Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

máy đóng cọc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.08 KB, 14 trang )

THUYẾT TRÌNH:
MÁY XÂY DỰNG
NHÓM 1:
Chương 6: Máy Gia Cố Nền Móng
6.1. Các phương pháp gia cố nền móng
6.1.1 Phương pháp đóng (hạ) cọc
a) Phương pháp đóng cọc bằng lực xung kích:

Phân loại: gồm có búa rơi, búa hơi nước, búa Diezel.
Nguyên lý làm việc: búa được nâng lên cao rồi thả rơi tự do, nhờ
trọng lượng bản thân của búa nên khi búa rơi xuống tạo ra lực
xung kích tác dụng vào đầu cọc.
Ưu điểm: hiệu quả đóng cọc cao ( nhờ độ cao rơi).
Nhược điểm: dễ gây vỡ đầu cọc, gãy cọc, gây ô nhiễm tiếng ồn
và môi trường.
b) Phương pháp hạ cọc bằng rung động:

Phân loại:
- búa rung nối cứng ( tần số rung động thấp)
- búa rung nối mềm ( tần số rung động cao)
- búa rung kết hợp với va đập
Nguyên lý làm việc: kẹp búa vào đầu cọc, khi búa rung động, lực
rung được truyền vào cọc làm giảm ma sát giữa cọc và đất. Nhờ
trọng lượng bản thân của cọc và búa mà cọc lún sâu vào đất.
Ưu điểm: không làm toét, vỡ đầu cọc. Hiệu quả cao khi hạ cọc
trên nền đất cát.
Nhược điểm: gây tiếng ồn, hiệu quả thấp khi hạ cọc ở nền đất
cứng.
Hiệu quả phụ thuộc vào tần số và biên độ rung động.
c) Phương pháp hạ cọc bằng lực ép tĩnh:


Nguyên lý làm việc: dùng lực đẩy của xilanh thủy lực để ép cọc
ngập xuống đất.
Ưu điểm: thích hợp với những công trình cải tạo hoặc xây mới
liền kề với các công trình đang sử dụng.
Nhược điểm: cần sự giúp đỡ của cần trục để dựng cọc và chất
thêm đối trọng.
Nhận xét về phương pháp đóng cọc:
Ưu điểm: cọc được đúc sẵn nên dễ kiểm tra chất lượng cọc.
Nhược điểm: tốn công vận chuyển. Khi nối cọc không đảm bảo
được sự đồng nhất. Không thích hợp với những công trình có tải
trọng lớn (vì yêu cầu cọc có đường kính và chiều dài lớn).
6.1.2 Phương pháp khoan-nhồi
Phân loại:
- máy khoan có mũi khoan dạng xoắn
- máy khoan có mũi khoan ống
Nguyên lý làm việc: dùng máy khoan để khoan vào lòng
đất tạo ra hố khoan, sau đó nhồi vật liệu chế tạo cọc vào.
Ưu điểm: áp dụng cho cọc có đường kính và chiều cao lớn
và cọc barette (tiết diện L, I, H), không nối cọc, cọc được đúc
tại chỗ.
Nhược điểm: khó kiểm tra chất lượng cọc, công nghệ phức
tạp, giá thành cao.
Phương pháp này hiện nay được dùng rất phổ biến để gia cố
móng cho nhà cao tầng có tải trọng lớn.
6.1.2 Phương pháp gia cố nền bằng cắm bấc
thấm
Nguyên lý làm việc: cắm bấc thấm xuống nền đất làm cho
nước trong lòng đất thoát nhanh hơn nên tăng độ ổn định và
khả năng chịu tải cho nền.
Ứng dụng:

- Gia cố nền đất yếu: Bấc thấm được sử dụng để xử lý
gia cố nền đất yếu, trong thời gian ngắn có thể đạt được tới
95% độ ổn định dài hạn, tạo khởi động cho quá trình ổn định
tự nhiên ở giai đoạn sau.
- Ổn định nền: Các công trình có thể ứng dụng bấc thấm
để xử lý nền đất yếu rất đa dạng, bao gồm đường cao tốc,
đường dẫn đầu cầu, đường băng sân bay, đường sắt, bến
cảng, kho bãi xây dựng trên nền đất yếu và có tải trọng
động.
Cấu tạo chung của máy đóng cọc:
1- máy cơ sở
2- tời
3- xilanh cố định giá đỡ
4 -giá đỡ
5- cáp
6- pu ly
7- búa
6.2 Cấu tạo chung của máy đóng cọc
- Máy cơ sở 1 có gắn giá đỡ 4 và tời 2, giá đỡ
dùng để treo búa 7, bộ phận dẫn hướng và cụm dẫn
động.
- Xinh lanh 3 dùng để đỡ cố định giá đỡ 4, hoặc
dùng để đổi phương giá đỡ.
- Cáp số 5 được cuốn vào tời 2 và đầu kia gắn cố
định với móc búa để nâng hạ búa. Với loại búa Diezel
thì cáp 5 và tời 2 được dùng để dựng cọc và nâng
búa. Vì việc nâng búa được thực hiện nhờ áp suất do
hỗn hợp dầu Diezel và không khí nén bốc cháy tạo
trong xi lanh tạo ra.
- puly 6 dùng để đổi hướng cáp 5.

CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC
BẠN ĐÃ THEO DÕI!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×