Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên bốn mươi tư: NUY LUẬN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.62 KB, 4 trang )

Thiên bốn mươi tư: NUY LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Năm Tàng, gây nên chứng Nuy, thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phế chủ về bì mao, Tâm chủ về huyết, Can chủ về cân mạc, Tỳ chủ về cơ nhục,
Thận chủ về cốt tủy [2].
Phế nhiệt, lá phổi khô, bì mao do đó hư nhược cấp bách, gây nên chứng Nuy
bịch [3].
Tâm khí nhiệt, thời mạch ở dưới, quyết mà nghịch lên trên, do đó mạch ở dưới
hư, vì hư sinh ra mạch nuy, ống chân rã rời không bước đi được [4].
Can khí nhiệt thời đởm rà ra mà miệng đắng, cân mạc khô, vì khô nên cân cấp
mà co rút, thành chứng Cân nuy [5].
Tỳ khí nhiệt, thời Vy khô mà khát, cơ nhục bất nhân, thành chứng nhục nuy
[6].
Thận khí nhiệt nên “yêu, tích” không cất lên được, xương khô mà tủy vơi,
thành chứng cốt nuy [7].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ nguyên nhân [8]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phế là một quan “trưởng” của các Tàng, nó như cái “lọng” che cho Tâm, Có sự
gì bỏ mất, cầu không thể được, thời gây nên chứng.
Phế minh (kêu). Kêu thời Phế nhiệt mà Phế diệp khô đét đi Nên mới nói:
“Năm Tàng do “Phế nhiệt, diệp tiêu”, gây nên chứng Nuy bịch (chân lỏng gân,
không lê đi được) [9].
Bi ai quá độ thời bào mạch tuyệt. Bào mạch tuyệt khiến cho Dương khí phát
động ở bên trong, do đó Tâm hạ huyết băng, thành chứng tiểu ra huyết. Cho
nên ở bản kinh nói: “Đại kinh không hư, gây nên chứng cơ tý, truyền làm
chứng Mạch Nuy” [10].
Nghĩ ngợi quá độ, không được toại nguyện, ý dâm ở bên ngoài, lại nhập phòng
vô hạn, tông cân rã rời, thành chứng cân nuy, và Bạch dâm (tinh khí tự tiết ra).
Cho nên kinh nói: “chứng Cân nuy sinh ra bởi Can mà nguyên nhân là sự nhập


phòng” [11].
Vì yêm lưu ở nơi ẩm thấp, khiến cho thấp khí thấm thía ở trong Cơ nhục,
thành “tý” mà bất nhân, do đó gây nên chứng Nhục nuy. Cho nên Kinh nói:
“Nhục nuy gây nên bởi thấp” [12].
Vì sự đi xa nhọc mệt, gặp đại nhiệt mà khát, vì khát nên Dương khí bị suy sút
ở bên trong, do đó nhiệt sẽ thừa cơ ký túc ở Thận. Thận là Thủy tàng. Giờ
Thủy không thắng được Hỏa, thời xương khô mà tủy vơi, nên chân không thể
đi xuống đất, gây nên chứng Cốt nuy. Cho nên ở Kinh nói: “chứng Cốt nuy gây
nên bởi đại nhiệt” [13].
Hoàng Đế hỏi:
Lấy gì để phân biệt? [14]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phế nhiệt thời sắc mặt trắng bợt mà lông rụng [15]. Tâm nhiệt thời sắc mặt đỏ
mà Lạc mạch ràn [16]. Cam nhiệt thời sắc mặt tái xanh mà móng tay khô [17].
Tỳ nhiệt thời sắc mặt vàng mà thịt trường rung động [18]. Thận nhiệt thời sắc
mặt đen xạm mà răng se [19].
Hoàng Đế hỏi:
Vậy sao nói đến phương pháp trị chứng. Nay lại chuyên trách về Dương minh,
là thế nào? [20]
Kỳ Bá thưa rằng:
Dương minh là cái biểu của năm Tàng, sáu Phủ, chủ về làm nhuận cho tông
cân, tông cân chủ về bó ràng ngoài xương, để cho các khớp được hoạt lợi [21].
Xung mạch là biểu của Kinh mạch. Chủ thấm nhuần cho các Khê, Cốc (các
bắp thịt lớn, nhỏ), cùng với Dương minh hợp vào tông cân. Aâm, Dương bao
trùm tất cả chỗ hội họp của tông cân [22]. Aâm dương bao trùm tất cả chỗ hội
họp của Tông cân, để hội ở Khí khái, mà Dương minh sẽ là Trưởng, đều thuộc
về Đái mạch, mà “lại’ sang Đốc mạch. Cho nên hễ Dương minh bị hư thời
Tông cân bị lỏng ra, Đái mạch không dẫn tới nữa, cho nên chân “nuy” không
dùng được [23]. Điều trị thế nào? [24] Trước phải bổ Vinh, rồi thông đến Du,
làm cho những hư thực được quân bình, những nghịch thuận được điều hòa,

cân mạch, cốt, nhục đều theo đúng vào mùa và tháng Thời bệnh khỏi (1)
[25].
Hoàng Đế khen là đúng.

×