Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.64 KB, 2 trang )
Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân
Tư thế ngồi này
không tốt cho
các tĩnh mạch
chân.
Bạn đã mắc chứng này nếu trên hai bắp chân có nhiều "gân xanh"
nổi lên. Đó là những tĩnh mạch nông ở chi dưới bị giãn, phồng lên
chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có liên quan đến yếu tố di truyền, nữ thường
mắc nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen và thai nghén
(tử cung bị to ra chèn ép lên thành tĩnh mạch). Bệnh cũng liên quan đến
một số yếu tố khác: béo phì, ít hoạt động, nghề nghiệp thường phải đứng
lâu, dùng giày không thích hợp, mặc quần áo quá chật, nóng.
Về điều trị, có 3 phương pháp. Phổ biến nhất là dùng băng ép nhằm
phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu,
giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Cách
thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: daflon, rutin C,
veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ.
Phương pháp thứ ba là phẫu thuật lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.
Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý:
- Mang bít tất thun hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh
mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn.
- Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như