hoạt động quản trị là những hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với
nhau thành tập thể, nếu mỗi cá nhân tự mình làm việc.
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
16
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
Thông qua chuyên đề bằng những lý luận đi sát với thực tế đã tạo điều
kiện cho em làm quen với công tác nghiên cứu tìm hiểu vấn đề bằng phương
pháp khoa học. Giúp em nắm bắt tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề sự việc có tính
logic khoa học thu được kết quả cao.
Có thể nói tâm lý học quản trị kinh doanh ngày nay đang phát triển với xu
hướng tốt và được chú trong nhiều hơn trong kinh doanh. Vấn đề giao tiếp trong
doanh nghiệp cũng không ngừng cải thiện và phát triển đến cái địch cao hơn của
nghệ thuật. Hơn nữa sự thách thức trước tình hình kinh tế thế giới phức tạp ngày
này càng là động lực để các nhà quản trị hiểu rõ và hoàn thiện hơn kỹ năng giao
tiếp của chính mình. Đề tài:”Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh
doanh. Qua cái nhìn của công ty TNHH nước giải khát COCA-COLA” đã được
em phân tích và nghiên cứu kỹ hơn. Các giải pháp mà em đưa ra dựa trên thực
tiễn nhưng cũng chỉ mang tính chất lý thuyết, việc thực hiện các giải pháp đó

như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, công việc cụ thể của nhà quản
trị.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Thầy Giáo
đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài thảo luận này.
Do kinh nghiệm về vấn đề thực tế còn non kém nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót về mọi mặt. Em mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của quý
thầy cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
17
Chuyên đề môn học GVHD:Lê Duy Thành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách
- TS. Nguyễn Minh Tuấn – Th.S. Phạm Đình Tịnh - Giáo trình Quản trị
doanh nghiệp – Lưu hành nội bộ Trường ĐH CN TP. Hồ Chí Minh
- Quản trị học, Tác giả Trần Anh Tài, NXB ĐHQGHN, 2007
- Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến. Giáo Trình Quản trị
doanh nghiệp. Nhà Xuất Bản. Thống Kê, 2007
- Quản trị nhân sự - Nguyễn Hữu Thân - Nhà xuất bản thống kê 1995
2.Tạp chí
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 23 (535), xuất bản kỳ 1 tháng 12/2012 gồm
những nội dung chính sau:
3.Trang web
- Vietbao.vn
- Nhaquanly.vn
SV Thực hiện: Lê Thị Trúc – MSSV: 11001633
18

×