Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nguồn tin của trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ nghiên cứu đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.23 KB, 12 trang )

NGUỒN TIN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO
1

Cao Minh Kiểm
(2)
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ
(2)

Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) là một nguồn lực hết sức quan trọng và
không thể thiếu được trong công tác nghiên cứu và đào tạo. Trong thời gian qua, được sự
đầu tư của Nhà nước và sự hợp tác quốc tế, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia đã xây
dựng được một nguồn tin KH&CN phong phú có thể phục vụ một cách đắc lực và hiệu quả
cho công tác nghiên cứu và đào tạo. Trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu một số nguồn
tin của Trung tâm phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo.
1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC
GIA
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia được thành lập năm 1990 với tên ban đầu
là Trung tâm Thông tin - Tư liệu KH&CN Quốc gia, trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị độc lập
trước đó là:
- Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập 1960),
- Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập 1972).
Năm 2003, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc
gia. Nghị định Chính phủ số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 về công tác thông tin
KH&CN đã quy định vai trò, vị trí và chức năng của Trung tâm như sau:
- Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia trực thuộc Bộ KH&CN là đầu mối liên
kết trung tâm của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN;
- Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia thực hiện chức năng thông tin, phổ biến,
tuyên truyền về KH&CN; tổ chức hoạt động và quản lý Chợ Công nghệ và thiết bị Việt
Nam; Thư viện trung tâm về KH&CN; Mạng thông tin KH&CN quốc gia; thực hiện đăng


ký chính thức các tài liệu, kết quả thực hiện các chương trình đề tài, dự án nghiên cứu và
phát triển, điều tra cơ bản cấp nhà nước và cấp bộ”.
Với việc ban hành Nghị định 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, sắp tới, Trung tâm Thông
tin KH&CN Quốc gia sẽ được nâng cấp thành Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Trong
thời gian chưa chính thức thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Bộ Khoa học và
1
Báo cáo trình bày tại Hội nghị Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN) lần thứ IV, tổ chức tại
Hà Nội, tháng 3/2009.
2
Phó Giám đốc, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT:
04-3934 9491; Mob: 0913091936. Fax: 04-9349127. Email:
1
Công nghệ đã có quyết đinh tiếp tục duy trì tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin
KH&CN Quốc gia [
3
].
Hiện tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia có nguồn nhân lực cán bộ thông
tin - thư viện có trình độ cao, có tính chuyên nghiệp với hơn 72% số cán bộ có trình độ từ
đại học trở lên, trong đó có 6 tiến sỹ (chiếm 4,2% lực lượng), trên 20 thạc sỹ (chiếm trên
13 %).
Những nhiệm vụ chính của Trung tâm gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển công
tác thông tin KH&CN;
- Thu thập, xử lý, lưu giữ và phát triển nguồn tin KH&CN trong nước và ngoài
nước;
- Đăng ký báo cáo kết quả nghiên cứu KH&CN;
- Tổ chức phục vụ thư viện;
- Phục vụ thông tin cho người dùng tin; Tiến hành các dịch vụ thông tin KH&CN;
- Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thông tin, thư viện;

- Tuyên truyền thông tin KH&CN;
- Tổ chức các Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart);
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin thư viện;
- Đại diện Việt Nam tham gia một số tổ chức hoặc mạng lưới thông tin thư viện
quốc tế như IFLA, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc tế (ICSTI), Mạng lưới ISSN Quốc
tế; Mạng Thông tin Châu Á và Thái Bình dương (APIN), v.v..
- Phát triển mạng thông tin KH&CN (VISTA), Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt
Nam (VinaREN);
- Tổ chức và phát triển Liên hợp nguồn tin điện tử Việt Nam (thường gọi tắt là Liên
hợp thư viện Việt Nam - Vietnam Library Consortium);
- Thống kê KH&CN;
- Xuất bản tài liệu.
2. NGUỒN TIN KH&CN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO
Trung tâm đã tạo lập, lưu giữ, quản trị, cập nhật, phát triển và đưa vào phục vụ
nguồn tin KH&CN lớn nhất Việt Nam với vốn tư liệu rất lớn và phong phú, ngân hàng dữ
liệu có thể truy cập tại chỗ hoặc trực tuyến.
Trong phần này, chúng tôi giới thiệu một số nguồn thông tin KH&CN chủ yếu mà
Trung tâm đã xây dựng và được bổ sung được trong nhiều năm qua.
2.1. Vốn tài liệu thư viện
Với tư cách là thư viện trung tâm của cả nước về KH&CN, kho tài liệu trên vật
mang tin truyền thống của Trung tâm là rất phong phú, bao gồm:
3
Quyết định 615/QĐ-BKHCN ngày 8 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về
việc duy trì tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
2
- Trên 400.000 đầu tên sách thuộc nhiều lĩnh vực KH&CN;
- Hơn 6.600 đầu tên tạp chí trên giấy;
- Hơn 9.000 báo cáo KQNC của các đề tài nghiên cứu các cấp;
- Hơn 7 triệu bản mô tả sáng chế trên vi phiếu;
- Kho tài liệu tra cứu quý.

Trước năm 1990, khoảng 55% tài liệu thư viện của Trung tâm Thông tin KH&CN
Quốc gia thu thập được là tài liệu tiếng Nga, 40% là tài liệu bằng các ngôn ngữ gốc latinh,
5% là tài liệu tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Từ sau năm 1990, tài liệu được bổ sung vào
Trung tâm chủ yếu là tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt. Phần tài liệu tiếng Nga
bổ sung mới là không đáng kể.
Hiện nay, tỷ lệ tài liệu thư viện của Trung tâm chia theo lĩnh vực như sau:
- Khoa học tự nhiên : 35%
- Kỹ thuật và công nghệ: 45%
- Nông-lâm-ngư, y học: 19%
- Khác: 1%
Tỷ lệ phân bố tài liệu theo ngôn ngữ như sau:
- 58% là thuộc nhóm ngôn ngữ latin (chủ yếu là tiếng Anh);
- 33% là tiếng Nga;
- 9% là tiếng Việt.
Có thể khẳng định rằng đây là kho tài liệu KH&CN lớn nhất của Việt Nam. Đặc
biệt, kho báo cáo kết quả các đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp (cấp nhà nước, cấp
bộ/ngành, cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, cấp cơ sở) với hơn 9.000 tập báo cáo
là nguồn tài liệu quý và lớn nhất Việt Nam về kết quả nghiên cứu khoa học.
2.2. Nguồn tin điện tử trong nước
Xây dựng, duy trì và phổ biến thông tin KH&CN trong nước là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Trung tâm xây dựng một
số CSDL quan trọng và đã đưa lên khai thác phục vụ theo chế độ trực tuyến trên mạng
thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA) và Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam
(VinaREN). Sau đây là giới thiệu một số CSDL chủ yếu.
2.2.1. Cơ sở dữ liệu tài liệu KH&CN Việt Nam (STD)
STD là CSDL có quy mô lớn nhất Việt Nam với trên 120.000 biểu ghi về các tài
liệu KH&CN đăng tải trên khoảng 300 tạp chí KH&CN của Việt Nam và hàng nghìn kỷ
yếu hội thảo khoa học. Dữ liệu trong CSDL bao gồm 2 loại thuộc hai giai đoạn:
- Dữ liệu thư mục không có toàn văn: từ năm 1987 đến năm 2004, với khoảng
73.000 biểu ghi thư mục;

- Dữ liệu thư mục có đính kèm tệp toàn văn giai đoạn từ 2005 đến nay với khoảng
45.000 biểu ghi có toàn văn.
Hiện tại CSDL toàn văn được cập nhật với mức độ 11.000 biểu ghi/năm.
3
STD là CSDL đa ngành và liên ngành, bao quát hầu hết các lĩnh vực khoa học, công
nghệ và các ngành kinh tế - kỹ thuật:
- Khoa học rự nhiên;
- Khoa học kỹ thuật (Công nghệ);
- Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp;
- Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp;
- Y tế và Y - Dược học;
- Khoa học xã hội & nhân văn.
Đây là CSDL rất có giá trị đối với việc giảng dạy của các thày cô giáo và học tập
của sinh viên.
2.2.2. Cơ sở dữ liệu Báo cáo kết quả nghiên cứu (KQNC)
KQNC là một CSDL quý và lớn nhất Việt Nam về báo cáo kết quả nghiên cứu của
các đề tài nghiên cứu các cấp có đăng ký và lưu giữ tại Kho Báo cáo kết quả nghiên cứu
của Trung tâm. Hiện tại trên trực tuyến có trên 9.000 biểu ghi thư mục (từ năm 1975 đến
nay). Mức độ cập nhật là khoảng 600 báo cáo/năm.
CSDL KQNC bao gồm các báo cáo thuộc:
- Các đề tài dự án thuộc các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước;
- Các đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước;
- Các đề tài, dự án cấp bộ;
- Các đề tài, dự án cấp tỉnh/thành phố;
- Các đề tài, dự án cấp cơ sở.
Tỷ lệ báo cáo thuộc đề tài cấp nhà nước chiếm gần 50% và đề tài cấp bộ chiếm 37%
(Bảng 1).
Bảng 1. Tỷ lệ cấp đề tài trong CSDL KQNC
Cấp đề tài Tỷ lệ
Đề tài cấp nhà nước 49,13 %

Đề tài cấp bộ 37,71 %
Cấp cơ sở 5,17 %
Khác 7,98 %
Trung tâm đã số hoá hầu hết các báo cáo này và có thể cung cấp bản sao điện tử của
các báo cáo theo yêu cầu. Hiện tại trên trực tuyến chỉ tra cứu được thư mục các báo cáo đó.
2.2.3. Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam trên mạng
Cùng với một số CSDL thư mục phục vụ nghiên cứu, học tập, Trung tâm còn xây
dựng một loạt CSDL phục vụ công tác phát triển thị trường công nghệ. Hầu hết các CSDL
được đăng tải trực tuyến trên website Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam trên mạng
().
4
Những CSDL trên Website này bao gồm:
- CSDL về công nghệ và thiết bị chào bán
- CSDL về công nghệ và thiết bị tìm mua
- CSDL về giải pháp phần mềm
- CSDL về công nghệ và thiết bị chào bán
- CSDL tổ chức KH&CN, doanh nghiệp
- Chuyên gia tư vấn
Chợ Công nghệ và thiết bị Việt Nam trên mạng là cầu nối, hỗ trợ ba nhà: Nhà khoa
học, nhà quản lý, nhà sản xuất liên kết cùng đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất;
kết nối cung - cầu, tìm hiểu, đặt hàng, giao dịch mua bán, chuyển giao công nghệ, thiết bị;
giúp các tổ chức và cá nhân tìm đối tác, bạn hàng một cách nhanh chóng, giảm chi phí tìm
kiếm, quảng cáo, giao dịch, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế;
Hiện tại trên Techmart ảo đang chào bán hơn 7.000 công nghệ thiết bị trong và
ngoài nước.
2.3. Nguồn tin điện tử trực tuyến nước ngoài
Bên cạnh các CSDL trong nước do Trung tâm xây dựng, Trung tâm còn mua để
phục vụ bạn đọc và người dùng tin nhiều nguồn tin điện tử trực tuyến nước ngoài. Một số
nguồn tin điện tử trực tuyến nước ngoài gồm:
- ScienceDirect: CSDL thư mục với hơn 9 triệu biểu ghi, truy cập được hơn 2.100

tạp chí điện tử toàn văn của Nhà xuất bản Elsevier;
- SpringerLink: CSDL hơn 1.200 tạp chí điện tử
- ISI-Web of Knowldge của NXB Thomson Reuters
- Ebrary Academic: Sách điện tử
- Proquest Central
- CSDL và Tạp chí điện tử của một số Hội KH&CN của Hoa Kỳ: Hội Hoá học, Hội
Vật lý, Hội Vật liệu, Hội kỹ sư dân dụng,...
Sau đây là giới thiệu ngằn gọn những nguồn tin này.
2.3.1 ScienceDirect
ScienceDirect là dịch vụ trực tuyến của NXB Elsevier cung cấp khả năng truy cập
đến hơn 2.180 tạp chí điện tử hàng đầu thế giới về KH&CN do chính NXB này phát hành,
hơn 6.000 sách KH&CN điện tử, sách tra cứu, cẩm nang, cung cấp hơn 9,1 triệu bài báo
KH&CN toàn văn. Người dùng tin có tra cứu và xem thư mục, tóm tắt; đồng thời có thể
xem và tải được file toàn văn bài báo (dạng tệp tin PDF) từ những tên tạp chí mà Trung
tâm Thông tin KH&CN Quốc gia đã mua trực tuyến.
Lĩnh vực KH&CN mà ScienceDirect bao quát gồm:
- Khoa học tự nhiên: Toán học ; Vật lý và thiên văn học; Hóa học; Khoa học máy
tinh; Sinh hóa, di truyền, sinh học phân tử; Khoa học về trái đất và hành tinh
khác; Khoa học vật liệu; Khoa học môi trường;
5

×