Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.64 KB, 3 trang )
Thiên mười ba: DI TINH BIẾN KHÍ LUẬN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe đời xưa trị bệnh, làm cho di ích tinh, biến hóa khí chỉ cần dùng
phép Chúc do mà thôi. Đến đời nay trị bệnh, dùng độc dược để trị bên trong,
dùng châm thạch để trị bên ngoài Thế mà có người khỏi, có người không
khỏi, là vì sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về đời vãng cổ, người ở lẫn vào khoảng cầm thú, động tác (làm mạnh) để cho
khỏi hàn, Aâm cư (núp dưới bóng râm) để cho khỏi nắng. Bên trong không có
gì hệ lụy, bên ngoài không có sự gì bó buộc. Đó là một thời đại điềm đạm, ý
chí hoàn toàn thỏa thích, tà không thể lọt vào sâu. Vì thế nên không cần dùng
độc dược để trị bên trong, dùng châm thạch để trị bên ngoài Mà chỉ dùng
Chúc do cũng có thể khỏi [2].
Đến đời nay thời khác hẳn. Sự ưu hoạn làm rầy bên trong, việc nhọc nhằn làm
lụy bên ngoài, đã trái với khí của bốn mùa, lại ngược cả sự “thích nghi” của
hàn thử (rét nóng). Gió độc thổi tới luôn, hư tà quanh sớm tối Bên trong vào
sâu tới Phủ, Tàng, cốt, tủy, bên ngoài làm thương đến không khiếu, bì phu. Vì
thế nên bệnh nhẹ hóa nặng, bệnh nặng thời chết, dù cho Chúc do cũng không
công hiệu [3].
Hoàng Đế khen phải, rồi lại hỏi rằng:
Tôi muốn khi trị bệnh, biết rõ được sống chết, phân biệt được hiềm nghi, tìm
tới điều cốt yếu, không hề thiếu sót Làm thế nào được như vậy? [4]
Kỳ Bá thưa rằng:
Xem sắc, chẩn mạch, là một điều kiện rất cần thiết. Phải hợp với năm hành là
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, và thời tiết của bốn mùa, gió của 8 phương Đều
có thể do sắc và mạch để xét đoán [5].
Về đời Trung cổ, đối với việc trị bệnh, đợi bệnh đến rồi mới trị. Dùng thang
dịch (thuốc nước) điều trị trong 10 ngày, để trừ khử các chứng bệnh thuộc về
“tám gió, năm tý” (1) [6].
Nếu qua mười ngày mà vẫn không khỏi sẽ phải dùng các cành của loài thảo tô,
thảo cai (cành và rễ), cả gốc lẫn ngọn để điều trị. Tiêu, bản đã được, ta sẽ tiêu