Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngủ ngáy – bệnh nguy hiểm ở trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.83 KB, 5 trang )

Ngủ ngáy – bệnh nguy hiểm ở trẻ
Ngủ ngáy ở trẻ ngoài việc cản trở sự phát triển trí
não ở trẻ còn có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị
ngừng thở và tử vong.
Mấy hôm nay, không biết có phải do thời tiết đang
ấm áp bỗng trở lạnh hay không mà bé Cua tự dưng
khi ngủ còn ngáy to hơn cả bố. Ban đầu cả hai vợ
chồng đều cho rằng chắc do bé Cua cả ngày chạy
chơi ngoài trời gặp thời tiết thay đổi nên ngạt mũi.
Tuy nhiên sau gần một tháng theo dõi thì hai anh chị
thực sự lo lắng vì bé Cua thường hay trở mình, ngọ
nguậy trong đêm, ngủ không ngon giấc, tiếng thở thì
khó khăn kèm theo tiếng ngáy to hơn. Sáng ra nhìn
thấy gối của con ướt sũng vì nước dãi, môi khô đến
nứt ra… hai anh chị mới tá hỏa vì đêm qua con đã vô
cùng vất vả khò khè thở bằng miệng.
Đưa con tới bệnh viện khám bệnh thì anh chị được
bác sĩ cho biết bé Cua đang có biểu hiện bị viêm
V.A. Sau một hồi tư vấn của bác sĩ vợ chồng chị
Giang mới vỡ lẽ lâu nay bé Cua ngủ ngáy phải ngủ
trong một trạng thái vô cùng khó nhọc, không sâu
giấc do V.A vốn là tổ chức tế bào bạch cầu có nhiệm
vụ chống lại vi khuẩn đi vào đường hô hấp đã bị
viêm nhiễm.

Khi con bắt đầu có triệu chứng ngủ ngáy, vợ chồng
chị Giang vẫn cho rằng đó là biểu hiện bình thường
khi trẻ vì quá mải chơi ngoài trời trong khi thời tiết
thay đổi nóng lạnh thất thường vào thời gian giao
mùa nên mới dẫn đến tình trạng bé ngủ ngáy. Tuyệt
nhiên anh chị không biết rằng mình đã vô tình kéo


dài thời gian viêm V.A ở bé Cua khiến cho ổ viêm
ngày một phát triển rộng.
Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ngủ ngáy là do trẻ
tiếp xúc với môi trường khói, bụi, đặc biệt là hít phải
khói thuốc lá, trẻ béo phì, trong gia đình có người
ngủ ngáy hay trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên như
viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, nghẹt mũi mạn
tính…
Hai anh chị còn lo lắng hơn khi nghe bác sĩ đưa ra
những biến chứng ảnh hưởng không tốt đối với sự
phát triển của trẻ nếu không được điều trị kịp thời
như:
Khi bị ngủ ngáy, trẻ thường ngủ một cách rất khó
nhọc, không say, không sâu ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất và trí tuệ do não thiếu ôxy khi ngủ. Và
do khi ngủ phải há miệng để thở nên sau nhiều năm,
trẻ sẽ có bộ mặt của người bị VA điển hình: Da xanh,
chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, mặt dài do xương hàm
trên phát triển kém, cằm nhô ra…
Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ còn dẫn đến tình trạng trẻ bị
ngừng thở khi ngủ có thể nguy hiểm tính mạng.
Ngoài ra, với trẻ bị ngủ ngáy trẻ cũng dễ mệt mỏi,
khó tập trung học hành do thường xuyên bị thức giấc
giữa đêm. Hệ tim mạch của trẻ cũng vì thế mà sẽ bị
tổn thương sau một thời gian dài.
Trẻ bị ngủ ngáy thường mất tập trung, thường xuyên
nghịch ngợm một cách thái quá.
Do vậy để hạn chế hiện tượng ngủ ngáy của con, các
mẹ cần chú ý đến tư thế ngủ cho trẻ, nên cho trẻ nằm
nghiêng và gối đầu cao. Các mẹ cũng cần tránh để

con tham gia những trò chơi đòi hỏi nhiều về thể lực,
chạy quá nhiều, không cho trẻ ăn quá no trước khi trẻ
đi ngủ.
Đối với môi trường quanh trẻ, cha mẹ cần tạo cho trẻ
một môi trường sống trong lành, không khói bụi, đặc
biệt là khói thuốc lá, thường xuyên giữ ấm phần cổ
và ngực cho con

×