Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên mười bảy: MẠCH YẾU TINH VI LUẬN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.58 KB, 8 trang )

Thiên mười bảy: MẠCH YẾU TINH VI LUẬN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Phương pháp chẩn mạch, như thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phương pháp chẩn mạch, nên chọn về lúc sáng sớm; lúc đó; âm khí chửa động,
dương khí chửa tán, uống ăn chưa dùng, “kinh mạch” chưa thịnh, “lạc mạch”
điều hòa, khí huyết chưa loạn Lúc đó mới có thể chẩn mạch của người có
bệnh [2].
“Thiết mạch” để nhận xét âm dương của năm Tàng động tĩnh thế nào, “quan
sắc” để nhận xem hình thể của bệnh nhân thịnh suy thế nào Năm Tàng hữu
dư, hay bấc túc, sáu phủ cường kiện hay suy nhược Hợp cả lại để cùng xem
xét và quyết tử sinh (1) [3].
Mạch, là một cái kho của huyết [4]. Mạch trường thời khí vượng, mạch đoản
thời khí bệnh, mạch sác thời tâm phiền [5]. Mạch Đại thời bệnh tiến [6]. Mạch
ở Thốn khẩu thịnh thời khí bốc lên [7]. Mạch ở xích trung thịnh thời khí thụt
xuống (thành bệnh trướng) [8]. Mạch Đại thời khí suy, mạch tế thời khí ít,
mạch sác thời tâm thống [9].
Mạch cuồn cuộn đến tuôn như suối nước chảy đó là bệnh tăng tiến mà sắp tới
lúc tệ bại, mạch đi lườn lượt thẳng như dây cung, tức là cái triệu chứng của sự
chết (1) [10].
Năm sắc hiện ra ngoài mặt, đó là cái tinh hoa của khí[11].
Sắc xinh muốn được như lụa trắng bọc chu sa không muốn như cục son [12].
Sắc trắng muốn được màu lông ngỗng, không muốn như hạt muối [13].
Sắc xanh muốn được như mầu ngọc bích, không muốn như sắc chàm [14].
Sắc vàng muốn được như the trắng bọc Hồng hoàng, không muốn như Hoàng
thổ [15].
Sắc đen muốn được như màu sơn then, không muốn như nhọ nóùài [16].
Nếu cái tinh hoa của năm sắc hiện cả ra ngoài, thời không thể thọ được [17].
Cái khí tinh minh của năm Tàng, cốt nhờ nó để nhận biết muôn vật, chia rõ
trắng đen nhận rõ ngắn dài. Nếu lại coi dài là ngắn, coi trắng như đen Đó tức
là cái triệu chứng khí tinh minh của năm Tàng đã suy kiệt [18].


Năm Tàng là cơ quan ẩn khuất ở bên trong, nhưng tiếng nói và sắc mặt, đôi
phen vẫn phát hiện ra bên ngoài [19].
Phàm người trung thịnh, tàng mãn, do khí thắng mà lại bị thương về sự
“khủng” (thuộc thận), nghe tiếng nói văng vẳng như người ở trong nhà nói
“vọng” ra đó là trung khí bị thấp khí xâm lấn [20].
Nếu giọng nói nhè nhẹ, nói vài tiếng cách quãng, lúc lâu rồi mới lại nói tiếp
Đó là mắc chứng đoạt khí (khí bị hao mất) [21].
Bệnh nhân tung bỏ chăn, lật bỏ áo, nói năng càn bậy, không kể gì người thân
hay sơ Đó là thần minh (tức thần khí của 5 tàng) bị rốn loạn [22].
Đại tiện bất cấm, là do Tỳ Vị đã bại, tiểu tiện bất cấm là do Bàng quang đã
suy. Hai cơ quan đó, giữ lại được thì sống, không giữ lại được thì chết [23].
Con người cường kiện, là nhờ ở năm tàng. Đầu là một cái kho để chứa thần
khí của năm tàng. Nếu bệnh nhân đều lệch đi, mắt lõm vào đó là tinh thần sắp
mất [24].
Vai với lưng, là phủ của bộ phận Hung (lồng ngực, ức). Nếu bệnh nhân lưng
gù xuống vai lệch đi, đó là bộ phận Hung đã bị hỏng [25].
Yêu (chỗ ngang thắt lưng), nó là phủ của thận. Nếu bệnh nhân không uốn đi
lật lại được, đó là thận sắp bị hỏng [26].
Đầu gối, nó là phủ của Cân. Nếu bệnh nhân không co vào duỗi ra được, lúc đi
thời cứ phảo lom khom Đó là lúc cân sắp bị bại [27].
Cốt (xương) nó là phủ của Tủy. Nếu bệnh nhân không đứng lâu được, hoặc đi
thời lảo đảo Đó là xương sắp bị bại. Vậy con người được phủ khí mạnh thời
sống, trái lại, nếu mất thời chết [28].
Kỳ Bá nói:
Tàng thuộc âm. Phủ thuộc Dương, Thu Đông thuộc Aâm, Xuân Hạ thuộc
Dương [29]. Thận chủ về cái khí bế tàng của mùa Đông, mà lại trung thịnh,
tàng mãn, vậy đó là do cái tinh của Thận tàng hữu dư [30]. Bàng quang chủ về
cái khí Hạ thịnh của Thái dương, mà lại tiểu tiện bất cấm, đó là do cái khí của
Bàng quang bất túc gọi là Tiêu. Đó là những chứng trạng với bốn mùa [31].
Nếu nên thái quá mà lại bất túc, gọi là “tinh” tức lá cái tinh của thận tàng bị

tiết ra ngoài, nên bất túc mà lại hữu dư, gọi là “tiêu”, tức là cái thủy của Bàng
quang lại chứa lại ở bên trong. Những hiện tượng đó do Tàng, Phủ, Aâm,
Dương không “tương ứng” với nhau, gọi nóù chứng quan cách (1) [32].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Mạch, động ứng về bốn mùa thế nào?
Làm sao biết được bệnh nơi đâu? Làm sao biết được bệnh biến thế nào? Làm
sao biết được bệnh bỗng ở bên trong? Làm sao biết được bệnh bỗng ở bên
ngoài? Xin cho biết rõ năm điều đó [33].
Kỳ Bá thưa rằng:
Ngoài muôn vật, trong 6 hợp, sự biến của trời đất, lẽ ứng của âm dương. Cái
ấm của mùa Xuân sẽ gây nên cái nóng của mùa Hạ, cái “phẫn” (tức bực) của
mùa Thu, sẽ gây nên cái “nóùä” của mùa Đông. Cái sự “động” của bốn mùa,
mạch sẽ theo đó mà lên xuống [34].
Ứng với mùa xuân, mạch như “qui” (thược tròn), ứng với mùa Hạ, tượng mạch
như “củ” (thược vuông), ứng với mùa Thu, tượng mạch như “Hành” (cán cân),
ứng với mùa Đông, tượng mạch như “quyền” (quả cân) [35].
Aáy cho nên, sau Đông chí 45 ngày, dương khí hơi lên, âm khí hơi xuống, sau
Hạ chí 45 ngày, âm khí hơi lên, dương khí hơi xuống. Aâm dương lên xuống
đều có thời giờ nhất định, mạch cũng theo đó làm kỳ hạn, biết là trong mạch có
sự phân rẽ. Nhận thấy được kỳ hạn của sự phân rẽ, sẽ biết được thời kỳ chết (1)
[36].
Mạch rất vi diệu, xét kỹ mới hiểu, mạch có mối giường, trước từ Aâm Dương,
mạch có thường kinh (phép thường), do năm hành sinh, năm hành sinh ra, hợp
với bốn mùa [37].
Dùng bổ hay tả, đều phải theo đúng với lẽ Aâm Dương của trời đất. Theo
đúng được lẽ Aâm Dương, sẽ biết rõ được sống hay chết [38].
Vì thế nên, tiếng của con người, hợp với ngũ âm, sắc hợp với ngũ hành, mạch
hợp với Aâm Dương [39].
Vậy nên người: Aâm thịnh thời mộng lội nước, và sợ hãi. Dương thịnh thời
mộng lửa cháy bốc to [40]. Aâm Dương đều thịnh thời mông cùng giết hại lẫn

nhau [41]. Thượng thịnh thời mộng bay, hạ thịnh thời mộng ngã (từ trên cao
lăn xuống) [42]. Nó quá thời mộng cho, đói quá thời mộng lấy [43]. Can khí
thịnh thời mộng nóùä [44]. Phế khí thịnh thời mộng khóc [45]. Đoản trùng (sán
sơ mít) nhiều, thời mộng hội họp đông người [46]. Trường trùng (giun sán)
nhiều thời mộng đánh nhau xây xát (1) [47].
Phàm chẩn mạch, phải giữ Tâm chí cho hư tĩnh, mới có thể nghe xét được tinh
vi [48].
Về mùa Xuân mạch Phù, lờ lờ như cá lượn gần trên mặt sóng, về mùa Hạ,
mạch hiện ngay trên cơ phu (da) “chứa chan” như muôn vật có thừa, về mùa
Thu, mạch hiện ở dưới cơ phu, như loài sâu sắp ẩn nấp vào trong hang kín, về
mùa Đông, án nặng tay xuống gần xương, mạch kín đáo như loài sâu đã ẩn
trong hang, người quân tử phải giữ gìn, không nên hoang toàng [49]
Cho nên, người chẩn mạch, phải biết sự hư thực của âm dương Tàng phủ ở
bên trong, lại biết khi tiết của bốn mùa và âm dương ở bên ngoài nóù tuần hoàn
như thế nào Sáu điều trên đó, là cái Đại pháp của phép chẩn mạch (1) [50]
Tâm mạch, bựt lên tay, kiên (tức là có lực) mà trường sẽ mắc bệnh thiệt quyển
(lưỡi cong lên, khác với rụt) không nói được. Nếu nhuyễn (mềm) mà tán (mạch
bất túc, khác với trên là thái quá) sẽ sinh chứng tiêu khát, trong vòng 10 ngày
sẽ khỏi [51].
Phế mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sẽ mắc bệnh thóa huyết (nhổ ra máu).
Nếu nhuyễn mà tán, mồ hôi sẽ chảy ra đầm đìa, Phế khi suy yếu [52].
Can mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt không tái xanh sẽ đau như bị
ngã, vì có huyết tích ở dưới hiếp (lườn), gây nên chứng suyễn nghịch, nếu
nhuyễn mà tán, sắc mặt lại bóng nhoáng, đó là chứng giật ẩm (uống nước
nhiều, ràn ra). Chứng đó gây nên bởi khi khát, uống nhiều nước, nước chảy trái
đường, ràn ra bì phu [53].
Vi mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt đỏ bừng, sẽ mắc bệnh hay đùi
đau như gãy, nếu nhuyễn mà tán, sẽ là chứng Thực tý (tức đau dạ dầy) [54].
Tỳ mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc vàng úa, sẽ mắc bệnh thiểu khí (ít
hơi, động làm là thở, mà hơi thở ngắn) nếu nhuyễn mà tán, sắc mặt không

bóng, sẽ là chứng túc hành thũng (từ đầu gối trở xuống sưng to như phù) [55].
Thận mạch bựt lên tay, kiên mà trường, sắc mặt vàng kiêm cả đỏ, sẽ mắc bệnh
lưng đau như gãy, nếu nhuyễn mà tán thì sẽ mắc bệnh thiểu huyết (ít máu) khí
lòng hồi phục) [56].
Hoàng Đế hỏi:
Chẩn được Tâm mạch mà “cấp”, như thế là bệnh gì? và bệnh hình như thế nào?
[57]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó tên Tâm sán, dưới thiếu phúc sẽ có vật hữu hình [58]
Sao biết vậy?
Tâm thuộc về mẫu tàng (giống đực) Tiểu trường là chức Sứ, cho nên biết dưới
thiếu phúc có vật hữu hình (1) [59].
Hoàng Đế hỏi:
Chẩn được Vi mạch, bệnh hình như thế nào? [60]
Kỳ Bá thưa rằng”
Chẩn Vị mạch, nếu mạch thực sẽ là bệnh Trướng, nếu mạch hư, sẽ là bệnh Kiệt
[61]:
Hoàng Đế hỏi:
Sau khi bệnh đã thành, lại còn biến ra chứng gì? [62]
Kỳ Bá thưa rằng :
Nếu do phong gây nên bệnh, sẽ biến thành chứng Hàn, nhiệât nếu do [63].
Đản (thấp nhiệt) gây nên bệnh, sẽ biến thành chứng Tiêu trung [64]. Nếu do
quyết (khí nghịch, tay chân giá lạnh) gây nên bệnh, sẽ biến thành các chứng ở
trên đầu lâu thời thành chứng xôn tiết (ăn vào lại đi tả) [65].Trong huyết mạch
bị phong lọt vào sẽ thành chứng Lệ (phong vào huyết mạch biến thành trùng,
hiện ra các chứng hửi lở) [66]. Sự biến hóa của bệnh rất nhiều, nói không thể
siết [67].
Hoàng Đế hỏi:
Các chứng mụn sưng, co gân, đau xương Nguyên nhân bởi đâu? [68]
Kỳ Bá thưa rằng:

Những chứng sưng đó bởi hàn khí, vả sự biến của bát phong (gió ở 8 phương)
[69].
Hoàng Đế hỏi:
Nên điều trị thế nào? [70]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là chứng bệnh thuộc về thời khí của bốn mùa, nên lấy cái “sở thắng” để trị
nó (1) [7i].
Hoàng Đế hỏi:
Người đã sẵn bệnh cũ làm thương tổn đến sắc mạch của năm tàng Làm thế
nào có thể biết được là bệnh đã lâu và bệnh đã mắc? [72]
Kỳ Bá thưa rằng:
Xét ở mạch thấy “tiểu” (hư) mà sắc mặt không biến khác Như thế là tân bệnh
[73].
Xét ở mạch và năm sắc đều biến khác, như thế là cựu bệnh [74].
Xét ở mạch và năm sắc đều không biến khác, như thế là tân bệnh [75].
Can với Thận mạch cùng hiện ra, sắc mặt tái xanh lại đỏ Đó là gây nên bởi
sự hủy thương (như uất ức quá độ), nhưng chưa thấy chứng gì kiến huyết (thấy
có máu, như gãy, đứt, hoặc khạc nhổ v.v ). Nếu đã kiến huyết, sẽ lại là có cả
chứng thấp [76]
Hai bên Xích bộ thuộc về qúi hiếp (dưới sườn cụt). Xích ngoại để nghe mạch
của Thận, Xích nóùäi để nghe mạch của Phúc [77].
Từ Tả xích mà dẫn lên Tả quan, ngoại để nghe mạch của Can, “nóùäi” để nghe
mạch của Cách [78].
Từ Hữu xích dẫn lên Hữu quan, ngoại để nghe mạch của Vị, nóùäi để nghe
mạch của Tỳ) [79].
Từ Tả quan dẫn lên Tả thốn, ngoại để nghe mạch của Phế, nóùäi để nghe mạch
ở Hung bộ [80].
Từ Tả quan dẫn lên Tả thốn, ngoại để nghe mạch của Tâm, nóùäi để nghe
mạch của Chiên trung [81]. Mạch ở “tiền” để nghe các bệnh thuộc về tiền,
mạch ở “hậu” để nghe các bệnh thuộc về “hậu” (1) [82].

Thượng cánh thượng (từ xích, quan miết tay lên tới Ngư tế) để xét những
chứng trạng ở Hầu (cuống họng) và trong Hung [83].
Hạ cánh hạ (từ Thốn, quan miết tay xuôi vào xích trạch) để xét những chứng
trạng từ Thiếu phúc, yêu, cổ (vế), tất (đầu gối), và bộng chân [84].
Mạch thể thô đại, là Aâm bất túc, Dương hữu dư, sẽ gây nên chứng nhiệt trung
[85].
Mạch, lúc lại nhanh, lúc đu chậm, trên thực, dưới hư sẽ gây nên chứng quyết,
và bệnh ở đầu (điên tật). Nếu lúc lại chậm, lúc đi nhanh, trên hư, dưới thực,
thuộc về bệnh ác phong [86].
Phàm trúng phải ác phong, do dương khí phải chịu (Dương khí bị tà, thời
chính khí hư suy, cho nên mạch lúc lại chậm, và trê hư, tà khí hãm vào bên
trong, cho nên mạch lúc đi nhanh, và dưới thực) [87].
Có khi thấy mạch hiện ra đều Trầm, Tế và Sác Đó là chứng quyết của Thiếu
âm. Nếu Trầm, Tế Sác và kiêm cả Tán Đó là chứng hàn, nhiệt. Nếu Phù mà
lại Tán Đó là chứng choáng váng đi đứng không vững [88].
Các mạch Phù mạ bệnh nhân không Táo (Nóùng nảy) đều thuộc về Dương, là
bệnh Nhiệt. Nếu bệnh nhân lại có vẻ táo, đều thuộc về Thủ Tam dương [89].
Các mạch tế mà lại trầm, đều thuộc về Aâm phận, sẽ là chứng đau ở xương,
nếu bệnh nhân lại có vẻ tỉnh là thuộc về Túc tam âm [90].
Mạch thấy Sác và Động, thỉnh thoảng lại có một Đại, đó là bệnh thuộc Dương.
Bệnh nhân sẽ hạ tiết hoặc tiện ra nùng huyết (mủ và máu) [91].
Phàm án mạch người có bệnh, thấy mạch sắc là Dương khí hữu dư, thấy mạch
Hoạt, là Aâm khi hữu dư. Dương khí hữu dư, sẽ là chứng mình nóng, không có
hãn [92].
Aâm khi hữu dư, sẽ là chứng nhiều hãn mà mình lạnh (hàn) [93].
Nếu âm dương đều hữu dư, sẽ là không có hãn mà mình hàn [94].
Aùn vào mạch, đẩy cho luồng mạch ra “ngoại”, mà mạch vẫn hướng vào
“nóùäi” không ra “ngoại” đó là vì chứng tích ở Tâm, Phúc [95].
Đẩy cho luồng mạch vào “nóùäi”, mà mạch vẫn hướng ra “ngoại” không vào
“nóùäi”, đó là vì có chứng Nhiệt [96].

Đẩy cho luồng mạch hướng lên “trên” mạch vẫn cứ ở “trên” mà không xuống
dưới”, đó là vì có chứng lạnh ở yêu và túc [97].
Đẩy cho luồng mạch hướng xuống “dưới”, mạch vẫn cứ ở “dưới” mà không
lên “trên” đó là vì có chứng đau ở đầu và cổ [98].
Aùn mạnh tay xuống tới giáp xương, mà mạch khi`ít Đó là vì mắc chứng
yêu, tích (xương sống) đau, và ở mình có kiêm cả chứng tê (bệnh thuộc về âm)
[99].

×