Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều trị chứng són tiểu ở bà bầu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.12 KB, 4 trang )

Điều trị chứng són tiểu ở bà bầu
Són tiểu là bệnh hay gặp ở thai phụ. Thai càng lớn,
càng chèn ép lên bàng quang và khiến chị em đi tiểu
nhiều hơn. Vậy phải làm sao để hạn chế sự bất tiện
này?
Bác sĩ Thu Thủy (BV Từ Dũ) cho biết, hiện tượng són tiểu
hay gặp nhiều nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ do các cơ xương
đáy chậu thay đổi làm thay đổi hoạt động của đường dẫn
nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị thoát ra ngoài
một cách không thể kiểm soát được gọi là són tiểu. Khi bị
đi tiểu, són tiểu nhiều lần, các bà Bầu hay chọn biện pháp
là nhịn uống nước. Nhưng đây là cách làm sai lầm, thậm
chí có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé do thiếu nước.
Cần gặp bác sĩ
Són tiểu chỉ là hiện tượng bình thường. Nếu bà bầu cảm
thấy mót tiểu nhiều mà không có biểu hiện gì kèm theo thì
không đáng ngại, mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi
sinh con. Nhưng, nó sẽ là hiện tượng bất bình thường nếu
kèm theo các dấu hiệu như: tiểu rát, tiểu buốt, són tiểu
không kiểm soát đượ đồng thời mệt mỏi, hoa mắt, đau
đầu… thì bạn nên gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp
thời. Nên nhớ, bạn không nên tự ý uống thuốc với bất kỳ
hiện tượng bất thường nào xảy ra và tất cả các loại thuốc sử
dụng đều phải thông qua ý kiến của bác sĩ, kể cả loại thuốc
chống són tiểu được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.

Són tiểu là bệnh hay gặp ở thai phụ (ảnh minh họa)
Khắc phục ra sao?
Khi có dấu hiệu buồn tiểu, bạn cần đi ngay, không nên nhịn
tiểu sẽ làm cho hiện tượng són tiểu nặng hơn. Thay vì giảm
thiểu uống nước, bạn nên tăng cường uống nhiều nước vào


ban ngày và hạn chế vào buổi tối, đặc biệt là lúc gần đi ngủ.
Bài tập Kegel:
Khi bị són tiểu nhiều, bạn có thể áp dụng bài tập Kegel sẽ
làm tăng khả năng kiểm soát bàng quang, giúp bạn giảm
được phần nào hiện tượng trên. Bài tập này rất đơn giản, đó
chính là việc bạn tập co giãn các cơ âm đạo, giống như bạn
đang tiểu tiện thì dừng lại và nín tiểu một chút. Hãy áp
dụng theo cách sau: Ngồi hoặc nằm xuống, co những múi
cơ xương chậu lại. Giữ tình trạng đó khoảng 3 giây, sau đó
thả lỏng cơ, giữ tiếp tiếp 3 giây nữa. Lặp lại 10 lần như
vậy. Lần sau, bạn lại tăng số giây co cơ lên khoảng 4 – 5
giây và thả lỏng bằng khoảng thời gian này. Khi tập, bạn cố
gắng thả lỏng, sau đó thở sâu. Lặp lại các động tác này 3
lần trong ngày. Khi đã quen với các động tác này thì việc
bạn thực hiện nó là rất đơn giản.
Lưu ý: Hiện tượng đi tiểu nhiều nếu không vệ sinh sạch sẽ
làm viêm nhiễm vùng kín, thậm chí còn dẫn tới hiện tượng
viêm đường tiết niệu. Vì thế, sau mỗi lần đi tiểu, nên lau
khô (không chà xát) từ đằng trước ra đằng sau để tránh vi
khuẩn từ hậu môn di chuyển ngược lên vùng kín và giữ cho
vùng kín sạch sẽ. Thay quần lót thường xuyên và không
nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ
sinh hàng ngày. Tránh ngâm mình trong bồn tắm quá 30
phút hoặc quá 2 lần mỗi ngày. Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ
để tránh ảnh hưởng tới bộ phận sinh sản của bạn, như vậy
mới góp phần giúp mẹ và bé khỏe mạnh, an toàn khi mang
thai.

×