Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dấu hiệu của trẻ có khả năng đặc biệt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.79 KB, 6 trang )

Dấu hiệu của trẻ có khả năng đặc biệt
Làm thế nào để xác định con bạn có năng khiếu gì? Hãy tham khảo 10
đặc điểm của những trẻ có khả năng đặc biệt, do các nhà tâm lý học
người Mỹ đưa ra. Hãy truy cập vào chuyên mục trên để có được những
thông tin bổ ích nhất giúp cho con yêu của bạn ngoan ngoãn và thông
minh hơn.



Đứa trẻ được gọi là có năng khiếu, nếu bé:
1. Tiếp nhận và nắm bắt thông tin
“Nghe tai này, lọt tai kia” – câu này có thể áp dụng cho tất cả trẻ em. Những
trẻ em thực sự biết nghe hoặc biết nhìn, có thể kể về những điều đó sau một
khoảng thời gian chứ không phải chỉ ngay lúc đó. Ví dụ, một cậu bé sáu tuổi
sau khi tham quan bảo tàng vũ trụ, cậu về nhà và vẽ chiếc tên lửa mà cậu đã
nhìn thấy ở đó.
2. Có tầm quan tâm rộng
Những trẻ em có năng khiếu thường quan tâm đến tất cả mọi điều chứ không
chỉ là những chuyện bình thường kiểu “tại sao gió lại thổi”, mà cả về vũ khí,
khủng long, những con tàu cổ đại, vũ trụ, cá biển và nhiều vấn đề khác. Đứa
trẻ đó có thể thực sự làm người lớn phải chú ý với những câu chuyện của nó
về những gì khác nhau giữa quân phục của các quân đoàn dưới một thời đại
nào đó.

Trẻ có tài thường có tầm quan tâm rộng. (Ảnh minh họa).
3. Thể hiện năng khiếu âm nhạc hay hội họa
Trẻ em có tai nghe âm thanh hoàn hảo hay có thể vẽ lên giấy, vải những gì
chúng nhìn thấy một cách đẹp đẽ và đầy màu sắc… hoàn toàn có thể coi là
trẻ có khả năng thiên bẩm. Cũng có những trẻ, dù không làm người xung
quanh kinh ngạc về các bức tranh của mình nhưng lại rất tự tin nhận biết các
họa sĩ và các trường phái nghệ thuật hoặc âm nhạc.


4. Có khả năng tập trung cao
Ngồi lâu một chỗ là điều hết sức khó khăn với trẻ em, tuy nhiên những đứa
trẻ có năng khiếu sẽ hiểu được sự kỳ diệu của một cuộc triển lãm hấp dẫn.
5. Có trí nhớ tốt
Thộng thường, trẻ em không nhớ gì về bản thân mình cho đến khi ba tuổi,
thế nhưng một số trẻ có thể kể lại những gì xảy ra với mình khi bé mới một
tuổi rưỡi.
6. Trẻ có vốn từ vựng phong phú
Nếu trẻ bắt đầu nói sớm – đó không phải là dấu hiệu của tài năng. Nhưng
nếu bé biết sử dụng những cụm từ phức tạp, hay những từ dành cho người
lớn (không phải từ xấu) thì bạn có lý do để tin rằng con mình có năng khiếu
ngôn ngữ. Ví dụ, khi một đứa trẻ bình thường nói: “Có một con chó”, thì trẻ
có khả năng thiên bẩm sẽ kể: “Có một con chó màu nâu đi trong sân nhà
chúng ta, nó còn biết ngửi hoa nữa”.

Trẻ có tài ngay từ bé đã có trí nhớ tốt. (Ảnh minh họa).
7. Học đọc và viết sớm
Thông thường, trước khi tới trường, cha mẹ thường dạy con học bảng chữ
cái và đếm ít nhất từ 1 đến 10. Kết quả thường là, những đứa trẻ lười biếng
có khi tới kết thúc lớp một mới nắm hết những kỹ năng này, còn những đứa
trẻ say mê đọc và viết “nhật ký” ngay từ khi còn học mẫu giáo.
8. Quan tâm đến chi tiết
Trẻ em thường lấy món đồ chơi này từ chỗ này hay chỗ kia và sau đó để
chúng về lại vị trí cũ. Còn các trẻ lớn hơn khi nhận được một món quà là bộ
đồ chơi xe lửa, các em sẽ không rời đồ chơi cho đến khi tự tìm hiểu được
cách thức hoạt động. Và nếu không tìm ra cách chơi trẻ sẽ quấy rầy bố mẹ
bằng hàng loạt câu hỏi.
9. Biết tự đánh giá hành động của mình
Nói chung, trẻ em rất ít quan tâm đến những người xung quanh – ít nhất là
cho đến khi ở họ có cái gì đó làm chúng để ý. Nhưng những đứa trẻ có năng

khiếu ngược lại thường rất lo lắng về những người sống bên cạnh mình và
hay suy nghĩ rằng họ có buồn hay khó chịu về những gì chúng làm hay
không?
10. Trẻ có thể hiểu những điều phức tạp
Trẻ em có trí thông minh phát triển có thể hiểu được các mối quan hệ và có
thể suy nghĩ trừu tượng. Bé có thể đào sâu vào bản chất của vấn đề và tìm ra
cách để giải quyết.
Nếu bạn nhận thấy con mình không quan tâm đến sách, còn bạn lại mong
muốn bé sẽ đọc nhiều thì hãy có những tác động với trẻ. Bởi dù bạn có
mong muốn bao nhiêu đi nữa cũng khó hy vọng rằng vào một ngày đẹp trời
nào đó, con bạn đột nhiên tự đi đến kệ sách, lấy ra những cuốn chuyện cổ
Grim và say sưa đọc. Thành công phụ thuộc vào sự chuẩn bị, và nếu bạn
càng nỗ lực nhiều hơn thì mọi việc sẽ càng có phản hồi tốt đẹp hơn.
Việc đầu tiên: càng thường xuyên đọc sách cho con nghe càng tốt. Thật
tuyệt vời khi bạn đọc sách và cho con ngồi trong lòng của bạn – làm vậy,
con bạn sẽ hiểu rằng khi đọc sách thì phải đọc bắt đầu từ trang đầu tiên,
không phải là trang giữa hay trang cuối; từ trái sang phải, chứ không phải
bất kỳ chỗ nào.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên chơi với con các trò chơi có vần điệu. Bạn
có thể làm điều này ở bất cứ nơi nào – khi đi trên đường, khi xếp hàng tại
cửa hàng hoặc đến bác sĩ. Hãy lựa chọn những bài hát trẻ em có vần điệu
đơn giản và dễ nhớ.
Thứ ba, hãy để trẻ tự chọn sách cho mình. Bé muốn đọc gì không quan
trọng, quan trọng là bé sẽ đọc. Sự phong phú trong việc lựa chọn cái gì để
đọc của trẻ là một điều tuyệt vời.
Một ý tưởng tốt – dán lên các đồ vật trong nhà những mảnh giấy có ghi tên
từng món. Như vậy con bạn sẽ nhanh chóng thuộc tên hầu hết các đồ nội
thất và gia dụng.
Khi đọc truyện tranh, hãy yêu cầu trẻ kể về những hình ảnh trong sách, sau
đó tìm những từ có trong sách và chỉ cho con xem


×