Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên I : THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.3 KB, 5 trang )

Thiên I : THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói,
còn bé đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo. Khi lớn lên, tính tình ông
đôn hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua [1]. Có lần ông hỏi
Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng : “Ta nghe rằng người thì thượng cổ tuổi tác có đến
trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thì nay tuổi mới nửa trăm mà
động tác đều suy yếu. Đó là vì thì thế khác nhau ư ? Hay là con người sắp mất
đi ( sự hòa điệu Âm Dương)?[2] - Kỳ Bá đáp : “ Người thì thượng cổ đều biết
đạo dưỡng, họ bắt chước theo lẽ (biến hóa) của Âm Dương, hòa hợp được với
thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ, thức ngủ theo lẽ thường, không lao
động mệt nhọc 1 cách cẩu thả, do đó hình thể và thần khí của họ đầy đủ để có
thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết [3]. Người thì nay thì không thế, họ
lấy rượu làm thứ uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ thường, say sưa rồi giao hợp, lấy
sắc dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn đến chân khí, họ không biết giữ
vững cái chén đầy, không theo đúng sự thay đổi khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng
tinh thần, họ chỉ muốn làm cho khoái cái tâm, làm nghịch lại cái vui chân thực,
họ thức bgủ không điều độ, do đó mà tuổi mới nửa trăm thì đã suy yếu vậy [4].
Ôi ! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy người dân dưới mình, (muốn cho họ)
đều phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong, muốn cho họ tùy theo thì tiết mà
tránh tà khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống đúng với chân khí mình
[5]. Tinh thần có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể đến được? [6]
Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ sệt, hình
thể nhọc nhằn mà không mệt mỏi [7]. Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc
theo đúng ý muốn của mình và đều được toại nguyện [8]. Nhờ vậy mọi người
được ăn ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình sống [9]. Kẻ ở vùng
cao hay thấp không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở [10]. Nhờ vậy, ta
gọi người dân này là “phúc” [11]. Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị
mệt, điều dÂm tà không làm Tâm bị mê hoặc [12]. Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc
hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật làm cho kinh sợ [13]. Cho nên, ta gọi
đó là hợp với Đạo [14].
Lý do tại sao những người này có thể sống đến trăm tuổi mà động tác không


suy yếu, đó là nhờ họ đã giữ được cái Đức của mình toàn vẹn, nên không bị
nguy (tính mạng )(15).
-Hoàng Đế hỏi : “Con người khi tuổi già không thể có con, đó là do tinh lực đã
tận ư ? Hay là do Thiên số khiến như vậy ?”[16] - Kỳ Bá đáp : “Con gái 7 tuổi
Thận khí thịnh, răng thay, tóc dài; tuổi mười bốn (nhị thất – 2 x 7) thì Thiên
quý đến, Nhậm mạch thông, Xung mạch thịnh, Nguyệt sự theo đúng thì chảy
xuống, cho nên có thể sinh con; tuổi hai mươi mốt (tam thất – 3 x 7) Thận khí
sung mãn, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi hai mươi tám (tứ thất – 4
x 7) thì gân và xương cứng chắc, tóc dài nhất, thân thể thịnh tráng; tuổi ba
mươi lăm (ngũ thất – 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc
bắt đầu rụng; tuổi bốn mươi hai (lục thất – 6 x 7) mạch Tam dương bị suy ở
trên, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu trắng; tuổi bốn mươi chín (thất thất – 7 x 7)
Nhậm mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt, mạch đạo ở hạ
bộ không còn thông, cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa [17].
Trượng phu (con trai) 8 tuổi thì Thận khí thực, tóc dài, răng thay; tuổi mười
sáu (nhị bát – 2 x 8) Thận khí thịnh, Thiên quý đến, tinh khí (có thể) chảy tràn
ra, Âm Dương được hòa, cho nên có thể có con; tuổi hai mươi bốn (tam bát – 3
x 8) Thận khí được sung mãn, gân xương thẳng cứng, cho nên răng thực mọc
lên và dài hẳn; tuổi ba mươi hai (tứ bát – 4 x 8) gân xương đã to và thịnh, cơ
nhục được đầy đủ và khỏe mạnh; tuổi bốn mươi (ngũ bát – 5 x 8) Thận khí
suy, tóc rụng, răng bị khô; tuổi lục bát Dương khí suy kiệt ở trên, mặt nhăn, tóc
bạc hoa râm; tuổi năm mươi sáu (thất bát) Can khí suy, cân không còn có thể
động; tuổi sáu mươi tư (bát bát – 8 x 8) thiên quý kiệt, tinh khí ít đi, Thận tạng
bị suy, hình thể đều bị suy cực, do đó mà tóc và răng bị rụng [18]. Thận chủ
thủy, nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ để tạng chứa, cho nên nếu ngũ tạng
thịnh thì có thể cho chảy ra; nay nếu ngũ tạng đều suy, cân cốt bị yếu, không
còn sức, Thiên qúy tận, do đó tóc và tóc mai bị trắng, thân thể nặng nề, bước đi
không vững, và sẽ không có con”[19].
-Hoàng Đế hỏi : “Có những người đã già mà vẫn có thể có con, tại sao thế
?”[20]

- Kỳ Bá đáp : “Đó là trường hợp người đó bẩm thụ khí tiên thiên vượt mức,
mạch đạo của khí hậu thiên còn thông, vì thế nên Thận khí hữu dư. Trường
hợp này, con người có thể có con, nhưng dù sao, nam cũng không thể vượt qua
tuổi bát bát, nữ cũng không thể vượt qua tuổi thất thất là tuổi mà tinh khí đều
kiệt vậy”[21].
- Hoàng Đế hỏi : “Người nào biết tu dưỡng theo Thiên đạo, thì sống đến trăm
tuổi, có con được không ?”(22]
- Kỳ Bá đáp : “Người nào biết tu dưỡng có thể thay cho tuổi già để bảo toàn
hình thể, dù thân thể và tuổi tác có thọ, vẫn sinh con được”[23].
- Hoàng Đế hỏi : “Ta nghe bậc chân nhân thì thượng cổ chống giữ được với
Thiên Địa, nắm giữ được Âm Dương, hô hấp tinh khí, đứng vững để giữ được
thần, cơ và nhục rắn chắc. Cho nên họ sống quá tuổi thọ của Thiên Địa không
có lúc chấm dứt, đó là do ở tu dưỡng đúng Đạo mà được như vậy [24].
Thì trung cổ, có bậc chí nhân, giữ Đức được thuần, giữ Đạo được toàn, hòa
được với Âm Dương. điều được với tứ thì, tâm họ xa rời được những phiền
toái của cuộc đời, thân tránh khỏi bị phiền nhiễu bởi thế tục, tích chứa được cái
tinh, bảo toàn được cái thần, đi rong chơi trong cõi Trời Đất, nghe thấy trong
cõi xa của tám phương, Đây chính là phép làm cho tăng thêm tuổi thọ để được
mạnh khỏe vậy, Những bậc này cũng sẽ có thể quay về với các bậc chân nhân
[25].
Thứ đến là các bậc thánh nhân, đứng được trong cái hòa của Trời Đất, theo
được cái lý của tám phương, thích ứng được với lòng ham muốn trong khoảng
thế tục, không có cái Tâm tức giận, sân si; Hành động của họ không muốn xa
rời với cuộc đời, cử chỉ họ không muốn trông vào nơi thế tục; Bên ngoài họ để
hình thể mình bị lao nhọc bởi sự việc, bên trong không có cái lo lắng về tư
tưởng, lấy sự điềm tĩnh, vui vẻ làm nhiệm vụ, lấy việc thực hiện cái Đạo là
công lao; Hình thể họ không bị che lấp, tinh thần họ không bị phân tán; Được
vậy, họ cũng sẽ sống được trăm tuổi [26].
Thứ đến là có bậc hiền nhân, Họ bắt chước theo lẽ vận hành của Trời Đất, mô
phỏng theo cái tượng của mặt trời mặt trăng, sống theo sự thay đổi của Thiên

vận, theo đúng lẽ nghịch tùng của Âm Dương, phân biệt rõ sự thay đổi của bốn
mùa; Họ theo đúng được với nếp sống của người thượng cổ, thích hợp và đồng
điệu với Thiên Đạo; Được như thế, họ cũng có thể làm tăng tuổi thọ đến chỗ
cao nhất [27].

×