Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phát triển công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.42 KB, 30 trang )

Trần thanh Cao _ Ngân hàng 46A
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam sau gần hai mươi năm đổi mới đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng và to lớn, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.Kết quả đó có sự đóng
góp rất lớn từ việc vận hành đúng đắn và chính xác chính sách tiền tệ của ngân hàng
nhà nước . Thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như: chiết khấu,dự trữ bắt
buộc, nghiệp vụ thị trường mở,hạn mức tín dụng,tỷ giá….. ngân hàng nhà nước 1 mặt
cung cấp đầy đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế , mặt khác giữ ổn định giá trị
của đồng nội tệ.
Một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, Nghiệp vụ thị
trường mở sau khoảng thời gian đi vào hoạt động từ ngày 12 tháng 7 năm 2000, công
cụ này đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình với những ưu thế vốn có của nó,
góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên hoạt động thị trường mở trong thời gian qua vẫn bộc lộ một số hạn chế : số
lượng hàng hoá giao dịch và số thành viên tham gia trên thị trường mở còn khiêm tốn
, phương thức giao dịch còn nhiều thủ tục, kém linh hoạt….
Do vai trò quan trọng và còn nhiều điểm hạn chế trong việc vận hành công cụ thị
trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian qua nên việc nghiên
cứu nhằm phát triển nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam là
một đòi hỏi cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn . Vì vậy đề
tài :”phát triển công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt
Nam “ được lựa chọn nghiên cứu cho đề án này.
2 Mục tiêu,đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu:
+Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng
trung ương(NHTW).
+Phân tích đánh giá thực tiễn về việc sử dụng công cụ thỉ trường mở của ngân
hàng nhà nước Việt Nam(NHNN).
1
+Đề xuất các giải pháp và kiến nghị.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến việc khởi thảo và
thực thi công cụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thơì gian
qua.
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
-Phương pháp luận triết học: Duy vật biện chứng,duy vật lịch sử
-Phương pháp khảo sát thông kê , phân tích tổng hợp , so sánh tư duy logic và khái
quát vấn đề.
2
Trần thanh Cao _ Ngân hàng 46A
CHƯƠNG 1
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nhìn một cách tổng quát là một trong những chính sách kinh tế
vĩ mô của nhà nước do NHTW chịu trách nhiệm khởi thảo và thực thi, thông qua các
công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt
các mục tiêu về ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc
gia có thể được hoạch định theo một trong hai hướng:
Chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu
tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trong trường hợp này chính sách tiền
tệ nhằm chống suy thoái kinh tế , chống thất nghiệp.
Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng , hạn chế đầu tư kìm
hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế . Trong trường hợp này chính sách tiền tệ
nhằm chống lạm phát .
Chính sách tiền tệ một mặt cung cấp đầy đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh
tế, mặt khác giữ ổn định giá trị của đồng bản tệ. Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ
bản , chủ yếu nhất của NHTW. Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt
trong mọi hoạt động của NHTW.
1.1.2 Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ

Với mỗi quốc gia khác nhau và trong từng thời điểm khác nhau thì mục tiêu cụ
thể của chính sách tiền tệ cũng khác nhau nhưng nhìn chung NHTW của các quốc gia
đều vận hành chính sách tiền tệ để hướng tới các mục tiêu tăng trưỏng kinh tế, ổn
định giá trị đồng tiền, tạo việc làm cho người lao động.
1.1.2.1Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ.
Các nhà kinh tế đã cho rằng, lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền sản xuất
hàng hoá, đặc biệt là nền sản xuất hàng hoá phát triển ở mức độ cao ( nền kinh tế thị
3
trường). Lúc này với chức năng chính của mình, NHTW luôn coi việc kiểm soát lạm
phát ở mức hợp lý, ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền
tệ.
Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát, tuy nhiên nhìn chung có thể hiểu:
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của giá cả trong 1 thời gian dài.Lạm phát tác động
đến nền kinh tế theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực.
Khi lạm phát gia tăng tới mức không thể kiểm soát ,sẽ tác động xấu đến mọi mặt
của nền kinh tế-xã hội,sản lượng giảm, hàng loạt các doanh nghiệp rơi vào tình trạng
phá sản,hàng hoá bị găm giữ hình thành cầu giả tạo,giá cả leo thang…..
Tuy nhiên bên cạnh những tác hại mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế ,trong
chừng mực nào đó,với 1 tỷ lệ lạm phát vừa phải,lạm phát lại là yếu tố để kích thích
kinh tế tăng trưởng .Khi đó các nhà kinh tế còn gọi đó là liều thuốc bổ cho tăng
trưởng kinh tế.
Thông qua chính sách tiền tệ NHTW có thể góp phần quan trọng trong việc kiểm
soát lạm phát. Nếu như lạm phát ở mức cao, NHTW sẽ vận hành chính sách tiền tệ
thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, qua đó làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ
giảm xuống và như vậy tỷ lệ lạm phát giảm xuống. Ngược lại nếu tỷ lệ lạm phát ở
mức quá thấp hay thậm chí là thiểu phát, để duy trì một mức tỷ lệ lạm phát hợp lý
NHTW sẽ vận hành chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích cầu, thông qua mở rộng
cung ứng tiền tệ.
Kiểm soát lạm phát được biểu hiện trước hết ở chỗ ổn định giát trị đối nội của
đồng tiền,túc là sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong

nước. Mặt khác nó còn được biểu hiện qua sự ổn định giá trị đối ngoại của đồng
tiền , được đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi.Một sự tăng lên trong giá trị đồng bản tệ so
với ngoại tệ sẽ hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,hạn chế xuất khẩu.
Ngược lại,khi giá trị đồng bản tệ giảm xuống so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất
khẩu , hạn chế nhập khẩu…..
4
Trần thanh Cao _ Ngân hàng 46A
Gía trị đối nội và giá trị đối ngoạ của đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau.
Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế,nhàn nước phải có các biện pháp ổn định
giá cả hàng hoá , dịch vụ trong nước và ổn định tỷ giá.
1.1.2.2 Tạo việc làm ,giảm thất nghiệp.
Việc làm cho người lao động là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ quốc gia
nào trên thế giới. Thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm,
tức tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.
Nếu chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ
thì điều đó sẽ tạo điều kiện mở rộng đầu tư xản xuất, nền kinh tế cần nhiều lao động
hơn,cầu về lao động tăng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, khi lượng cung
ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế sẽ
cần ít lao động hơn , tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng.
Theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp
bằng không mà tỷ lệ thất nghiệp phải ở mức tự nhiên. Ngoài ra thông thường để có
một tỷ lệ công ăn việc làm ở mức hợp lý thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất
định nào đó, hai mục tiêu này luôn triệt tiêu cho nhau trong quá trình thực thi chính
sách tiền tệ.
1.1.2.3 Kích thích tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với mục tiêu công ăn việc làm cao.
Chính sách tiền tệ có thể tác động đồng thời hai mục tiêu này. Khi mức cung ứng tiền
tệ tăng lên trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích đầu tư, mở rộng sản
xuất kinh doanh , làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại khi mức cung
tiền tệ giảm trong ngắn hạn lãi suất tín dụng tăng sẽ thu hẹp hoạt động sản xuất kinh

doanh , sản lưọng giảm, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm.
Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng, nền kinh tế thị trường luôn biến động mang
thính chu kỳ: Từ tăng trưởng kinh tế quá mức dẫn đến lạm phát cao, từ đó rễ rơi vào
trạng thái ngưng trệ rồi suy thoái kinh tế. Vấn đề đặt ra là đối với từng giai đoạn cụ
thể, chính sách tiền tệ phải tìm giải pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm,
vừa dung hoà được các mục tiêu còn lại.
1.1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ
5
1.1.3.1Chính sách chiết khấu.
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt đó là
tiền tệ với chức năng chính là nhận tiền gửi và cho vay . Nhưng không phải lúc nào
hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng đều thuận lợi.Có những lúc khách hàng đến
rút tiền quá nhiều, khi đó ngân hàng thương mại có thể rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán.Vì vậy nếu không có Ngân hàng trung ương , các ngân hàng thương
mại(NHTM) có thể sẽ rơi vào tình trạng phá sản . Chính vào lúc khó khăn này,
NHTW sẽ thực hiện chức năng là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế.
NHTW sẽ cấp tín dụng cho NHTM qua nhiều hình thức, thông dụng nhất đó là
tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu hoặc các
giấy tờ có giá . Khi chấn nhận chiết khấu hoặc tái chiết khấu là NHTW đã làm tăng
lượng tiền trong lưu thông. Đây là hình thức phát hành tiền được xem là lành mạnh
do được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá và khi đáo hạn NHTW sẽ đòi được các món
nợ đã cho vay.
Việc điều hành công cụ chiết khấu , tái chiết khấu để thực thi chính sách tiền tệ
được thông qua lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu. NHTW có thể tác động để tăng
hoặc giảm khả năng cho vay của các NHTM , qua đó tăng hoặc giảm lượng tiền cung
ứng trong nền kinh tế.
Khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu, giá của các khoản vay tăng lên, các ngân
hàng thương mại sẽ nâng lãi suất cho vay và hạn chế khả năng cho vay đối với nền
kinh tế, đồng thời lãi suất tăng sẽ dẫn đến nhu cầu vay vốn của nền kinh tế sẽ
giảm,lượng tiền cung ứng sẽ giảm. Khi NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ có tác

động ngược lại.
Chiết khấu và tái chiết khấu là việc NHTW “mua” các thương phiếu của các
NHTM nhằm điều chỉnh mức cung tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền
kinh tế, đồng thời qua đó điều chỉnh cung ứng tiền tệ.
Chính sách chiết khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc thực thi chính
sách tiền tệ của NHTW .Nó không chỉ điều tiết lượng tiền cung ứng mà còn thể hiện
được vai trò người cho vay cuối cùng của nền kinh tế và tác động đến việc điều chỉnh
cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế.
6
Trần thanh Cao _ Ngân hàng 46A
Tuy nhiên với công cụ này , NHTW không thể chủ động trong việc điều tiết
lượng tiền cung ứng, do việc chiết khấu hay không chiết khấu do các NHTM tự quyết
định , NHTW không thể ép buộc.
1.1.3.2 Dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, không được
dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do Ngân hàng trung ương quy định và
bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín
dụng . Dự trữ bắt buộc mang tính pháp luật, được các tổ chức tín dụng gửi tại các tài
khoản của mình ở NHTW và thường không được hưởng lãi hoặc lãi suất rất thấp.
NHTW sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để tác động tới lượng tiền cung ứng trên
hai phương diện :
Thứ nhất : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các
NHTM. Theo thuyết tạo tiền gửi, từ một lượng tiền dự trữ ban đầu , hệ thống ngân
hàng thương mại có thể tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần với công thức
tổng quát :
Tiền gửi mới được tạo ra= Tiền dự trữ ban đầuTỷ lệ dự trữ bắt buộc
Trong đó : 1/Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là số nhân tiền với hai giả thiết:
• Các NHTM không có tiền dự trữ dư thừa so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà NHTW
quy định.
• Các khoản tiền gửi do các NHTM tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống ngân

hàng.
Khi NHTW quyết định tăng hoặc giảm tỷ lện dự trữ bắt buộc sẽ làm cho số nhân
tiền giảm đi hoặc tăng lên. Qua đó làm giảm hoặc tăng lượng tiền cung ứng.
Thứ hai : Tỷ lện dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của các NHTM .
Số tiền dự trữ bắt buộc của 1 NHTM được gửi ở một tài khoản tại NHTW , không
được hưởng lãi hoặc lãi suất rất thấp trong khi các ngân hàng thương mại vẫn phải trả
lãi của khoản tiền đó cho khách hàng của mình. Do vậy khi mức dự trữ tăng lên đòi
7
Obj674Obj675Obj676Obj677
hỏi các NHTM phải tăng lãi suất cho vay vì chi phí huy động vốn lớn hơn và khả
năng cho vay của NHTM giảm xuống, theo đó lượng tiền cung ứng sẽ giảm xuống.
Và ngược lại , khi tỷ lện dự trữ bắt buộc giảm xuống, các ngân hàng thương mại có
thể giảm lãi suất cho vay vì chí phí huy động vốn giảm xuống, tăng khả năng cho vay
của các NHTM và theo đó lượng tiền cung ứng tăng lên.
Điểm lợi chính của việc sủ dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát lượng tiền
cung ứng là nó có thể tác động bình đẳng đến các ngân hàng. Đây là công cụ có ảnh
hưởng rất lớn đến lượng tiền cung ứng. Nhưng chính điều này cũng làm cho công cụ
dự trữ bắ buộc trở lên phức tạp và thiếu linh hoạt vì sự thay đổi thường xuyên sẽ gây
ra sự bất ổn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và chi phí cho việc điều chỉnh
thích ứng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới là rất tốn kém. Ngoài ra việc tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc có thể ảnh hưởng ngay lập tức tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng
có tỷ lệ dự trữ vượt quá ở mức thấp. Do đó hiện nay công cụ dự trữ bắt buộc đóng vai
trò kém phần quan trọng trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của NHTW..
1.1.3.3 Nghiệp vụ thị trường mở.
Vì phạm vi của đề án này tập trung đi sâu vào nghiên cứu về nghiệp vụ thị
trường mở . Do đó công cụ này sẽ được đề cập rõ ràng và đầy đủ ở phần sau của bài
viết
1.2 CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
1.2.1 Khái niệm và cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở.
1.2.1.1Khái niệm.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc
trung và dài hạn nhưng thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn là ngắn hạn như: Tín
phiếu Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng trung ương, Chứng chỉ tiền gửi…. của NHTW
trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối
dự trữ của các NHTM , từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các
NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
1.2.1.2 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở.
a.Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
8
Trần thanh Cao _ Ngân hàng 46A
Hành vi mua, bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có khẳ năng ảnh
hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua việc tác động tới
lượng tiền gửi của các NHTM tai NHTW và tiền gửi của khách hàng tại các NHTM.
Bằng việc bán các chứng khoán cho các đối tác, NHTW có thể làm giảm đi một khối
lượng dự trữ tương ứng (nếu các nhân tố khác không đổi), dù người mua là NHTM
hay khách hàng của nó khi tiền thanh toán cho lượng chứng khoán được ghi nợ vào
tài khoản của ngân hàng tại NHTW. Trong trường hợp người mua là khách hàng của
NHTM thì số tiền mua chứng khoán sẽ làm giảm số dư tiền gửi của khách hàng đó tại
NHTM. Sự giảm xuống của dự trữ sẽ dẫn đến giảm khả năng cho vay của hệ thống
ngân hàng và vì thế mà làm giảm khối lượng tiền cung ứng theo bội số, được đo
lường bằng sự giảm xuống của số nhân tiền tệ. Hành vi mua chứng khoán của
NHTW sẽ có tác động ngược lại.
NHTW bán tín phiếu kho bạc  Dự trữ NH  Dự trữ để mở rộng cho vay  khối lượng
tín dụng   MS 
Sơ đồ 1: Cơ chế tác dộng vào dự trữ của NHTM khi NHTW bán tín phiếu kho bạc.
b. Tác động qua lãi suất.
Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường mở cuả NHTW có ảnh hưởng
gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường:
Thứ nhất: khi dự trữ của các ngân hàng bị ảnh hưởng nó có tác động đến cung
cầu vốn của NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đến lượt nó, cung cầu tiền

trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất
ngắn hạn này , thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động Arbirage về lãi
suất, sẽ truyền tác động của nó đến các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường
tài chính. Tổng cầu AD của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết
định tại một mức lãi suất thị trường xác định.
Thứ hai: Việc mua bán chứng khoán sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung
cầu về loại chứng khoán đó trên thị trường mở và do đó tác động đến giá cả của nó.
Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi. Nếu đó là loại
9
chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay
đổi tỷ lệ sinh lời của chúng sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường ,tổng cầu AD và sản
lượng.
Cung TPKB ↑––––> Giá TPKB ↓ –––––––> LS thị trường ↑–––––––––––––
NHTW Đầu tư ↓
Bán TPKB
Dự trữ ↓ > Cung vốn ↓ LS ngắn hạn ↑ ––––> LS
NHTW thị trường
Sơ đồ 2: Cơ chế tác động qua lãi suất khi NHTW bán tín phiếu kho bạc
1.2.2 Các loại nghiệp vụ thị trương mở.
Trong các nghiệp vụ thị trường mở phải có sự tham gia của NHTW bởi nếu
không có NHTW tham gia thì khối lượng tiền tệ nói chung sẽ không thay đổi. Việc
NHTM này bán chứng khoán cho một NHTM khác, xét toàn cục, chỉ là sự dịch
chuyển chứng khoán và di chuyển ngược lại của một phần dự trữ đang dư thừa từ
NHTM này sang NHTM khác đang thiếu vốn mà thôi.
Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở:
• Nghiệp vụ thị trường mở năng động, nhằm làm thay đổi mức dự trữ và cơ số
tiền tệ.
• Nghiệp vụ thị trường mở thụ động, nhằm bù lại những chuyển động của các
nhân tố khác đã làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW thường được sử dụng theo hai cách chủ

yếu là : Các giao dịch không hoàn lại và các giao dịch có hoàn lại.
Các giao dịch không hoàn lại (hay các giao dịch mua bán đứt đoạn): bao gồm
các nghiệp vụ mua, bán chứng khoán của NHTW theo các phương thức mua đứt bán
đoạn trên cơ sở giá trị thị trường. Hình thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền sở
10
Obj678
Trần thanh Cao _ Ngân hàng 46A
hữu đối với các chứng khoán là đối tượng giao dịch. Vì vậy, ảnh hưởng của nó đối
với dự trữ của các ngân hàng là dài hạn.
Các giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn) :Phương pháp này chủ yếu
được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại (Repor). Hợp
đồng mua lại được sử dụng khi NHTW thực hiện một giao dịch theo hợp đồng mua
lại, có nghĩa là mua chứng khoán từ người môi giới trên thị trường, người đồng ý sẽ
mua lại vào một ngay xác định trong tương lai. Hợp đồng mua lại đảo ngược được áp
dụng khi NHTW muốn rút bớt dự trữ của hệ thống ngân hàng. Để đạt được mục đích
này, NHTW bán chứng khoán cho người giao dịch, người đồng ý sẽ bán lại vào một
ngày xác định trong tương lai. Sự chênh lệch giá bán chứng khoán tại thời điểm t=o
và thời điểm t=T là lãi suất của khoản vay (Repor). Nói chung hợp đồng mua lại
được sử dụng trong một thời gian rất ngắn. Thường là qua đêm với t = 1 ngày. Tuy
nhiên, cũng có khi thời hạn hợp đồng mua lại dài hơn với t > 1 ngày, được coi là
Repor có thời hạn. Với loại Repor mở, thời hạn t không được xác định trước mà 2
bên thoả thuận lại vào mỗi ngày.Giao dịch theo hợp đồng Repor thực chất là một
khoản vay có bảo đảm bằng chứng khoán có tính thị trường cao.
Các giao dịch hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ thị trường mở vì
những lý do sau đây:
Thứ nhất: đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh
hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng.
Thứ hai: chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại rẻ hơn so với các hợp
đồng mua bán đứt đoạn.
Thứ ba: thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ không

hoàn hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục.
Thứ tư: làm giảm bớt thời giam thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của
thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW.
Ngoài ra một loạt các nghiệp vụ khác cũng được NHTW sử dụng trong nghiệp
vụ thị trường mở như: phát hành chứng chỉ nợ của NHTW, giao dịch hoán đổi các
chứng khoán đến hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ.
1.2.3 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở.
11

×