Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên năm mươi bảy: KINH LẠC LUẬN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.52 KB, 5 trang )

Thiên năm mươi bảy: KINH LẠC LUẬN
Hoàng Đế hỏi rằng: [1]
Lạc mạch hiện ra năm sắc khác nhau. Sở dĩ có sự không giống nhau đó, là vì
sao? [2]
Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh có thường sắc, còn lạc thời biến dịch rất không thường.
Thế nào là thường? [3]
Tâm đỏ, Phế trắng, Can xanh, Tỳ vàng, Thận đen. Đó là mạch sắc thường của
các Kinh [4].
Aâm Dương của Lạc, có ứng với Kinh không? [5]
Sắc của Aâm lạc, ứng với Kinh, sắc của Dương lạc, biến đổi thông thường,
theo bốn mùa mà dẫn đi (1) [6].
Hàn nhiều thời “đọng rít”. Đọng rít thời hiện ra sắc xanh và đen; nhiệt nhiều
thời “loãng chảy”. Loãng chảy thời hiện ra sắc vàng và đỏ. Nếu năm sắc cùng
hiện ra một lúc, sẽ thành bệnh vừa hàn vừa nhiệt [7].
Thiên bảy mươi lăm: TRỨ KHÍ GIÁO LUẬN
Hoàng Đế ngồi ở Minh Đường gọi Lôi công mà bảo rằng:
Phàm nói “Tam dương độc chí…” tức là cả Tam dương đến “dồn” làm một lúc. Nó
đến dồn như mưa gió, nên ở trên trời sinh điên tật, ở dưới thời sinh lậu tiếc(1). [1]
Nó đến, bên ngoài không thể dự kỳ, bên trong không liên lạc, không đúng với điều
lý của mạch, nên không thể bằng ở mạch kính để chẩn đoán. [2]
Vậy, Tam dương, nó là chí dương, nó đến dồn, sẽ phát chứng kinh; chín khiếu đều
lắp. Dương khí tràn lan, cuống họng khô nghẽn; nó dồn vào Aâm, thời Aâm khí lên
xuống không còn nhất định, sẽ gây nên chứng Trường tiết (2).
Thiên bảy mươi tám: CHƯNG TỨ THẤT LUẬN
Hoàng Đế dạy Lôi Công rằng:
Kinh mạch mười hai, Lạc mạch ba trăm sáu mươi lăm… Những cái đó, phần nhiều
mọi người điều hiểu và các Y giả cũng đều biết tuân theo. Nhưng sở dĩ trị liệu vẫn
không được mười vẹn mười, chỉ vì tinh thần không chuyên, chí ý không vững,
khiến cho trong ngoài lẫn lộn, mới gây nên tai vạ. [1]
Vậy, nếu chẩn mà không biết cái lý nghịch thuận của Aâm Dương, đó là một điều


lỗi. [2]
Chưa hiểu thấu những nghĩa sâu xa của thầy dạy, mà đã dùng liều biêm thạch,
châm cứu… Khiến cho mang hận về sau. Đó là hai điều lỗi. [3]
Không xét rõ là sang hay hèn, giàu hay nghèo, thân thể ấm hay lạnh, uống ăn đủ
hay thiếu, tính người dũng hay khiếp… Các điều đó đều có thể là nguyên nhân của
bệnh cả. Thế mà Y giả lại không biết, đó là ba điều lỗi. [4]
Chẩn bệnh không biết hỏi đến các nguyên nhân như vừa thuật trên, chỉ nhắm mắt
án tay ngay vào Thốn khẩu, rồi nói hươu, nói vượn, dối người, dối mình. Đó là bốn
điều lỗi. [5]
Hỡi ơi! Đạo trời sâu xa, ngành ngọn bao la, gần như gan tấc, lớn lên hải hà, nếu
không học hỏi, làm thầy được a? [6]
Thiên tám mươi: PHƯƠNG THỊNH SUY LUẬN
Lôi Công hỏi rằng:
Về khí nhiều ít, thế nào là nghịch? Thế nào là tùng? [1]
Hoàng Đế dạy rằng:
Dương theo tả, Aâm theo hữu lão theo trên, thiếu theo dưới. Vì vậy, Xuân hạ theo
về Dương đời sống, theo về Thu Đông thời chết. Trái lại, thời nào theo về Thu
Đông là sống. Vì vậy, khí dù nhiều ít mà nghịch, đều thành chứng quyết (1). [2]
Chứng quyết thuộc Thiếu âm, khiến người mộng càn quá lắm thời mê. [3]
Phế khí hư, thời khiến người mộng thấy bạch vật (các vật trắng, thuộc loài kim),
thấy chém người máu chảy, nếu đắc thời, thời mộng thấy binh chiến (1). [4]
Thận khí hư thời khiến người mộng thấy thuyền và người bị đắm đuối; nếu đắc
thời, thời mộng nằm trong nước, như bị sợ hãi. [5]
Can khí hư thời mộng thấy cỏ cây nảy nở; nếu đắc thời, thời mộng tựa dưới gốc
cây không dám đứng dậy. [6]
Tâm khí hư mộng thấy đi cứu đám cháy; nếu đắc thời, thời mộng thấy lửa sáng rực
trời. [7]
Tỳ khí hư thời mộng thấy uống ăn không đủ; nếu đắc thời, thời mộng đắp trường
lợp nhà. [8]
Đó là thuộc về năm Tàng khí hư, Dương khí hưu dư, Aâm khí bất túc. Vậy hợp với

năm chẩn, điều với Aâm Dương, để xét về Kinh mạch (1). [9]
Vì vậy, chẩn co đại phương (phép lớn). Ngồi đứng có thường, ra vào có lối, để
giúp ích cho thần minh; phải rất thanh tĩnh, xem suốt trên dưới, coi ở bát chính, xét
năm trung bộ, án mạch động tĩnh; theo riêt để nhân về Hoạt, Sắc, Hàn, Oân; đạo có
xét rõ mới được dài lâu. Và tới được cõi mười vẹn cả mười (thập toàn) (1). [10]

×