Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.88 KB, 5 trang )
Thiên hai mươi bảy: LY HỢP CHÂN TÀ LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết tà khí ở kinh, gây nên bệnh thế nào, và nên thích như sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thánh nhân đặt ra độ số, tất ứng với trời đất. Trời có Tú độ (độ đi của sao) đất
có kinh thủy (các giòng sông), người có kinh mạch [2].
Trời đất ôn hòa thời kinh thủy yên tĩnh, trời rét đất nứt, thời kinh thủy ngừng
trệ, trời thử đất nhiệât, thời kinh thủy tràn lan, gió bão bốc to, thời sóng nước
dồn cao Tà khí phạm vào mạch ở con người cũng vậy [3]. Hàn thời huyết
ngừng trệ, thử, thời khí lỏng loãng [4]. Tà nhân hư mà phạm vào, cũng như
kinh thủy bị gió thổi giạt [5]. Động mạch của Kinh, lúc đến cũng cồn lên, khí
đi trong mạch thời đều đều trôi chảy [6].
Khí dẫn đến Thốn khẩu, lúc đại, lúc tiểu, đại là tà khí đến, tiểu thời vô sự [7].
Lúc lưu hành không có nơi nhất định, lúc ở Aâm, lúc ở Dương không thể chia
rõ độ số [8].
Theo tà ở vào bộ phận nào để xét, ba bộ, chín hậu cho đúng, nếu vụt thấy tà
khi ở bộ phận nào, kíp chặn ngay đi, đừng để lây láng [9].
Lúc hút vào thời dùng châm, đừng để khí nghịch [10].
Yên lặng để châm thong thả, đừng để tà khí tán bố. Tới khi một hút vào nữa,
lại xoay chuyển châm, đó là muốn chờ được khí [11].
Chờ lúc thở ra, sẽ rút châm, thở ra hết, châm rút ra hết, tà khí cũng ra hết, nên
gọi là Tả [12]
Hoàng Đế hỏi:
Bất túc thời bổ, bổ như thế nào? [13]
Kỳ Bá thưa rằng:
Trước phải dùng tay vuốt lên huyệt định châm, miết mạnh tay xuống cho khí
tan, đẩy lên đẩy xuống cho huyết lưu thông, đập mạnh lên cho bệnh nhân chú
ý, rồi “bấu” (cấu) lấy da lôi cao lên, tức thời hạ châm Sau khi hạ châm, để
yên cho khí lưu thông Khi khí đã đến, đừng để biến chuyển. Chờ hút dẫn
châm, khí không tiết ra, rút châm vít huyệt, để khí khỏi kiệt. Như thế gọi là bổ
[14].