Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN cứu văn học ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.54 KB, 7 trang )

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
ỨNG DỤNG
Văn học so sánh là một trường phái một bộ môn nghiên cứu văn học, nó
phát sinh ở châu Âu, sau đó ở Mỹ và bây giờ tồn tại ở rất nhiều nền văn học
khác nhau
Từ cuối thế kỷ XIX văn học so sánh đã trở thành một nghành nghiên cứu
ở phươg Tây và trước đó nó đã có quá trình hình thành và phát triển một
cách tự phát từ rất lâu trong đời sống văn học.
Thuật ngữ văn học so sánh xuất hiện đầu tiên vào năm 1916 trong cuốn
giáo trình có tên là “ giáo trình văn học so sánh” của hai tác giả là Noel và
Laplace , tuy nhiên trong cuốn gióa trình này phương diện lí luận của văn
học so sánh chưa được đề cập nhiều.
Từ cuối thế kỉ XIX trở đi văn học so sánh được giảng dạy khá phổ biến
trong các trường đại học ở châu Âu và lí thuyết lí luận của văn học so sánh
đã được xây dựng hệ thống, chi tiết và trở thành bộ môn nghiên cứu mang
tính chất độc lập.
Văn học so sánh có hai trường phái cơ bản sau: Trường phái văn học so
sánh Pháp và trường phái văn học so sánh Mỹ:
Trường phái văn học so sánh Pháp: là một trong những cái nôi phát sinh,
phát triển văn học so sánh. Thế kỉ XX văn học so sánh Pháp phát triển khá
mạnh mẽ và đại diện tiêu biểu là Baddeusperger. Tinh thần cơ bản của văn
học so sánh pháp là nghiên cứu ảnh hưởng cụ thể là ảnh hưởng qua lại giữa
các hiện tượng văn học về các phương diện như: thế giới quan, nội dung tư
tưởng, ý niệm tác phẩm, chủ đề, hình tượng nhân vật, phong cách và thủ
pháp biểu hiện.
Sự ảnh hưởng giữa các hiện tượng văn học có thể thông qua những con
đường sau: cải biên, mô phỏng, mượn dùng, trích dẫn. Về cấp độ nghiên cứu
ảnh hưởng bao gồm: cấp đọ tổng thể, cấp độ cá thể, cấp độ bối cảnh – không
khí xã hội, cấp độ nội dung – đề tài, tư tưởng, cấp độ hình tượng, cấp đọ
giao thoa.
Trường phái văn học so sánh Mỹ: được phát triển mạnh mẽ từ giữa thế


kỉ XX trở đi, thời kỳ đầu văn học so sánh Mỹ ảnh hưởng bởi văn học so
sánh Pháp , nhưng từ giữa thế kỉ XIX văn học so sánh Mỹ tách ra và đi theo
con đường riêng với tư tưởng là phủ định nghiên cứu ảnh hưởng và chủ
trương là nghiên cứu song song. Văn học so sánh Mỹ tách ra thành hai bộ
phận đó là: so sánh văn học giữa hai nước hoặc giữa nhiền nước và nghiên
cứu về văn học ới những loại hình nghệ thuật khác.
Nghiên cứu song song là so sánh hai hiện tượng văn học không có liên quan
ảnh hưởng để rút ra sự tương đồng hay khu biệt. Trong nghiên cứu song
song người ta chia làm hai loại: nghiên cứu song song tương đồng – là
nghiên cứu giữa hai hiện tượng văn học có diểm giống nhau và nghiên cứu
song song đối lập – nghiên cứu hai hiện tương văn học có sự đối lập nhau về
bản chất đặc điểm. Trong nghiên cứu song song bao gồm có các hướng như:
Hướng chủ đề học – là nghiên cứu một tư tưởng chủ đề nó đã được biểu hiện
như thế nào qua các hiện tượng văn học hay qua các nền văn học; Hướng
nghiên cứu đề tài – cùng một đè tài các nhà nghiên cứu chỉ ra diễn biến cuẩ
đề tài đó qua các thời kỳ lịch sử; Hướng văn thể học – cùng một thể loại
khảo sát thể loại đó biến đổi như thế nào qua các nền văn học; Hướng phi
học so sánh – tức là đối sánh các nền văn học của các nước khác nhau trên
thế giới.
Để làm rõ hơn phần lí thuyết vừa nêu tôi xin đi vào so sánh hai tác
phẩm cụ thể , để thấy được mối liên hệ so sánh ảnh hưởng của hai tác phẩm
này, đó là tác phẩm “ Con đầm pích” của A. Puskin và tác phẩm “ Huyền
thoại phố phường” của Nguyễn Huy Thiệp. “ Huyền thoại phố phường” của
Nguyễn Huy Thiệp sáng tác dựa trên sự mô phỏng tác phẩm “ Con đầm
pích” của A. Puskin. Nguyễn Huy Thiệp là người đã đón nhận những sáng
tác của văn học thế giới, đặc biệt là văn học Nga, truyện ngắn “ Huyền thoại
phố phường”,lặp lại cấu trúc truyện của “ Con đầm pích” của Puskin.
Huyền thoại phố phường được viết vào năm 1983 nhưng được in trên báo
Văn nghệ năm 1987. Có thể nói đây là một trong những tác phẩm đầu tiên
của Nguyễn Huy Thiệp trình diện văn đàn. Huyền thoại phố phường tuy

không thật xuất sắc nhưng nó vẫn luôn có mặt trong các tuyển tập truyện
ngắn của nhà văn. Dù sao, nó cũng in dấu ấn phong cách của Nguyễn Huy
Thiệp rất đậm. Huyền thoại phố phường và Con đầm pích là hai tác phẩm
cách nhau hơn một thế kỉ, khi Nguyễn Huy Thiệp cầm bút sáng tác thì Con
đầm pích đã được dịch và giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam.
Sự giống nhau của hai truyện thể hiện trên một loạt điểm sau đây: giống
nhau giữa cốt truyện,với cùng một kiểu dẫn dắt: vận may – thử thách – âm
mưu – thực hiện – đổ vỡ. Vận may được xây dựng thông qua motip cờ bạc
đỏ đen ( lá bài trong Con đầm pích, vé số trong Huyền thoại phố phường).
Thử thách đó chính là sự đối chọi mạnh mẽ giữa khấ vọng đổi đời với cuộc
sống tự kỉ của mỗi người. Âm mưu nảy sinh khi hình ảnh của một bước
ngoặt cuộc sống hiện ra, nhân vật bắt tay thực hiện và khi sắp chạm đến
cánh cửa giàu sang thì lại thất bại trong tích tắc, nhân vật hóa điên.
Giống nhau về cốt truyện: Cả hai truyện Con đầm pích và Huyền thoại
phố phường đều được xây dựng dựa trên một âm mưu. Một kẻ nghèo hèn
như Hạnh hay có địa vị xã hội tương đối thấp, và dĩ nhiên không có gia sản
gì đáng kể như Ghermann đã tìm mọi cách đê tiện để thỏa mãn khát vọng
giàu sang, đổi đời. Chúng đã thâm nhập vào thế giới thượng lưu, đã làm
chuyện đồi bại (như Hạnh) hay gây tội ác (như Ghermann) hòng chiếm đoạt
được “phương tiện thần diệu” cho phép bản thân chúng thoát khỏi thân phận
hiện tại. Nhưng số mệnh đã dành cho chúng kết quả thật bi đát: âm mưu của
Hạnh cũng như của Ghermann bị phá sản và cả hai đều bị điên.
Giống nhau về hệ thống nhân vật: Ta hoàn toàn có thể xếp nhân vật ở
hai truyện thành những cặp tương ứng: nhân vật dục vọng Gherman trong
Con đầm pích và Hạnh trong Huyền thoại phố phường; nhân vật bị đánh
tráo Lizaveta và bà Thiều; nhân vật dẫn dắt Tômxki và Phúc, bà Bá tước
Anna Phedotovna và bà Thiều, cô Lizaveta Ivanovna và cô Thoa. Từng cặp
nhân vật một có vị thế xã hội, tính cách, số phận, hành động tương tự nhau.
Ghermann và Hạnh là hai kẻ âm mưu. Bà Bá tước và bà Thiều đều là những
người nắm giữ chìa khoá hạnh phúc đối với hai kẻ toan đổi phận và là đích

nhắm của chúng. Đặc biệt, hai nhân vật trong cặp Lizaveta - Thoa đều được
dựng lên như để trêu ngươi, đánh lạc hướng sự chờ đợi của độc giả, khiến
cho kịch tính của truyện tăng lên (khi mới đọc từng truyện, độc giả dễ nghĩ
rằng sẽ có một sự kết hợp thực sự giữa các cặp nam nữ như Ghermann với
Lizaveta, Hạnh và Thoa, nhưng thực tế lại diễn ra không giống vậy).
Giống nhau về hệ thống chủ đề: Trước hết, có thể nói tới chủ đề dục
vọng và cạm bẫy (dục vọng tự nó chứa cạm bẫy hay cuộc đời dành sẵn cạm
bẫy cho những dục vọng). Đây không phải là chủ đề quá xa lạ trong văn học
thế giới, nhất là trong các sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực phê phán. Chủ
đề thứ hai là chủ đề bán linh hồn cho quỷ, mà với nó, nhà văn đã để cho
nhân vật thả xổng dục vọng đen tối của mình, chà đạp lên mọi quy tắc đạo
đức xã hội, đánh rơi nhân cách, nhân tính, hành động theo sự chi phối của
bản năng tham tàn, phá phách. Chủ đề thứ ba là chủ đề báo ứng và có thể
ghép vào đây một chủ đề gần gũi là sự chơi khăm của số mệnh. Với chủ đề
này, cả Nguyễn Huy Thiệp và Puskin đã miêu tả một cách rõ ràng sự trả giá
đau đớn của các nhân vật cho những hành động xấu xa của mình và cảnh
báo về sự oái oăm của số mệnh - một lực lượng siêu nhiên luôn “chơi” con
người những “vố” ác hiểm. Chủ đề thứ tư là sự sa đọa của giới thượng lưu
trong xã hội và gần gũi với nó là chủ đề về ma lực của đồng tiền.
Giống nhau về câu văn, về cách diễn đạt: giữa hai tác phẩm ở đoạn
miêu tả tính cách nhân vật Ghermann và nhân vật Hạnh.
Từ tất cả những điểm giống nhau kể trên, có thể khẳng định Nguyễn Huy
Thiệp đã vay mượn ở truyện Con đầm pích của A.S. Pushkin khá nhiều thứ
khi viết Huyền thoại phố phường: cốt truyện, chủ đề, thậm chí cả hình thức
câu văn.
Việc một nhà văn chịu sự ảnh hưởng, tiếp nguồn từ những sáng tác trước là
một điều phổ biến. Tuy nhiên học A.S. Pushkin nhưng Nguyễn Huy Thiệp
vẫn chứng tỏ được bản lĩnh sáng tạo của mình. Những cái giống đã kể không
thể che mờ được những cái khác, rất khác giữa hai truyện:
Điểm khác biệt thứ nhất: Puskin giành rất nhiều giấy mực để mô tả kế

hoạch, âm mưu của Ghecman nhằm biết được bí mật của ba quân bài thần
diệu. Nếu trước đó Ghecman sống với sự tự kỉ thì về sau y lại sống bằng dục
vọng. Dục vọng của nhân vật đã trở thành nguồn dẫn dắt, chi phối tất cả
hành động, suy nghĩ và cả bản chất con người y. Nghệ thuật của Puskin là để
sống dậy một đôi lần tiếng nói lương tâm, chỉ một hai câu văn: “ trong tim
anh có một cái gì đấy giống như một nỗi buồn hối hận, nhưng cũng chỉ
thoáng qua”, “ tuy không hối hận nhưng anh là kẻ giết bà lão”. Đã khẳng
định Ghecman vẫn là một con người có lương tri, nhưng bị điều phối hoàn
toàn bởi dục vọng vốn luôn cố kìm nén giờ bùng lên dữ dội. Nó thiêu cháy
tâm hồn nhân vật đến những hành động dứt khoát, không hối tiếc, tạo nên
một trạng thái “ trơ như đá”, “ không thấy lương tâm cắn rứt”.
Còn Nguyễn Huy Thiệp: Qúa trình tha hóa của nhân vật Hạnh trong Huyền
thoại phố phường diễn ra rất ngắn, rất nhanh. Phải chăng nhân vật của
Puskin là nhân vật quá trình, có tầng bậ, có đời sống nội tâm. Còn nhân vật
của Nguyễn Huy Thiệp chỉ là nhân vật hành động, thực ra Hạnh vẫn có sự
diễn tiến, thay đổi nhưng nhà văn chỉ khái quát bản chất, tính chất của gã
qua một chi tiết rất nhỏ, nhưng đầy ám ảnh, giàu sức gợi: mò tìm chiếc nhẫn
dưới cống rãnh “đầy bùn lõng thõng nước bẩn, thậm chí còn cả cục phân
người”. Hạnh cũng có quá trình phát triển tâm lí, tính cách: thời khắc khiến
Hạnh thay đổi không phải là lúc nhân vật bước chân vào cánh cửa phòng tiệ,
mà từ lúc được trao tấm vé số cầu may, những toan tính, mưu mô của Hạnh
chỉ diễn ra khi gã bị ấn tượng mạnh, do vừa trải qua chuyến đi lễ rằm cùng
với mẹ con bà Thiều ,mục sở thị cái xa hoa “ bệnh buồn chán” của “ bọn nhà
giàu” mà “ chua chát” cho phận nghèo hèn của mình. Ở đay ta thấy điểm đổi
mới của Nguyễn Huy Thiệp so với Puskin.
Nguyễn Huy Thiệp thể hiện một cái nhìn sắc lạnh về hiện thực cuộc sống
con người, ở đó bộc lộ bản chất đổi thay tính cách có thể diễn ra mau lẹ,
không nuối tiếc dưới áp lực vênh lệch giai tầng, tốc độ sống.
Điểm khác biệt thứ hai: Âm mưu của Ghecman và Hạnh đều khơi nguồn
sâu xa từ một lối sống ép xác và khát vọng đổi đời trong nháy mắt. Nhưng

nếu Ghecman trong Con đầm pích là người mang trong mình là một âm mưu
lớn và có một kế hoạch hoàn hảo thì Hạnh ngược lại, tất cả chỉ lóe lên trong
suy nghĩ rồi nhanh chóng biến thành hành động, những ý tưởng về âm mưu
luôn được mô tả bằng những từ “bỗng”, “dứt khoát”, “ lập tức”, “bây giờ”,
“bỗng một tia chớp lóe lên”, “ta phải lập tức”, “ cần dổi bằng được chiếc vé
số ngay lập tức bây giờ”. Từ vận may, âm mưu đến thực hiện chỉ diễn ra
không quá một ngày theo kiểu vừa nghĩ vừa làm, nhưng rất dứt khoát và
quyết liệt.
Điểm khác biệt thứ ba: Nếu Puskin xây dựng nhân vật bị đánh tráo là
lidaveta thì Nguyễn Huy Thiệp xây dựng nhân vật là bà Thiều. Lidaveta một
cô gái ngây thơ, bất hạnh luôn ấp ủ, hi vọng về một tình yêu đẹp, hạnh phúc
đã trở thành một chiếc cầu tạm cho Ghecman bước vào căn nhà bá tước phu
nhân nơi chứa đựng bí mật của ba lá bài. Người con gái bị lừa dối không
mấy xa lạ trong những tác phẩm mang tính hiện thực, sự lợi dụng của
Ghecman vì thế có ý nghĩa phê phán.
Còn trong trang viết của Nguyễn Huy Thiệp, cô con gái ngây thơ xinh đẹp
lại không phải là đối tượng mà lại chính là người mẹ, một người buôn bán,
sống già đời bị cho vào tròng, nên sự lừa lọc của Hạnh lại thể hiện “sự khốn
nạn vô cùng” của cuộc sống. trong khoảnh khắc khi ngọn lửa dục tình bùng
lên, bà đã quên đi tất cả phẩm giá, địa vị để sống thực với chính những đòi
hỏi của mình, nước mắt của bà không khóc thương cho phẩm tiết , nó là sự ê
chề, bẽ bàng của một con người tưởng như đã hiểu biết về con người, cuộc
sống hóa ra ngay cả chính bản thân mình cũng chưa tường tận. Cả bà Thiều
và Hạnh đều là những hình mẫu về thân phận đau khổ của con người luôn
phải sống trong tình trạng tự áp chế bản thân, Vì hoàn cảnh Hạnh phải ép
xác,chi li, tằn tiện và phải loại bỏ không thương tiếc những sở nguyện của
mình, vì danh vị bà Thiều tự khoác một tấm áo trinh tiết, đoan trang lên
người, những nghi lễ đi chùa, cầu khẩn cũng chỉ là những lớp màu tô điểm
cho tấm áo ấy. Tất cả đêù sụp đổ trong khoảnh khắc khi dục vọng, dục tình
trỗi dậy.

Điểm khác biệt thứ tư: Nếu bà bá tước và Ghecman trong Con đầm pích
là khoảng cánh giữa bà và cháu, thì bà Thiều và Hạnh tronh Huyền thọai phố
phường là khoảng cách cô – cháu. Sự vênh lệch về tuổi tác cũng là một
xung lực đẩy truyện phát triển theo hai hướng khác nhau: Ghecman trong
Con đầm pích vì “những ham mê mãnh liệt” với đồng tiền đã tự hạ quyết
tâm: nếu cần, phải trở thành tình nhân của bà bá tước, và vì bản năng hám
tiền y đã vung súng đe dọa, khiến bà bá tước sợ quá mà đột tử.
Còn Hạnh trong Huyền thoại phố phường , khoảng cách già trẻ không phải
là lựccản lớn, lại được hỗ trợ bởi hoàn cảnh thuận lợi từ phía bà Thiều ( mà
gã đã sớm thấu tận tâm can nhờ những trải nghiệm từ cuộc sống lăn lộn
chốn thị thành), và những toan tính trục lợi càng về sau càng tăng dần, nhân
vật dễ dàng hoán đổi vị thế trở thành nhân tình hờ của người đàn bà giàu có
hòng đạt được tham vọng của mình. Con mắt tinh đời của Puskin mở ra một
cánh cửa hướng về thế giới mà ở đó đồng tiền có thể làm lu mờ tất cả, là
chất axit cực mạnh ăn mòn, biến dạng dữ dội nhân cách, phẩm giá nhân vật.
Nguyễn Huy Thiệp không đi theo con đường ấy, ông trước sau vẫn chỉ thể
hiện thân phận của con người giữa cuộc sống đương đại thường nhật, ở đó
bất cứ một ai cũng có thể bị tha hóa trong một khoảnh khắc, ở đó con người
vẫn chỉ là một sinh thể đau khổ luôn phải tự đấu tranh với chính bản thể,
phải tự học từ những nếm trải đắng cay.
Điểm khác biệt thứ năm: Về môi trường hành động. Trong Con đầm
pích, quá trình thực hiện âm mưu không thể không ní đến không gian, thời
gian: Ghecman lẻn vào biệt thự trong đêm tối, rình rập ở một góc khuất và
trốn thoát cũng bằng một cửa bí mật khi trời vừa tảng sáng.
Còn Hạnh trong Huyền thoại phố phường thì ngược lại, nhân vật đến tìm
nhà bà Thiều bằng cổng chính vào một buổi chiều, tự tay cài cửa và thản
nhiên ra về bằng cổng chính sau khi hoàn tất âm mưu của mình. Sự khác
biệt về không, thời gian trong hai thiên truyện chịu nhiều yếu tố do hoàn
cảnh đưa đẩy, nhưng điều muốn nhấn mạnh đó chính là sự khác biệt đến
mức đối lập về môi trường hành động của con người, trong hai thiên truyện

với hai cảm quan hoàn toàn không giống nhau: Puskin sử dụng yếu tố
không, thời gian để tăng thêm kịch tính cho tác phẩm như tất cả các câu
chuyện có âm mưu và tội ác khác, ở đó thế giới bóng tối, đêm đen bao giờ
cũng là đồng minh. Còn theo quan điểm của Nguyễn Huy Thiệp, những cảnh
như thế luôn sảy ra trong cuộc sống, thản nhiên đến ngang nhiên.
Điểm khác biệt thứ sáu: Cả hai truyện đều sử dụng yếu tố kì ảo như một
trong những thành tố nghệ thuật quan trọng: Trong Con đầm pích yếu tố kì
ảo xuất hiện ở ngay đầu truyện , giai thoại về ba lá bài kì diệu có những tên
tuổi cụ thể, có vẻ trùng khớp tạo nên một giả định có căn cứ,câu chuyện ấy
bắt nguồn với ngọn lửa dục vọng trong nhân vật để dẫn dụ Ghecman, từ đó y
sống với những ám ảnh về những con bài thần diệu, Puskin còn sử dụng
thêm motip “kí giao kèo với quỷ sứ” một trong những motip quen thuộc
trong văn học kì ảo phương Tây “ tôi sẵn sàng để linh hồn hứng chịu mọi tội
lỗi của phu nhân, chỉ xin phu nhân cho tôi biết rõ bí quyết này”, giấc mơ
cũng là một chi tiết kì ảo trong trường hợp này, nó chính là sự giải tỏa những
ẩn ức, những khát khao không thực hiện được ở thực tại, độc đáo của Puskin
là tạo được độ nhòe giữa cái ao và cái thực vì thế những chi tiết dù nhuốm
màu huyền thoại vẫn được xem là hiện thực.
Nguyễn Huy Thiệp lại khác , trong Huyền thoại phố phường, nhà văn đạt
được thành công với một lối viết pha sắc huyền thoại, đã xây dựng motip
cầu khẩn thần linh, cầu xin lộc không phải là một điều quá lạ lẫm trong đời
sống văn hóa Việt đặc biệt là những cư Bắ bộ. Đặt trong tác phẩm nó thể
hiện sự mất phương hướng của con người, mẹ con bà Thiều cầu khẩn như
một tín đồ cầu sự yểm trợ. Còn với Hạnh thần là lời tiên đoán, là những cơ
sở vững chắc để phán đoán hiện thực, nhân vật đã hoàn toàn đánh mất niềm
tin vào cuộc sống, Sắc thái thẩm mỹ trong Huyền thoại phố phường vì thế có
sự khác biệt, Nó đượ sử dụng như một lăng kính mới để nhìn sự thật, để
chiêm nghiệm cuộc đời, chứ không phải là một phương tiện bổ trợ tạo nên
sự hấp dẫn, kinh dị hóa câu chuyện.
Điểm khác biệt thứ tám: Kết thúc cả hai truyện đều là hình ảnh nhân vật

hóa điên. Trong Con đầm pích, không phải đến cuối truyện Ghecman mới
điên mà điều đó bắt nguồn từ khi nghe chuyện của Tomxki, do tin vào một
câu chuyện mang tính giải trí, Ghecman quyết tìm ra sự thật, dù bá tước phu
nhân đã lắc đầu phủ nhận, niềm tin mù quáng này đã trở thành giấc mơ tiên
tri dẫn dắt, ám ảnh khiến Ghecman luôn tìm thấy lá bài ở khắp mọi nơi, để
rồi đặt toàn bộ của cải mà mình giữ gìn suốt thời gia dài vào cuộc chơi. Khi
trắng tay hoàn toàn, y lại thấy con bài nháy mắt, giễu cợt mình. Đoạn cuối
chỉ là tầng bậc cao nhất của cơn say, cơn khát, cơn điên của y.
Trong Huyền thoại phố phường, Hạnh điên vì một lẽ khác : một kẻ tồn tại
giữa đời mà hoàn toàn không có một chỗ dựa tinh thần đáng tin cẩn nên luôn
mất phương hướng, nhân vật rơi vào trạng thái hỗn mang khi đánh mất luôn
cả niềm tin vào bản thân, trong luacs Hạnh chấm dứt cuộc đời thiêu thân của
mình, thì cuộc sống vẫn tiếp diễn như chưa hề có sự biến động, bà Thiều mất
một chỉ vàng trong vụ cá cược, chồng con trở về, gia đình sum họp, Thoa lấy
chồng ….chỉ có dư luận là lưu nhớ qua một bài đồng dao, thủ pháp lắp ghép
thể loại và cốt truyện có vị trí đặc biệt trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp, nó là minh triết của đám đông, thể hiện quan niệm của số đông
và đó cũng là lời tổng kết của nhà văn. Hóa ra con người sau bao nỗ lực và
cố gắng vươn lên đến một thế giới mới, đạt được nhiều thành công vẫn
không lường trước được những thay đổi vô tận của vòng quay số phận. Đó
là sự hạ bệ những giấc mơ quá xa của con người , nhất là những giấc mơ
được xây dựng từ dục vọng, để họ thức nhaanjvaf nhìn về bản thân một cách
chân xác hơn.
Có thể nói rằng: Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp thu có ý thức sáng tạo của
Puskin từ cốt truyện, nhân vật, các motip kì ảo nhưng hai tác phẩm không
phải là sự đồng dạng của nhau, Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra khá táo bạo và sắc
sảo khi lựa chọn những tác phẩm nổi danh làm chất liệu cho tác phẩm của
mình.

×