Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bài tiểu luận về hoạt động thi trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.25 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
MÔN TÍN DỤNG 1
LỚP NH_T03
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
GVHD: THS. BÙI DIỆU ANH
NHÓM THỰC HIỆN:
ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH
TRẦN NỮ QUẾ NHI
THẠCH THỊ YẾN NHI
TẠ HỒNG QUANG
NGUYỄN QUỐC THẮNG
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro, nhất là từ khi Việt Nam
gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vai trò của NHNN vì thế lại
càng trở nên quan trọng. Để có thể điều tiết cung cầu tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn
định giá trị đồng tiền thì CSTT phải đúng hướng và phù hợp với chính sách kinh tế
vĩ mô.
Trước đây, việc điều hành CSTT tập trung chủ yếu vào các công cụ trực tiếp.
Ngày nay, các công cụ gián tiếp như lãi suất tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày
càng tỏ ra hiệu quả. Trong đó, nghiệp vụ thị trường mở giữ vị trí quyết định. Thông
qua việc mua vào, bán ra các GTCG, NHNN kiểm soát nguồn cung tiền tệ trên thị
trường, tác động trực tiếp đến dự trữ ngân hàng, tác động gián tiếp đến lãi suất thị
trường, từ đó quản lý, chi phối thị trường, làm cho CSTT được thực hiện theo đúng
mục tiêu. Nghiệp vụ thị trường mở khắc phục được hạn chế của lãi suất tái chiết
khấu và ngày càng trở nên đắc lực khi thị trường tài chính phát triển, mở rộng và
hoàn thiện.
Tuy nhiên, khi áp dụng ở Việt Nam, do một số nguyên nhân khách quan
cũng như chủ quan, nghiệp vụ thị trường mở chưa phát huy được hết tác dụng của
mình. Trong phạm vi ngắn gọn, bài tiểu luận này sẽ điểm qua các diễn biến tiêu
biểu của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam trong thời gian qua, xác định những


thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân, đồng thời từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
cải thiện hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam.
2
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
NHÓM THỰC HIỆN
3
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 7
1.1. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở 7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 7
1.1.2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở 7
1.2. Cơ chế tác động của OMO 8
1.2.1. Tác động về mặt lượng (cơ số tiền tệ) 8
1.2.2. Tác động mặt giá (lãi suất) 8
1.3. Thành viên tham gia thị trường mở 9
1.3.1. Ngân hàng trung ương 9
1.3.2. Các đối tác của ngân hàng trung ương 9
1.4. Các loại GTCG sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở 10
1.4.1. Các GTCG được sử dụng trong các giao dịch với NHNN 10
1.4.2. Điều kiện để các loại GTCG được giao dịch trên thị trường mở:11
1.5. Cơ chế hoạt động của thị trường mở 11
1.5.1. Các phương thức mua hoặc bán GTCG 11
1.5.2. Phương thức đấu thầu GTCG trong nghiệp vụ thị trường mở 12
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 13
2.1. Doanh số giao dịch 13
2.2. Tần suất giao dịch 14
2.3. Thực tế tình hình giao dịch trên thị trường mở từ đầu năm 2011 15
3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 19
3.1. Những thành tựu đã đạt được 19
3.2. Hạn chế 22
3.3. Nguyên nhân 24
4
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM 25
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN 32
5
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTW: Ngân hàng Trung ương
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
TCTD: Tổ chức tín dụng
GTCG: Giấy tờ có giá
TPKB: Tín phiếu kho bạc

CSTT: Chính sách tiền tệ
OMO: Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations)
BoE: Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England)
MS: mức cung tiền (Money Supply)
6
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
1.1. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO - Open Market Operations) được áp dụng
đầu tiên bởi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE - Bank of England) từ những năm 30
của thế kỷ 19. Vào thời gian này, lãi suất chiết khấu của BoE được sử dụng như một
công cụ chủ yếu để kiểm soát lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, nó tỏ ra kém hiệu lực
khi khi lãi suất thị trường tiền tệ giảm liên tục vượt khỏi sự chi phối của lãi suất
chiết khấu. Do đó BoE phải tìm kiếm công cụ hiệu quả hơn để diều chỉnh lãi suất
thị trường theo hướng mong muốn.
Cách thức đầu tiên được áp dụng nhằm tăng lãi suất trên thị trường là: Bán
chứng khoán Chính phủ đồng thời hứa mua lại nó vào một nó vào một ngày xác
định trong tương lai; vay trên thị trường được đảm bảo bằng chứng khoán Chính
phủ; bán hẳn các chứng khoán Chính phủ; vay trực tiếp từ các NHTM.
Bằng cách này, lượng tiền trên thị trường giảm đi tương ứng với khối lượng
vay hoặc bán chứng khoán, vì thế làm tăng lãi suất thị trường.
Vào năm 1913, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sử dụng OMO như
một công cụ bổ sung cho chính sách tái chiết khấu. Tuy nhiên, trong và sau Chiến
tranh Thế giới thứ nhất, OMO được sử dụng để huy động nguồn lực tài trợ cho chi
phí quân sự và khắc phục tổn thất.
Đến năm 1920, OMO vẫn được xem là công cụ bổ trợ cho lãi suất tái chiết
khấu. Nhưng hiệu quả và tầm quan trọng dần tăng lên và ngày nay OMO đã trở
thành một công cụ đắc lực của Chính phủ khi điều tiết nền kinh tế. Điều này xuất

phát từ : hạn chế của lãi suất tái chiết khấu; sự mở rộng và hoàn thiện của thị trường
tài chính; sự gia tăng về lượng của chứng khoán Chính phủ và các chứng khoán có
tính thanh khoản cao.
1.1.2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở
Tùy theo quy định mà mỗi quốc gia có một định nghĩa riêng về OMO, nhưng
nói chung OMO là hành vi giao dịch các chứng khoán của NHTW trên thị trường
mở. Tuy nhiên, khác với các khái niệm có phạm vi và công cụ giao dịch rõ ràng như
thị trường chứng khoán hay thị trường tiền tệ, thị trường mở ở các nước khác nhau
về phạm vi, về các loại giấy tờ và thời hạn của chúng.
Chẳng hạn, thị trường mở của Nhật Bản chỉ bao gồm chứng khoán nợ ngắn
hạn và chỉ có các TCTD được phép tham gia. Như vậy, ở Nhật thị trường mở là một
7
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
bộ phận của thị trường tiền tệ. Ngược lại ở Mỹ và Đức cho phép giao dịch cả chứng
khoán dài hạn.
Tại Việt Nam, theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN, nghiệp vụ thị trường
mở là việc NHNN thực hiện việc mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với các
tổ chức tín dụng (TCTD).
1.2. Cơ chế tác động của OMO
1.2.1. Tác động về mặt lượng (cơ số tiền tệ)
Hành vi mua, bán các chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có ảnh
hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM, từ đó ảnh hưởng đến khả
năng cho vay, cuối cùng tác động đến mức cung tiền.
1.2.2. Tác động mặt giá (lãi suất)
Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng
gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu
vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Cung cầu tiền trung ương thay
đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này,

thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền
tác động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tại một mức
lãi suất thị trường xác định, tổng cầu AD của nền kinh tế cũng được xác định.
Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu
8
NHTW
bán
Dự trữ
NHTM
giảm
Khả năng
cho vay
giảm
Khối
lượng tín
dụng giảm
MS
giảm
Cung TPKB
tăng
NHTW bán
TPKB
Dự trữ NH
giảm
Đầu tư giảm
Cung của quỹ
cho vay giảm
Lãi suất ngắn
hạn tăng
Lãi suất thị

trường tăng
Giá TPKB
giảm
Lãi suất thị
trường tăng
tăng
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
về loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ
lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ
trọng lớn trong các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời
của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu AD
và sản lượng.
Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân
hàng. Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn,
làm lãi suất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị
trường. Bên cạnh đó khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở
sẽ làm tăng cung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu
kho bạc. Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo
hướng tăng lên, dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc. Để cân
bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyển vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên.
Khi lãi suất thị trường tăng lên thì hoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh
tế sẽ giảm xuống do tỷ suất sinh lời giảm. Từ đó tổng cầu trên thị trường giảm
xuống và góp phần làm giảm sản lượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
1.3. Thành viên tham gia thị trường mở
1.3.1. Ngân hàng trung ương
NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở
theo các mục tiêu CSTT. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại
OMO và tần suất sử dụng OMO. NHTW tham gia thị trường thông qua việc mua
bán các loại GTCG nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng và gián tiếp

tác động đến các lãi suất thị trường theo mục tiêu. NHTW cũng là người can thiệp
thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng
nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các TCTD cũng
như nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
Như vậy, NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh
mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các
mục tiêu xác định của nó.
1.3.2. Các đối tác của ngân hàng trung ương
1.3.2.1. Các ngân hàng thương mại
Các NHTM chiếm phần lớn trong số các thành viên của thị trường mở và là
đối tác quan trọng của NHTW xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả.
Các NHTM tham gia thị trường mở nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả
năng thanh toán đồng thời đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi.
9
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
Sự tham gia của các NHTM trên thị trường mở có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện CSTT vì các nguyên ngân sau:
- NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới hoạt động rộng khắp.
NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là ở
các nước đang phát triển
- NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ.
1.3.2.2. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được tham gia
OMO. Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … coi thị
trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua
bán các GTCG.
1.3.2.3. Các nhà giao dịch sơ cấp
Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào OMO với tư cách là người trung gian
trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch

sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính. Thực tế ở
nhiều nước, 70% giao dịch can thiệp của NHTW trên thị trường mở được thực hiện
thông qua các nhà giao dịch sơ cấp. Khi đó, NHTW chỉ thực hiện mua bán GTCG
với các nhà giao dịch sơ cấp. Và để thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ
cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quy định của NHTW và phải sẵn
sàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường trong tất cả các phiên đấu thầu tín
phiếu kho bạc.
Tại Việt Nam, các đối tác của NHNN chính là các TCTD thành lập và
hoạt động theo Luật các TCTD có đủ các điều kiện sau:
- Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở Giao dịch NHNN hoặc NHNN
chi nhánh tỉnh, thành phố).
- Có đủ phương tiện cần thiết để tham gia OMO gồm máy FAX, máy
tính có nối mạng internet.
- Có giấy đăng ký tham gia OMO.
NHNN cấp giấy công nhận là thành viên tham gia thị trường mở cho các
TCTD đáp ứng đủ các điều kiện.
1.4. Các loại GTCG sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
1.4.1. Các GTCG được sử dụng trong các giao dịch với NHNN
- Tín phiếu NHNN
10
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
- Trái phiếu Chính phủ, bao gồm :
• Tín phiếu Kho bạc.
• Trái phiếu Kho bạc.
• Trái phiếu công trình Trung ương.
• Công trái xây dựng Tổ quốc.
• Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước
đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát
hành.

- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm:
• Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được
Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.
• Trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được
Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.
- Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
1.4.2. Điều kiện để các loại GTCG được giao dịch trên thị trường mở:
- Lưu ký tại NHNN
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của TCTD
- Tổ chức phát hành không được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát
hành để tham gia giao dịch với NHNN.
1.5. Cơ chế hoạt động của thị trường mở
1.5.1. Các phương thức mua hoặc bán GTCG
1.5.1.1. Giao dịch không hoàn lại (mua hoặc bán hẳn)
Các giao dịch này bao gồm nghiệp vụ mua, bán theo phương thức mua đứt,
bán đoạn trên cơ sở giá thị trường. Hình thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền
sở hữu đối với các chứng khoán là đối tượng giao dịch. Vì vậy ảnh hưởng của nó
đối với dự trữ các NHTM là dài hạn và GTCG phải là công cụ nợ có mức rủi ro
thấp.
1.5.1.2 Giao dịch có hoàn lại
Phương pháp này có nghĩa là chỉ mua, bán tạm thời các GTCG. Nó tồn tại
dưới hai dạng :
- Mua bán theo hợp đồng mua lại : là việc NHTW ký hợp đồng mua
GTCG với người giao dịch và người đó đồng ý mua lại vào một ngày xác
định trong tương lai với mức giá thỏa thuận.
- Mua bán theo hợp đồng mua lại đảo ngược NHTW bán GTCG
và cam kết sẽ mua lại trong tương lai với giá thỏa thuận.
11
Tiểu luận môn Tín dụng 1

GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
1.5.2. Phương thức đấu thầu GTCG trong nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu
khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Tại mỗi phiên đấu thầu, NHNN chỉ áp dụng một
phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất.
1.5.2.1 Đấu thầu khối lượng
NHTW cho người giao dịch biết trước lãi suất và khối lượng giao dịch. Các
tổ chức tham gia đấu thầu chỉ việc đăng ký khối lượng giao dịch trên cơ sở chấp
nhận mức lãi suất cho trước. Việc phân phối sẽ được tiến hành như sau : nếu tổng
số đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng NHTW cần bán thì toàn bộ đơn đặt thầu
đều được phân phối, nếu lớn hơn thì phải phân bổ theo tỷ lệ đặt thầu.
1.5.2.2 Đấu thầu lãi suất
Là việc xác định lãi suất trúng thầu của các TCTD tham gia OMO trên cơ sở
khối lượng dự thầu của các TCTD, khối lượng GTCG mà NHTW cần mua hoặc cần
bán. NHTW có thể công bố hoặc không công bố khối lượng GTCG cần mua hoặc
cần bán.
Các đơn vị thành viên dự thầu theo mức lãi suất và khối lượng GTCG cần
mua hoặc cần bán ứng với mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ
phần trăm và được làm tròn đến hai con số sau dấu phẩy. Lãi suất sẽ được sắp xếp
theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần, nếu NHTW là người mua và ngược lại lãi suất
sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nếu NHTW là người bán. Lãi suất trúng thầu
là lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp NHTW bán) và lãi suất dự thầu thấp nhất
(trường hợp NHTW mua) mà tại đó đạt được khối lượng GTCG NHTW cần mua
hoặc cần bán. Có hai phương thức xét thầu theo lãi suất là xét thầu theo lãi suất
thống nhất hoặc theo lãi suất riêng lẻ:
- Lãi suất thống nhất : là toàn bộ khối lượng trúng thầu được
tính theo một mức lãi suất trúng thầu để tính số tiền phải thanh toán.
- Lãi suất riêng lẻ : khối lượng trúng thầu được tính tương ứng
với từng mức lãi suất dự thầu được công bố trúng thầu để tính số tiền
thanh toán.

Khối lượng trúng thầu được tính theo nguyên tắc :
- Nếu tổng khối lượng dự thầu của các TCTD nhỏ hơn hoặc
bằng khối lượng mà NHTW cần mua hoặc cần bán thì khối lượng dự
thầu chính là khối lượng trúng thầu.
- Nếu tổng khối lượng dự thầu của các TCTD lớn hơn khối
lượng mà NHTW cần mua hoặc cần bán thì khối lượng trúng thầu của
12
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
các TCTD được tính tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các TCTD
đó.
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG
MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Bắt đầu từ ngày 12/7/2000, NHNN tiến hành đưa công cụ OMO vào hoạt
động. Đây là một bước tiến mới trong điều hành CSTT của NHNN theo hướng từ
sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, để phù hợp với thông lệ
quốc tế và sự phát triển của đất nước. Công cụ OMO liên tục được NHNN cải tiến
trong những năm qua và dần trở thành một công cụ CSTT chủ yếu của NHNN.
Điều này thể hiện một số mặt sau đây:
2.1. Doanh số giao dịch
Doanh số mua bán GTCG trên thị trường mở tăng nhanh qua các năm.
Bảng 2.1. Tổng doanh số trúng thầu OMO qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh số trúng thầu Tốc độ
Tổng
số
Mua
hẳn
Mua có
kỳ hạn

Bán
hẳn
Bán có
kỳ hạn
Doanh số
bình quân
2000 1.904 480 874 550 112
2001 3.934 60 3.254 570 50 82 106,7
2002 9.146 7.246 1.900 108 132,5
2003 21.184 9.844 11.340 198 131,6
2004 61.936 60.986 950 504 192,4
2005 102.479 100.679 1.100 700 649 65,5
2006 112.634 86.302 26.332 727 9,9
2007 123.521 88.257 35.264 749 9,7
2008 1.037.658 947.205 78.431 12.022 2581 740,1
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thông qua hoạt động OMO, NHNN không chỉ mua GTCG để bơm thêm vốn
khả dụng khi thị trường thiếu hụt vốn khả dụng và mà còn bán GTCG để hút tiền
nhàn rỗi khi thị trường dư thừa vốn nhằm thực hiện mục tiêu CSTT.
13
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
Doanh số trúng thầu OMO tăng mạnh qua các năm, qua đó tăng khả năng điều
tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của TCTD cũng như các điều kiện tiền tệ.
Doanh số trúng thầu tăng nhanh bởi các phiên OMO đã được tổ chức thường
xuyên hơn, và doanh số giao dịch từng phiên tăng lên.
Doanh số mua vào qua OMO tăng nhanh qua các năm từ khi khai trương đến
nay và nhìn chung tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số giao dịch
OMO. Điều này chứng tỏ sự thay đổi của NHNN trong điều hành CSTT và diễn
biến thị trường thường xuyên thiếu vốn khả dụng.

Doanh số trúng thầu bình quân của từng phiên cũng tăng tăng lên qua các
năm. Điều này chứng tỏ khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của
các TCTD và các điều kiện của thị trường tiền tệ ngày càng tăng.
2.2. Tần suất giao dịch
Để tăng cường khả năng tác động của công cụ này, NHNN đã tăng tần suất
giao dịch thị trường mở.
Trong thời gian đầu khi mới triển khai, các phiên OMO được tổ chức với tần
suất 10 ngày/phiên. Từ ngày 29/11/2000, OMO được thực hiện với tần suất 1
tuần/phiên vào ngày thứ tư hàng tuần. Điều này đã giúp cho các TCTD chủ động
điều chỉnh kịp thời, linh hoạt vốn khả dụng của mình.
Từ năm 2001, Ban điều hành OMO đã tăng định kỳ tổ chức các phiên giao
dịch OMO 2 phiên/1 tuần vào ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần.
Ngoài ra để đáp ứng kịp thời vốn khả dụng cho TCTD, NHNN đã tổ chức các
phiên đấu thầu đột xuất theo ngày, cá biệt 2 phiên/ngày trong thời gian giáp Tết
Nguyên đán. Việc tổ chức các phiên đột xuất đã hỗ trợ kịp thời cho các TCTD khắc
phục khó khăn về thiếu hụt vốn khả dụng, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả và
đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ.
Bắt đầu từ tháng 11/2004, giao dịch OMO đã được thực hiện định kỳ 3
phiên/tuần, vào ngày thứ 2, 4 và 6, góp phần điều tiết kịp thời vốn khả dụng của
TCTD. Từ năm 2006, số lần giao dịch lại một lần nữa được tăng lên 5 phiên/tuần
Bảng 2.2. Số lượng các phiên giao dịch OMO
Số
phiên
Số phiên mua Số phiên bán
Tần suất giao
dịch
14
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
Mua

hẳn
Mua có
kỳ hạn
Bán
hẳn
Bán có
kỳ hạn
2000 17 4 10 3 0 10 ngày/phiên
2001 48 3 39 5 1 1 tuần/phiên
2002 85 1 58 26 0 1 tuần/2 phiên
2003 107 0 52 55 0 1 tuần/2 phiên
2004 123 0 109 0 14 1 tuần/3 phiên
2005 158 0 150 6 2 1 tuần/3 phiên
2006 155 0 148 7 0 1 tuần/5 phiên
2007 165 0 153 7 5 1 tuần/5 phiên
2008 402
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN chủ yếu thực hiện các giao dịch nhằm cung ứng vốn khả dụng cho
TCTD. Các phiên giao dịch nhằm hấp thụ vốn dư thừa của hệ thống ngân hàng
được tổ chức rất ít, điều này xuất phát từ thực tế của hệ thống ngân hàng là thường
xuyên thiếu hụt vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng và thanh toán của nền kinh tế.
2.3. Thực tế tình hình giao dịch trên thị trường mở từ đầu năm 2011
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn có
thể nói là cực kỳ khó khăn và nhiều bất ổn. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008, và gần đây nhất là việc hàng loạt các nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ
công. Tình hình trên đã tác động không ít đến Việt Nam. Giá cả biến động, lạm phát
tăng cao, giá vàng tăng nhanh, đồng tiền mất giá, người dân đang đổ xô tìm kiếm
một kênh an toàn hơn để “ẩn mình”. Số dư tiền gửi tại các ngân hàng (nhất là ở các
ngân hàng vừa và nhỏ) liên tục giảm làm cho ngân hàng khó lòng đảm bảo được
khả năng thanh khoản của mình. Với vai trò điều hành CSTT, bảo đảm nền kinh tế

nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đi theo đúng hướng, trong thời gian vừa
qua, NHNN đã thông qua thị trường mở can thiệp vào nền kinh tế với một loại các
chính sách và biện pháp chặt chẽ để ổn định nền kinh tế, giải quyết khả năng thanh
khoản cho các NHTM, kiềm chế lạm phát…
Thống kê từ đầu năm nay đến hết tháng 3/2011, NHNN đã bơm ra thị trường
mở 1.285.146 tỷ đồng, trong khi hút về 1.202.214,1 tỷ đồng. Như vậy, mức bơm
ròng đạt 82.931,9 tỷ đồng. Số liệu cụ thể được thể hiện tổng hợp qua bảng dưới đây:
15
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Qua bảng 2.3 cho thấy trong tháng 4/2011, NHNN cũng đã bơm ra thị trường
mở 519.695,7 tỷ đồng và hút về 453.002,7 tỷ đồng. Mức bơm ròng là 66.693 tỷ
đồng. Trong 2 tuần đầu tháng 4/2011 (từ 4/4 đến 15/4), sau khi nâng lãi suất thị
trường mở từ 12% lên 13%, NHNN liên tục bơm tiền qua thị trường này nhưng với
khối lượng dè chừng. Nhu cầu vay trên thị trường mở vẫn lớn khi tỷ lệ đăng kí/
chào thầu ở mức gần 230%.
Trong nửa đầu năm 2011, dấu ấn thắt chặt tiền tệ của NHNN thể hiện rõ khi
NHNN đã tiến hành 2 lần điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12% và đang
dừng lại ở mức 13%. Chưa dừng lại ở đó, lãi suất tái cấp vốn cũng đã được điều
chỉnh 5 lần liên tiếp ( 9% → 11% → 12% → 13% → 14% → 15%), đạt tới mức kỷ
lục của lãi suất tái cấp vốn là 15% vào năm 2008, còn lãi suất qua thị trường mở lại
được điều chỉnh tới tận 7 lần ( 10% → 10.5% → 11% → 12% → 13% →14% →
15% → 14%) vượt qua mức cao nhất năm 2008 là 13%.
Trong 4 tháng gần đây, có thể thấy rõ ràng nhất là NHNN đang thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ khi liên tục hút ròng trên thị trường mở. Nếu trước tháng
9 giao dịch trên thị trường mở chủ yếu là giao dịch với kỳ hạn 7 ngày thì từ ngày
12/9 kỳ hạn này đã tăng lên 14 ngày. Có thể thấy chủ trương của NHNN là muốn

kéo dài thời gian đáo hạn giúp cho các NHTM có thể cải thiện khả năng thanh
16
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
khoản của mình trong bối cảnh hàng loạt các NHTM đang chạy đua lãi suất để thu
hút tiền gửi.
Có thể thấy lượng tiền bơm – hút của NHNN đang dần giảm về qui mô số
lượng. Đặc biệt sau một thời gian co hẹp và sụt giảm thì trong giai đoạn từ 2/8 đến
9/9 thì lượng tiền ròng của NHNN qua thị trường mở bằng 0. Lượng tiền bơm vào
đúng bằng lượng hút ra, OMO lúc này chỉ mang tính duy trì, hỗ trợ thanh khoản cho
các NHTM. OMO bị thu hẹp có thể là do trong ngắn hạn các NHTM giao dịch qua
thị trường liên ngân hàng bằng các khoản vay qua đêm với lãi suất thấp hơn, các
NHTM phần nào đảm bảo được thanh khoản cho mình nên dần hạn chế qua OMO.
Do đó, với mức thanh khoản ở mức trung bình, việc huy động qua OMO nếu có chỉ
là mang tính bắt buộc. Sau một thời gian cân bằng bơm hút, NHNN tiến hành bơm
ròng vào OMO, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong 1 khoảng thời
gian (đặc biệt là bơm tiền giúp cho 5 ngân hàng đang kém thanh khoản nhất) trước
khi NHNN lại tiến hành hút ròng vào đầu tháng 10 để tiếp tục thực thi chính sách
thắt chặt tiền tệ của mình. Bên cạnh đó, để ngăn chặn các NHTM chạy đua lãi suất
gây khó khăn cả cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp sản xuất, NHNN đã
ban hành chỉ thị 02 thể hiện quyết tâm hạ lãi suất và giữ trần lãi suất huy động ở
mức 14% để tạo điều kiện kéo lãi suất cho vay về mức 17 – 19%. Việc bơm tiền và
17
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
thực thi chỉ thị 02 đã giúp cho lãi suất liên ngân hàng, cũng như lãi suất huy động,
cho vay giảm nhẹ và ổn định hơn.
Các chính sách và hành động của NHNN qua OMO thời gian qua cho thấy
NHNN đang theo đuổi 2 mục tiêu trong nhất quán trong điều hành chính sách của
mình:

+ Tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ cho đến cuối năm và có khả
năng qua năm 2012.
+ Việc tăng đồng thời 2 lãi suất lãi suất tái cấp vốn và lãi suất vay qua đêm
trong thanh toán điện tử liên ngân hàng khiến cho các NHTM chủ động hơn trong
việc điều chỉnh và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý
Mặt khác, theo thống kế, trong năm 2011 sẽ có khoản 26.010 tỷ đồng trái
phiếu chính phủ đáo hạn. Lượng tiền thu được từ số lượng trái phiếu này sẽ giúp
các TCTD có thế cải thiện phần nào khả năng thanh khoản và tái đầu tư của mình.
Trong cuối tháng 5, đầu tháng 6, NHNN đã mua vào khoảng 13.858 tỷ đồng
trái phiếu chính phủ đáo hạn, phần nào giúp hạ nhiệt lãi suất liên ngân hàng. Với
lượng tiền vào dồi dào nhưng đầu ra bị hạn chế, các NHTM quay trở lại cho vay
trên thị trường liên ngân hàng làm lãi suất ngắn hạn giảm nhẹ, thêm vào đó các
NHTM quay trở lại đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Việc liên tục từ giữa tháng 5
18
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
đầu đến tháng 6 có 3 phiên đấu thầu với tỷ lệ trúng thầu đạt hơn 95% và lãi suất
trúng thầu giảm ( trung bình 12,5 – 13% kỳ hạn 3 – 5 năm) đã chứng minh điều này.
Bước vào tháng 6, tỷ lệ trúng thầu giảm dần, và lãi suất trúng thầu cũng dần
tăng lên. Điều này cũng dễ dàng giải thích được vì các NHTM vẫn chưa thật sự mặn
mà với trái phiếu chính phủ khi hệ thống thanh khoản chưa thật sự ổn định. Tính hết
tháng 6, NHNN đã huy động được tổng cộng 20.464,2 tỷ đồng từ trái phiếu chính
phủ. Nhìn chung, trong các cuộc đấu thầu giai đoạn này, các trái phiếu có kỳ hạn
ngắn như 2 năm ít được quan tâm hơn trái phiếu có kỳ hạn dài từ 3 – 5 năm vì khả
năng thanh khoản của nó. Các NHTM sẽ dễ dàng chiết khấu các trái phiếu 3 -5 năm
chưa tới ngày đáo hạn cho NHNN để bỏ sung lượng tiền cho mình.
Từ giữa tháng 7, thị trường trái phiếu bắt đầu trầm lắng và co hẹp qui mô. Tỷ
lệ trúng thầu và khối lượng trúng thầu đều giảm, lãi suất lại tăng (ở mức 12.3 –
12.5%). Vào cuối tháng 7, trái phiếu của Ngân hàng chính sách xã hội có tỷ lệ trúng
thầu là 0%, còn trái phiếu chính phủ chỉ đạt 22.5%. Điều nảy được giải thích là do

lượng tiền dư thừa trong hệ thống NHTM và các TCTD đã bị thu hẹp do bị hút vào
bởi các phiên đấu thầu rất thành công thời gian trước, thêm vào đó, các NHTM
đang gặp rắc rối trong vấn đề thanh khoản, đang cần một lượng tiền bù đắp nên việc
đầu tư vào trái phiếu là điều khó xảy ra.
Trung tuần tháng 9, Bộ Tài Chính phê duyệt đề án “Cơ cấu hàng hóa trên thị
trường trái phiếu chính phủ”. Theo đề án này sẽ thực hiện tái cấu trúc thí điểm các
trái phiếu có kỳ hạn còn lại 2 năm nhằm khắc phục tình trạng đang diễn ra là trên
thị trường đang tồn tại quá nhiều mã trái phiếu (37 mã) và mục tiêu đề ra là sẽ được
cơ cấu lại, hóan đổi thành 6 – 8 mã với khối lượng của mỗi mã mới 5.000 – 6.000 tỷ
đồng; tổ thực hiện sẽ có trách nhiệm thỏa thuận với trái chủ, tính toán và trình cho
Bộ tài chính mức lãi suất phù hợp theo nguyên tắc trái chủ bán cho kho bạc nhà
nước với mức lãi suất nào thì sẽ mua lại ngay với mức lãi suất đó.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 9, NHNN đã huy động được trên 50.000 tỷ
đồng từ trái phiếu chính phủ thông qua đấu thầu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội
3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ
TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM
3.1. Những thành tựu đã đạt được
Thứ nhất, cơ chế và quy trình hoạt động OMO không ngừng được cải tiến
và hoàn thiện
Dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành OMO, các Vụ Cục chức năng của NHNN
đã kịp thời sửa đổi, bổ sung cơ chế, quy chế, quy trình kỹ thuật có liên quan. Công
19
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
tác tổ chức, điều hành hoạt động OMO của NHNN được thực hiện bài bản, bảo đảm
an toàn trong các phiên giao dịch.
Các GTCG được sử dụng trong OMO đã được mở rộng theo tinh thần Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN năm 2003. Các GTCG được giao dịch

không chỉ gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN mà còn cả các loại trái phiếu dài
hạn do ngân sách trung ương thanh toán.
Quy trình thanh toán được rút ngắn. Từ thanh toán sau 2 ngày kể từ ngày đấu
thầu (T+2) năm 2000, thanh toán sau ngày đấu thầu 1 ngày (T+1) năm 2001 và từ
năm 2002 việc thanh toán được thực hiện ngay trong ngày đấu thầu (T+0). Từ tháng
5/2003, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN đưa vào vận hành đã
tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và OMO được thanh
toán nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các TCTD.
Tần suất giao dịch cũng tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của các TCTD. Ban đầu chỉ giao dịch 10 ngày/phiên, đến nay đã tăng lên 5
phiên/tuần.
Thủ tục đấu thầu cũng được cải tiến. Từ ngày 15/12/2004, NHNN đã bắt đầu
áp dụng công nghệ trang Web trong giao dịch OMO, cho phép thành viên kết nối
trực tuyến với NHNN, không phải đầu tư máy chủ, tiết kiệm chi phí đầu tư khi tham
gia nghiệp vụ này. Điều này đã thu hút thêm nhiều thành viên tham gia thị trường,
qua đó nâng cao vai trò điều tiết của OMO.
Các chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở đã tăng lên về số lượng và đa
dạng về loại hình. Hai năm 2008 - 2009 khoảng 50 - 60% các TCTD được công
nhận là thành viên thị trường mở; năm 2010, các thành viên tham gia tích cực hơn,
có phiên số lượng thành viên tham gia là 40; năm 2011, các thành viên tham gia cao
nhất trong một phiên đã lên tới 44 thành viên. Xuất phát từ nhu cầu vốn khả dụng 6
tháng đầu năm và các điều kiện tham gia thị trường của các TCTD, cho thấy các
TCTD có đủ điều kiện đã tham gia và đều có khả năng trúng thầu. Điều này càng
khuyến khích các TCTD nắm giữ GTCG và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, OMO được kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các công cụ khác
nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT và thực hiện mục tiêu CSTT.
Việc NHNN mua bán GTCG thông qua OMO đã góp phần điều tiết linh hoạt
vốn khả dụng của các TCTD theo mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Nhất là trong
thời điểm các TCTD gặp khó khăn về vốn khả dụng, OMO đã được kết hợp sử dụng
đồng bộ với các công cụ khác như nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, nghiệp vụ cho vay

cầm cố nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD.
20
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
Tỷ trọng doanh số mua qua OMO trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN
qua các kênh (tái cấp vốn, OMO và hoán đổi ngoại tệ) ngày càng tăng, từ khoảng
45% năm 2001 lên 75% năm 2003 và khoảng 82% năm 2004. Điều này cho thấy
vai trò điều tiết vốn khả dụng của OMO ngày càng đóng vị trí quan trọng.
Trong 6 tháng đầu năm 2011 nói riêng và giai đoạn 2008 - 2011 nói chung,
NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
cùng với các công cụ CSTT khác, bước đầu đã kiềm chế lạm phát và thực hiện có
hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT. Lượng tiền cung ứng và rút về của thị trường
mở có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm phát tín hiệu điều
hành CSTT. Cùng với thị trường mở, NHNN vẫn duy trì các công cụ khác của
CSTT như chính sách tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc. Kết quả đạt được rất khả quan.
Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt gần 8,32%, thấp hơn so với cùng kỳ năm
ngoái 8,96%, đang đi đúng hướng so với chỉ tiêu cả năm tăng dưới 20%.
Nhìn chung, việc điều hành OMO đã được kết hợp tương đối đồng bộ với các
công cụ CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Lãi suất OMO đã kết hợp khá
chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để định hướng lãi suất thị
trường.
Thứ ba, OMO là kênh để NHNN có được nguồn thông tin về tình hình
nguồn vốn của các TCTD và về tình hình thị trường tiền tệ nói chung, làm cơ
sở cho việc điều hành CSTT.
Vì thông tin về thị trường tiền tệ còn chưa thu thập được đầy đủ và kịp thời,
kết quả hoạt động OMO có thể coi là kênh thông tin hữu hiệu phản ánh một phần
tình hình thị trường tiền tệ phục vụ cho điều hành CSTT. NHNN có thể đưa ra các
nhận định về vốn khả dụng của các TCTD, cũng như xu hướng lãi suất thị trường
thông qua việc tổng hợp, phân tích các thông tin về khối lượng, lãi suất đặt thầu và
trúng thầu trong các phiên giao dịch OMO, từ đó nắm bắt được các diễn biến về vốn

của các TCTD để đưa ra các quyết định điều hành OMO và điều hành CSTT nói
chung.
Thứ ba, công tác phân tích, dự báo vốn khả dụng của các TCTD làm cơ
sở cho việc quyết định giao dịch OMO ngày càng được tăng cường.
Công tác dự báo vốn khả dụng của NHNN đã có nhiều cải thiện, kết quả dự
báo trong kì dự báo là 1 tháng không có nhiều sai lệch về tổng thể, nhưng trong dự
báo biến động hàng ngày còn nhiều sai số. Tuy nhiên, do việc thực hiện chào mua
được thực hiện 2 phiên một ngày, nên việc chỉnh sửa sai lệch dự báo được tiến hành
nhanh chóng.
21
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
Thông tin về vốn khả dụng của các TCTD đã được phản ánh toàn diện và kịp
thời hơn qua hệ thống thông tin báo cáo mới của NHNN. Các thành viên OMO đã
có sự quan tâm, chú trọng hơn đối với việc theo dõi, phân tích và dự báo luồng vốn,
thực hiện quản lý vốn ngày càng hiệu quả hơn để có thể tăng cường tham gia các
nghiệp vụ thị trường tiền tệ, nhất là nghiệp vụ OMO.
Thứ tư, hoạt động OMO góp phần phát triển thị trường tiền tệ, hỗ trợ các
TCTD sử dụng vốn có hiệu quả.
Hoạt động OMO giúp tăng tính thanh khoản của các GTCG do các TCTD nắm
giữ. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp, giúp cho các
TCTD yên tâm hơn khi đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Chính phủ, khuyến
khích các hoạt động mua bán lại trái phiếu chính phủ.
Nhiều TCTD không chỉ coi việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ là hình thức
đầu tư an toàn mà còn là hình thức dự trữ thanh khoản có hiệu quả cao. Khi cần
thiết để đảm bảo khả năng thanh toán, các TCTD có thể sử dụng các GTCG trong
các giao dịch OMO cũng như các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nói chung
Qua theo dõi, phân tích các kết quả hoạt động OMO được công bố rộng rãi
trên các phương tiện thông tin, các TCTD có thể tham khảo về diễn biến thị trường
để quyết định việc tham gia các hoạt động thị trường tiền tệ, nắm bắt tín hiệu về

định hướng điều hành CSTT của NHNN để có hướng cân đối nguồn vốn thích hợp.
3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả khả quan của hoạt động OMO thì vẫn còn bộc lộ
những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, tác động của OMO đến thị trường tiền tệ còn hạn chế
Công cụ OMO chủ yếu phát huy vai trò điều tiết khối lượng vốn khả dụng của
các TCTD hơn là điều tiết lãi suất của thị trường. Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất thị
trường mở mang tính thị trường nhưng NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo
mang tính hành chính trong một số phiên giao dịch. Ngoài ra mối quan hệ giữa lãi
suất OMO cũng như các lãi suất khác của NHNN và lãi suất thị trường chưa thật
chặt chẽ. Doanh số giao dịch OMO còn thấp, nên mức độ tác động của OMO đến
các điều kiện thị trường vẫn còn khá khiêm tốn, và cũng chưa có mối liên hệ rõ ràng
giữa hoạt động của thị trường mở với tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ đa mục tiêu kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế. Vì vậy, việc bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở vẫn phải nằm trong chỉ tiêu
lượng tiền cung ứng tăng thêm được Chính phủ phê duyệt. Do đó, phần nào làm
giảm tính chủ động trong điều hành nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt
22
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
Nam.
Thứ hai, hoạt động thị trường mở còn một số bất cập
- Tốc độ và chất lượng đường truyền kết nối qua mạng giữa NHNN và các
thành viên còn chậm và đôi lúc bị ngắt quãng, nhất là khi nhiều thành viên đồng
thời giao dịch với NHNN;
- NHNN chưa chấp nhận hoàn toàn các chữ ký điện tử trong các giao dịch với
NHNN. Hiện nay mặc dù bản đăng ký mua bán GTCG và hợp đồng, phụ lục hợp
đồng đều được ký duyệt chữ ký điện tử trên mạng, Sở Giao dịch NHNN yêu cầu
phải có chữ ký của lãnh đạo NHTM trên bản in để chuyển tiền, không chấp nhận
chữ ký điện tử và chữ ký cấp phòng của NHTM được uỷ quyền.

- Thời gian để rút được GTCG lưu ký ra khỏi NHNN phải chờ đợi lâu (thường
đến 5-7 ngày), do Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM phải đợi bản gốc văn
bản của NHNN gửi đến mới hoàn tất thủ tục cho khách hàng.
Thời gian qua, NHNN Việt Nam đã điều hành linh hoạt lãi suất nghiệp vụ thị
trường mở gắn với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để định hướng lãi suất
thị trường, phát tín hiệu trong điều hành chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy vẫn có
thời điểm, NHNN lúng túng trong việc điều tiết lãi suất trên thị trường mở trong
mối quan hệ với các loại lãi suất khác. Những năm gần đây và đặc biệt trong 6
tháng đầu năm 2011, NHNN thực hiện đấu thầu khối lượng với lãi suất công bố,
điều này cũng hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh của các TCTD.
Dự báo cung - cầu vốn khả dụng của NHNN đôi khi chưa thật chính xác. Sai
số trong dự báo thường không đồng đều nên khó khắc phục
Thứ ba, hoạt động của thị trường mở chưa thực sự sôi động.
Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở không mang tính bắt buộc, vì vậy, số
lượng thành viên tham gia thị trường mỗi phiên cũng khiêm tốn. Các NHTMCP
tham gia không thường xuyên và không nhiều.
Khả năng hỗ trợ vốn khả dụng chưa đáp ứng được yêu của tất cả các TCTD
tham gia thị trường. Thực tế 6 tháng đầu năm 2011, đã có 49 thành viên tham gia thị
trường, song tham gia giao dịch thường xuyên chủ yếu là các TCTD có quy mô lớn
với ưu thế về điều kiện giao dịch. Các TCTD quy mô nhỏ hoặc chưa quan tâm, hoặc
điều kiện tham gia thị trường yếu nên không thường xuyên tham gia thị trường. Do
vậy, khi thiếu vốn khả dụng tạm thời họ phải vay trên thị trường tiền tệ liên ngân
hàng với lãi suất cao, từ đó gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ.
Thứ tư, kỳ hạn mua bán GTCG ngắn và chưa đa dạng
23
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
Hiện nay, NHNN chỉ thực hiện thống nhất một loại kỳ hạn giao dịch trong một
phiên đấu thầu. Điều này đã hạn chế sự lựa chọn về kỳ hạn của các thành viên thị
trường, mặc dù nhu cầu về khối lượng và thời gian của các thành viên là khác nhau.

Bên cạnh đó, NHNN chỉ thực hiện giao dịch theo một chiều nhất định (mua hoặc
bán GTCG) trong một phiên và chủ yếu thực hiện việc mua GTCG nên các TCTD
cũng không thể tham gia nếu không phù hợp với nhu cầu vốn của họ.
Mặc dù về quy định là kỳ hạn giao dịch đã được đa dạng hoá từ 7 ngày đến
182 ngày nhưng trên thực tế, NHNN thường chỉ giao dịch với các kỳ hạn từ 7-30
ngày, dẫn đến các khoản thanh toán với NHNN đến hạn dồn dập trong một thời
gian ngắn và tăng gánh nặng thanh toán cho các NHTM.
3.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, thị trường tiền tệ ở Việt Nam còn chưa thực sự phát triển, làm hạn
chế hiệu quả các công cụ CSTT. Việc thu thập thông tin về tình hình thị trường tiền
tệ còn nhiều khó khăn, dẫn đến hạn chế trong việc theo dõi, dự báo vốn khả dụng.
Bản thân một số TCTD thành viên cũng gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin
về tình hình thị trường. Việc đánh giá, phân tích tình hình thị trường thông qua xem
xét phản ứng của một số thành viên đôi khi không chính xác diễn biến thực tế.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng cho hoạt động OMO còn bất cập. Sự không đồng bộ
trong ứng dụng công nghệ thông tin giữa NHNN và các thành viên thị trường làm
hạn chế số lượng thành viên tham gia, đặc biệt là các NHTMCP. Việc nâng cấp hệ
thống máy móc thiết bị phục vụ cho các nghiệp vụ thị trường mở nói riêng và các
nghiệp vụ của NHNN nói chung còn chậm làm hạn chế đến tiến độ triển khai các
ứng dụng công nghệ hiện đại vào các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ trong đó
có nghiệp vụ OMO.
Thứ ba, nhiều TCTD vẫn chưa quan tâm và chưa nhận thức đầy đủ tính
hiệu quả của công cụ này.
Số lượng thành viên thường xuyên tham gia OMO đã tăng nhưng vẫn còn hạn
chế. Điều này không chỉ làm hạn chế sự tác động của OMO đến thị trường mà còn
hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của TCTD.
Thứ tư, hàng hoá của OMO tuy đã được mở rộng nhưng vẫn chưa thực
sự đa dạng hoá.
Kỳ hạn của trái phiếu, tín phiếu Chính phủ - loại hàng hoá chủ yếu trong
OMO - vẫn chưa thực sự đa dạng hoá, nhất là các tín phiếu kho bạc với thời hạn

dưới 364 ngày ít được phát hành. Điều này cũng làm cho nhiều NHTM khó có điều
24
Tiểu luận môn Tín dụng 1
GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh
kiện đầu tư vào GTCG, tạo hàng hoá tham gia OMO và các nghiệp vụ thị trường
tiền tệ khác.
Theo Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 đã có sự thay đổi quy
định tỉ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán
trong giao dịch mua bán có kì hạn giữa NHNN và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên,
trong Quyết định này, danh mục giấy tờ có giá tham gia thị trường mở chưa được
mở rộng. Việc quy định thứ tự ưu tiên GTCG trong xét thầu nhằm khuyến khích các
TCTD đầu tư dự trữ thanh khoản vào các GTCG có tính thanh khoản cao đã gây
khó khăn cho các TCTD nhỏ nắm không nhiều trái phiếu Chính phủ.
Thứ năm, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa.
Hiệu quả của chính sách tiền tệ cần dựa trên cơ sở có sự phối hợp đồng bộ với
chính sách tài khóa. Việc bội chi ngân sách có xu hướng gia tăng qua các năm đã
tác động, làm hiệu quả của chính sách tiền tệ bị sụt giảm.
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
a) Bổ sung thêm hàng hoá giao dịch trên thị trường mở
Để hoạt động trên thị trường thực sự sôi động thì một trong những điều kiện
cần thiết là phải bổ sung thêm các loại hàng hoá cho thị trường. Vì vậy, trong thời
gian tới, NHNN cần xem xét bổ sung thêm các loại GTCG được phép giao dịch trên
thị trường mở.
Muốn vậy, cần bổ sung các qui định vào chứng chỉ tiền gửi vào trong Luật
Các công cụ chuyển nhượng để tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển loại GTCG
này. Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để thương phiếu có thể được giao dịch trên thị
trường mở.

Bên cạnh các GTCG do Bộ Tài chính phát hành thì NHNN có thể chấp thuận
các loại GCTG khác do các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có uy tín, các chính
quyền địa phương hoặc các tổng công ty lớn của Nhà nước được phép giao dịch
trên thị trường mở. Việc đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở sẽ thúc
đẩy các NHTM đầu tư vào các GTCG này, từ đó tăng thêm tính thanh khoản của
các GTCG này và thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán trái phiếu.
b) Đa dạng hoá các kỳ hạn giao dịch và tiến tới giao dịch nhiều kỳ hạn
trong một phiên
25

×