Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Bản tin khoa học và ứng dụng quý 3 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 28 trang )

In 500 bản, khổ 19 x 27 cm.
Giấy phép xuất bản số: 24/GP-
STTTT do Sở Thông tin & Truyền thông
tỉnh Bắc Giang cấp ngày 01 tháng 4 năm
2011. In tại Nhà in Báo Bắc Giang.
TRONG SỐ NÀY
z Hội thảo khoa học Thân thế sự nghiệp
Tiến só Thân Nhân Trung
z Hội nghò sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm
z Chấm điểm mô hình, sản phẩm dự thi sáng tạo
Thanh thiếu niên, nhi đồng lần VII, năm 2011
z Đẩy mạnh công tác thi đua trong các tổ chức Hội
z Trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Liên hiệp các hội
KH&KT tỉnh Ninh Bình
z Hội thảo tư vấn, phản biện và giám đònh xã hội
z Hội Điều dưỡng tỉnh: Nhân rộng mô hình chăm sóc
người bệnh theo đội
z Hội chữ thập đỏ Bắc Giang:
Cầu nối những tấm lòng nhân ái
Chòu trách nhiệm xuất bản
ThS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN
Chủ tòch Liên hiệp các hội
KH&KT tỉnh Bắc Giang
Biên tập
HOÀNG VĂN THÀNH
NGUYỄN THỊ THUỶ
NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Thư ký biên tập
NGUYỄN VĂN CHỨC
Trình bày
LÂM PHONG


Bản tin xuất bản hàng quý
Thông tin đóng góp xin vui lòng
liên hệ Ban biên tập - Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật
tỉnh Bắc Giang
Đòa chỉ: Số 48 - Ngô Gia Tự -
TP Bắc Giang
Điện thoại: 0240 3828 981; 3850
349
Fax: 0240 3 850 349
Website: http//www.busta.vn
Email:
TIN TỨC - SỰ KIỆN
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
KHOA HỌC - KỸ THUẬT
VĂN HOÁ - GIÁO DỤC
ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG
NHÌN RA THẾ GIỚI
TIN HOẠT ĐỘNG
z Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
tại buổi làm việc với Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam
z Chương trình hành động thực hiện Nghò quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
z Cách mạng Tháng 8 - Thắng lợi của khối đại đoàn kết
toàn dân
z Ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển KH&CN
Việt Nam giai đoạn 2011-2020
z Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020
z Tài chiêu hiền đãi só của Bác Hồ
z Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang

hiện nay
z Tri thức Khoa học và công nghệ mong được tin dùng
z Hội làm vườn tỉnh Bắc Giang hướng tới cách làm
hiệâu quả
z Xử lý ni-tơ trong nước thải sẽ làm sạch không khí
z Nghiên cứu một số bệnh không lây nhiễm tại các
bệnh viện của tỉnh Bắc Giang
z Nhà sử học Dương Trung Quốc nghó về việc học sử
z Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu
z Đọc gì, ai đọc, đọc ở đâu?
z Đào tạo nhân tài ở Trung Quốc
PHÁT MINH - KHÁM PHÁ
z Hệ thống đèn “thông minh”
z Chế tạo xăng từ mùn cưa và cỏ
z Phát hiện mới về người tiền sử
Ảnh bìa 1: Đ/c Bùi Văn Hạnh - Phó Chủ tòch UBND tỉnh
Bắc Giang cùng các nhà khoa học tại Hội thảo
khoa học Thân thế sự nghiệp Tiến só Thân Nhân Trung
z Tiến só Thân Nhân Trung - Danh nhân văn hoá ở thế kỷ XV
z Chốn tổ Vónh Nghiêm
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
2
Tháng 9/2011
Số 05
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Á
Ngày 15 tháng 4 năm 2011, tại Văn

phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam. Cùng tham dự
buổi làm việc có Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên
giáo Trung ương, các Bộ: Khoa học và Công
nghệ, Nội vụ, Tài chính, Văn phòng Chính
phủ và Hội đồng Trung ương Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Sau khi nghe đồng chí Đặng Vũ Minh,
Chủ tòch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên hiệp
Hội) báo cáo kết quả hoạt động và các kiến
nghò của Liên hiệp Hội, ý kiến của Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu
dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết
luận như sau:
Qua hơn một phần tư thế kỷ xây dựng và
hoạt động, Liên hiệp Hội đã ngày càng phát
triển, có nhiều đóng góp vào việc xây dựng
cơ chế, chính sách phát triển khoa học và
công nghệ, nhất là trong việc tư vấn, phản
biện và giám đònh xã hội, thông tin và phổ
biến kiến thức, tổ chức các hoạt động, cuộc
thi sáng tạo khoa học và công nghệ qua đó
đã tập hợp, đoàn kết và phát huy tiềm năng,
trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công
nghệ trong nước và ở nước ngoài, đóng góp
thiết thực vào thành tựu chung của đất nước.
Nhất trí với đánh giá về những mặt còn

yếu, nhược điểm được nêu trong báo cáo của
đồng chí Chủ tòch Liên hiệp Hội, như việc còn
lúng túng trong tổ chức hoạt động nên chưa
tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức khoa
học và công nghệ, nhất là lực lượng trẻ, đội
ngũ trí thức trong các viện nghiên cứu, học
viện, trường đại học, doanh nghiệp và trí thức
khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước
ngoài; nội dung và phương thức hoạt động
trên một số lónh vực, như tư vấn, phản biện và
giám đònh xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các hội thành viên và hội viên còn
chưa thật cụ thể.
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, coi
trọng và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí
thức khoa học và công nghệ tập hợp, đoàn
kết, phát huy trí tuệ, sức mạnh sáng tạo và
luôn coi khoa học và công nghệ, cùng với
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
là động lực quan trọng trong sự nghiệp phát
triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghò
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng đã xác đònh rõ việc phát triển
nhanh nguồn nhân lực gắn kết chặt chẽ với
phát triển và ứng dụng khoa học và công
nghệ là một trong ba khâu đột phá có tính
chiến lược trong giai đoạn tới. Là nơi tập hợp
và đoàn kết lực lượng trí thức trong lónh vực
khoa học và công nghệ, Liên hiệp Hội cần
chủ động và tập trung thực hiện Chỉ thò số

42-CT/TW ngày 16 tháng 4 năm 2010 của
Bộ Chính trò về tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 116/TB-VPCP Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2011
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC
VỚI LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
3
Tháng 9/2011Số 05
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Á
hóa đất nước, xây dựng Liên hiệp Hội trở
thành tổ chức chính trò - xã hội vững mạnh ở
Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, giữ vai trò nòng cốt trong tập
hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của
đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về một số kiến nghò của Liên hiệp Hội,
Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Hoan nghênh Liên hiệp Hội tiếp tục
tham gia tích cực vào việc tư vấn, phản biện
và giám đònh xã hội.
Liên hiệp Hội chủ trì, phối hợp với Văn
phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan
để xây dựng Quy chế phối hợp cộng tác giữa
Chính phủ với Liên hiệp Hội theo quy đònh
pháp luật.
Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương
hoàn thiện dự thảo Quyết đònh thay thế Quyết
đònh số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01
năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt
động tư vấn, phản biện và giám đònh xã hội
của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Nội vụ khẩn trương nghiên cứu đề
xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghò đònh số
45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010
của Chính phủ và Quyết đònh số
68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng
tinh thần Chỉ thò số 42-CT/TW ngày 16 tháng
4 năm 2010 của Bộ Chính trò, trong đó đã xác
đònh Liên hiệp Hội là tổ chức chính trò - xã hội,
trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết đònh.
Liên hiệp Hội cần làm việc với các cơ
quan có liên quan để thực hiện các quy trình,
thủ tục phê duyệt Điều lệ theo quy đònh.
3. Đồng ý ban hành Chỉ thò của Thủ tướng

Chính phủ để chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ
thò số 42-CT/TW ngày 16 tháng 4 năm 2010
của Bộ Chính trò về tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và Thông báo số 353-TB/TW
ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về việc xác đònh các đề án
để triển khai thực hiện Chỉ thò số 42-CT/TW
ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Chính trò.
Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp
với Liên hiệp Hội dự thảo Chỉ thò này.
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ khẩn trương
hoàn thành các đề án đã được giao tại Thông
báo số 353-TB/TW ngày 16 tháng 4 năm
2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để
báo cáo đúng thời hạn quy đònh.
Đối với Đề án xây dựng các dự thảo Luật
phổ biến kiến thức và Luật hành nghề kỹ sư
chuyên nghiệp, Chính phủ đã có kết luận
giao Bộ Tư pháp trao đổi với Liên hiệp Hội để
làm rõ thêm một số nội dung, báo cáo kết
quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, làm
việc với Hội Khuyến học Việt Nam và Liên
hiệp Hội để thống nhất việc Liên hiệp Hội
tham gia phổ biến kiến thức tại các Trung
tâm học tập cộng đồng.
4. Việc xây dựng mới trụ sở của Liên hiệp

Hội là cần thiết. Trụ sở mới cần tương xứng
với vai trò, vò trí và tính chất hoạt động của
Liên hiệp Hội. Liên hiệp Hội cần khẩn trương
tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở,
thực hiện việc thẩm đònh và trình duyệt theo
quy đònh hiện hành.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở Liên
hiệp Hội được bố trí theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Công văn số 160/VPCP-
KTTH ngày 8 tháng 01 năm 2008 của Văn
phòng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để
Liên hiệp Hội và các Bộ, cơ quan liên quan
biết, thực hiện.
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Hữu Vũ
TIN TỨC - SỰ KIỆN
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
4
Tháng 9/2011
Số 05
Á
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ
THUẬT TRONG NHỮNG NĂM QUA

Những năm qua, đội ngũ trí thức Bắc Giang
không ngừng tăng về số lượng, nâng cao về
chất lượng, hình thành được đội ngũ trí thức
hoạt động trong các lónh vực của đời sống xã
hội. Thực hiện Chỉ thò số 45-CT/TW ngày
11/11/1998 của Bộ Chính trò và Thông báo kết
luận số 145-TB/TW ngày 09/7/2004 của Ban Bí
thư Trung ương về đẩy mạnh hoạt động của
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam, các cấp uỷ, chính quyền đã có sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện Liên hiệp
hội hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trò
của mình. Tổ chức Liên hiệp hội từng bước
được ổn đònh và phát triển, thu hút nhiều các
hội thành viên, hội viên. Đến nay, toàn tỉnh có
15.292 người có trình độ từ đại học trở lên,
chiếm khoảng 1% dân số, 57,6% tổng số công
chức, viên chức của tỉnh. Trong đó có 466 thạc
sỹ, 16 tiến sỹ. Liên hiệp hội có 18 hội thành
viên với gần 7 vạn hội viên. Tổ chức bộ máy cơ
quan Thường trực Liên hiệp hội được củng cố,
đã bố trí chủ tòch Liên hiệp hội hoạt động
chuyên trách, biên chế cán bộ được tăng
cường; hoạt động tư vấn phản biện và giám
đònh xã hội từng bước được đẩy mạnh; hoạt
động phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
được chú trọng. Đã phát hành Bản tin Khoa
học và ứng dụng, bản tin phổ biến kiến thức
khoa học kỹ thuật, bản tin của các hội thành
viên; tuyên truyền, tập huấn cho hàng nghìn

người về lónh vực tư vấn pháp luật, khám chữa
bệnh…Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy
mạnh, nhiều đề tài nghiên cứu được áp dụng
hiệu quả trong đời sống xã hội. Đã tổ chức
thành công nhiều hội thi, cuộc thi sáng tạo kỹ
thuật với hàng trăm giải pháp làm lợi cho nhà
nước, doanh nghiệp nhiều tỷ đồng.
Tuy nhiên, hoạt động của Liên hiệp hội còn
hạn chế: chưa tập hợp được đông đảo trí thức
khoa học và công nghệ, trí thức trẻ, trí thức
trong doanh nghiệp (mới chỉ tập hợp được
30% trí thức KH&CN). Tổ chức bộ máy chưa
đủ mạnh; tính chất chính trò - xã hội chưa rõ
nét; nội dung, phương thức hoạt động còn hạn
chế; Thường trực Liên hiệp hội chưa tạo sự
liên kết chặt chẽ với các hội thành viên. Năng
lực công tác hội của một số cán bộ chưa đáp
ứng yêu cầu; chưa chú ý lợi ích và bảo vệ
quyền lợi chính đáng của tổ chức hội thành
viên; vai trò của Liên hiệp hội trong Mặt trận
Tổ quốc tỉnh chưa thực sự nổi bật, hiệu quả
phối hợp hoạt động của Liên hiệp hội với các
cơ quan nhà nước trong việc khai thác tiềm
năng, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa
học và công nghệ chưa cao; hoạt động tư vấn
phản biện và giám đònh xã hội mới đạt kết quả
bước đầu; hoạt động khoa học công nghệ, đào
tạo, phổ biến kiến thức khoa học còn mang
tính nhỏ lẻ, thiếu hiệu quả.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là

do nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền
và các tổ chức trong hệ thống chính trò chưa
đầy đủ về vò trí vai trò của Liên hiệp hội; việc cụ
thể hóa chủ trương, nghò quyết, chỉ thò của
UBND TỈNH BẮC GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________ ________________________
Số:233 /CTr-LHH Bắc Giang, ngày 01 tháng 8 năm 2011
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Thực hiện Nghò quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Căn cứ Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghò quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng; căn cứ tình hình thực tế của đội ngũ trí thức cũng như
hoạt động của Liên hiệp hội tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua, Liên hiệp các Hội
Khoa học và kỹ thuật tỉnh xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghò quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng với những nội dung chủ yếu sau:
TIN TỨC - SỰ KIỆN
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
5
Tháng 9/2011Số 05
Á
Á
Đảng, chính sách của nhà nước liên quan hoạt
động của Liên hiệp hội thành nhiệm vụ, giải
pháp của tỉnh còn chậm; việc đầu tư của nhà
nước về biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc, cơ
chế chính sách cho Liên hiệp hội hoạt động
còn thiếu; hoạt động của cơ quan thường trực

chưa thực sự đủ mạnh.
Phần thứ hai
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
I. Quan điểm:
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Bắc
Giang là tổ chức chính trò xã hội do Tỉnh uỷ lãnh
đạo, có chức năng tập hợp, đoàn kết và phát
huy sức sáng tạo của trí thức khoa học và công
nghệ trong và ngoài tỉnh; bảo vệ quyền là lợi
ích hợp pháp của các hội thành viên, các hội
viên, góp phần đưa khoa học công nghệ trở
thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội
ở đòa phương;
Phát triển Liên hiệp hội là trách nhiệm của
cấp uỷ, chính quyền và đội ngũ trí thức khoa
học và công nghệ của tỉnh;
Thực hành dân chủ, phát huy tinh thần yêu
nước, tính sáng tạo và tính tích cực xã hội trong
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ là nội dung
chủ yếu của quá trình đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Liên hiệp hội.
II. Mục tiêu:
Quán triệt nội dung nghò quyết Đại hội đại
biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đến các đồng
chí uỷ viên Ban chấp hành Liên hiệp hội, các
hội thành viên, trong đó chú trọng nội dung xây
dựng và phát triển đội ngũ trí thức Bắc Giang từ
nay đến năm 2015 và các năm tiếp theo thành
tổ chức chính trò - xã hội vững mạnh. Phấn đấu
tập hợp ít nhất 50% trí thức khoa học và công

nghệ vào tổ chức Liên hiệp hội; kết nạp 100%
các hội khoa học đã được thành lập.
III. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán
triệt sâu rộng trong các hội thành viên, các cơ
quan, đơn vò và tầng lớp nhân dân nội dung
Nghò quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng lần thứ XI, Nghò quyết số 27-NQ/TW,
Chương trình hành động số 46-CT/TU của Tỉnh
uỷ về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thò số 42-
CT/TW của Bộ Chính trò và Kế hoạch số 06-
KH/TU ngày 19 tháng 02 năm 2011 của Tỉnh
uỷ về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa
học Việt Nam.
2. Tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban
hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi Liên
hiệp các hội khoa học và kỹ thuật hoạt động
và phát triển
Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy,
biên chế hoạt động của cơ quan Thường trực
và các hội thành viên; bảo đảm kinh phí và điều
kiện hoạt động cho Liên hiệp hội như các tổ
chức chính trò xã hội khác;
- Ban hành quy đònh hoạt động tư vấn, phản
biện và giám đònh xã hội của Liên hiệp hội,
theo đó quy đònh cụ thể những dự án, chương
trình phát triển bắt buộc phải có tư vấn, phản

biện của Liên hiệp hội; xây dựng đề án phát
triển Liên hiệp hội đến năm 2020;
Thành lập một số đơn vò, trung tâm trực
thuộc Liên hiệp hội; xây dựng đề án phổ biến
kiến thức khoa học và công nghệ; thành lập và
xây dựng quy chế hoạt động của Câu lạc bộ trí
thức Bắc Giang nhằm tập hợp và phát huy trí
tuệ của trí thức trong và ngoài tỉnh góp phần
phát triển kinh tế - xã hội ở đòa phương; thành
lập Tạp chí "Trí thức Bắc Giang" và nâng cao
chất lượng các ấn phẩm khoa học kỹ thuật của
Liên hiệp hội.
Hàng năm Liên hiệp hội tổ chức gặp mặt
trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài
tỉnh; vận động thành lập các hội chuyên ngành;
tập hợp, đoàn kết các hội thành viên và trí thức
trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển kinh tế -
xã hội ở đòa phương.
Tham mưu đề xuất thành lập Đảng đoàn
Liên hiệp hội; thành lập các ban của Liên hiệp
hội hoạt động chuyên trách; xây dựng Quỹ hỗ
trợ sáng tạo khoa học và kỹ thuật nhằm hỗ trợ
một phần kinh phí đối với tài năng sáng tạo kỹ
thuật; thành lập Giải thưởng khoa học kỹ thuật
nhằm tôn vinh các nhà khoa học, trí thức Bắc
Giang có nhiều đóng góp trong việc phát triển
kinh tế - xã hội ở đòa phương.
Xây dựng chính sách cụ thể để Liên hiệp
hội tham gia có hiệu quả vào nhiệm vụ giáo
dục, phố biến kiến thức khoa học, nghiên cứu

khoa học, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm
nghèo và thực hiện một số dòch vụ công; xây
dựng cơ sở sản xuất thực nghiệm, trình diễn
mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
6
Tháng 9/2011
Số 05
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Xây dựng quy chế phối hợp giữa Liên
hiệp hội với các sở, ngành, với các hội thành
viên trong việc thực hiện tư vấn, phản biện
và giám đònh xã hội, giáo dục, phổ biến kiến
thức khoa học;
3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của Liên hiệp hội
Liên hiệp hội tích cực đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động bảo đảm dân chủ,
tôn trọng pháp luật, phát huy tư duy sáng
tạo, tính tích cực trong nghiên cứu khoa học
của các hội viên. Nâng cao công tác giáo
dục chính trò tư tưởng; tổ chức các phong
trào thi đua trong hệ thống của Liên hiệp
hội; tăng cường mối liên hệ giữa cơ quan
thường trực với các hội thành viên và giữa
các hội thành viên với nhau. Nâng cao chất
lượng hoạt động tư vấn, phản biện và giám

đònh xã hội giúp UBND tỉnh có cơ sở khoa
học ban hành chính sách ở đòa phương; đổi
mới hình thức tập hợp trí thức nhất là trí thức
là người Bắc Giang đang công tác tại Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phát
huy trí tuệ của trí thức đóng góp vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ quan Thường trực Liên hiệp hội
thường xuyên tuyên truyền nội dung Nghò
quyết đến các hội thành viên, các hội viên,
đồng thời triển khai Chỉ thò số 42-CT/TW và
Kế hoạch số 06-KH/TU và Chương trình
hành động này đến lãnh đạo các hội thành
viên, các đồng chí uỷ viên Ban chấp hành
Liên hiệp hội;
2. Căn cứ Kế hoạch 06-KH/TU và
chương trình công tác hàng năm của UBND
tỉnh, Thường trực Liên hiệp hội phối hợp các
hội thành viên tham mưu UBND tỉnh ban
hành các chính sách cụ thể thực hiện nội
dung Kế hoạch;
3. Cơ quan thường trực Liên hiệp hội và
các hội thành viên tích cực triển khai thực
hiện Chương trình hành động này. Thường
trực Liên hiệp hội theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra thực hiện, hàng năm báo cáo Ban
Thường vụ Liên hiệp hội, Ban Tuyên giáo
Tỉnh uỷ.
TM. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Kiên
C
ách mạng Tháng Tám là một sự kiện vó
đại, mở ra bước ngoặt lớn và ghi thêm
vào lòch sử dân tộc những trang chói lọi.
Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bản đồ thế
giới phải được vẽ lại vì sự ra đời của một nhà
nước mới, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bài học lớn của Cách mạng Tháng Tám là bài
học Đại đoàn kết toàn dân. Sự đoàn kết vó đại
đã làm hồi sinh cả một dân tộc.
Năm 1941, trước tình hình biến chuyển mau
lẹ của thế giới, Bác Hồ đã trở về Pắc Bó trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chủ
trì Hội nghò lần thứ 8 của Trung ương Đảng (5-
1941) và xác đònh nhiệm vụ giải phóng dân tộc
là nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng Việt
Nam lúc này. Ngày 6-6-1941, trong bức thư
"Kính cáo đồng bào" với tên Nguyễn Ái Quốc,
Bác viết: "Bảy tám mươi năm nay dưới quyền
thống trò của giặc Pháp, chúng ta luôn luôn
tranh đấu giành quyền tự do… Việc lớn chưa
thành không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một
là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp
lực đồng tâm.
Nay cơ hội giải phóng đến rồi… Hiện thời muốn
đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều: Toàn dân
đoàn kết".
Tháng 8-1945, trong "Thư kêu gọi Tổng khởi

nghóa" Bác Hồ lại viết: "Hỡi Đồng bào yêu quý!
Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào
ta đoàn kết, vì có đoàn kết mới có lực lượng, có
lực lượng mới giành được Độc lập - Tự do".
Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và
không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân
chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng hòa của
mình". Và trong suốt cuộc cách mạng, nói đến
"Đại đoàn kết" là chúng ta lại nhớ ngay đến Bác
Hồ kính yêu!
Thû sinh thời, Bác đi tới đâu là ở đó vang
lên bài "Kết đoàn": Kết đoàn chúng ta là sức
mạnh. Kết đoàn chúng ta là sắt gang… Nói
chuyện với các cụ phụ lão, với thanh niên, với
các cán bộ, đảng viên, với quân đội, công an,
Cách mạng Tháng 8
Thắng lợi của khối
đại đoàn kết toàn dân
Á
Á
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
TIN TỨC - SỰ KIỆN
7
Tháng 9/2011Số 05
với phụ nữ và cả các em nhi đồng…, ở tầng lớp
nào, lứa tuổi nào, Bác cũng đều dặn dò: Phải
đoàn kết, yêu thương lẫn nhau… Rất nhiều lần,

Người nói với chúng ta: Đoàn kết là truyền
thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Rất
nhiều lần, trong những bài thơ vận động cách
mạng của mình, Bác đều nói đến chữ "đồng":
"Khuyên ai nên nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh".
"Nước nhà giành lại nhờ tài sắt
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng".
Và có lẽ, không một người dân Việt Nam
nào lại không thuộc câu thơ của Bác:
"Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết
Thành công, Thành công, Đại thành công".
Trong suốt cuộc đời đấu tranh cho nền
độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân,
Chủ tòch Hồ Chí Minh đã làm đúng theo câu
thơ của mình, và Người đã trở thành biểu
tượng đẹp đẽ nhất của khối Đại đoàn kết toàn
dân. Đọc những tác phẩm, bài viết, bài nói
quan trọng của Chủ tòch Hồ Chí Minh trong
suốt 50 năm, từ năm 1919 đến 1969 trong Hồ
Chí Minh toàn tập, các nhà nghiên cứu cho
biết các bài viết đề cập đến vấn đề Đại đoàn
kết dân tộc của Bác chiếm tới trên 40%. Hai
chữ "đoàn kết" luôn xuất hiện trong những bài
viết, bài nói của Bác. Có thể nói, Đại đoàn kết
là một tư tưởng lớn, một nội dung xuyên suốt
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ
tòch Hồ Chí Minh.
Đoàn kết không phải là điều mới đối với
dân tộc Việt Nam. Bác Hồ đã nói: "Đó là

truyền thống cự kỳ quý báu của dân tộc ta".
Chính nhờ sức mạnh Đại đoàn kết to lớn đó,
mà Cách mạng Tháng Tám đã thành công và
dân tộc Việt Nam đã giành được thắng lợi vó
đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Nước ta là một cộng đồng gồm 54 dân tộc anh
em. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng
Tháng Tám, Bác Hồ đã nói: "Đồng bào Kinh
hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê đê,
Xê đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số
khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh
em ruột thòt. Chúng ta sống chết có nhau,
sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và
Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất
cả chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn
nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta".
Chính sách Đại đoàn kết của Chủ tòch Hồ
Chí Minh đã thu hút được nhiều nhân tài cho
đất nước. Những trí thức bậc cao, những nhân
só yêu nước, những khâm sai đại thần của chế
độ phong kiến, những người làm việc bên
cạnh nhà vua của chế độ phong kiến… cũng tự
nguyện đi theo Cụ Hồ, đi theo cách mạng. Cụ
Phan Kế Toại đã nói: Cụ Hồ đúng là một ngọn
núi nam châm khổng lồ! Cái sức hút vó đại ấy
của Bác chính là chính sách Đại đoàn kết toàn
dân của Đảng và Nhà nước ta, mà Hồ Chủ
tòch là người tiêu biểu.

Với chính sách Đại đoàn kết của Đảng và
Chủ tòch Hồ Chí Minh, Cách mạng Việt Nam
đã viết nên những trang sử vẻ vang. Không ai
ngờ rằng, Bản Tuyên ngôn độc lập mà Bác
đọc tại Quảng trường Ba Đình lòch sử lại được
Bác viết trong căn nhà của một nhà tư sản
yêu nước Trònh Văn Bô. Và năm 1946 khi
sang thăm Pháp, Bác Hồ đã trao lại quyền
Chủ tòch nước cho một nhân só yêu nước ngoài
Đảng là cụ Huỳnh Thúc Kháng với niềm tin
tưởng tuyệt đối và với lời dặn "Dó bất biến, ứng
vạn biến"…
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất
nước, chính sách Đại đoàn kết của Đảng và
Nhà nước ta đang tiếp tục được thực thi. Hơn
80 triệu đồng bào trong nước, hàng triệu đồng
bào đang sống và làm việc ở ngoài nước cũng
mong muốn góp phần xây dựng nước nhà. Tư
tưởng Đại đoàn kết là bài học lớn của Cách
mạng Tháng Tám, là một sản phẩm trí tuệ,
một bộ phận rất quan trọng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh đã trở thành ngọn cờ chỉ đạo cho
công tác vận động Cách mạng Việt Nam.
Trước khi đi xa, trong Di chúc của mình, trong
khi nói đến rất nhiều công việc quan trọng,
Bác đã viết 8 chữ Đoàn kết: Đoàn kết chặt
chẽ, Đoàn kết nhất trí, Đoàn kết và thống
nhất, Đoàn kết phấn đấu… Đặc biệt, trong
phần nói về Đảng, Bác đã nhắc đến 5 chữ Đoàn
kết, bởi vì Đoàn kết toàn Đảng chính là nền tảng

để Đoàn kết toàn dân

Bá Dương (Bt)
Á
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
8
Tháng 9/2011
Số 05
TIN TỨC - SỰ KIỆN
C
hiến lược phát triển Khoa
học và Công nghệ
(KH&CN) Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 có nhiệm vụ
quan trọng là góp phần cùng cả
nước tạo ra lực lượng sản xuất
mới, tiên tiến, quan hệ sản xuất
tiến bộ, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
và tính bền vững của phát triển
kinh tế; bảo đảm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm
2020.
Đột phá đầu tiên trong Chiến
lược phát triển KH&CN Việt Nam
giai đoạn 2011-2020, theo chúng

tôi, chính là khâu xác đònh đúng
những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
cho hoạt động nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ ở các
ngành, các cấp, các đòa phương.
Cần tập trung nỗ lực và đưa ra cơ
chế bảo đảm khả năng xác đònh
trúng các nhiệm vụ, đồng thời
sàng lọc, hạn chế thấp nhất
những nhiệm vụ bò xác đònh sai,
không đúng tầm. Bên cạnh một
số kết quả nổi bật, hiệu quả hoạt
động KH&CN chưa cao đang là
một trong những tồn tại từ nhiều
năm nay mà xã hội và bản thân
cộng đồng KH&CN nhìn chung
chưa hài lòng. Nguyên nhân của
thực trạng này có nhiều, nhưng
trước hết và chủ yếu là do khâu
xác đònh nhiệm vụ còn nhiều hạn
chế và bất cập. Bản thân lãnh
đạo các cấp cũng chưa quan tâm,
chủ động đặt ra và đặt trúng các
vấn đề thực tiễn trước mắt và
trong tương lai cần thiết phải tiến
hành nghiên cứu. Trong điều kiện
như vậy, cần tạo ra cơ chế, quy
trình bảo đảm xác đònh đúng tầm
và đúng những vấn đề trọng tâm
cho nghiên cứu để không lãng

phí các nguồn lực, thời gian và
công sức của đội ngũ các nhà
KH&CN.
Đột phá thứ hai là, cần tập
trung cho các giải pháp về nhân
lực và đầu tư tài chính cho
KH&CN. Đây là hai điều kiện cơ
bản bảo đảm thực thi các nhiệm
vụ KH&CN. Về nhân lực, cần tập
trung cho một số loại nhân lực
nhất đònh. Các chính sách này sẽ
nhanh chóng mang lại hiệu quả, ít
tốn kém tiền bạc và thời gian hơn
là đổi mới công tác đào tạo nhân
lực mà thông thường chỉ phát huy
tác dụng trong tương lai xa (ít
nhất 10 đến 15 năm sau). Chính
sách đầu tư và cơ chế tài chính
cho hoạt động KH&CN mặc dù đã
được đổi mới, nhưng cho đến nay
vẫn còn là khâu yếu trong hệ
thống bảo đảm nguồn lực và môi
trường thuận lợi cho hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ. Kinh phí đầu tư cho
các hoạt động KH&CN cần được
quản lý thống nhất, phân bổ theo
cơ cấu hợp lý giữa các nhiệm vụ
bảo đảm hạ tầng (đầu tư phát
triển), nghiên cứu và phát triển

(theo các kênh chương trình, đề
tài trọng điểm cấp nhà nước và
hệ thống các quỹ), và các khoản
chi thường xuyên.
Đột phá thứ ba là, tập trung
xây dựng và tạo cơ chế để phát
huy vai trò của các doanh nghiệp
KH&CN, bên cạnh cơ chế chuyển
đổi các tổ chức KH&CN công lập
sang cơ chế tự chủ, tự chòu trách
nhiệm. Các doanh nghiệp
KH&CN sẽ là nơi gắn kết hoạt
động nghiên cứu và phát triển với
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thực chất, các doanh nghiệp
KH&CN sẽ trở thành một lực
lượng sản xuất mới đi tiên phong
trong sản xuất các sản phẩm và
dòch vụ mới, tạo ra các ngành sản
xuất mới dựa trên tri thức và công
nghệ mới, có khả năng cạnh
tranh, tạo ra giá trò gia tăng cao,
lợi nhuận cao, từ đó đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng, tạo ra nhiều
việc làm và phát triển bền vững
nền kinh tế. Cơ chế, chính sách
đầu tư phát triển KH&CN trong
giai đoạn 2011-2020 do vậy sẽ
cần tập trung cho mục tiêu xây
dựng và phát huy vai trò của các

doanh nghiệp KH&CN, coi đây là
khâu đột phá quan trọng trong
Chiến lược phát triển KH&CN
Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Nguyễn Mạnh Quân
Ba khêu àưåt phấ trong Chiïën lûúåc phất triïín
Khoa hổc & cưng nghïå Viïåt Nam giai àoẩn 2011-2020
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
9
Tháng 9/2011Số 05
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Á
T
heo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011-2020 thì trong 10 năm
tới sẽ có khoảng 30,5 triệu lao động qua
đào tạo; dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư cho
phát triển nhân lực ước tính khoảng 2.135
nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội.
Mục tiêu của Quy hoạch là tăng nhanh tỷ lệ
nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các
hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40% năm
2010 lên mức 70% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân
lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng
tương ứng từ 15,5% lên 50%; ngành công nghiệp

từ 78% lên 92%, ngành xây dựng từ 41% lên
56%; ngành dòch vụ tăng từ 67% lên 88%.
Đồng thời, phát triển đồng bộ đội ngũ nhân
lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi
lónh vực, tập trung ưu tiên những lónh vực Việt
Nam có lợi thế cạnh tranh. Xây dựng được đội
ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân
lực có trình độ cho đất nước.
Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015
khoảng 30,5 triệu người
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 đã xác đònh nhu cầu nhân lực về
mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề
cho từng ngành kinh tế.
Cụ thể, về phát triển nhân lực theo bậc đào
tạo, phấn đấu tổng số nhân lực qua đào tạo năm
2015 khoảng 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55%
trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền
kinh tế) và năm 2020 tăng lên gần 44 triệu người
(chiếm khoảng 70% trong tổng số gần 63 triệu
người làm việc trong nền kinh tế).
Về phát triển nhân lực các ngành, lónh vực,
quy hoạch xác đònh nhân lực trong lónh vực công
nghiệp và xây dựng tăng từ mức 10,8 triệu người
năm 2010 (bằng 22% tổng số nhân lực trong nền
kinh tế) lên khoảng 15 triệu năm 2015 (27%) và
khoảng 20 triệu năm 2020 (31%).
Trong khu vực dòch vụ, nhân lực tăng từ mức
trên 13 triệu người năm 2010 (chiếm 26,8% tổng
nhân lực trong nền kinh tế) lên khoảng 15-16 triệu

năm 2015 và khoảng 17-19 triệu người năm 2020
(bằng khoảng 27-29%). Còn nhân lực trong lónh
vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 là 24,9 triệu
người (chiếm 51% tổng nhân lực trong nền kinh
tế), năm 2015 là trên 24-25 triệu (45-46%) và
năm 2020 khoảng 22-24 triệu người (35-38%).
Ngoài ra, Quy hoạch cũng đề cập đến nhân
lực của một số ngành/lónh vực kinh tế đặc thù
như: Giao thông vận tải; tài nguyên, môi trường;
du lòch; ngân hàng; tài chính; công nghệ thông tin;
năng lượng hạt nhân; nhân lực đi làm việc ở nước
ngoài.
Bên cạnh việc xác đònh nhu cầu nhân lực theo
từng ngành kinh tế, bản Quy hoạch cũng xác đònh
nhu cầu nhân lực cho từng vùng kinh tế (Vùng
trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng
sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam
Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long).
Dự kiến đến 2020 có 573 trường ĐH, CĐ
Cũng theo quy hoạch này, dự kiến mạng lưới
trường Đại học (ĐH) và Cao đẳng (CĐ) vào năm
2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259
trường ĐH và 314 trường CĐ; trong giai đoạn
2011-2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70
trường ĐH và 88 trường CĐ).
Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đến
năm 2015, có 190 trường CĐ nghề (60 trường
ngoài công lập), 300 trường trung cấp nghề (100
trường ngoài công lập) và 920 trung tâm dạy nghề

(320 trung tâm ngoài công lập). Đến năm 2020,
có 230 trường CĐ nghề (80 trường ngoài công
lập), 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài
công lập) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung
tâm ngoài công lập).
Quy hoạch cũng đưa ra dự báo sơ bộ tổng nhu
cầu vốn đầu tư cho phát triển nhân lực (bao gồm
cả giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế-chăm sóc
sức khỏe và các chi phí khác dành cho phát triển
nhân lực) cả giai đoạn 2011-2020 ước tính
khoảng 2.135 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội. Trong đó, tổng vốn đầu tư trực
tiếp cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề dự kiến
khoảng 1.225-1.300 nghìn tỷ đồng

Theo Báo Điện tử Chính phủ và TTXVN, 7/2011
Quy hoạch phát triển nhân lực
Việt Nam giai đoạn 2011-2020
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
10
Tháng 9/2011
Số 05
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
N
hững ngày đầu cách mạng, Bác đã mời về
nước nhiều trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Họ
có chung ba đặc điểm: yêu nước kiên trung,

có kiến thức uyên thâm và có cống hiến đích thực,
đã được kiểm nghiệm qua thực tế.
Thế hệ trí thức Việt Nam đầu tiên sau Cách
mạng Tháng Tám được lòch sử ghi nhận như Vũ Đình
Hoè, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghóa, Hồ Đắc Di,
Tôn Thất Tùng đều là nhân tài Việt Nam được đào
tạo ở nước ngoài, trở về nước góp sức xây dựng đất
nước. Cách sử dụng nhân tài của Bác là một kinh
nghiệm luôn mới đối với thực tế hiện nay. Có người
Bác mời về nước làm việc ngay, nhưng cũng có
người Bác chờ họ học tiếp rồi mới mời về.
Bác cũng dành những công việc phù hợp cho
từng "hiền só". Người giao cho giáo sư Tạ Quang Bửu
nhiều trọng trách ở Bộ Quốc phòng và trong Chính
phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giáo sư Trần Đại
Nghóa phụ trách ngành quân giới Việt Nam và nhiều
trọng trách khác, giáo sư Nguyễn Văn Huyên phụ
trách ngành giáo dục, giáo sư Tôn Thất Tùng, Hồ
Đắc Di… thì tiếp tục cống hiến và dìu dắt các thế hệ
ngành y phục vụ kháng chiến, kiến quốc.
Nếu nhân cách của Bác thu hút các học giả thời
bấy giờ về đóng góp cho quê hương một cách tự
nguyện thì cách hành xử và tri thức của Người khiến
họ một dạ dốc tâm dốc sức cho Tổ quốc. Và thực tế,
sự phát triển rất nhanh chóng về mọi mặt của đất
nước những ngày đầu giành độc lập sau hàng thế kỷ
bò nô lệ là một bằng chứng sống động về tài "chiêu
hiền đãi só" của Người.Tôi nhớ một câu nói về Bác,
đại ý, ở Nguyễn Ái Quốc toả ra ánh sáng của một
nền văn hoá, không phải của châu Âu mà có lẽ là

nền văn hoá của tương lai. "Con mắt tương lai" của
Hồ Chủ tòch khiến chúng ta nể phục.
Dõi vào thực tế hiện nay, đâu đó vẫn còn tồn tại
cách đánh giá người tài theo hệ thống "chức quyền".
Trong khi đó, người trí thức muốn cống hiến phải
dành toàn tâm, toàn sức và thời gian cho nghiên
cứu, không thể phân tâm làm những công việc hành
chính. Vì lẽ đó, vô hình trung, những người làm khoa
học thường có vò trí không cao trong xã hội.
Bác Hồ đã nói: "Dụng nhân như dụng mộc",
dùng người như dùng gỗ, gỗ tốt phải làm đồ quý.
Những người trí thức theo Bác về xây dựng đất
nước trong những buổi đầu đã nổi danh về tài, trí,
hơn thế là lòng yêu nước sắt son. Chính Bác và
dân tộc khi đó đã thổi vào lòng họ những tình cảm
và sự trân trọng vô song với đất nước, làm bùng lên
khát khao cống hiến cho nước nhà. Đối với các nhà
khoa học, vốn là những tinh hoa của khoa học thế
giới chứ không riêng gì Việt Nam, "đồng lương" tinh
thần ấy có giá trò gấp nhiều lần ưu đãi về vật chất.
Cơ hội cũng là thách thức với nhà khoa học trẻ
Các nhà khoa học thời chúng tôi, có thể nói, có
nhiều thuận lợi hơn bây giờ. Chúng tôi được bao cấp
hoàn toàn khi đi học và không phải lo nghó về chuyện
xin việc khi học xong, vì đã có Nhà nước phân công
công tác. Tuy vậy, chúng tôi không bao giờ thoả mãn
học đến đâu là đủ. Hiện, như chúng ta đã biết, khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nếu
trước kia, từ lúc có phát minh khoa học đến lúc áp
dụng vào thực tiễn phải mất nhiều năm, thậm chí mất

hàng thế kỷ thì ngày nay, khoảng cách đó đã rút
ngắn lại, đến mức gần như không còn ranh giới,
nghóa là nhất thể hóa khoa học và sản xuất. Đó là cơ
hội lớn cho các nhà khoa học trẻ, nhưng cũng là
thách thức cho họ. Nếu họ bằng lòng với những cái
đã có thì họ rất nhanh sẽ trở nên lạc hậu. Vì thế, hơn
bao giờ hết, các nhà khoa học trẻ cần ghi nhớ lời Bác
dạy: luôn phải gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn.
Những nhà khoa học trẻ hiện rất nhanh nhạy và
khá thực tiễn. Họ chỉ cần được chỉ dẫn đúng hướng,
Nhà nước quan tâm thì sẽ tiến rất xa. Sự quan tâm
của Nhà nước thể hiện bằng hệ thống giáo dục,
khoa học công nghệ và sản xuất cùng những chính
sách thu hút và trọng dụng nhân tài

Nguyễn Hoa Thònh
Nhên cấch ca Bấc Hưì khưng chó thu ht trđ thûác kiïìu bâo
vïì nûúác xêy dûång qụ hûúng mâ côn àưång viïn hổ
mưåt lông mưåt dẩ phng sûå Tưí qëc
TÀI CHIÊU HIỀN ĐÃI SĨ CỦA BÁC HỒ
11
Tháng 9/2011Số 05
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
T
rong chiến lược phát
triển nguồn nhân lực
tỉnh Bắc Giang, bên
cạnh việc quan tâm tập hợp
sử dụng nguồn nhân lực nội
tại của tỉnh và đội ngũ trí thức

ngoài tỉnh cần phải chú trọng
phát triển nguồn nhân lực nội
tại của tỉnh, chính lực lượng
này là yếu tố quyết đònh trước
mắt và lâu dài đến sự bền
vững của tỉnh nhà.
Để góp phần đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực của tỉnh
trong nền kinh tế thò trường đònh
hướng xã hội chủ nghóa và hội
nhập quốc tế, tôi xin đề xuất
một số giải pháp sau:
1.Xây dựng chiến lược đào
tạo, phát triển nguồn nhân
lực, làm căn cứ tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả
công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực.
Nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của Bắc Giang hiện nay là
phải tập trung xây dựng chiến
lược, kế hoạch đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực của tỉnh
đến năm 2020 và hướng tới
năm 2030 làm căn cứ cho tổ
chức đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển nhanh kinh tế - xã hội của
tỉnh. Chiến lược đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực Bắc Giang

phải dựa trên chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh,
của huyện và nhu cầu nguồn
nhân lực của tỉnh trong từng
thời kỳ. Trong đó tỉnh cần tập
trung làm rõ nhu cầu về số
lượng, cơ cấu trình độ đào tạo,
tỷ lệ nguồn nhân lực đào tạo
trong nước, ngoài nước, trong
tỉnh, ngoài tỉnh
2. Phải phấn đấu phổ cập
trung học phổ thông và nâng
cao chất lượng giáo dục phổ
thông.
Cần chỉ đạo đổi mới mạnh
mẽ nội dung phương pháp dạy
học, hệ thống giáo dục và
phương thức tổ chức quản lí giáo
dục đào tạo, nhằm nâng cao
chất lượng hiệu quả giáo dục,
đào tạo nguồn nhân lực.
Thực hiện chủ trương luân
chuyển đội ngũ giáo viên từ
trường điểm đến các trường
chưa đạt điểm để nâng cao chất
lượng các trường trong tỉnh.
3. Tập trung xây dựng và
phát triển các cơ sở đào tạo
đại học, cao đẳng, đào tạo
nghề.

Cần đầu tư xây dựng ít nhất
một trường đại học, xây dựng
các trung tâm đào tạo chuyển
giao công nghệ của tỉnh. Đầu tư
nâng cấp trường Cao đẳng Ngô
Gia Tự, 3 trường trung cấp kinh
tế- kỹ thuật; trung cấp văn hóa-
thể thao và du lòch; Trung cấp Y
tế của tỉnh thành trường đạt
chuẩn quốc gia.
4. Phát triển mạnh công
tác đào tạo, đào tạo lại nghề
cho lực lượng lao động, nhất
là đào tạo nghề cho thanh
niên, cho nông dân chuyển
đổi mục đích sử dụng đất,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Cần tiến hành quy hoạch
phát triển hệ thống các cơ sở
dạy nghề, xây dựng đội ngũ
giáo viên dạy nghề chuyên
nghiệp đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu, đảm bảo về chất
lượng đáp ứng được yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tỉnh cần đầu tư ngân sách,
ưu tiên cấp đất và có chính sách
hỗ trợ công tác dạy nghề. Đẩy
mạnh xã hội hóa công tác dạy
nghề, nhằm phát huy trách

nhiệm xã hội của các cơ sở sản
xuất kinh doanh, của các tổ
chức và cá nhân trong công tác
đào taọ nghề.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
tỉnh Bắc Giang hiện nay
PGS.TS. Dương Văn Sao - Hiệu trưởng trường ĐH Công đoàn
(Xem tiếp trang 13)
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
12
Tháng 9/2011
Số 05
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
T
rí thức trong lónh vực
khoa học công nghệ có
vai trò quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Để
phát huy vai trò đó, cần có
sự đánh giá chính xác thực
trạng đội ngũ này, xác đònh
đúng vò trí và thấu hiểu ước
mong của họ.
Đất nước trải qua cuộc
chiến tranh lâu dài và cực kỳ
ác liệt để hàn gắn vết thương

chiến tranh, những năm quan
liêu bao cấp và bước vào thời
kỳ mở cửa và hội nhập, Đảng
và Nhà nước ta đã xây dựng
được đội ngũ trí thức trong lónh
vực khoa học và công nghệ
(KH- CN) với hơn 2 triệu người
tốt nghiệp đại học, hơn 15.000
tiến sỹ, trên 15.000 GS/PGS.
Đánh giá năng lực và chất
lượng đội ngũ này một cách
chính xác là vấn đề lớn. Đây là
một vấn đề đang được dư luận
xã hội quan tâm, các phương
tiện thông tin đại chúng đăng
tải nhiều luồng ý kiến trái
ngược. Công bằng mà nói, đội
ngũ trí thức KH-CN chúng ta
đã làm được nhiều việc cho đất
nước, tuy còn nhiều mặt yếu.
Nguyên nhân của những mặt
yếu có nhiều.
Về mặt lòch sử, đội ngũ này
còn non trẻ. Trong khi, nền
khoa học phương Tây đã qua 4
thế kỷ (không kể đến văn minh
cổ đại), còn chúng ta mới có
mấy thập kỷ. Về mặt xã hội, ta
còn là nước nông nghiệp, thậm
chí có khi thêm cả tính từ "lạc

hậu" nữa, phân công lao động
còn chòu ảnh hưởng của kinh
tế tiểu nông Về mặt tâm lý,
trong xã hội còn nặng nề tình
trạng theo đuổi nền học khoa
cử, quan trường, hư văn, hàn
lâm. Hơn nữa, điều kiện làm
việc quá thiếu thốn.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng
và nhà nước ta có đường lối
"Coi giáo dục - đào tạo và khoa
học - công nghệ là quốc sách
hàng đầu".Tuy nhiên, hơn 20
năm sau nhìn lại, việc thực
hiện đường lối đó vẫn còn hạn
chế. Vì sao như vậy? Có nhiều
nguyên nhân, nhưng có một
nguyên nhân cốt lõi là: Nhà
nước ta coi giáo dục và đào
tạo, KH-CN là quốc sách hàng
đầu, đường lối quá đúng đắn,
việc thực hiện đường lối đó chủ
yếu là những con người, thế
mà những người làm giáo dục-
đào tạo và KH- CN đâu có
được "hàng đầu". Thêm vào
đó, họ phải làm việc trong môi
trường không thuận lợi: môi
trường giáo dục không lành
mạnh, môi trường khoa học

còn nặng về kinh nghiệm chủ
nghóa "cảm tính, cảm tình"…
Mong mỏi được "tin
dùng"
Những năm trước, Ban
Khoa giáo Trung ương được
giao một đề tài KH-CN cấp
Nhà nước về đội ngũ cán bộ
KH-CN nước nhà. Kết quả điều
tra - khảo sát lấy ý kiến của đề
tài này cho biết, ở hầu hết các
đòa phương đều có chính sách
thu hút trí thức về tỉnh, thành
mình, có chương trình đào tạo,
kể cả chi phí rất cao cho một
khoá học ở nước ngoài
Nhưng tốt nghiệp tiến só, thạc
só từ các nước có nền giáo dục
rất hiện đại, có người về chỉ
được giao làm công việc của
người phiên dòch. Có người
than thở: thấy các nhà doanh
nghiệp lên mây xanh, các bác
khoa học ngậm ngùi, thật
phiền lòng, có cả đáng thương.
Nói khái quát, nhiều người cho
rằng anh em trí thức ở ta không
được trọng dụng. Bản thân cán
Trí thức Khoa học và Công nghệ
Mong được tin dùng

Á
bộ khoa học phát biểu với Đảng và Nhà
nước chỉ có một mong mỏi duy nhất là
được tin dùng. Theo chiết tự, có người
nói, "trọng dụng" là có "tin dùng rồi";
đúng vậy, nhưng để rõ ý và người nghe
dễ tiếp thu, cứ xin được nói theo các bác
nông dân "nói toạc móng heo": mong
được "tin" và được "dùng", sau tiến lên
một bước là "trọng dụng". Có người nói
lại: các cấp lãnh đạo, quản lý đều có
các trí thức tham gia là gì. Đáp lại: vâng,
có, nhưng phần nhiều mới để "làm
cảnh", "làm ví dụ" thôi! Đâu đã chú ý
thực tài, tâm đức, hiệu quả!
Mong mỏi của anh em là được làm
việc phục vụ sự nghiệp, phục vụ nhân
dân, phục vụ dân tộc. Đằng sau chữ
"trọng dụng", "tin dùng" là một loạt chính
sách, chế độ, như chính sách dùng
người, chính sách phát triển giáo dục,
phát triển khoa học rồi cụ thể như chế
độ lương, điều kiện làm việc
Tất nhiên, không theo bao cấp, hành
chính, mà vận dụng linh hoạt cơ chế thò
trường đònh hướng XHCN, như làm việc
theo chế độ khoán sản phẩm, cho cạnh
tranh, đặc biệt coi trọng hiệu quả. Cũng
nên cảnh báo không để "thò trường hoá",
"thương mại hoá", "cổ phần hoá" giáo

dục - đào tạo. Còn đối với khoa học cơ
bản, khoa học xã hội, nhân văn, cách
vận dụng cơ chế thò trường như thế nào
mới đúng. Và với công nghệ lại phải có
một cách đối xử khác, phải tính toán rất
cẩn thận. Gốc rễ của việc thay đổi các
chính sách, chế độ này là làm sao có
thái độ thực sự khoa học, khách quan
đối với giáo dục và khoa học. Cũng
trong đầu thế kỷ XXI Liên hợp quốc phát
động Thập kỷ "Giáo dục vì phát triển
bền vững", trong đó trí thức phải là đầu
tàu của đội ngũ nhân lực. Còn ở ta, một
số nhà trí thức đã phát biểu: nước nào
không có đường lối theo cách suy nghó
đó, thì lại làm thuê, có khi lại nô lệ, dó
nhiên, nô lệ kiểu mới

Phạm Minh Hạc
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
13
Tháng 9/2011Số 05
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Á
(Tiếp theo trang 11)
Khuyến khích các nhà khoa học tổ chức dạy nghề
đến từng thôn xóm, nhất là hướng dẫn nông dân áp
dụng KHKT vào chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi.
Cần chỉ đạo công tác day nghề gắn với sản xuất,
đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Mời chuyên gia giỏi
ngoài tỉnh, nước ngoài về dạy nghề cho người lao
động của tỉnh.
5. Quan tâm đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lí,
cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân tài cho
tỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, tỉnh cần có một cuộc
cách mạng mạnh mẽ, toàn diện sâu sắc, trước tiên
trong tư duy của các cấp, các ngành nghề về công tác
đào tạo cán bộ quản lý
Lựa chọn một số cán bộ trẻ, nằm trong diện quy
hoạch đưa đi đào tạo thạc só, tiến só ở nước ngoài.
Khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cán bộ đi
học theo hình thức vừa làm vừa học để thực hiện
chuẩn hóa cán bộ. Cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng
ngắn hạn, bổ sung kiến thức mới ở trong và ngoài
nước về những vấn đề liên quan đến công việc
Thường xuyên tổ chức hội nghò, hội thảo khoa học,
mời các nhà khoa học giỏi trong và ngoài nước tham
gia nhằm tranh thủ trí tuệ và khuyến khích cán bộ của
tỉnh học tập nghiên cứu.
6. Quan tâm sử dụng các nguồn nhân lực được đào
tạo, nhất là nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ cao.
Tỉnh phải tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận
lợi, dân chủ bình đẳng cho cán bộ, cần tin, lắng nghe
và trân trọng những ý kiến tâm huyết của cán bộ giỏi,
có chính sách cụ thể thu hút nhân tài về quê hương
làm việc.

7. Phát huy truyền thống hiếu học của người dân,
coi đây là động lực, là điều kiện để phát triển đào tạo
nguồn nhân lực.
Tỉnh cần tập trung nghiên cứu đề ra các chính
sách, giải pháp thiết thực, cụ thể, phát huy mạnh mẽ
vai trò của dòng họ, làng xóm, thôn xã, cộng đồng của
toàn xã hội trong việc động viên khuyến khích con em
nỗ lực học tập.
Chú trọng khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây
dựng quỹ khuyến học, khuyến tài ở mọi cấp, cần có
nhiều hình thức tôn vinh người tài đóng góp nhiều cho
quê hương đất nước

PGS.TS. Dương Văn Sao
Hiệu trưởng trường ĐH Công đoàn
GIẢI PHÁP
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
14
Tháng 9/2011
Số 05
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đ
ược đánh giá là một trong
những tổ chức hội hoạt
động hiệu quả, nhiều
năm qua, Hội Làm vườn (HLV)
Bắc Giang đã khẳng đònh được

vò trí tiên phong trong phong
trào phát triển kinh tế VAC, góp
phần đưa sản xuất nông nghiệp
của tỉnh sang trang mới. Hội
luôn chú trọng công tác khuyến
viên, chương trình khuyến
nông. Theo đó, mỗi năm Hội lại
xây dựng kế hoạch hoạt động,
chương trình làm việc cụ thể
thông qua sự phối hợp với các
sở, ban ngành tổ chức các lớp
tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật cho hội viên, nông dân.
Hội đã tổ chức được nhiều lớp
học kỹ thuật làm VAC cho hội
viên tham dự, đặc biệt, phối hợp
với Trung tâm Huấn luyện và
Chuyển giao kỹ thuật VACV-
INA, trường Cao đẳng Thuỷ sản
tổ chức tổng kết cấp bằng trung
cấp công nhân kỹ thuật nuôi
trồng thuỷ sản cho các học viên
tại xã Nghóa Hưng và Tân Hưng
huyện Lạng Giang. Nhìn chung
các buổi tập huấn, thăm quan
học tập mô hình đều đạt kết quả
tốt, đáp ứng nguyện vọng và
yêu cầu trực tiếp của cán bộ hội
viên trong vực VAC. Nhờ đó,
phong trào làm kinh tế VAC,

trang trại ngày càng phát triển.
HLV các cấp đã tập trung
hướng dẫn hội viên và nông dân
cải tạo vườn tạp, ao hồ, xây
chuồng trại, đưa giống mới cho
năng suất, chất lượng cao vào
sản xuất để dần thay thế những
cây trồng, vật nuôi năng suất,
chất lượng thấp. Một số trang
trại còn kết hợp trồng cây ăn
quả với cây cảnh để phục vụ
nhu cầu trong các ngày lễ tết,
đem lại thu nhập cao.
Để hướng tới cách làm hiệu
quả hơn, lãnh đạo Hội đề ra
mục tiêu tiếp tục đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động,
xây dựng tổ chức Hội phát triển
vững mạnh toàn diện; chăm lo,
bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của cán bộ, hội viên HLV
các cấp; đặc biệt là đẩy mạnh
việc tuyên truyền, vận động các
chủ trang trại, các hộ làm VAC
giỏi vào Hội. Với hoạt động của
tổ chức Hội và hội viên, phong
trào chuyển dòch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi ở nhiều đòa
phương có chuyển biến tích
cực, mặc dù gặp rất nhiều khó

khăn về biên chế, kinh phí,
nhưng hoạt động của Hội Làm
vườn tỉnh đã được cấp uỷ, chính
quyền nhiều đòa phương đánh
giá có vai trò rất quan trọng
trong công tác chuyển dòch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, bởi vậy
đến nay, nhiều vùng núi cao
trong tỉnh đã được đưa một số
loại cây ăn quả (Nhãn muộn,
bưởi diễn, cam đường canh, mít
thái, bưởi da xanh) cùng các
cây lâm sản: bạch đàn cao sản,
keo, trám…. vào trồng thử và
cho năng suất cao. Các loại cây
trồng chủ yếu được trồng ở các
huyện: Lục Nam, Hiệp Hòa, Lục
Ngạn, Sơn Động, Yên Dũng,
Yên Thế với diện tích 46.968
ha. Bên cạnh đó viêc xây dựng
những mô hình, trang trại chăn
nuôi các động vật quý hiếm: Ba
ba, Nhím, mô hình chăn nuôi
dế, lơn rừng, ong mật… phát
triển mạnh. Từ những mô hình
này nhiều chủ trang trại đã trở
thành tỉ phú chỉ trong vòng vài
năm trở lại đây.
Chính hiệu quả hoạt động
của Hội Làm vườn đã thu hút

được nhiều người tham gia vào
tổ chức Hội. Hội tiếp tục mở
rộng hội thành viên ở các cơ sở
nhằm phát huy thế mạnh và
khẳng đònh vai trò quan trọng
của hội trong giai đoạn hiện
nay. HLV thực sự trở thành
"điểm tựa" an toàn, vững chắc
cho kinh tế VAC kinh tế trang
trại phát triển nở rộ

Thu H
Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang
Hướng tới cách làm hiệu quả
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
15
Tháng 9/2011Số 05
KHOA HỌC - KỸ THUẬT
Xûã l ni tú trong nûúác thẫi
sệ lâm sẩch khưng khđ
T
rước khi xả nước ra sông
và biển, các nhà máy xử lý
nước thải đã biến đổi về
mặt hóa học các dưỡng chất có
chứa nitơ hòa tan để hạn chế tác
động đến môi trường nước. Hiện

nay, theo báo cáo của các nhà
nghiên cứu Hoa Kỳ, thì việc cắt
giảm lượng nitơ có khả năng
phản ứng trong nước thải, sẽ
làm sạch khí quyển bằng cách
giảm phát thải nitơ oxit (N
2
O),
một loại khí nhà kính có tác động
mạnh. Các nhà nghiên cứu cho
rằng, biện pháp xử lý bổ sung
này có thể được bù đắp một
phần nhờ giảm sử dụng năng
lượng của nhà máy và tăng
doanh thu từ các thò trường giao
dòch khí thải.
Các nhà máy xử lý nước thải
đã sử dụng các vi khuẩn chuyển
đổi các hóa chất thành các dạng
ít độc hại hơn, chẳng hạn như
nitrat để hạn chế phát thải các
dạng ni tơ gây thiệt hại lớn cho
môi trường. Nhưng do qui trình
này không loại bỏ nitơ trong
nước, nên vi khuẩn trong môi
trường có thể tiêu thụ nitơ và sản
sinh ra N
2
O. Theo đánh giá của
Ủy ban liên Chính phủ về biến

đổi khí hậu, về lâu dài, N
2
O gây
tác động nóng lên toàn cầu mạnh
hơn gấp 300 lần so với CO
2
.
Một phương pháp xử lý nước
gọi là khử nitơ có thể loại bỏ khả
năng nước thải hình thành N
2
O
bằng cách sử dụng nhiều vi
khuẩn khác nhau để chuyển đổi
nitrat thành khí N
2
trơ. Tuy
nhiên, hầu hết các nhà máy
không thực hiện qui trình này vì
chỉ có một số bang yêu cầu và vì
còn liên quan đến việc xây dựng
cơ sở hạ tầng.
James Wang, hiện công tác
tại Cục Hải dương học và Khí
quyển quốc gia, Hoa Kỳ và các
cộng sự đã đánh giá tiềm năng
giảm phát thải N2O từ quá trình
khử nitơ cũng như chi phí cho
các nhà máy xử lý thực hiện qui
trình này. Họ đã sử dụng mô

hình về phát thải N2O của Cơ
quan Bảo vệ môi trường để tính
lượng khí thải ra dựa vào lượng
ni tơ chảy vào và chảy ra từ một
nhà máy xử lý nước thải. Sử
dụng dữ liệu từ các nghiên cứu
trước về dòng nitơ trong các nhà
máy ở Hoa Kỳ và đánh giá sự
thay đổi của các dữ liệu đó nhờ
qui trình khử ni tơ, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra kết luận,
biện pháp xử lý này có thể giảm
phát thải N
2
O ở mức 48.000
tấn/năm.
Sau đó, các nhà nghiên cứu
còn quan tâm đến mức doanh
thu mà các nhà máy xử lý nước
thải có thể đạt được nếu họ
tham gia vào thò trường giao dòch
khí thải. Trong thò trường này,
một nhà máy giảm phát thải khí
nhà kính có thể bán tín dụng các
bon cho các công ty phát thải
CO
2
trên mức giới hạn đề ra.
Các nhà khoa học đã nghiên
cứu nhiều mức cắt giảm N

2
O và
ước tính giá thò trường cho phát
thải CO
2
. Kết quả là doanh thu
từ giảm phát thải N
2
O có thể bù
đắp từ 0,2 - 68% chi phí vận
hành và bảo dưỡng cho các nhà
máy khử ni tơ.
Khử ni tơ cũng có thể giảm
hóa đơn năng lượng của nhà
máy. Các vi khuẩn giảm nitrat
cũng thực hiện hai bước xử lý
mà một nhà máy phải hoàn
thành trước khi xả nước thải, đó
là ôxy hóa chất hữu cơ và tăng
độ kiềm của nước. Dựa vào
thiết kế của nhà máy và giá
điện ở Hoa Kỳ, nhóm nghiên
cứu đã tính các khoản tiết kiệm
năng lượng từ việc loại bỏ hai
bước đó có thể bù đắp khoảng
1-11% chi phí cho một cơ sở
khử nitơ

Anh Tuấn (Bt)
Nghiïn cûáu mưåt sưë bïånh

khưng lêy nhiïỵm tẩi cấc
bïånh viïån ca tónh
Bùỉc Giang
Đ
ể đáp ứng nhu cầu giảm
tải bệnh nhân mắc bệnh
không lây nhiễm (BKLN)
cho bệnh viện đa khoa tỉnh
(BVĐK), bớt gây áp lực cho
bệnh viện tuyến trên, đồng thời
tạo điều kiện cho BVĐK tuyến
huyện phát triển, phục vụ nhu
cầu khám chữa bệnh cho nhân
dân, chúng tôi đã nghiên cứu về
một số bệnh không lây nhiễm
trên đòa bàn tỉnh Bắc Giang.
Với phương pháp nghiên cứu
khoa học, xử lý số liệu bằng
phần mềm thống kê y học
SPSS, đề tài đã cho những kết
quả khách quan, tin cậy về tỷ lệ
mắc BKLN, tử vong do BKLN và
tìm ra được một số nguy cơ liên
quan đến BKLN như lạm dụng
rượu, hút thuốc, béo phì. Giải
pháp đã tìm ra sự tương quan
hồi quy giữa tốc độ tăng GDP và
GDP bình quân trên đầu người
với tỷ lệ mắc một số BKLN với
độ tin cậy cao P<0,005, là một

giải pháp mới chưa có tác giả
nào công bố kết quả này với sự
chứng minh bằng phương pháp
khoa học.
- Là cơ sở để các nhà quản lý
hoạch đònh chính sách chiến lược
cho việc bảo vệ, chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, đồng thời là cơ sở
để xây dựng kế hoạch can thiệp
nhằm giảm tỷ lệ mắc BKLN.
- Là cơ sở cho công tác
tuyên truyền giáo dục về BKLN
trong cộng đồng và đánh giá
được hiệu quả của công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân.
- Với số lượng bệnh nhân mắc
BKLN hiện nay là 5526 người chỉ
tính tiền đi lại bằng xe buýt, để
khám chữa bệnh đã tiết kiệm
được 995 triệu đồng/năm. Ngoài
ra còn có nhiều lợi ích kinh tế
khác không tính được bằng tiền.
Giải pháp được áp dụng trên
phạm vi toàn tỉnh từ năm 2005
và cũng là giải pháp để các đòa
phương khác tham khảo áp
dụng

Nhóm tác giả: Đinh Văn

Thành, Hà Tấn Dũng,
Đặng Thanh Minh, Nguyễn
Văn Bộ
16
Tháng 9/2011
Số 05
VĂN HOÁ - GIÁO DỤC
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
Á
NHÀ SỬ HỌC DƯƠNG TRUNG QUỐC
nghó về việc học sử
P
hải biết nhìn thẳng, nhận
thức quá khứ một cách
sâu sắc mới có thể đạt tới
một tương lai tốt đẹp.
1. Câu chuyện này xảy ra
cách đây đã hơn hai mươi năm
về trước. Một hôm, con tôi về
bảo: "Bố ơi, hôm nay học tiết Sử
có câu chuyện vua Quang Trung
hành quân ra Bắc đánh giặc
Thanh mang theo mấy trăm
"thớt" voi. Có bạn hỏi: "Thớt là
gì? tại sao gọi là thớt voi?". Cô
giáo nói rằng cô biết nhưng sẽ
không trả lời mà yêu cầu các trò

về nhà hỏi người lớn rồi đến tiết
sau trả lời cho cả lớp nghe, ai nói
đúng cô sẽ thưởng điểm cao. Vì
biết tôi làm nghề sử, cô dặn
riêng con tôi là phải về nhà hỏi
bố bằng được.
Bất chợt nghe câu hỏi của
con, đúng hơn là của cô giáo, tôi
cũng giật mình vì chưa bao giờ
tự đặt cho mình câu hỏi như vậy
để tìm hiểu, bèn nói đại cho vui:
"Cuộc hành quân của quân Tây
Sơn ra Bắc được gọi là thần tốc
vì phải đi thật nhanh tạo yếu tố
bất ngờ. Vì thế mới có chuyện 2
người võng một người để đoàn
quân không lúc nào ngừng bước
(câu chuyện này các đồng
nghiệp của tôi sau này làm thực
nghiệm chứng minh rằng nếu
theo cách ấy thì mất sức và tốc
độ hành quân còn chậm hơn
nhiều là tự đi, tự nghỉ). Thế cho
nên, trên mỗi lưng voi, quân ta
có sáng kiến là đặt một cái
thớt để ông quản tượng tranh thủ
vừa hành quân vừa thái thòt, băm
rau để lo việc nuôi quân ".
Những tưởng đó là câu
chuyện vu vơ trả lời cho xong

chuyện Nào ngờ, vài hôm sau,
con tôi đi học về hứng khởi khoe
bố: "Hôm nay cô giáo dạy sử
thưởng cho con điểm cao vì con
trả lời đúng". Chết cha! Cái câu
chuyện tôi bòa ra tưởng để nói
cho vui con trẻ, nay cô giáo cũng
tin, rồi đây đem ra dạy học trò!
Tôi vội tìm mấy anh bạn am
hiểu chữ nghóa và được giải thích
cặn kẽ "thớt" là biến âm của chữ
này, chữ nọ để rồi trở thành một
đơn vò từ dùng riêng cho các
"ông voi" là loại thú khổng lồ
được thuần dưỡng, biên chế như
một binh chủng trong quân đội
xưa (tượng binh) Rồi tôi thông
tin những điều mình mới biết cho
cô giáo biết để xí xoá câu
chuyện làm bếp trên lưng voi
Sau này, có dòp gặp lại, cô giáo
nói với tôi rằng cô đã dùng cả
câu chuyện tôi bòa và cả cách
giải thích khoa học về "thớt" voi
ấy trong bài giảng của mình nên
được học trò và các đồng nghiệp
khen là làm cho tiết giảng trở
nên sinh động
2. Rồi đêm hôm qua, xem
trên kênh truyền hình nổi tiếng

"National Geographic" một bộ
phim khoa học liên quan đến
một trong những xác ướp nổi
tiếng nhất của các pharaon Ai
Cập là vua Tutankhamon. Xác
ướp này được một nhà khảo cổ
học người Anh phát hiện cách
đây đã hơn 80 năm (1922) và
câu chuyện xoay quanh xác ướp
của vò pharaon thứ 18 chết cách
đây đã hơn ba thiên niên kỷ luôn
trở thành một đề tài sử học hấp
dẫn không chỉ gắn với lòch sử Ai
Cập cổ đại mà nó còn luôn luôn
được làm mới nhờ sự phát triển
của khoa học công nghệ.
Ngay sau khi mới khai quật,
ngoài giá trò của những cổ vật là
sự xuất hiện của những giả
thuyết hay truyền thuyết về vò
vua, thời đại của ông và cả
Ảnh cũng là tư liệu rất quan trọng để học sử. Trong ảnh: Các cô gái
miền Bắc bán củi năm 1890.
17
Tháng 9/2011Số 05
VĂN HOÁ - GIÁO DỤC
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN

những lời nguyền mà nạn nhân
đầu tiên là vò bá tước Carnarvon
- người đã tài trợ cho cuộc tìm
kiếm - cũng là người đã chứng
kiến khi mở mộ để rồi bò chết sau
phát hiện này có vài tháng
Bộ phim cho biết, lúc mới
khai quật, giả thiết về cái chết
của pharaon 19 tuổi này là bò
ngã vì khi tiếp xúc với thi thể sau
khi mở nhiều lớp quan, quách,
vải cuốn cũng như các hợp chất
tẩm liệm đã phát hiện những vết
nứt trên hộp sọ Đến năm
1968, Đại học Liverpool (Anh)
đã sử dụng thiết bò X quang
chụp xác ướp cho thấy trong hộp
sọ của vò vua này có những
mảnh xương vỡ và có vết tụ máu
để đưa ra kết luận về cái chết
của Tutakhamon là do những
tăng lữ trong triều đình muốn
tuyệt diệt một dòng vua đã từ bỏ
đa thần giáo truyền thống của
người Ai Cập mà Tutankhamon
là hậu duệ trực tiếp. Nhưng bước
vào thế kỷ XXI, với những tiến
bộ mới của công nghệ cắt lớp
(CAT), Hãng Siemen đã cung
cấp thiết bò cho Bảo tàng Ai Cập

và Kênh truyền hình của Hội Đòa
lý Hoa Kỳ để tài trợ cho việc
"chụp cắt lớp" các xác ướp đang
lưu giữ ở Bảo tàng Cairo và đưa
cả thiết bò đó đến "Thung lũng
Thần Chết" để cắt lớp cho vò vua
chết trẻ Tutankhamon.
3. Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam vừa tổ chức tổng kết 5 năm
thử nghiệm hoạt động của Câu
lạc bộ "Em yêu Lòch sử" dành
cho các cháu học sinh phổ
thông. Cùng với việc tổ chức các
cuộc trưng bày lưu động để đưa
lòch sử đến gần hơn các trường
học, Bảo tàng đã tổ chức hình
thức câu lạc bộ đònh kỳ để thu
hút các bạn trẻ đến với Bảo tàng
tham gia những sinh hoạt "vừa
học vừa chơi" để chuyển tải
những tri thức và cảm xúc lòch sử
một cách sinh động, khắc phục
phần nào sự đơn điệu và còn
nghèo nàn của các bảo tàng
Việt Nam, đặc biệt là với những
bảo tàng lòch sử hiện đại và
đương đại như chính Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam.
Nhưng chính ở Bảo tàng này,
không chỉ các em đến dự câu lạc

bộ mà nhiều khách tham quan, kể
cả khách tham quan nước ngoài
thắc mắc rằng vì sao nội dung bảo
tàng lại có những khoảng trống
lòch sử thật khó hiểu. Vì sao mà
cuộc chiến tranh bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ của Tổ quốc lại
diễn ra ngay sau khi dân tộc ta
vừa hoàn thành thắng lợi một sự
nghiệp thiêng liêng là chiến thắng
ngoại xâm, thống nhất đất nước.
Đó là một cuộc chiến tranh không
kém phần khốc liệt giữa lúc những
hậu quả của 30 năm chiến tranh
vừa chấm dứt mà chúng ta chưa
kòp bắt tay vào khắc phục, giữa
vòng vây thù đòch và cấm vận của
những thế lực thù đòch cả cũ và
mới.
Và những gì mà dân tộc ta đã
vượt qua, không chỉ giữ vững
được chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, nêu cao đïc ý chí tự chủ
mà chúng ta còn đóng góp được
cho thế giới một công huân đáng
tự hào là tiêu diệt được chế độ
diệt chủng Pol Pot. Thật đáng
suy nghó khi chúng ta từng là
nạn nhân trực tiếp rồi trở thành
lực lượng có thể nói là duy nhất

đương đầu để đánh bại tập đoàn
diệt chủng này, góp phần quyết
đònh bằng xương máu để nhân
dân Campuchia thoát được khỏi
chế độ diệt chủng. Làm sao
chúng ta không suy nghó, giờ
đây khi chế độ diệt chủng Pol
Pot đang ngồi trước vành móng
ngựa của Tòa án quốc tế về tội
diệt chủng và thế giới coi việc
xóa sổ chế độ này là một thành
tựu của nhân loại thì chính Việt
Nam chưa tự mình đánh giá
đúng mức và ngay trong bảo
tàng của chúng ta chưa thể hiện
được rõ sự hy sinh cao cả ấy.
Không ai ảo tưởng sử học
đứng ngoài chính trò nhưng lẽ ra
phải biết nhìn thẳng, nhận thức
quá khứ một cách sâu sắc mới
có thể đạt tới một tương lai tốt
đẹp thì dường như chúng ta lựa
chọn một cái nguyên lý hời hợt
hơn là "khép lại quá khứ" gần
như đồng nghóa với quên lãng
quá khứ chỉ vì một nhận thức
nông cạn nhằm đáp ứng một
nhu cầu tế nhò đương đại. Một
lòch sử thiếu công bằng như thế
khó có thể tạo nên một niềm tin

vào lòch sử, nhất là của giới trẻ.
Ai đã vào thăm Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh ở thành
phố Hồ Chí Minh sẽ thấy có một
số rất đông khách tham quan lại
là người Mỹ, trong đó không chỉ
có những cựu chiến binh mà cả
giới trẻ thế hệ "sau Việt Nam".
Những người phát hiện và mong
muốn giữ gìn chứng tích nạn đói
năm Ất Dậu (1945) ở Việt Nam,
trong đó có tội ác của chủ nghóa
phát xít Nhật lại chính là những
bạn Nhật, trong đó có các nhà
sử học Nhật Bản. Lẽ đơn giản vì
họ coi sai lầm của những thế hệ
trước, những người gây ra chiến
tranh và tội ác là những bài học
sâu sắc, sự hổ thẹn cần được
tiếp thu để dân tộc Nhật Bản
không lặp lại những sai lầm của
quá khứ và vươn xa hơn trong sự
tôn trọng của nhân loại
4. Trên một tờ báo được
nhiều bạn đọc biết đến của
Thông tấn xã Việt Nam, mới đây
có bài báo dưới nhan đề "Mỹ
cũng khủng hoảng giáo dục!" đề
cập tới một vấn đề cũng đang
"nóng" như ở nước ta, đó là

những lỗ hổng to tướng về kiến
thức lòch sử trong học đường của
cường quốc giáo dục này.
Cũng vẫn những con số (tuy
không đến nỗi tệ như kết quả
cuộc thi vừa qua ở Việt Nam mà
dư luận đang sôi nổi bàn luận):
chỉ có chừng 20% học sinh lớp 4
và 17% lớp 8 trong cuộc thi sát
hạch về môn sử năm 2010 đạt
điểm "khá" hay "giỏi", còn có
trên 50% học sinh bò "trượt". Bài
báo cũng cho biết "chính lòch sử
là môn học bò học trò Mỹ sợ
nhất". Tác giả bài báo cũng
Á
Á
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
18
Tháng 9/2011
Số 05
VĂN HOÁ - GIÁO DỤC
nhấn mạnh khi viết bằng dòng
chữ đậm nét: "Một cuộc kiểm tra
toàn quốc trong môn sử cho thấy
học sinh Mỹ đầu hàng trước
những câu hỏi sơ đẳng" (những

câu hỏi ấy được cụ thể hoá như
Abraham Lincohn là ai? Tuyên
ngôn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra
đời ngày nào?).
Đấy là trên một đất nước mà
nền giáo dục quy củ đến mức:
cứ 4 năm một lần chính phủ cho
kiểm tra kiến thức học sinh bằng
một bộ câu hỏi sát hạch liên
quan đến 8 bộ môn được coi là
kiến thức cơ bản của công dân:
Đọc, viết, toán, xã hội, khoa học
tự nhiên, đòa lý, kinh tế và lòch
sử. Nhưng bài báo viết "kết quả
cho thấy một sự thật phũ phàng:
học sinh Mỹ trượt gần hết" và Bộ
Giáo dục Mỹ trấn an bằng một
so sánh "điểm bình quân trong
khối lớp 4 của môn sử năm 2010
cao hơn năm 1994!". Và đó cũng
là điều mà nhiệm kỳ của Tổng
thống B.Obama muốn thể hiện
là đã cố gắng khắc phục tình
trạng nhiệm kỳ của Tổng thống
G.Bush đã coi môn sử nằm
ngoài các bộ môn tạo "cơ sở của
thành công kinh tế". Bộ trưởng
Giáo dục đương nhiệm của Mỹ
cũng đã đưa ra quan điểm "phải
tăng cường dạy sử cùng với hoà

nhạc và sân khấu"

Dương Trung Quốc
N
gay từ những năm đầu tiên
của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh
đã rất quan tâm tới Giáo dục và
Đào tạo.
Những sắc lệnh đầu tiên của
nước Việt Nam non trẻ là hai
việc: Cứu đói cho dân và học
hành. Người đứng đầu nhà nước
khi đó đã xếp hai công việc này
vào hàng bức thiết lúc bấy giờ.
Đói - chết, nhưng không có học
cũng chết. Bởi "một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu".
Hồ Chí Minh viết: "Nạn dốt là
một trong những phương pháp
độc ác mà bọn thực dân dùng để
cai trò chúng ta. Hơn chín mươi
phần trăm đồng bào chúng ta
mù chữ… Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghò
mở một chiến dòch để chống nạn
mù chữ". Bất cứ thời đại nào thì
một dân tộc yếu sẽ luôn bò lăm le
đe doạ từ nhiều phía.
Nhà nước ngày nay luôn coi

"giáo dục là quốc sách hàng
đầu" tầm quan trọng của tri thức,
của nguồn nhân lực chất lượng
cao, được nhấn mạnh và đề cao.
Trong điều kiện đất nước còn
nghèo, nhà nước cũng đã cố
gắng chi hơn 20% tổng chi ngân
sách hàng năm cho giáo dục.
Cách đây 66 năm, trong
những ngày mùa thu tháng tám
lòch sử, với những sắc lệnh đầu
tiên cho bình dân học vụ, với
mục tiêu diệt giặc đói và giặc
dốt, Hồ Chí Minh đã thực sự coi
giáo dục là quốc sách. Giáo dục
có vai trò quan trọng đặc biệt
ngay trong điều kiện của một đất
nước non trẻ, đang đối mặt với
nạn đói, đang chống chọi với đủ
loại kẻ thù nội và ngoại xâm.
Ngày hôm nay, các nhà sư
phạm đưa ra khẩu hiệu: "Lấy
học sinh làm trung tâm" rồi
nhiều hội thảo, tranh luận nảy
lửa xem giáo viên đóng vai trò
then chốt hay quyết đònh…
Nhưng hãy xem lá thư gửi cho
giáo viên và học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hồ

Chủ tòch viết: "Dân tộc Việt Nam
có vẻ vang sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay
không là nhờ một phần lớn vào
công lao học tập của các cháu".
Câu nói của Bác đã khẳng
đònh học sinh là chủ thể quyết
đònh sự đổi mới của đất nước.
Ngày nay, có nhiều cuộc
vận động, nhiều phong trào,
nhiều giải pháp liên quan đến
đổi mới phương pháp dạy học.
Nhưng cũng chính vào cái thời
điểm đất nước vừa tuyên bố độc
lập thì Hồ Chí Minh đã xác đònh
ngay: Học phải đi đôi với hành.
"Đào tạo phải gắn với nhu cầu
xã hội" là yêu cầu cấp thiết của
ngành Giáo dục và Đào tạo hiện
nay.Thực ra yêu cầu này không
mới, bởi trong những ngày đầu
lập nước và trong thời gian đấu
tranh thống nhất đất nước, Hồ
Chí Minh đã nhiều lần căn dặn:
"Học phải có mục đích. Học
trong nhà trường phải gắn liền
với lao động, sản xuất."
Trong thư gửi hội nghò cán bộ
phụ trách nhi đồng toàn quốc
8/1950, Hồ Chí Minh đã chỉ ra

cách dạy trẻ: "Cần làm cho
chúng biết yêu Tổ quốc, thương
đồng bào, yêu lao động, biết vệ
sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa.
Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính
vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự
động, trẻ trung của chúng, chớ
làm cho chúng trở nên già cả."
Hầu như tất cả những công
việc mà giáo dục hôm nay đang
tất bật triển khai, thì dường như,
Hồ Chí Minh đã đề cập cách đây
hơn 60 năm với lối nói nhẹ
nhàng, kín đáo, giản dò; bằng tất
cả sự trải nghiệm của một người
bôn ba nhiều châu lục, nhận
thức sâu sắc sự kém cỏi, yếu
đuối của một dân tộc thiếu cái
chữ, thiếu hiền tài

Thiệu Phong
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu
Á
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
19
Tháng 9/2011Số 05
VĂN HOÁ - GIÁO DỤC

Đ
ọc sách in rất tốt, đọc
sách điện tử cũng tốt,
đọc hình thức nào, ở đâu
không quan trọng bằng đọc cái
gì? Một chuyện không phải bàn
cãi nữa đó là nền kinh tế tri
thức là quan trọng nhất. Giá trò
lao động một ngày của bộ não
là vô biên trong khi cùng thời
gian đó, giá trò từ sức lao động
chân tay thấp hơn nhiều. Nhiều
người thành công nhờ chăm chỉ
đọc sách.
Nền kinh tế tri thức là quan
trọng nhất trong thế kỷ XXI này.
Giá trò một ngày hay một giờ lao
động từ bộ não là vô biên trong
khi cùng thời gian đó, một ví dụ
mà ai cũng phải giật mình (mặc
dù có thể đã biết) là cậu sinh viên
Mark Zuckerberg đi vay 1 nghìn
đô la Mỹ và lập ra facebook để rồi
facebook ngày nay có giá 60 tỷ
đô la. Có mấy ai biết rằng,
Zuckerberg đọc rất nhiều, có vốn
hiểu biết đáng kính nể và anh làm
việc miệt mài. Còn biết bao tấm
gương thành công nhờ đọc sách
nữa minh chứng cho sức mạnh

của kinh tế tri thức. Muốn đất
nước phát triển, chúng ta cần
những trí thức, trong đó mỗi người
phải hội đủ 3 chữ "thức". Đầu tiên
là kiến thức (thu nhận từ sách,
cuộc sống), nhưng kiến thức
cũng không quan trọng bằng
cách thức (cách làm thật) và cuối
cùng, quan trọng hơn cả là nhận
thức. Chúng ta cần thay đổi nhận
thức về văn hóa đọc ở quy mô
toàn dân. Đọc sách phải trở
thành nhu cầu bình thường của
cuộc sống
Vậy vấn đề đặt ra là ai đọc
sách? Tôi khẳng đònh rằng,
những người thành đạt và thành
đạt bền vững đều đọc rất nhiều.
Bản thân thành đạt là đóng góp
nhiều cho đất nước và xã hội. Tôi
cũng biết rõ rằng, những chính trò
gia, những người làm công tác xã
hội đọc hằng ngày, hằng giờ. Họ
đọc và học từ sách rất nhiều! giá
trò từ sức lao động chân tay thấp
hơn rất nhiều. Bạn sẽ hỏi tôi, vậy
những người không đọc (hay ít
đọc) có thành công và bền vững
hay không. Tôi cho rằng, vẫn có
thể. Nhưng nếu họ đầu tư vào

đọc sách thì chắc chắn sẽ thành
công hơn, mang lại nhiều lợi ích
và giá trò cho chính mình, cho
đơn vò và cộng đồng hơn.
Qua khảo sát sơ bộ, rất đáng
tiếc là phần đông trong dân số
Việt Nam (là nông dân) vẫn chưa
có điều kiện đọc sách. Vì các lý
do khác nhau, số lượng sách họ
đọc hằng năm còn rất thấp. Nếu
cứ với tình trạng này thì sự chênh
lệch giữa thành phố và nông
thôn về cả dân trí lẫn kinh tế
ngày càng chênh lệch. Tôi mong
sách về nông thôn nhiều hơn.
Một "thiết bò lọc" cho người đọc
Bằng kinh nghiệm và khảo
sát riêng trong quá trình làm việc
của mình, tôi thấy rằng, bạn đọc
của chúng ta vẫn còn một bộ
phận hay (và thích đọc) những
sách thuộc nhóm "lá cải". Những
cuốn sách liên quan đến sex, vụ
án và chém giết, chuyện giật
gân, chuyện tranh nhiều hình, ít
chữ. Rất may mắn là chúng ta
cũng thấy nhiều nhóm bạn đọc
tâm huyết với sách, tri thức, tìm
đọc những tác phẩm có chất
lượng, mang những giá trò cả vật

chất lẫn tinh thần cho chính mình
và xã hội. Chúng ta sẽ đồng ý với
nhau rằng, nếu ta đọc gì, xem gì
thường xuyên, chắc chắn ta bò
ảnh hưởng. Vậy nên, chọn sách
để đọc, chọn phim để xem, chọn
chương trình để giải trí vô cùng
quan trọng.
Tôi luôn nghó, vai trò của các
nhà xuất bản, các công ty sách,
các thư viện và cả các nhà sách là
"đọc lọc" đầu tiên để chọn sách
giúp bạn đọc. Chính những người
làm ra và mang sách đến tay bạn
đọc cần nêu cao hơn trách nhiệm
của mình. Sách là văn hóa, là tri
thức, là tương lai của chính chúng
ta và cả xã hội. Nếu vì lợi nhuận
mà ai đó, cơ quan nào đó nhắm
mắt làm liều thì lợi bất cập hại,
kiếm được ít tiền nhưng cái hại thì
lớn hơn nhiều.
Một con số cũng làm không ít
người suy nghó: Thế giới hiện nay
có khoảng 2 tỷ người dùng máy
tính và Internet. Ở Việt Nam, con
số này là 31% dân số. Đây chính
là hai mặt của cuộc sống.
Internet rất thuận tiện, nhưng
mặt khác nó có thể dẫn ta đi về

"bóng tối" nếu ta đọc, xem những
thứ độc hại. Tôi muốn nhấn
mạnh đến nhóm các bạn trẻ vì
có đến 20 triệu dân Việt Nam
thuộc nhóm tuổi "teen" (từ 10
đến 20 tuổi). Nếu các em không
được trang bò những "thiết bò lọc",
nếu không được người lớn hướng
dẫn thì có thể sa ngã và không
kiểm soát được mình.
Đọc sách in rất tốt. Đọc sách
điện tử cũng rất tốt. Ngày nay đã
có cả sách nói. Đọc bằng hình
thức nào, ở đâu cũng không quan
trọng bằng đọc cái gì. Nếu đã
chọn được sách có giá trò để đọc
thì dù có đọc ở thư viện hay ở
nhà, đọc sách in hay trên máy
tính cũng đều tốt cả. Chỉ sợ nhất
là ngụy biện rằng không có thời
gian và đọc những cuốn sách
không có giá trò, nhất là sách lậu

Nguyễn Mạnh Hùng
ĐỌC Gì, AI ĐỌC VÀ ĐỌC Ở ĐÂU?
20
Tháng 9/2011
Số 05
KHOA HỌC
&

ỨNG DỤNG
BẢN TIN
ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG
T
hân Nhân Trung (1418-
1499), tự là Hậu Phủ,
người xã Yên Ninh,
huyện Yên Dũng - nay là thôn
Yên Ninh, xã Hoàng Ninh,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang, đỗ Tiến só khoa Kỷ Sửu
(1469), dưới triều vua Lê
Thánh Tông. Sau khi đỗ Tiến
só, Thân Nhân Trung được giữ
chức Hàn Lâm viện Thò độc. Ít
lâu sau, ông được kiêm chức
Đông các Đại học só.
Tháng giêng năm Ất Mùi
(1475), nhà Minh sai Kim ngô
vệ Chỉ huy sứ Quách Cảnh
sang nước ta để đuổi bắt những
kẻ chạy trốn. Quách Cảnh theo
đường sông Thao (tức sông
Hồng) vào Đại Việt. Khi Quách
Cảnh về, vua Lê Thánh Tông
sai Thái phó Kỳ quận công Lê
Niệm, Lại bộ Thượng thư Hoàng
Nhân Thiêm, Binh bộ Thượng
thư Đào Tuấn, Hàn Lâm viện
Thò độc kiêm Đông Các đại học

só Thân Nhân Trung, Đông các
Hiệu thư Đỗ Nhuận, Quách
Đình Bảo, Hàn Lâm viện Thò thư
Vũ Kiệt và Sử quan Tu soạn
Ngô Só Liên làm thơ tặng Cảnh.
Vua Lê Thánh Tông viết bài Tự
để tiễn Quách Cảnh. Bài tự có
nhan đề là Thiên Nam Đông
chủ Đạo Am tự.
Tháng 3 năm ấy, tổ chức
thi Hội, có 3200 người dự thi,
lấy đỗ trúng cách được 43
người. Ngày 11 tháng 5, vua
Lê Thánh Tông ngự tại điện
Kính Thiên, thân ra đề văn
sách, hỏi về đạo vua tôi ngày
xưa. Kỳ thi Đình này, Thân
Nhân Trung cùng với Đỗ
Nhuận và Quách Đình Bảo
được cử làm quan độc quyển.
Lấy đỗ được 43 người: 3 người
Tiến só cập đệ là Vũ Tuấn
Chiêu - Trạng nguyên, ông
Nghóa Đạt - Bảng nhãn, Cao
Quýnh - Thám hoa; bọn Phạm
Xán 13 người đỗ Tiến só xuất
thân; bọn Đỗ Vinh 27 người đỗ
Đồng Tiến só xuất thân.
Tháng 3 năm Đinh Dậu
(1477), Thân Nhân Trung tâu

về việc quy đònh rõ chế độ cho
con cháu các quan vào học tại
Sùng văn quán và lựa chọn các
văn thần tuổi cao, có học vấn
kiêm việc dạy học ở trong đó.
Tháng 10 năm Canh Tý
(1480), triều đình sai Nguyễn
Văn Chất, Doãn Hoành Tuấn,
Vũ Duy Giáo sang tuế cống
nhà Minh và tâu về việc Chiêm
Thành. Tháng 12 năm ấy, Lê
Thánh Tông đưa tờ biểu về
việc tiến cống hằng năm do
Hàn Lâm viện Thò thu Lương
Thế Vinh soạn thảo để triều
thần bàn. Đông các Đại học só
Thân Nhân Trung đọc cả 3 bài
biểu của Lương Thế Vinh và
nhận xét: Cả ba bài biểu, văn
đều thuận lẽ cả! Sách Đại Việt
sử ký toàn thư chép: "Về giấy
tờ bang giao, vua trước hết sai
quan Hàn Lâm viện soạn thảo,
rồi trao xuống cho Đông các
xem, sau lại đưa cho triều thần
xem. Nếu có ý gì khác, thì cho
sửa lại. Vì thế, người Minh
thường khen rằng nước ta có
nhiều người giỏi" .
TIẾN SĨ THÂN NHÂN TRUNG -

DANH NHÂN VĂN HÓA Ở THẾ KỶ XV
PGS.TS. Nguyễn Minh Tường - Viện Sử học
(Xem tiếp trang 22)
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
21
Tháng 9/2011Số 05
ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG
Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vónh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành
Chùa Vónh Nghiêm ở thôn
Quốc Khánh xã Trí Yên huyện
Yên Dũng tỉnh Bắc Giang do
tam tổ Trúc Lâm Giác Hoàng
điều ngự Trần Nhân Tông,
Pháp loa Đồng Kiên Cương và
Huyền quang Lý Đạo Tái xây
dựng- nơi tùng lâm đào luyện
tăng đồ từ cuối thế kỷ XIII và
đến nay vẫn giữ vai trò là chốn
tổ, trung tâm Phật Trúc Lâm ở
Đông Bắc.
Văn bia chùa thời Trần viết:
"Đức Tổ điều ngự Pháp loa khi
mở tùng lâm này, còn mở chợ
Đức La. Các vò vương thân
quốc thích và thập phương đàn
Việt, phát tâm tậu ruộng đất ở

tại bản xã và các hạt khác các
nơi, để cúng hương dâng tam
bảo muôn đời. Chùa này và
chùa Sùng Nghiêm cả thảy 72
chốn tùng lâm".
Chùa Vónh Nghiêm nằm
trên diện tích hơn 10.000m
2
,
với nhiều đơn nguyên kiến trúc
được sắp xếp trong không gian
xác đònh hình chữ nhật, theo
trật tự từ hướng Nam đến
hướng Bắc. Chùa gồm 5 tổ hợp
kiến trúc chính: Tam quan,
Tam bảo, Tổ đường đệ nhất,
gác chuông, Tổ đường đệ nhò
và hai bên tả hữu có hai dãy
hành lang. Bên trái phía trước
vườn chùa có vườn tháp là nơi
an táng xá lò, nhục cốt của các
nhà sư viên tòch tại chùa.
Không chỉ là công trình
kiến trúc cổ kính, quy mô lớn,
chùa Vónh Nghiêm còn được
xem như một bảo tàng văn
hóa Phật giáo Đại thừa khá
tiêu biểu ở miền Bắc. Di vật ở
chùa Vónh Nghiêm phong phú,
đa dạng, mỗi nhóm hiện vật

đều xứng đáng xếp thành một
bộ sưu tập khá hoàn chỉnh.
Như sưu tập tượng thờ với hơn
100 pho được bài trí ở tòa Tam
bảo, nhà Tổ đệ nhất, nhà Tổ
đệ nhò. Bộ tượng ở đây chia
làm nhiều nhóm như: tượng
Phật, tượng Tổ (Tổ Tây, Tổ
phái, Tổ chùa), tượng Hậu,
tượng Thánh , được bài trí
theo mô hình chuẩn mực lý
tưởng thời Lê - Nguyễn. Ngoài
ra còn có hệ thống văn bia
được tạo tác dưới thời Mạc -
Lê Trung Hưng - Nguyễn; hệ
thống hoành phi - câu đối, đồ
thờ, kho kinh sách nhà Phật
Di sản văn hóa đặc biệt quý
giá ở chùa Vónh Nghiêm là
kho Mộc bản kinh Phật đang
được làm hồ sơ đề nghò
UNESCO công nhận là Di sản
tư liệu thế giới.
Chốn tổ
VVóónnhh NNgghhiieêâmm
Từ thế kỷ XIV, Phật phái Trúc lâm đã trở thành Quốc đạo, Yên Tử trở thành kinh đô Phật giáo
của nhà nước Đại Việt. Thế kỷ XV - XVI, Phật giáo suy vi ở Việt Nam do sự lấn át của Nho giáo.
Từ thế kỷ XVII đến nay Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật phái Trúc Lâm nói riêng phục hồi
và phát triển. Sơn môn Vónh Nghiêm phát triển rộng khắp trên cả nước và ảnh hưởng, phát triển
ra cả nước ngoài. Các thành phố lớn trong cả nước hầu hết có thiền tự theo tổ đình Vónh Nghiêm,

tiêu biểu thiền tự Vónh Nghiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh, thiền viện Vónh Nghiêm ở Đà Lạt (Lâm
Đồng), hay ở nước ngoài như thiền tự Vónh Nghiêm ở Paris (Pháp)
Á
Sự ra đời của chốn tổ Vónh
Nghiêm gắn liền với Phật giáo
thời Trần cùng với sự ra đời
của Thiền phái Trúc Lâm do
Giác hoàng điều ngự Trần
Nhân Tông sáng lập từ những
năm cuối thế kỷ XIII. Bước
sang thế kỷ XIV, Thiền phái
Trúc Lâm đã trở thành Quốc
đạo, trung tâm Yên Tử (nơi tu
hành của Trần Nhân Tông)
được xem như kinh đô của
Phật giáo Đại Việt. Ngoài
chùa Hoa Yên (Yên Tử), Điều
ngự giác hoàng còn mở mang
xây dựng nhiều chùa tháp ở
miền Đông thổ, trong đó có
chùa Vónh Nghiêm ở Bắc
Giang. Chùa Vónh Nghiêm
được xây dựng thành thiền
viện, chốn tùng lâm để đào
luyện tăng đồ từ cuối thế kỷ
XIII trên nền móng của ngôi
chùa nhỏ có từ thời Lý (thế kỷ
XI - XIII).
Từ khi xây dựng đến nay
chùa đã nhiều lần được trùng

tu sửa chữa, đợt trùng tu tôn
tạo lớn nhất là vào năm Mậu
Dần, niên hiệu Diên Ninh thứ
5 (1458) nhà Lê. Giữa thế kỷ
XVI, chùa lại được trùng tu
lớn bởi có sự hưng công của
các vương tôn, công chúa nhà
Mạc Từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945, chùa
được Nhà nước nhiều lần đầu
tư kinh phí trùng tu, tôn tạo để
bảo tồn các di sản văn hóa
mà cha ông để lại. Đặc biệt,
năm 1964, Nhà nước lập hồ
sơ xếp hạng loại A cho di tích
chùa Vónh Nghiêm để góp
phần nâng cao ý thức của cán
bộ và nhân dân trong vấn đề
bảo tồn, phát huy giá trò di sản
văn hóa của dân tộc. Sau đó,
một số hội thảo khoa học lớn
đã được tổ chức nhằm khẳng
đònh, đánh giá giá trò trên lónh
vực văn hóa, nghệ thuật, tư
tưởng, vò thế và sự ảnh hưởng
của chốn tổ Vónh Nghiêm với
đời sống xã hội Việt Nam
trong lòch sử.
Hơn 700 năm qua, chùa
Vónh Nghiêm vẫn tồn tại với

vai trò là một trung tâm Phật
giáo, một Thiền viện đào tạo
các tăng ni nổi tiếng trong cả
nước, vẫn mãi là chốn tổ, là
đại danh lam để khách thập
phương đến tham quan và
thắp hương lễ Phật

Nhật Linh
Tháng 5 năm Quý Mão
(1483), triều đình quy đònh về
thời hạn vào trường thi Hương
và lệ tiến cống só nhân. Lễ bộ
Thượng thư Lâm giang bá Lê
Hoằng Dục tâu rằng: Có sắc
chỉ sai chiếu số học trò của
Thừa tuyên sứ ty các xứ nhiều
hay ít mà liệu đònh ngày vào
thi. Sau đó, triều đình căn cứ
vào lời tâu của Thân Nhân
Trung tháng 8 năm Hồng Đức
thứ 5 (1474) về lệ cống só của
Thừa ty các xứ làm đònh lệ.
Theo đó, các xứ Hải Dương,
Sơn Nam, Tam Giang, Kinh
Bắc, mỗi xứ 130 người. Các xứ
Thanh Hoa, Nghệ An, mỗi xứ
60 người; các xứ Thuận Hoá,
Yên Bang, Tuyên Quang,
Hưng Hoá, mỗi xứ 30 người.

Tháng 11 năm ấy, triều đình
sắc dụ cho Hàn Lâm viện Thừa
chỉ Đông các Đại học só Thân
Nhân Trung, Ngự sử đài Phó
Đô ngự sử kiêm Tả xuân
phường, Tả Trung doãn Quách
Đình Bảo, Đông các Hiệu thư
Đỗ Nhuận, Hàn Lâm viện Thò
độc Đông các Hiệu thư Đào
Cử, Hàn Lâm viện Thò thư Đàm
Văn Lễ, biên soạn các sách
Thiên Nam dư hạ tập và Thân
chinh ký sư.
Với tài đức và uy tín của
mình, Thân Nhân Trung đã
được vua Lê Thánh Tông lựa
chọn và trao trọng trách soạn
bài văn bia đề tên Tiến só khoa
thi đầu tiên dưới thời Lê sơ, là
khoa Nhâm Tuất, năm Đại Bảo
thứ 3 (1442). Tuy bò giới hạn
trong khuôn khổ một bài "Bi
ký", nhưng Bài ký đề tên Tiến
só khoa Nhâm Tuất (1442) của
Thân Nhân Trung vẫn được coi
là một tác phẩm nghò luận văn
học đặc sắc. Trong Bài ký đề
tên Tiến só khoa Nhâm Tuất
(1442) này, Thân Nhân Trung
đã đề ra một luận điểm quan

trọng thể hiện tư tưởng về văn
hoá - giáo dục của ông, là:
"Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia. Nguyên khí thònh thì
thế nước mạnh mà hưng thònh.
Nguyên khí suy thì thế nước
yếu mà thấp hèn. Vì thế các
bậc thánh đế, minh vương,
không đời nào không coi việc
giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ
só, vun trồng nguyên khí quốc
gia làm công việc cần kíp đầu
tiên…". Luận điểm coi "Hiền tài
là nguyên khí của quốc gia"
của Thân Nhân Trung đối với
ngày nay và mãi mãi sau này
là luận điểm về giáo dục quan
trọng, vẫn còn nguyên giá trò…

KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
22
Tháng 9/2011
Số 05
ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG
Á
TIẾN SĨ
(Tiếp theo trang 20)

KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
23
Tháng 9/2011Số 05
NHÌN RA THẾ GIỚI
Trung Quốc coi trọng
nhân tài trên tất cả lónh vực
nhưng tập trung vào ba loại
nhân tài: lãnh đạo, quản lý
Đảng và chính quyền, quản lý
kinh doanh và kỹ thuật
chuyên môn.
Ưu tiên ba loại nhân tài
Từ năm 2002, Trung Quốc
đã có "Đề cương qui hoạch xây
dựng đội ngũ nhân tài toàn
quốc 2002-2005". Theo đó,
Trung Quốc xác đònh nguyên
tắc chung: "Đảng quản lý nhân
tài" và phân cấp theo hệ thống
tổ chức: Ở T.Ư là Cục Nhân tài
ở Ban Tổ chức T.Ư Đảng Cộng
sản Trung Quốc đến ban
(phòng) nhân tài ở tất cả các
bộ, ban ngành, ví dụ như Bộ
Nhân sự có bộ phận chức danh,
Bộ Tài chính có một bộ phận
đãi ngộ vật chất cho nhân tài

Mỗi tỉnh thành lập tổ công tác
nhân tài do một phó bí thư tỉnh
ủy làm tổ trưởng với sự tham dự
của các sở ban ngành.
Trung Quốc coi trọng nhân
tài trên tất cả lónh vực nhưng
tập trung vào ba loại nhân tài:
lãnh đạo, quản lý Đảng và
chính quyền, quản lý kinh
doanh và kỹ thuật chuyên
môn. Hiện Trung Quốc đang
tích cực thực hiện "công trình
hàng trăm hàng nghìn hàng
vạn nhân tài" nhằm đẩy nhanh
đào tạo, bồi dưỡng một lớp nhà
khoa học, chuyên gia kỹ thuật
kiệt xuất hàng đầu thế giới.
Mục tiêu là đến những năm
tới đào tạo, bồi dưỡng ra hàng
trăm nhà khoa học, chuyên gia
kỹ thuật công trình, nhà lý luận
tầm cỡ thế giới, hàng ngàn
người có trình độ hàng đầu
trong nước trên các lónh vực
chuyên môn tầm quốc gia, và
hàng vạn nhân tài trẻ tuổi ưu tú
có thành tích nổi bật trong các
lónh vực, có vai trò nòng cốt, có
triển vọng phát triển.
Tìm và trọng dụng nhân

tài
Trung Quốc xác đònh rõ
công tác đào tạo tài năng được
chú trọng đồng bộ ở tất cả các
khâu với các nguyên tắc: Một
là phải chọn đúng người có tài.
Hai là thực hiện yêu cầu bốn
"hóa" gồm cách mạng hóa, trẻ
hóa, trí thức hóa và chuyên
môn hóa. Ba là có chương trình
đào tạo, bồi dưỡng thích hợp,
có đội ngũ giảng viên giỏi, có
đủ cơ sở vật chất và cuối cùng
người tài phải được trọng dụng.
Đối với nhân tài "nguồn",
Trung Quốc cho phép hai
trường Đại học hàng đầu là Đại
học Thanh Hoa và Đại học
Bắc Kinh được tổ chức tuyển
chọn những học sinh xuất sắc
nhất trong cả nước trước khi tổ
chức thi tuyển sinh đại trà vào
các trường đại học và cao
đẳng. Sau đó thông báo công
khai danh sách và các thông
tin liên quan trên Internet rồi
kết hợp với kỳ thi viết các môn
toán, vật lý và tiếng Anh để
quyết đònh học sinh nào được
lựa chọn vào học.

Một phương thức phát hiện
và tuyển chọn khác: ứng viên
nhân tài cấp quốc gia (yêu cầu
tuổi dưới 45) được bình xét hai
năm một lần thông qua tiến cử
của các cơ sở rồi do chuyên
gia tổ chức của Bộ Nhân sự
tiến hành đánh giá. Mỗi lần
phê chuẩn 500 người. Đến nay
trải qua bốn lần xét chọn đã có
2.216 người được chọn theo
con đường này.
Chương trình, nội dung đào
tạo nhân tài rất linh hoạt, phù
hợp với từng loại tài năng.
Nhân tài được đào tạo theo
phương pháp dạy - học kết hợp
lý thuyết với thực hành. Hầu
hết môn học được dạy theo
phương pháp tình huống (case
study) và sử dụng công nghệ
hiện đại để giảng dạy và đánh
giá môn học. Với ba loại nhân
tài được ưu tiên kể trên, người
đi du học nước ngoài về ngày
càng tăng.
Công khai cơ hội, đãi ngộ
kòp thời
Sử dụng đúng theo năng
lực và chuyên môn công tác -

đó là nguyên tắc chung trong
chính sách sử dụng nhân tài
của Trung Quốc. Nổi bật nhất
là chính sách thông báo rộng
rãi các cơ hội vào vò trí lãnh
đạo để những người tài được
tham gia thi tuyển. Từ năm
1984, Trung Quốc đã quyết
đònh xét duyệt một loạt nhà
khoa học trung niên (dưới 55
tuổi) có cống hiến nổi bật trong
các lónh vực nghiên cứu lý
luận, công nghệ, quản lý. Từ
năm 1984 đến nay, Trung
Đào tạo nhân tài ở Trung Quốc
(Xem tiếp trang 28)
Hệ thống đèn "thông
minh"
Nếu hệ thống chiếu sáng "thông minh" được
thử nghiệm tại Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan)
thành công, việc nhớ phải tắt đèn trở nên không
còn cần thiết nữa. Hệ thống đèn chiếu sáng này
sử dụng ít hơn đến 80% lượng điện so với các hệ
thống hiện tại, đồng thời chi phí bảo dưỡng cũng
rẻ hơn.
Hệ thống gồm các đèn LED, máy cảm biến
chuyển động và các thiết bò truyền thông không
dây. Các bóng đèn ở trạng thái ánh sáng mờ khi
xung quanh không có xe cộ hoặc khách bộ hành,
giúp tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ. Các

đèn sẽ sáng rõ nếu có người đang đi tới và không
bao giờ hoàn toàn tắt hẳn. Thay vì tắt, chúng
sáng mờ ở mức khoảng 20% so với ánh sáng
chuẩn. Ngoài ra, các nhân viên bảo dưỡng cũng
không cần phải tốn công tìm kiếm lỗi hỏng của
hệ thống vì các bóng đèn sẽ tự động gửi tín hiệu
báo sự cố đến phòng điều khiển.
Hiện tại, Hà Lan mỗi năm tốn hơn 300 triệu
euro (hơn 8.753 tỉ đồng) tiền điện dùng cho đèn
đường; và hệ thống chiếu sáng đường phố còn
thải ra hơn 1,6 triệu tấn CO
2

Chế tạo xăng từ mùn
cưa và cỏ
George Huber cùng các cộng sự tại Đại
học Massachusetts, Amherst đang tiến hành
nghiên cứu chuyển đổi mùn cưa và cỏ thành
xăng "xanh", một loại nhiên liệu có thể sử
dụng cho các phương tiện hiện tại.
Trong một vài năm tới, nguồn nhiên liệu sạch
này sẽ trở thành nguồn cung cấp năng lượng
chính cho các động cơ. "Bạn sẽ không nhận ra
đó là xăng "xanh" trừ khi ai đó nói cho bạn dấu
hiệu nhận biết bởi lượng khí thải carbon từ loại
xăng này bằng 0 vì nó được tái sử dụng lại".
George Huber cho biết. "xăng Xanh " được sản
xuất bằng kỹ thuật xúc tác nhiệt phân tầng
sôi. Trong đó, chất xúc tác là loại vật liệu có tác
dụng làm cho phản ứng hoá học cụ thể xảy ra

nhanh hơn bình thường chuyển hoá lignocellu-
lose thành xăng.
Quá trình nhiệt phân nhanh giúp đốt nóng
nhanh để chuyển hoá carbon thành khói thay vì
thành than như nhiệt phân chậm.
Tầng sôi giúp tối đa hoá việc tiếp xúc và kết
hợp giữa khói khí từ chất xúc tác nhiệt phân và
chất xúc tác rắn. Hiện nay một galon xăng sử
dụng công nghệ này mất 45 pound chi phí cho
mùn cưa. Tuy nhiên, công nghệ này sẽ là lý tưởng
khi đầu vào không cần gì khác ngoài mùn cưa,
không khí và được đặt tại nơi sẵn có thực vật.
"Công nghệ sẽ sớm được áp dụng để sản
xuất ra xăng tại các nhà máy và khi giá dầu tăng
sẽ là cơ hội cho các kỹ sư ", George Huber nói.
"Đây sẽ là một giải pháp nhiên liệu cho tương lai"

Việt Anh (bt)
Phát hiện mới về người
tiền sử
Con người bắt đầu đi bằng hai chân sớm hơn
rất nhiều so với chúng ta nghó trước đây, theo một
nghiên cứu khoa học mới được công bố.
Cho đến hiện tại, chúng ta vẫn tin rằng con
người bắt đầu biết đi thẳng người bằng hai chân
cách đây khoảng 1,9 triệu năm. Tuy nhiên, một
nhóm các nhà khoa học, đứng đầu bởi tiến só
Robin Crompton thuộc trường đại học Liverpool
(Anh), đã phát hiện thấy những dấu chân người
có niên đại cách đây khoảng 3,7 triệu năm.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 11 dấu chân in
trên đá ở Laetoli, Tanzania. Những dấu chân này
có đặc điểm giống với dấu chân của người hiện đại
khi đứng thẳng, hơn là dấu chân của các loài linh
trưởng khác như tinh tinh, đười ươi và khỉ đột.
Các dấu chân vừa phát hiện được cho là của
loài Australopithecus afarensis - một chủng người
thời tiền sử có thể là tổ tiên trực tiếp của người hiện
đại ngày nay. Các nhà khoa học đã so sánh các
phân tích dấu chân với những số liệu nghiên cứu
dấu chân của người hiện đại và khỉ.
Tờ Daily Mail dẫn lời tiến só Robin Crompton,
người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Các nghiên
cứu trước đây cho rằng, chủng người
Australopithecus chỉ có thể đi lom khom. Tuy
nhiên, những dấu chân được phát hiện ở Laetoli
hé lộ, chủng người này đã có thể đi thẳng người
trên hai chân giống như loài người ngày nay".
Trong những nghiên cứu trước đây, các nhà
khoa học chỉ phát hiện những dấu chân đơn lẻ. Điều
này khiến các nhà khoa học rất khó xác đònh đây có
phải là dấu chân thật hay là được chạm khắc

Hương Thủy (St)
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
24
Tháng 9/2011

Số 05
PHÁT MINH - KHÁM PHÁ
KHOA HỌC
&
ỨNG DỤNG
BẢN TIN
25
Tháng 9/2011Số 05
TIN HOẠT ĐỘNG
Hưåi thẫo khoa hổc vïì thên thïë sûå
nghiïåp Tiïën sơ Thên Nhên Trung
Sáng 10/6/2011, Liên hiệp các hội
khoa học và kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội
Khoa học Lòch sử Việt Nam tổ chức hội
thảo "Thân thế, sự nghiệp Tiến só Thân
Nhân Trung". Đến dự hội thảo có đồng chí
Bùi Văn Hạnh- Phó chủ tòch UBND tỉnh;
GS Đinh Xuân Lâm- Phó Chủ tòch Hội
Khoa học Lòch sử (KHLS) Việt Nam; Nhà
sử học Dương Trung Quốc- Phó Chủ tòch
kiêm Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam
cùng các nhà nghiên cứu lòch sử trong và
ngoài tỉnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày tham
luận trong đó tập trung làm rõ hơn thân thế sự
nghiệp của Tiến só Thân Nhân Trung, cung
cấp các thông tin về sự nghiệp văn hoá của
ông từ sau khi thi đỗ tiến só đến quá trình làm
quan. Ngoài ra đi sâu nghiên cứu, phân tích,
đánh giá tuyên ngôn đặc sắc "Hiền tài là

nguyên khí quốc gia" cùng đó làm rõ mối
duyên nợ văn chương cũng như quan hệ tri
âm, tri kỷ của Tiến só Thân Nhân Trung với
vua Lê Thánh Tông
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Bùi Văn
Hạnh cảm ơn các Nhà khoa học, đã về dự
hội thảo, qua đó đánh giá cao sự phối hợp
của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
tỉnh với Hội khoa học lòch sử Việt Nam.
Thông qua hội thảo, các giá trò hiền tài của
Tiến só Thân Nhân Trung một lần nữa được
khẳng đònh và không những là niềm tự hào
của nhân dân Bắc Giang mà là cơ hội và
điều kiện để các bậc con cháu của ông tiếp
tục phát huy truyền thống hiếu học, cùng
nhau xây dựng quê hương Bắc Giang ngày
càng văn minh, giàu đẹp

Bá Dương
Hưåi nghõ sú kïët hoẩt àưång 6
thấng àêìu nùm
S
áng 28/6/2011, Liên hiệp các hội KH&KT
tỉnh đã tổ chức Hội nghò sơ kết 6 tháng
hoạt động đầu năm và đề ra phương
hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Liên hiệp hội
đã tổ chức phản biện chương trình, đề án,
chiến lược quan trọng của tỉnh như: Chiến
lược xuất khẩu hàng hoá tỉnh Bắc Giang giai

đoạn 2005 - 2020; Đề án xây dựng thiết chế
văn hoá, thể thao tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2011 - 2015; Chương trình tiêu chí lựa chọn dự
án đầu tư vào đòa bàn tỉnh, chương trình tổng
thể xúc tiến đầu tư giai đoạn 2011 - 2015; Đề
án quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Bắc
Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2025; Chiến lược phát triển Khoa học và công
nghệ tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,… Bên
cạnh đó, Liên hiệp hội đã phối hợp với các cơ
quan, đơn vò tổ chức 2 hội thảo quan trọng về
những vấn đề của đòa phương như "Thân thế,
sự nghiệp Tiến só Thân Nhân Trung"; hội thảo
"Giới thiệu công nghệ mới xử lý khí thải lò
gạch". Về công tác nghiên cứu khoa học: Liên
hiệp hội được giao nhiệm vụ thực hiện một số
đề tài: "Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp phát triển bền vững nghề mỳ
Kế, thành phố Bắc Giang"; "Nghiên cứu các
thành phần dinh dưỡng của Dế Mèn có lợi cho
sức khoẻ con người"; "Nghiên cứu quy trình xử
lý ô nhiễm hồ tại công viên Ngô Gia Tự";
"Nghiên cứu đặc tính sinh học của cây mai
Yên Tử nhằm bảo tồn và nhân rộng tại tỉnh
Bắc Giang"…
Hội nghò đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm
trong 6 tháng cuối năm là: Xây dựng kế
hoạch, tổ chức Đại hội Liên hiệp hội lần thứ III,
nhiệm kỳ 2011 - 2015. Tiếp tục phối hợp với
các cơ quan, ban ngành của tỉnh tổ chức

thành công Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ IV
và Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi
đồng tỉnh Bắc Giang lần thứ VII. Tổ chức biên
tập, phát hành Bản tin Phổ biến kiến thức
KH&KT hàng tháng và Bản tin Khoa học và
Ứng dụng ra hàng quý theo kế hoạch, duy trì
hoạt động Website của Liên hiệp hội. Phát
huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng Khoa
học và Công nghệ Liên hiệp hội

Bá Dương
Á

×