Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
Tuần 01: Ngày soạn: 15/08/2012
Tiết 1 – 2: Đọc văn
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích “ Thượng Kinh Kí sự”)
Lê Hữu Trác
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa,đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm
trạng của nhân vật tôi khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông, lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát,miêu tả sinh động những cự việc có thật, lối kể
chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, chọn lựa chi tiết đặc sắc,đan xen văn xuôi và thơ.
2. Về kĩ năng:Đọc hiểu thể kí trung đại theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ: HS có ý thức rèn luyện nhân cách sống đẹp.
- Thông qua môi trường sống ở phủ chúa, HS nêu cảm nhận và rút ra được bài học cho bản thân về lối
sống vương giả của vua chúa thời xưa.
- Tích hợp giáo dục môi trường sống cho học sinh.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo viên:
1.1Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
- Định hướng HS phân tích bằng câu hỏi gợi mở,câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức HS tự bộc lộ tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
1.2Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về tác giả và tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau.Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về
tác phẩm.
- Đọc kỹ tác phẩm. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân
tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS.
- CH: Em biết gì về giai đoạn lịch sử vua Lê, chúa Trịnh, đặc biệt là giai đoạn liên quan đến chúa Trịnh
Sâm? Lê Hữu Trác là một nhân vật như thế nào?
3/ Bài mới.* Lời vào bài: Ở Việt Nam, thời trung đại có hai vị danh y nổi tiếng:Tuệ Tĩnh(TK XV) và Lê
Hữu Trác hiệu Hải Thượng Lãn Ông(ông già lười ở Hải Thượng).Ông không chỉ nổi danh là một lương y
như từ mẫu mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ với tập kí sự đặc sắc “Thượng kinh kí sự”(Kí
sự lên kinh).Muốn hình dung phần nào cảnh xa hoa tráng lệ của phủ chúa Trịnh ở kinh thành Thăng Long
khoảng nửa cuối thề kỉ XVIII,muốn tìm hiểu cách khám chữa bệnh của các thầy thuốc cho bệnh nhân
quyền quý thì chỉ cần đọc một vài đoạn trích trong tập Kí sự lên kinh.
Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả,
tác phẩm và đoạn trích.
GV đặt câu hỏi: Phần tiểu dẫn trình bày nội
dung gì?
+ Vì sao tác giả lấy tên là Hải Thượng Lãn
Ông?(GV giải thích “lãn” có nghĩa là lười
nhác)
+ Tại sao LHT lại tự nhận mình là ông già
I/ TÌM HIỂU CHUNG.
1/ Tác giả :
- Lê Hữu Trác ( 1742 – 1791) hiệu Hải Thượng Lãn
Ông,là danh y tài đức, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối TK
XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “ Hải
Thượng y tông tâm lĩnh”.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
1
Chuõn kiờn thc va ki nng Ng Vn 11
li nhỏc?ễng li nhỏc iu gỡ?(li nhỏc
lm quan, li nhỏc ua chen danh li)
+ Ni dung chớnh, hon cnh sỏng tỏc ca
Thng kinh kớ s?
- HS tr li, GV nhn mnh ý chớnh, HS
gch ý SGK.
* Tóm tắt theo sơ đồ:
Thánh chỉ-> Vào cung -> Nhiều lần cửa
-> Vờn cây ,hành lang -> Hậu mã quân túc
trực-> Cửa lớn ,đại đờng ,quyền bổng
->gác tía ,phòng trà ->Hậu mã quân túc
trực -> Qua mấy lần trớng gấm -> Hậu
cung ->Bắt mạch kê dơn -> Về nơi trọ.
- HS c on trớch (chỳ ý ging iu: chm
rói, t tn, chỳ ý c mt s cõu thoi) v
túm tt on trớch.
- Chi b cc ca on trớch?
- Nờu th loi ca on trớch?
+ Cõu hi: Theo em, i ý on trớch l gỡ?
Hot ng 2: Tỡm hiu on trớch.
Hng dn hc sinh cvn bn.
+ GV: Phõn vai hc sinh c vn bn
o Vai tụi tỏc gi, y t quan Chỏnh
ng (Qun Huy),
o Quan Chỏnh ng (ụng),
o Quan truyn ch,
o ễng Chc giỏo quan,
o Th t
- GV nh hng v t cõu hi:
+ Di ngũi bỳt ca LHT, quang cnh ph
chỳa hin ra nh th no? Tỡm chi tit th
hin iu ú?
+ Lờ Hu Trỏc ó ghi li cnh p ni ph
Chỳa theo trỡnh t no? (ngoi vo trong, xa
n gn)
+ Vn l con quan sinh trng ni phn hoa
ụ hi, vy m ti sao tỏc gi li tht lờn
Bc chõn n õy mi hay cnh giu sang
ca vua chỳa thc khỏc hn ngi
thng?
- HS tr li v tỡm dn chng: Tụi ngng
u lờn liờn tip, nhng cỏi cõy l
lựng l, qua dóy hnh lang cha
tng thy, trong ti om sp thp
vng.
+ Ph chỳa khụng ch l ni giu sang m
2. Hon cnh sỏng tỏc xut x on trớch:
-Th loi: Th kớ: la thờ loai VH ghi chộp s thc (ngi
thc vic thc) v ghi li cm xỳc chõn tht ca mỡnh
trc cỏc s vic ú.
-HCST: Khi Lờ Hu Trỏc v kinh ụ Thng Long cha
bnh cho cha con Chỳa Trnh trong khon thi gian t
thỏng giờng 1782 n khi tr v.
-Giỏ tr ca tỏc phm: SGK/3
- on trớch Vo ph chỳa Trnh c trớch trong tỏc
phm Thng kinh kớ s.
3. B cc:
_on 1:quang cnh bờn ngoi ph chỳa.
_on 2:Cnh ni cung v cỏch chun bnh cha
bnh ti gii ca LHT.
4. i ý: phn ỏnh cuc sng xa hoa, hng lc trong
ph chỳa Trnh ng thi by t thỏi coi thng
danh li, quyn quý ca tỏc gi.
II/ C - HIU VN BN:
1/ Bc tranh cuc sng trong ph chỳa Trnh:
a/ Quang cnh ni ph Chỳa.
- Cnh bờn ngoi:
+ Nh ca: qua nhiu ca, hnh lang liờn tip
+ Vn tc: Cõy ci um tựm, chim kờu rớu rớt, danh
hoa ua thm, giú a thoang thong mựi hng.
-> Canh ep
- Cnh bờn trong:
+ c c sn son thp vng
+ Trng gm,mn l,sp vng,gh rng,ốn sỏng lp
lỏnh,hng hoa ngo ngt,cung nhõn xỳm xớt,mu mt
phn,mu ỏo .
+ Cung cỏch sinh hot, nghi l, khuụn phộp: cỏch a
ún thy thuc,cỏch xng hụ,cnh khỏm bnh,
..
+ n ni cung th t: qua nhiờu ln trng gm
nhng ti om.
->Canh giau sang
=>Bng cach quan sat,miờu ta ti mi lam nụ bõt canh nha
Chua:Cc k trỏng l,lng ly,thõm nghiờm v uy
quyn tt nh.
Giao Viờn ng Xuõn Lục Tụ : Ng Vn Trng THPT Bc Binh
2
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
còn được miêu tả là nơi như thế nào?
( Thâm nghiêm, canh phòng cẩn mật, chặt
chẽ)
-HS trả lời: sinh hoạt theo những quy tắc
nhất định.
Dẫn chứng: “ Vào phủ chúa phải có thánh
chỉ, có thẻ, đi đường có kẻ hét đường, kẻ
hầu người hạ, đông đú, tấp nập, cách xưng
hô, bẩm tấu rất kính cẩn. lễ phép, khám
bệnh phải tuân theo những quy tắc nhất
định.
- HS gạch dẫn chứng SGK.
- Qua đây có thể khái quát điều gì về đời
sống sinh hoạt của vua chúa thời Lê –
Trịnh?
+ Tác giả đã gặp những ai trong phủ chúa?
Tâm điểm là nhân vật nào?
-HS kể: đầy tớ hét đường, vệ sĩ gác cửa,
người có việc quan qua lại như mắc cửi, phi
tần chầu chực, thầy thuốc phục dịch, xung
nữ xúm xít …
- GV hỏi: Thế tử Cán được miêu tả như thế
nào? Em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
- HS trả lời: “ Một người ngồi trên sập ..
ngao ngạt”.
HS gạch dẫn chứng SGK.
- GV hỏi tích hợp với giáo dục môi trường:
Không gian trong phủ chuá nơi thế tử Trịnh
Cán ở hiện ra như thế nào? Nhận xét về
môi trường, không gian đó?
(Ở trong tối om, không có cửa ngõ gì cả. Đi
qua độ năm sáu lần trướng gấm như vậy,
đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có
một caí sập thếp vàng…Giữa phòng là một
cây nến to… môi trường thiếu ánh sáng,
ngột ngạt, khó thở, tù hãm, thiếu sinh khí →
ảnh hưởng sức khỏe thế tử Trịnh Cán)
- Theo em trong bức tranh này chi tiết nào là
chi tiết đắt giá thể hiện sự quan sát sắc sảo
của tác giả? (khám chữa bệnh cho thế tử)
- Chi tiết này cho em suy nghĩ gì?( quyền
uy, thân phận, thái độ kín đáo)
- Nhận xét bút pháp kí sự của LHT?
-Người kể các sự việc ở đây là ai? (Tôi-tác
giả)
- Câu hỏi: Trước cảnh sống xa hoa đầy uy
quyền của phủ Chúa, Lê Hữu Trác có thái
độ như thế nào?
- HS trả lời: ngạc nhiên, có chút mỉa mai và
thờ ơ. Dẫn chứng: “ Bước chân đến …
người thường”, “ bây giờ …đại gia”, “ Vì
thế tử ở trong chốn .. phủ yếu đi”.
- LHT lý giải bệnh tình của thế tử như thế
b/ Con người trong phủ chúa:
-Đủ hạng người: Quan chánh đường, quan truyềm
mệnh, vệ sĩ, người hầu, cung tần mĩ nữ, lương y 6 cung
2 viện.
- Thế tử Trịnh Cán:
+ Xuất hiện trong khung cảnh vương giả.
+ Có uy quyền.
+ Nét trẻ thơ còn giữ lại ở một đứa trẻ.
+ Thể chất yếu đuối.
=> Những loại người ham danh lợi,vinh hoa phú quý
quên tình nghĩa,tình người,…
giá trị hiện thực qua bút pháp kí sự trung thực, tinh
tế.
2/ Hình tượng Lê Hữu Trác.
+ Ngạc nhiên trước sự xa hoa tột bực trong phủ
chúa.Mâu thuẫn khi chữa bệnh cho TT
+ Thái độ: thờ ơ, dửng dưng trước cám dỗ vật chất.
+Không đồng tình với cuộc sống ăn quá no, mặc quá
ấm của nhà Chúa.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
3
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
nào?Tìm dẫn chứng?
- Diễn biến tâm trạng tác giả thế nào khi kê
đơn thuốc dâng cho thế tử?
HS: tâm trạng tác giả diễn biến phức tạp,
xung đột, đấu tranh dữ dội. Dẫn chứng: Sợ
chữa hiệu quả sẽ được tin dùng, bị công
danh trói buộc, chữa bệnh cầm chừng thì
trái ý đức. Cuối cùng lương tâm, phẩm chất
trung thực của người thầy thuốc đã thắng. “
Nhưng theo ý … mới nói”.
- Câu hỏi: Qua quá trình bắt mạch kê đơn
chữa bệnh cho thế tử của Lê Hữu Trác, ta
thấy được những phẩm chất gì của ông?
Hoạt động 3:HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: Tổng kết:
- Tóm tắt giá trị nội dung?
+ Theo em, bút pháp kí sự của tác giả có gì
đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?
HS: +quan sát tinh tế, ghi chép tỉ mỉ, chi
tiết: quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử ở, cảnh
vật dưới ngòi bút kí sự được phơi bày.
+ Ghi chép trung thực; từ việc ngồi ở phòng
chè đến bữa cơm sáng, từ việc khám bệnh
cho đến kê đơn …
- Gv: học xong đoạn trích, em có đánh giá
gì về thành công của đoạn trích về nội dung
và nghệ thuật?
HS: giá trị hiện thức và thái độ của tác giả.
+ Phẩm chất con người:
- Thầy thuốc giỏi, bản lĩnh,kiến thức y học uyên thâm,
già dặn kinh nghiệm.
- Có lương tâm đức độ, nhà nho chân chính.
- Xem thường danh lợi,quyền quý, yêu thích tự do và
lối sống thanh đạm.
phẩm chất cao quý.
III/ GHI NHỚ : SGK/ tr 19
IV/ TỔNG KẾT
1, Nội dung.
- Cuộc sống xa hoa, uy quyền của phủ chúa trong cảm
nhận của LHT.
- Tiếng nói phê phán, giễu cợt với giai cấp thống trị
đương thời.
2, Nghệ thuật.
+ Lối kể chuyện chân thực,hấp dẫn, hài hước.
+ Quan sát tỉ mỉ,miêu tả cụ thể sống động, ghi chép
trung thực, chọn lựa được những chi tiết đắt, gây ấn
tượng mạnh.
+ Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác
phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo tháo độ của
người viết.
4/ Củng cố: Hướng dẫn HS về nhà suy nghĩ trả lời một số câu hỏi:
1/ Em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa? (xa hoa, lộng lẫy, uy quyền, nhưng ốm yếu; thử
so sánh với cuộc sống của nhân dân bên ngoài phủ chúa)
2/ Em có nhận xét gì về con người Lê Hữu Trác? Điều gì đáng học hỏi ở ông?
3/ Bài tập phần luyện tập SGK/9. (so với các tác phẩm kí khác thì ở đoạn trích này dấu ấn và tình cảm của
tác giả được thể hiện rõ nét. Mọi sự kiện đều quy tụ trong cái tôi cá nhân: tôi thấy, tôi nghĩ, tôi cho rằng,
khép lại đoạn trích là hình ảnh Hải Thượng Lãn Ông hiện lên sừng sững: một thi nhân, một ẩn sĩ thanh cao,
danh y lỗi lạc…đặt mình ngoài vòng kiềm tỏa của hai chữ công danh.
5/ Dặn dò:
- Học bài cũ: “ Vào phủ chúa Trịnh”.
- Soạn bài mới: “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”:
+ Ngôn ngữ chung là gì?
+ Các yếu tố chung bao gồm những gì?
+ Lời nói cá nhân là gì?
+ Những đặc điểm riêng của lời nói cá nhân?
Tuần 01 Ngày soạn: (15/08/2012)
Tiết 3: Tiếng Việt
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
4
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được khái niểm ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân.
2. Về kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.
- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân trong lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội.
- Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét
riêng của cá nhân.
3. Về thái độ: Tôn trọng ngôn ngữ chung của XH.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: tự nhận thức về sự phát triển vốn từ ngữ và khả năng sử dụng ngôn
ngữ của bản thân trong giao tiếp. Đặt mục tiêu học tập ngôn ngữ chung và trau dồi ngôn ngữ cá nhân.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Định hướng HS phân tích bằng câu hỏi gợi mở,câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức HS tự bộc lộ tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau.
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong SGK.
- Làm các bài tập trong SGK.
- HS phân tích, liên hệ, bày tỏ quan điểm và nhận thức của cá nhân về việc lựa chọn từ ngữ phù hợp trong
giao tiếp hằng ngày.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Bức tranh cuộc sống trong phủ chúa Trịnh hiện lên như thế nào? (xa hoa, tráng lệ, đầy uy quyền hiện
thực sâu sắc)
- Hình tượng Lê Hữu Trác qua tác phẩm? (danh y tài năng, đức độ, coi thường danh lợi, nhân cách cao quý)
3/ Bài mới.* Lời vào bài: Lời GT:Cha ông ta khi dạy con cháu cách nói năng, cách sdụng ngôn ngữ
trong gtiếp hằng ngày thường nói : “ Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” hay “ Lời nói….lòng nhau”.Để
hiểu được điều này, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay : “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu
kiến thức chung:
Thao tác 1:Tìm hiểu: Ngôn ngữ-Tài sản
chung của xã hội.
+ Vì sao ngôn ngữ là tài sản chung của một
dân tộc, một cộng đồng xã hội?
+ Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện
qua những yếu tố nào?
Gv lấy VD minh hoạ sau khi HS trả lời.
I/ TÌM HỂU CHUNG:
1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.
* Muốn gtiếp để hiểu biết nhau, dân tộc, cộng đồng
phải có 1 phương tiện chung.Đó là ngôn ngữ.
+ Là phương tiện quan trọng nhất để giao tiếp.
+ Ngôn ngữ có những yếu tố, quy tắc chung, thể hiện:
a) Các yếu tố chung của ngôn ngữ.
+ Các âm và các thanh.
+ Các tiếng.
+ Các từ.
+ Các ngữ cố định ( Thành ngữ, quán ngữ).
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
5
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
Thao tác 2:GV hướng dẫn HS nắm được
những biểu hiện của lời nói cá nhân.
+ Theo em, thế nào là lời nói cá nhân?
+ GV nêu VD và yêu cầu HS phân tích.
1/ Tại sao dù không nhìn mặt nhưng mình
vẫn nhận ra giọng của mỗi người?
2/ Vốn từ ngữ của mỗi cá nhân giống nhau
không? Vì sao?
3/ Phân tích nghĩa từ “ Buộc” trong câu thơ
“ Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi”.
4/ Phân tích trật tự cú pháp trong câu
thơ
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
HS trao đổi, thảo luận, Gv tổng kết.
+ Biểu hiện của lời nói cá nhân?
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn HS giải bài
tập.
Đọc bài tập, trao đổi thảo luận và trả lời.
Các tổ 1, 2 bài tập 1.
Tổ 3, 4 bài tập 2.
Gv gợi ý HS về nhà làm bài tập 3/ sgk/13
Bài tập vận dụng: HS suy nghĩ và trình
bày nhanh ý tưỏng của mình về việc triển
khai một vấn đề trong vòng 1,2 phút( bài
tập sử dụng ngôn ngữ chung - tài sản của
xã hội và lời nói - sản phẩm riêng của cá
nhân).
Gợi ý một số vấn đề:
+ Thanh niên nói không với thuốc lá, ma tuý
và các chất gây nghiện khác.
+ Thanh niên HS với việc lựa chọn nghề
nghiệp cho tương lai.
+ Tình bạn, tình yêu tuổi học đường.
b) Các quy tắc, phương thức chung.
+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
+ Phương thức chuyển nghĩa của từ.
2. Lời nói – sản phẩm rêng của cá nhân:
a) Khái niệm:
Lời nói cá nhân là sản phẩm vừa được tạo ra nhờ các
yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái
riêng và phần đóng góp của cá nhân.
b) Biểu hiện.
+ Giọng nói cá nhân.
+ Vốn từ ngữ cá nhân.
+ Sự chuyển dổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung
quen thuộc.
+ Việc sáng tạo từ mới.
+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc, phương
thức chung.
=> Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân là phong
cách ngôn ngữ của nhà văn.
II/ LUYỆN TẬP.
1/ Bài tập 1 SGK/ 13
+ Thôi: có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc,ngưng
nghĩ một hoạt động nào đó(nghĩa gốc)
→“Thôi” trong bài thơ: chấm dứt, kết thúc cuộc đời,
cuộc sống.
=> Sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “Thôi”(nghĩa
chuyển:nói giảm,nói tránh nhằm bày tỏ tình cảm chân
thành trước một sự thật phũ phàng)
2/ Bài tập 2/ SGK/13.
Sự phối hợp của các từ ngữ trong hai câu thơ theo trật
tự khác thường:
+ Tác giả đổi trật tự từ trong các cụm danh từ:Danh từ
trung tâm ( rêu, đá) đảo lên trước.
+ Tác giả đổi trật tự của các thành phần câu:Bộ phận vị
ngữ đảo lên trước chủ ngữ.
=> Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm hình
tượng thơ.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
6
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
4/ Củng cố:
- Gv cho Hs nhắc lại nhưng vấn đề về lý thuyết: Các yếu tố chung của ngôn ngữ , các biểu hiện của lời nói
cá nhân.
- GV cho HS lên thuyết trình về một đề tài ngắn, lớp chất vấn. Sau đó cho HS phân tích các nhân tố tác
động đến hoạt động giao tiếp trên.
5/ Dặn dò:
- HS xem lại một số vấn đề về thể văn nghị luận xã hội ở lớp 10, làm bài viết số 1.
- Xem hướng dẫn trong SGK/
Tuần 01 Ngày soạn: 17/08/2012
Tiết 4: Làm văn.
BÀI VIẾT SỐ 1
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
7
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học để viết
bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2. Về kĩ năng: Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.Giải
quyết vấn đề, xác định các lựa chọn: biết suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn,
lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một vấn đề xã hội.
3. Về thái độ: Thông qua bài văn tích hợp giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường sống cho học
sinh: HS bày tỏ suy nghĩ và nhận thức của cá nhân, xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống
mà mỗi con người cần hướng tới.
- Giáo dục HS nhận thức được điều hay lẽ phải trong môi trường sống của bản thân.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Ra đề phù hợp với trình độ HS.
+ HS thực hành. Gv hướng dẫn để HS làm bài.
1.2. Phương tiện dạy học:
- Đề bài kiểm tra.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về nội dung kiểm tra trong SGK.
- Viết bài văn nghị luận để nêu và đề xuất cách giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hiện nay.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV chép đề và hướng dẫn
HS làm bài
ĐỀ 1:
I.Đề bài : Hãy bàn về thói hư tật xấu của con người trong
cuộc sống mà anh (chị) thấy cần phê phán.
II.Đáp án:
1.Yêu cầu về nội dung : HS có nhiều cách trình bày nhưng bài
viết phải đảm bảo được các nội dung sau :
- Xác định 1 thói hư tật xấu cần phê phán, chẳng hạn: tính thụ
động, ý lại; thói nói dối,…
- Phân tích tính tiêu cực, tác hại của thói hư tật xấu đó
-Biểu hiện của nó.
-Biệp pháp khắc phục
-Bài học được rút ra
*Chú ý: cần đưa dẫn chúng minh hoạ ở từng phương diện cụ thể.
2Yêu cầu về kĩ năng :
- Nắm được kĩ năng làm một bài nghị luận xã hội.
- Bài viết không mắc các lỗi kĩ năng diễn đạt thông thường như :
chính tả, sử dụng từ, viết câu, xây dựng đoạn, bố cục…
3.Biểu điểm :
- 9-10 : Bài viết khá tốt, đáp ứng được các yêu cầu trên.
- 7-8 : bài viết khá, đáp ứng được các yêu cầu, có thể còn mắc
một vài sai sót nhỏ.
- 5-6 : Hiểu đề, trình bày khoảng 2/3 số ý, biết cách làm bài văn
NLXH, tuy nhiên còn mắc phải một số lỗi về kĩ năng và kiến
thức.
- 3-4 :Bài viết sơ sài, mắc khá nhiều lỗi về kĩ năng diễn đạt.
- 1-2 : lạc đề, viết lung tung.
_0 :không viết được gì, hoặc vài ba câu nhập đề không đáp ứng
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
8
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
Hoạt động 2: GV thu bài
được y/cầu của đề
4/ Củng cố: GV hướng dẫn tóm lược cách làm bài, giúp HS rút ra kinh nghiệm.
5/ Dặn dò:
+ Kiểm tra bài cũ “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
+ Bài mới: Tự Tình - Hồ Xuân Hương.
Chuẩn bị:
- Tìm hiểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
- Làm rõ diễn biến tâm trạng và bút pháp nghệ thuật trong tác phẩm.
Tuần 02 Ngày soạn: (25/08/2012)
Tiết 5: Đọc văn.
TỰ TÌNH (Bài II)
( Hồ Xuân Hương).
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
9
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
1. Về kiến thức:
- Càm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
- Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả: khả năng Việt hóa thơ Đường:dùng từ ngữ độc
đáo,sắc nhọn,tả cảnh sinh động,đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca.
2. Về kĩ năng:đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: Phân tích , bình luận, trình bày cảm
nhận về cách biểu hiện của chủ thể trữ tình trong thơ ca trung đại.
3. Về thái độ: Bình đẳng giới, khát vọng hạnh phúc chung của con người, nhất là người phụ nữ.
- Giáo dục kĩ năng sống: trong giao tiếp HS bộc lộ được sự sẻ chia, đồng cảm trước khao khát tình yêu
và hạnh phúc của người phụ nữ, cảm thông và trân trọng khát vọng giải phóng tình cảm của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến.
- Tích hợp giáo dục môi trường sống cho học sinh: Giáo dục HS nhận thức sự khác nhau về môi trường
sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và trong xã hội hiện nay.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
- Định hướng HS phân tích bằng câu hỏi gợi mở,câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức HS tự bộc lộ tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về tác giả và tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau.Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về
tác phẩm.
- Đọc kỹ tác phẩm. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân
tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
- Động não, thảo luận: suy nghĩ và trao đổi về cách thể hiện cảm xúc của bài thơ.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
CH: Cái riêng trong lời nói cá nhân được thể hiện qua những khía cạnh nào? Cho ví dụ?
3/ Bài mới. HXH là 1 trong những nhà thơ nổi tiếng của VHTĐ Việt Nam. Bà được mệnh danh là “Bà
chúa thơ Nôm”. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khao khát sống mãnh liệt. Đặc biệt,
những bài thơ Nôm của bà là cảm thức về thời gian tinh tế tạo nền cho tâm trạng. “Tự tình II” là một trong
những bài thơ tiêu biểu cho điều đó.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
10
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn, nắm
đôi nét về tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
+ Dựa vào SGK, trình bày những nét chủ yếu đáng
chú ý về tác giả.
+ Số lượng tác phẩm để lại cho đời của Hồ Xuân
Hương? Nội dung chủ yếu của những tác phẩm ấy
là gì?
+ Gv giới thiệu chùm thơ ba bài thơ Tự tình của Hồ
Xuân Hương.
+ Có thể tìm hiểu bài thơ theo kết cấu hay theo
mạch cảm xúc?
HS đọc bài thơ ( chú ý: cách ngắt nhịp, nhấn
giọng đúng mức, giọng điệu vừa não nùng vừa
cười cợt, hóm hỉnh vừa cứng cỏi, thách thức), GV
nhận xét.
+ Hãy gọi tên thể thơ của bài thơ?
+ Nội dung bao trùm “Tự tình”, theo em là gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- Hai câu thơ đầu đề cập đến nội dung gì?
+ Hai câu thơ đầu tả cảnh gì?Trong thời điểm nào?
Hai tiếng “ văng vẳng” gợi âm thanh như thế nào?
+ Không gian đêm khuya và tiếng trống văng
vẳng có tác động đến nhân vật trữ tình như thế
nào? (thời gian chất chứa tâm trạng, tiếng trống
thúc giục xô đẩy thời gian)
+Giải thích,phân tích động từ “trơ”?Em hiểu từ
“hồng nhan” là gì?
+ Trong câu 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
câu thơ có thể ngắt nhịp như thế nào?
+ Hai câu thơ đầu giúp em hiểu được gì về tâm
trạng của Hồ Xuân Hương lúc bấy giờ?
(Liên hệ, so sánh với hai câu đề trong hai bài tự
tình I và III để thấy sự gần gũi và khác biệt)Xuân
qua trăm hoa rụng ; Xuân tới trăm hoa tươi.
- Hai câu thơ thực đề cập đến nội dung gì?
+ Trong nỗi cô đơn, thi nhân đã làm gì để xua tan
nỗi sầu?
+ Cảnh nhà thơ ngồi một mình uống rượu dưới
trăng khuya gợi tâm trạng gì?
+ Hình ảnh trăng “khuyết”, “xế” và con người
uống say rồi lại tỉnh,lại say bộc lộ nỗi niềm trong
hoàn cảnh ntn?
+ Nói câu thơ thứ 4 vừa tả ngoại cảnh, vừa tả
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả :
- Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh năm mất,
sống vào cuối TK XVIII, đầu TK XIX.
- Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu , Nghệ An nhưng
sống ở Thăng Long, bên Hồ Tây, chủ quán Cổ
Nguyệt Đường.
- Thông minh, sắc sảo, tài năng thơ phú hơn
người.
- Cuộc đời và duyên phận gặp nhiều éo le trắc trở.
- Tập thơ chữ Hán: Lưu Hương kí.
- Được mệnh danh : bà chúa thơ Nôm.
→ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo
trong thi đàn Việt Nam.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
- Chùm thơ “Tự tình” có lẽ ra đời trong giai đoạn
bà đã trải qua quá nhiều sóng gió của cuộc sống
hôn nhân.
- “Tự tình”( bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình
gồm ba bài của nữ sĩ.
3. Bố cục: 4 liên: Đề/ Thực/ Luận / Kết.
4. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
5. Chủ đề: “Tự tình” thể hiện tâm trạng buồn tủi,
xót xa và khát khao sống, khát khao hạnh phúc của
nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1/ Hai câu đề:
- Thời gian: đêm khuya thời gian tâm trạng
- Âm thanh:+Văng vẳng âm thanh mơ hồ,
không rõ nét.
+ Dồn thời gian xô đuổi nhau
hoang mang, bối rối.
- Trơ: dày dạn, trơ trọi, không cảm giác, bẽ bàng.
- “Hồng nhan”: Cái đẹp trời cho, hiếm quý mong
manh nên cần trân trọng, giữ gìn.
- “Cái”: gợi sự tội nghiệp cho thân phận.
- Cái hồng nhan: mỉa mai
Cái hồng nhan >< nước non
Cái nhỏ bé, hữu hạn >< Cái lớn lao,vô hạn,vĩnh
hằng
bản lĩnh Hồ Xuân Hương
Tâm trạng tủi hổ, bẽ bàng nhưng đầy thách thức.
2/ Hai câu thực:
+ Say lại tỉnh → gợi vòng quẩn quanh, tình duyên
trở thành trò đùa.
+ Trăng bóng xế, khuyết chưa tròn: tuổi xuân trôi
đi mang nhân duyên không trọn vẹn, đồng cảm.
=>Mượn ngoại cảnh để nói tâm cảnh
Nỗi đau thân phận éo le.
3/ Hai câu luận:
+ Xiên ngang … Động từ mạnh
11
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
4/ Củng cố: + Có người cho rằng bài thơ biểu hiện tâm trạng u uất chán chường của tác giả? Em nghĩ gì về
ý kiến này? (→ phản kháng và khát khao hạnh phúc)
5/ Dặn dò: + Về nhà xem lại bài, làm bài tập.
+ Soạn bài “ Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.
- Tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Khuyến.
- Làm rõ diễn biến tâm trạng và bút pháp nghệ thuật trong tác phẩm
Tuần 02 Ngày soạn: 25/08/2012
Tiết 6: Đọc văn:
CÂU CÁ MÙA THU
( Nguyễn Khuyến)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, tình yêu thiên nhiên, đất
nước và tâm trạng của tác giả.
- Thấy được tài năng thơ Nôm: sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ
của tác giả.
2. Về kĩ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, bình luận về cảnh thu, tình thu và nghệ thuật tả cảnh, tả tình của Nguyễn Khuyến.
3. Thái độ: HS tự nhận thức, xác định giá trị, bài học cho bản thân về mối quan hệ giữa con người với
thiên nhiên, với dân với nước( tích hợp giáo dục môi trường và kĩ năng sống cho HS).
- Tích hợp giáo dục môi trường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
- Định hướng HS phân tích bằng câu hỏi gợi mở,câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức HS tự bộc lộ tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về tác giả và tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau.Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về
tác phẩm.
- Đọc kỹ tác phẩm. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân
tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
- HS trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp của cảnh thu điển hình ở nông thôn Việt Nam qua nghệ thuật tả
cảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
Đọc thuộc lòng bài thơ Tự tình? Phân tích diễn biến tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ ấy? (tâm
trạng buồn tủi, phẫn uất, gắng gượng nhưng vẫn rơi vào bi kịch)
3/ Bài mới.* Lời vào bài: Trong các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà
thơ của làng cảnh VN. Điều đó không chỉ được thể hiện qua tình yêu của nhà thơ đối với cảnh vật mà còn
là sự đánh giá về nghệ thuật bậc thầy trong việc miêu tả cảnh, tả tình của ông. Chùm thơ thu, đặc biệt là “
Thu điếu” sẽ cho chúng ta biết rõ về điều đó.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
12
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc tiểu
dẫn, nắm đôi nét về tác giả, tác phẩm tiêu
biểu.
+ Dựa vào SGK, trình bày những nét đáng
chú ý về tác giả?
+ Việc Nguyễn Khuyến đổi tên là Nguyễn
Thắng,theo em là do nguyên nhân gì? (khích
lệ
bản thân mình sau những lần thi không đỗ)
+ Số lượng tác phẩm để lại của Nguyễn
Khuyến cho đến nay là bao nhiêu? Nội dung
chủ yếu của những tác phẩm ấy?
( GV có thể so sánh chùm thơ Thu của
Nguyễn Khuyến với chùm thơ Tự tình của
Hồ Xuân Hương.)
GV gọi HS đọc văn bản.Yêu cầu: nhịp
chậm, giọng nhẹ, phảng phất buồn. Giải
thích từ khó theo chú thích chân trang.
+Xác định vị trí bài thơ?
+ Có thể tìm hiểu bài thơ theo kết cấu hay
theo mạch cảm xúc? Theo mạch cảm xúc thì
bài thơ chia làm mấy phần?
+ Thể thơ?
+ Nội dung bài “ Câu cá mùa thu”?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn
bản.
- Khung cảnh mùa thu được miêu tả như
thế nào?
+ Điểm nhìn cảnh thu trong bài thơ có gì
đặc sắc?(Nhân vật trữ tình đón nhận cảnh
thu ở điểm nhìn nào?). Từ vị trí ấy, nhà thơ
đã bao quát cảnh thu như thế nào?
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được
những nét riêng của cảnh sắc mùa thu?Đó là
cảnh thu của miền quê nào?
+ Em cảm nhận gì về không khí mùa thu
trong bài thơ? (cảnh đơn sơ, gần gũi, tĩnh
lặng, đặc trưng, sử dụng chi tiết thực, gần
gũi)
+ Nhận xét chung về cảnh sắc mùa thu?
(đẹp, thanh mảnh, sâu lắng, nhẹ nhàng…)
+ Em hãy liên hệ và so sánh mùa thu ở
vùng Bắc Bộ và mùa thu nơi em đang
sống?
+ Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ
thuật gì để tả cảnh thu?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tình thu
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả :
* Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909).
+ Quê: Hoàng Xá, Ý Yên, Nam Định ( quê ngoại), sống
chủ yếu ở Yên Đỗ, Bình Lục, Hà Nam ( quê nội).
+ Tên – bút danh: Nguyễn Thắng, Yên Đổ, Bình Lục, Hà
Nam.
+ Đỗ đầu 3 kỳ thi ( Thi Hương, Hội, Đình) nên còn gọi là
Tam nguyên Yên Đổ.
+ Gia đình nhà nho, học giỏi, đỗ cao, làm quan 10 năm,
phần lớn cuộc đời sống và dạy học ở quê.
+ Là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng
yêu nước thương dân, bất hợp tác với giặc.
* Sự nghiệp sáng tác: Gồm chữ Hán, Nôm trên 800 bài.
* Nội dung thơ văn: Tình yêu quê hương đất nước, gia
đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống, châm biếm, đả kích bọn
thực dân, bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
- Chưa biết chính xác thời điểm sáng tác cụ thể nhưng có
thể đoán ông viết trong thời gian về ở ẩn tại quê nhà.
- Bài thơ “ Câu cá mùa thu” ( Thu điếu) nằm trong chùm
thơ thu chữ Nôm 3 bài: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm. Thơ
Nôm nhưng đầu đề lại là chữ Hán.
3. Bố cục: 2 phần:
- Cảnh thu.
- Tình thu.
4.Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật thể bằng.
5. Chủ đề: Thể hiện bức tranh thiên nhiên và bức tranh
tâm trạng của Nguyễn Khuyến.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1/ Cảnh thu.
- Điểm nhìn: từ gần → cao, xa → gần, từ chiếc thuyền
câu, mặt ao → bầu trời, ngõ trúc →ao thu, thuyền câu
từ khung ao hẹp, không gian mùa thu mở ra nhiều
hướng.
- Cảnh mùa thu:
+ Màu sắc:nước- trong veo,sóng –biếc,trời – xanh
ngắt,lá vàng(điểm xuyết).
+ Đường nét,chuyển động:sóng – hơi gợn tí,lá – khẽ đưa
vèo, tầng mây – lơ lửng.
+ Không gian: tĩnh lặng, dịu nhẹ, ngõ trúc vắng,…
=> Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng, đặc trưng cho làng quê Bắc
Bộ.
* Nghệ thuật:
- Lấy động nói tĩnh.
- Lối gieo vần “ eo” độc đáo, tài tình.
- Nghệ thuật đối lập.
→ Tài tả cảnh của Nguyễn Khuyến: đường nét, màu sắc
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
13
Ch̉n kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
trong bài thơ.bằng cách tạo ra vấn đề có
tình huống:Có người cho rằng bài thơ này
nói đến chuyện NK đi câu cá, ngay cả nhan
đề bài thơ cũng có ý nghĩa đó, nhưg mục
đích của tác giả lại ko phải là đi câu cá.Theo
anh chị, ý kiến trên như thế nào?
+ Hai câu kết bài thơ thường được hiểu theo
nhiều nghĩa. Theo em, đó là những nghĩa nào
và nghĩa nào được xem là phù hợp nhất?
+ Tâm trạng của nhân vật trữ tình như
thế nào? Cảnh thu có tác động như thế
nào đối với tâm trạng nhân vật? Từ đây,
ta phát hiện ra được điều gì ở con người
Nguyễn Khuyến? ( Tâm hồn, nhân cách
sống …).
+ Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong
bài thơ? Ta thường gặp thủ pháp nghệ thuật
này ở những bài thơ dạng nào? Cho ví dụ?
Hoạt động 3: HS đọc ghi nhớ SGK
GV cho HS thảo luận nhóm 2 bàn thành 1
nhóm,sau đó HS trình bày cách nhóm khác
góp ý, và GV đưa ra nhận xét, chốt lại nội
dung
KNS:Tình yêu thiên nhiên, yêu nước,tâm
trạg thời thế
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài
học.
- Trình bày nhanh những cảm nhận sâu
sắc của cá nhân về nội dung và nghệ
thuật của bài thơ?
+ Nhận xét về cách gieo vần “ eo” ( so sánh
với bài thơ: Thăm chùa qn Sứ của Hồ
Xn Hương: Qn Sứ sao mà khách vắng
teo…, cách dùng từ láy: lạnh lẽo, tỏ teo, lơ
lửng …).
(Lạnh lẽo: khơng hẳn nói về cái lạnh của
nước mà nói về khơng khí đượm vẻ hiu hắt
…Lơ lửng: gợi hình ảnh đám mây đọng lại
lưng chừng giữa tầng khơng, vừa gợi trạng
thái phân thân, mơ màng của nhà thơ)
2/ Tình thu.
+ Câu cá nhưng hững hờ, khơng chú ý vào việc câu cá →
là cái cớ để đón nhận trời, cảnh thu vào lòng.
+ Khơng gian tĩnh lặng –> Tâm trạng u hồi, nhạy cảm
với cái lạnh lẽo, thanh vắng, cơ quạnh.
=> Con người bình dị, gắn bó với q hương, biết rung
động với vẻ đẹp đơn sơ, chốn dân dã, biết hướng về sự
thanh sạch cao q và ln có tinh thần trách nhiệm với
cuộc đời.
* Nghệ thuật:
- Dùng động tả tĩnh “Cá đâu đớp …bèo”
III/ GHI NHỚ: SGK/ 22
* Ghi nhớ: Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật
gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu ở
đồng bằng Bắc Bộ, tình u thiên nhiên đất nước và tài
thơ Nơm của tác giả.
IV/ TỔNG KẾT.
1/ Nội dung:
Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu
làng cảnh Việt Nam. Cảnh đẹp nhưng buồn, phản ánh
tình u thiên nhiên đất nước và tâm sự thời thế của tác
giả.
2/ Nghệ thuật.
- Từ ngữ, hình ảnh đậm đà chất dân tộc.
- Nghệ thuật lấy động nói tĩnh, vận dụng tài tình nghệ
thuật đối.
4/ Củng cố: luyện tập.
a) Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ?
=>Sử dụng tiếng Việt điêu luyện.
b) So sánh ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến để thấy được nét độc đáo của từng bài thơ ?
5/ Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài - Học bài.
- Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý các đề văn nghị luận:
+ Ơn lại các kiến thức về văn nghị luận ở lớp 10
+ Tự tìm hiểu lập dàn ý trong SGK.
Giáo Viên Đặng Xn Lợc Tở : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
14
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
Tuần 02 Ngày soạn: 25/08/2012
Tiết 7: Làm văn
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận:
- Các nội dung cần tìm hiểu trong một đề văn nghị luận.
- Cách xác lập luận điểm luận cứ cho bài văn nghị luận.
- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận.
- Một số vấn đề xã hội, văn học.
2. Về kĩ năng:
- Phân tích đề văn nghị luận.
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
3. Về thái độ:
- Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
- Giáo dục: tư tưởng sống đúng đắn ở HS thông qua những đề văn nghị luận.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Tổ chức HS phân tích ngữ liệu trong SGK.
- Định hướng HS phân tích bằng câu hỏi gợi mở,câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức HS tự bộc lộ tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
1.2.Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Xem nội dung bài học theo hướng dẫn SGK.
- Chủ động tìm hiểu các ví dụ khác có liên quan.
- Làm các bài tập vận dụng.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
CH: Đọc thuộc lòng bài thơ “Câu cá mùa thu”. Vì sao nói bài thơ đặc trưng cho mùa thu của làng cảnh Việt
Nam? (Cảnh thu tĩnh lặng, êm dịu, đơn sơ, nhẹ nhàng, đặc trưng cho mùa thu làng cảnh Việt Nam)
3/ Bài mới. Lời vào bài: Lập dàn ý một bài văn nghị luận là thao tác rất cần thiết để mỗi chúng ta có thể
hòan thiện tốt bài làm một cách đủ ý, mạch lạc, sáng rõ. Bài học hôm nay giúp các em củng cố kĩ năng đó.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
15
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến
thức chung:
Thao tác 1: Hướng dẫn HS phân tích đề
( Nhắc lại kiến thức cũ đã học ở lớp 10).
Cho HS đọc đề 1, đề 2 ở SGK.
+ Trong 2 đề trên, đề nào có định hướng cụ
thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác
định hướng triển khai?
( Đề 1 thuộc dạng có định hướng, nêu rõ
yêu cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng.
Đề 2 là đề “ mở”: người viết phải tự tìm
xem tâm sự, diễn biến, biểu hiện nỗi niềm
của HXH ntn?).
+ Vấn đề cần nghị luận ở mỗi đề: yêu cầu
về nội dung, phương pháp?
+ Giới hạn dẫn chứng, các thao tác cần
nghị luận ở cả hai đề?
+ Từ những cách tìm hiểu trên, hãy trình
bày thế nào là cách phân tích đề văn?
+ Trước khi phân tích đề cần lưu ý những
điểm nào?
Thao tác 2: Hướng dẫn Hs lập dàn ý.
GV nhắc HS nhớ lại bố cục bài nghị luận,
nội dung và nhiệm vụ mỗi phần (đặt vấn
đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề)
+ Yêu cầu của lập dàn ý?
+ Thế nào là luận điểm? ở đề 1, có thể xác
định được bao nhiêu luận điểm, bao nhiêu
luận cứ? là những luận điểm, luận cứ nào?
(HS căn cứ vào phần phân tích đề trả lời)
+ Vai trò mỗi phần trong lập dàn ý?
+ Phần đặt vấn đề có nhiệm vụ gì?
+ Nhiệm vụ của giải quyết vấn đề là gì?
+ Phần kết thúc vấn đề có nhiệm vụ gì?
* Hoạt động 2: HS thảo luận và lập dàn ý
cho đề 2:
Đề: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1. Phân tích đề.
a) Về kiểu đề:
+ Đề 1:thuộc dạng đề có định hướng cụ thể: Nêu suy nghĩ
về việc “chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
+ Đề 2:thuộc dạng đề mở, người viết phải tự xác định
hướng triển khai.
b) Về nội dung:
+ Đề 1: nêu được “cái mạnh” và “cái yếu” của con người
Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ mới.
+ Đề 2: bàn về một khía cạnh nội dung của bài thơ “Tự
tình II”: Tâm sự của Hồ Xuân Hương.
c) Về phương pháp:
+ Đề 1: sử dụng thao tác lập luận bình luận, giải
thích,chứng minh.
+ Đề 2: sử dụng thao tác phân tích kết hợp với nêu cảm
nghĩ.
d) Phạm vi dẫn chứng của bài viết:
+ Đề 1:dùng dẫn chứng thực tế xã hội.
+ Đề 2: dẫn chứng lấy thơ Hồ Xuân Hương.
* Kết luận:
- Phân tích đề văn là chỉ ra những yêu cầu về kiểu đề,nội
dung, phương pháp và phạm vi dẫn chứng của đề .
- Trước khi phân tích đề phải:
+ Đọc kĩ đề.
+ Chú ý các từ then chốt.
+ Xác định quan hệ ngữ pháp giữa các vế ở đề ra.
+ Phải xác định được đây là đề có định hướng cụ thể hay
mở rộng.
2. Lập dàn ý.
+ Là sắp xếp các ý theo trình tự logic.
a) Xác lập luận điểm.
b) Xác lập luận cứ.
c) Sắp xếp luận điểm, luận cứ ( lập luận).
* Đặt vấn đề: Giới thiệu định hướng triển khai vấn đề,
khái quát nhận định cơ bản về đối tượng ấy. Đó là:
- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ.
- Bản chất của nhân vật.
- Nội dung cơ bản của đoạn trích.
- Vấn đề then chốt của lới nhận định.
- Cái hay cái đẹp của một tác phẩm.
* Giải quyết vấn đề: Triển khai lần lượt các luận điểm,
luận cứ theo trình tự logic (sử dụng các thao tác: chứng
minh, giải thích, so sánh, bình luận…)
* Kết thúc vấn đề: Tóm lược, nhấn mạnh, mở rộng, rút
ra bài học…
II/Luyện tập:
1. Bài tập 1 SGK/ 24:
Đặt vấn đề: Giới thiệu nỗi niềm tâm sự Hồ Xuân Hương
16
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
4/ Củng cố: GV hướng dẫn HS làm phần luyện tập SGK/24(Đề 1):
- Bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa , uy quyền trong phủ chuá.
- Thái độ phê phán của lê Hữu Trác trước cảnh sống đó.
+ Yêu cầu phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp nêu cảm nghĩ, dùng dẫn chứng trong
văn bản là chủ yếu.
* Đặt vấn đề: Giới thiệu đoạn trích , nêu giá trị của nó.
* Giải quyết vấn đề:
B1/ Cuộc sống giàu sang, xa hoa phù phiếm của chúa Trịnh.
B2/ Bức chân dung Trịnh Cán.
B3/ Ýnghĩa của đoạn trích.
* Kết thúc vấn đề: nhấn mạnh vấn đề, bài học rút ra qua đoạn trích.
5/ Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Xem bài : “Thao tác lập luận phân tích.”:
+ Tìm hiểu các ngữ liệu trong SGK/ 25,26.
+ Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận, phân tích.
+ Rút ra cách phân tích.
1/Phân tích đề
a/K/n: Phân tích đề là suy nghĩ để nhận thức đúng và đủ ý nghĩa về các yêu cầu của đề.
b/Yêu cầu của đề: có 3 yêu cầu
_Về nội dung (luận đề)
_Về hình thức (thao tác lập luận)
_Về phạm vi, tư liệu dẫn chứng
c/Tác dụng: Giúp cho việc giải quyết vấn đề được đúng hướng, tránh lạc đề.
2/Lập dàn ý:
a/K/n: Dàn ý là trình tự ND cơ bản của bài làm văn được tóm lược bằng 1 số ý.
b/ Yêu cầu :
_Luận diểm, luận cứ phải rõ ràng.
_Luận điểm luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự logic, chặt chẽ.
_Dàn ý được triển khai bằng hệ thống đề mục, kí hiệu KH và có hệ thống.
c/ Tác dụng:
_Luôn bám sát ND trọng tâm, tránh lạc đề
_ Triển khai được đầy đủ ý, tránh thiếu ý.
_ Sắp xếp các ý có trật tự , tránh đảo lộn các ý.
_Chủ động phấn phối TG làm bài , tránh tình trạng đầu voi đuôi chuột.
d. Bố cục: 3 phần:
_MB: +Nêu vấn đề
+Dẫn đề: ghi lại nguyên văn câu nói của đề bài hoặc đoạn (bài) thơ, văn của đề bài (nếu có)
+Chuyển mạch:
_TB: Bao gồm nhiều đoạn; mỗi đoạn trình bày được luận điểm, luận cứ; các đoạn được sắp xếp theo trình
tự hợp lí, tập trung vào yêu cầu của đề.
_KB: Tóm tắt ý chính, nhận xét chung; có thể mở rộng bằng nhận định mới, gợi ra một suy nghĩ thêm trên
cơ sở vấn đề của đề bài.
Tuần 02 Ngày soạn: 25/09/2012
Tiết 8: Làm văn
THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Thao tác phân tích và mục đích phân tích.
- Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
17
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
2. Về kĩ năng:
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
- Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
- Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
3. Về thái độ:có thói quen tìm hiểu kĩ đề trước khi làm bài, vận dụng sáng tạo thao tác lập luận phân tích
để triển khai vấn đề nghị luận xã hội và văn học.
- Tích hợp giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1.Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức cho HS phân tích các dữ liệu trên các câu hỏi trong SGK, GV diễn giảng, phân tích.
+ Gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.
1.2.Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Xem nội dung bài học theo hướng dẫn SGK.
- Làm các bài tập vận dụng.
- Động não: suy nghĩ và lựa chọn cách triển khai vấn đề nghị luận với thao tác phân tích.
- Viết sáng tạo: vận dụng thao tác phân tích để triển khai các vấn đề nghị luận.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
CH: Quá trình phân tích lập dàn ý cho bài văn nghị luận cần trải qua những bước cơ bản nào? (đọc kĩ đề,
chú ý từ ngữ then chốt, quan hệ ngữ pháp giữa các vấn đề, xác định đề có trong định hướng hay mở rộng)
3/ Bài mới: Lời vào bài: Thao tác lập luận phân tích là một hoạt động giúp chúng ta trình bày vấn đề rõ
ràng, chặt chẽ, dễ hiểu. Chúng ta cùng tìm hiểu các bước cơ bản của hoạt động này…
Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến
thức chung:
Thao tác 1: Hướng dân HS nhận thức được
mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận
phân tích ( Ôn lại khái niệm luận điểm, luận
cứ).
+ Cho HS học đoạn trích của Hoài Thanh.,
phát hiện ý cơ bản của đoạn trích là gì? ( Luận
điểm).
→ Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện
cho sự đồi bại trong xh Truyện Kiều.
+ Để làm rõ bản chất của Sở Khanh, HT đã
phân tích ý kiến của mình như thế nào? ( luận
cứ).
→ Sở Khanh sống bằng nghệ đồi bại, bất
chính.
→ Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất: giả làm người
tử tế để đánh lừa…, trở mặt một cách trơ tráo
…, lừa bịp …
+ Hãy chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân
tích và tổng hợp trong đoạn văn của Hoài
Thanh?
→ Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp,
tráo trở của Sở Khanh, người lập luận đã tổng
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
a) Tìm hiểu ngữ liệu SGK/25:
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
18
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
hợp và khái quát bản chất của hắn “ … mức
cao nhất của tình hình đồi bại trong xh này “.
+ Từ những cách tìm hiểu trên, hãy cho biết
lập luận phân tích là gì?
+ Trình bày mục đích và các yêu cầu khi
viết đoạn văn phân tích một vấn đề xã hội
và văn học?
Thao tác 2: Hướng dẫn HS cách phân tích.
HS đọc đoạn trích trong SGK/26 và trả lời
câu hỏi:
+ Hãy chỉ ra cách phân chia đối tượng trong
các đoạn vừa đọc và mối quan hệ giữa phân
tích - tổng hợp của các đoạn văn đó?
( Ở đoạn văn 1 - Hoài Thanh):
- Phân chia theo quan hệ nội bộ của đối tượng
: đồng tiền vừa có tác dụng tốt vừa có tác
dụng xấu.
- Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên
nhân: Tác hại của đồng tiền vẫn là mặt chủ
yếu(kết quả) – vì một loạt hành động gian ác
bất chính do đồng tiền chi phối(giải thích
nguyên nhân)
(Ở đoạn văn 2 ):
- Phân tích theo quan hệ nhân - quả: bùng nổ
dân số ( nguyên nhân) ảnh hưởng đến đời
sống con người ( kết quả)
- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng
: các ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ dân số
đến con người.
+ Thiếu lương thực thực phẩm.
+ Suy dinh dưỡng, suy thái giống nòi.
+ Thiếu việc làm, thất nghiệp.
- Phân tích kết hợp với khái quát - tổng hợp:
Bùng nổ dân số ảnh hưởng nhiều mặt →dân
số tăng→chất lượng cuộc sống giảm.
- Lập luận phân tích cần chú ý đến những
phương diện nào?
( Cho HS đọc phần ghi nhớ - SGK/27).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Cho HS đọc đoạn văn trong SGK, hãy chỉ ra
b) Khái niệm lập luận phân tích:
Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các
yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản
chất của đối tượng.
c) Mục đích của lập luận phân tích:
Làm sáng tỏ ý kiến, quan niệm nào đó.
d) Yêu cầu của lập luận phân tích:
+ Xác định đối tượng cần phân tích.
+ Chia đối tượng thành các yêu tố theo những tiêu chí,
quan hệ nhất định.
+ Lưu ý đến quan hệ giữa các yếu tố với nhau trong một
chỉnh thể toàn vẹn.
2. Cách phân tích:
a) Tìm hiểu ngữ liệu SGK/:
b) Khi phân tích: cần chia tách đối tượng thành các yếu
tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định:
+ Quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng.
+ Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan
( quan hệ nguyên nhân – kết quả, kết quả - nguyên
nhân).
+ Quan hệ giữa người phân tích đối với đối tượng được
phân tích.
(Tham khảo phần ghi nhớ)
II/ Luyện tập:
1. Bài 1 SGK/ 28.
a. Quan hệ nội bộ của đối tượng: diễn biến nội tâm, các
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
19
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
người viết đã phân tích đối tượng từ những
mối quan hệ nào?
cung bậc tâm trạng của TK: đau xót, quẩn quanh, tuyệt
vọng, …
b. Quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác
có liên quan: bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu và bài thơ
Tì bà hành của Bạch Cư Dị.
4/ Củng cố: GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2 SGK/28:
+ Nghệ thuật sử dụng những từ ngữ có sức gợi tả,gợi cảm cao.
+ Biện pháp tu từ đảo ngữ
+Biện pháp tăng tiến
+ Các động từ mạnh.
=> Các yếu tố trên kết hợp bổ sung cho nhau góp phần diễn tả các biểu hiện phong phú , tinh tế của tâm
trạng tác giả.
5/ Dặn dò:
- Về nhà xem lại các ví dụ, làm bài tập.
- Soạn bài “ Thương vợ” của Trần Tế Xương, và chuẩn bị thuyết trình bài “Vịnh Khoa thi Hương”.
+ Tìm hiểu một số nét về tác giả và bài thơ.
+ Phân tích về cảnh khoa thi.
+ Phân tích nỗi niềm của tác giả trước thực trạng nước nhà.
+ Tìm một số bài thơ của ông cùng đề tài.
Tuần 03 Ngày soạn: 05/09/2012
Tiết 9 – 10: Đọc văn
THƯƠNG VỢ
Trần Tế Xương
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh, ân tình sâu nặng và lòng cảm phục
chân thành của tác giả đối với người vợ của mình.
- Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc,kết hợp giữa trữ tình và trào
phúng.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
20
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
2. Về kĩ năng:
+ Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
+ Phân tích, bình giảng bài thơ.
3. Thái độ: giáo dục HS tình yêu gia đình, tình cảm chồng vợ.
- HS hiểu vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay.
- HS có thái độ trân trọng cuộc sống và các mối quan hệ trong gia đình.
- Tích hợp giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1.Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
- Định hướng HS phân tích bằng câu hỏi gợi mở,câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức HS tự bộc lộ tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
1.2.Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về tác giả Trần Tú Xương và tác phẩm “ thương vợ” từ các nguồn thông tin khác
nhau.Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm.
- Đọc kỹ tác phẩm. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân
tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
CH: Trình bày cách thức phân tích một vấn đề nghị luận xã hội hay văn học? (chia tách đối tượng theo
nhựng tiêu chí và quan hệ nhất định)
3/ Bài mới: Lời vào bài: Mặc dù có quan hệ gần gũi, thân thiết nhưng người vợ hầu như vắng bóng trong
sáng tác văn thơ của các ông chồng nhà nho thời trung đại.TK XVII trở đi, một số nhà nho(Ngô Thì Sĩ,
Phạm Nguyễn Du) bắt đầu viết về người vợ nhưng phổ biến là thơ khóc vợ. Rất hiếm nhà thơ viết về vợ lúc
còn sống, lại càng hiếm hơn kiểu bài thơ viết về người vợ tần tảo.Đặt trong bối cảnh đó, dễ thấy thương vợ
là bài thơ lạ,hầu như không có tiền lệ. “Thương vợ”, một bài thơ Tú Xương viết để riêng dành tặng vợ,
nhưng ý nghĩa của nó đã vượt ra phạm vi cá nhân, trở thành bài thơ ca ngợi về người phụ nữ Việt Nam đảm
đang tháo vát, một lòng tận tuỵ vì chồng con …
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc tiểu
dẫn, nắm đôi nét về tác giả và văn bản.
+ HS đọc tiểu dẫn,trả lời câu hỏi sau:
- Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung
chính nào?(GV hướng dẫn HS tóm tắt ý
chính trong SGK)
Đọc văn bản (chú ý giọng điệu vừa hóm
I/ TÌM HIỂU CHUNG.
1/ Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:
a) Tác giả:
+ Trần Tế Xương (1870 – 1907), quê ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc,
Nam Định.
+ Cuộc đời ngắn ngủi nhiều gian truân.
+ Sáng tác gồm 2 mảng: hiện thực và trữ tình, chủ yếu bằng
thơ Nôm.
+ Sở trường của ông là thơ trào phúng.
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bà Tú tên là Phạm Thị Mẫn, là một người vợ hiền thục,
đảm đang, tần tảo, lo cho cuộc sống của chồng con. Có một
thời bà buôn gạo để nuôi sống gia đình.
- Tú Xương đã thể hiện lòng tri ân vợ bằng nhiều sáng tác
độc đáo, ông có hẳn một mảng đề tài viết về bà Tú gồm cả
thơ, văn tế và câu đối, “ Thương vợ” là một trong những
bài thơ hay và cảm động của ông.
2. Bố cục: có 2 cách chia:
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
21
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
hỉnh vừa thương xót, trân trọng và ngợi
ca,vừa tự trào bực bội, cay đắng)
+ Tác giả triển khai đề tài ấy trong bài thơ
này như thế nào?
+ Nhận xét về đề tài bài thơ?
+ Nêu chủ đề bài thơ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn
bản theo hệ thống câu hỏi.
+ Nêu nhận xét về hoàn cảnh và công việc
làm ăn của bà Tú trong hai câu thơ đầu?
+ Em có nhận xét gì về cách sắp xếp từ “
năm con với một chồng”? Ý nghĩa ?
( chồng cũng chỉ là một thứ con mà bà Tú
phải nuôi)
+ Hãy nhận xét về cách dùng từ ngữ của
Tú Xương trong hai câu thực?
+ Hình ảnh con cò trong ca dao được vận
dung sáng tạo ntn trong bài thơ?
(->Hãy so sánh cách nói “ con cò lặn lội”
với “ lặn lội thân cò”? Hình ảnh con cò
trong thơ Tú Xương khác như thế nào so
với ca dao? (đảo ngữ, “thân cò”-> thân
phận kiếp người)
+ Các cách thể hiện ấy nhằm mục đích gì?
+ Các hình ảnh lặn lôi, eo sèo, quãng
vắng, đò đông gợi cho em suy nghĩ gì?
- Hai câu luận của bài thơ nói về vấn đề
gì?
+Em hiểu gì về nghĩa của các từ “
duyên”, “nợ”, “ phận”?
+ Em có nhận xét như thế nào về cách
dùng các con số “một … hai …năm …
mười”? Vận dụng liên tiếp hai thành ngữ
đó nhằm thể hiện điều gì?
+ Hai câu cuối là lời ai chửi? Chửi ai?
( Cứ tưởng tiếng chửi của bà Tú nhưng đó
chính là tiếng lòng của ông Tú thay vợ để
chửi)
+ Chửi thói đời, vậy thói đời ở đây là gì ?
( Thói đời là những quy định của xã hội
khiến người phụ nữ phải chịu nhiều khổ
cực)
+Em đánh giá như thế nào về Tú Xương
qua hai câu thơ này?
- Cách 1: theo kết cấu thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
- Cách 2: theo mạch ý cụ thể trong bài:
+ 6 câu đầu: chân dung bà Tú.
+ 2 câu cuối: thái độ trực tiếp của ông Tú.
3. Thể thơ:
a. Đề tài: Viết về người thân ( vợ) trong gia đình.
b. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật thể bằng.
4.Chủ đề:Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bà Tú, một phụ nữ
đảm đang, vị tha; đồng thời thể hiện được tấm lòng nhà thơ
đối với người vợ thân yêu.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Hai câu đề:
+ Quanh năm: thời gian lặp lại→ tần tảo, tất bật.
+ Mom sông: gợi sự chênh vênh,bấp bênh, gian nan của
công việc.
+ Nuôi đủ: cả số lượng lẫn chất lượng.
+ 5 con với 1 chồng: sắp mình ngang với con
+ Thân cò: h/ảnh ẩn dụ người phụ nữ xh xưa→ tiếp thu ca
dao nhưng vẫn có sự sáng tạo độc đáo.
=> Sự đảm đang, cả đời hi sinh vất vả vì chồng con của bà
Tú.
2. Hai câu thực:
- Thân cò : hình ảnh ẩn dụ, tiếp thu ca dao nhưng vẫn có sự
sáng tạo độc đáo.
+ Lặn lội thân cò đảo nhấn mạnh sự vất vả
Eo sèo mặt nước ngữ của bà Tú
+ Lặn lội >< eo sèo dù h.cảnh nào, tgian nào
quãngvắng><đò đông bà Tú cũng tất bật,dấn thân
=> Ca ngợi công lao của vợ, thấy được tấm lòng thương
yêu của tác giả đối với vợ.
3. Hai câu luận:
+ Một duyên hai nợ từ số đếm chuyển sang
Năm nắng mười mưa số nhân: vất vả tăng thêm.
+ Âu đành phận – Dám quản công: 2 lần cam chịu
→ vận dụng thành ngữ sáng tạo: sự đảm đang nhẫn nại, sự
hi sinh âm thầm của bà Tú, hình ảnh người phụ nữ Việt
Nam.
Ca ngợi công lao của vợ, thấy được tấm lòng thương
yêu của tác giả đối với vợ.
4. Hai câu kết:
+ Chửi ---- Thói đời
---- Chính mình
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
22
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
- Nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò
của người phụ nữ trong gia đình Việt
Nam ? ( đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ
ấm)
Hoạt động 3 : HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: Tổng kết
- Nêu những thành công về nội dung và
nghệ thuật bài thơ?
- Sau khi học xong bài thơ, theo em đâu
là những hạn chế của gia đình phong
kiến ?
tự trọng, thương vợ, thể hiện tiếng lòng ăn năn của ông
Tú trước vợ. Một sự xót xa đau đớn và bất lực trước thời
cuộc.
III/ Ghi nhớ : SGK/ 30
IV/ Tổng kết:
1. Nội dung.
- Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng
cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ
của Tú Xương.
2. Nghệ thuật.
- Vận dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, ca dao, lối nói dân
dã.
- Việt hóa thơ Đường luật.
- Giọng điệu đan xen.
Đọc thêm:
VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Trần Tế Xương
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu nội dung
Hoạt động 1: Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn –
tóm tắt nét chính.
- Bài “Vịnh khoa thi Hương” ra đời trong hoàn
cảnh nào?
- Bố cục bài thơ?
- Bài thơ thuộc mảng đề tài nào trong thơ Tú
Xương?
Đọc văn bản (chú ý giọng điệu trào phúng cay
độ, mạnh mẽ. Giải thích từ khó theo các chú thích
chân trang)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
SGK.(GV nhận xét và tóm lại ý chính, tập trung
vào phần giải thích câu hỏi SGK )
CH: Hai câu đầu cho thấy kì thi diễn ra như thế
nào ?Phân tích các chi tiết nói lên điều đó ?
CH: Em có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan
trường trong bài thơ? Từ đó nêu cảm nhận của
em về thực trạng thi cử lúc bấy giờ?
I. Tìm hiểu chung :
1.Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:
a) Tác giả: (bài cũ )
b) Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời nhân khoa thi
Hương được tổ chức năm 1897. Trường thi ở Hà
Nội bị bãi bỏ. Vì vậy hai trường Nam Định và Hà
Nội tổ chức thi chung. Khoa thi lần này có Toàn
quyền Pháp ở Đông Dương cùng vợ đến dự.
2. Bố cục: đề - thực – luận – kết.
3. Thể thơ:
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề tài: thi cử.
II. Đọc hiểu văn bản:
1.Hai câu đề:
- Câu mở đầu có tính tự sự, kể lại cuộc thi mở theo
thông lệ “ 3 năm 1 khoa”.
- Câu 2: cách tổ chức không bình thường.
=> Từ “ lẫn” thể hiện sự lẫn lộn,ô hợp, nhốn nháo
trong kì thi.
2. Hai câu thực:
+“ Lôi thôi sĩ tử”: đảo ngữ → vừa nhấn mạnh sự
luộm thuộm, vừa khái quát được sự sa sút về “ nho
phong sĩ khí” do sự ô hợp, nhốn nháo của XH.
+ “ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”:đảo ngữ→
cái oai cố tạo của quan trường.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
23
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
CH: Hình ảnh quan sứ và bà đầm được thể hiện
ntn qua cái nhìn châm biếm đả kích của tác giả ?
CH: Phân tích tâm trạng,thái độ của tác giả trước
cảnh trường thi?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nhận xét chung về
nội dung và nghệ thuật văn bản.
=> thấy được tính chất lộn xộn, không nghiêm túc
của kì thi- nơi chọn nhân tài.
3. Hai câu luận:
+ Quan sứ, bà đầm: được đón tiếp linh đình “ cờ
cắm rợp trời”. Biện pháp đảo ngữ + đối → đả kích
châm biếm dữ dội.
Cờ che đầu quan sứ >< váy bà đầm → tiếng cười ẩn
chứa xót xa.
4. Hai câu kết:
- Lời kêu gọi, đánh thức lương tri.
- Câu hỏi phiếm chỉ: “ nhân tài đất Bắc nào ai đó”
kêu gọi mọi người hãy “ ngoảnh cổ mà trông cảnh
nước nhà”.
=> Từ một khoa thi, bức tranh hiện thực xh được
hiện lên.Bên cạnh đó, nó còn gợi lên nỗi nhục mất
nước, điều đó tác động sâu sắc đến người đọc.
III.Tổng kết:
- Nội dung: Phản ánh thực trạng chế độ khoa cử
tàn tạ, nỗi đau xót của tác giả trước nỗi nhục mất
nước và ý thức thức tình dân tộc.
- Nghệ thuật: Châm biếm đả kích bằng nghệ thuật
đối lập, từ ngữ sâu cay, tượng thanh tượng hình.
4/ Củng cố: Qua bài thơ “ Thương vợ”, cần thấy được:
+ Phẩm chất tốt đẹp của bà Tú, đó cũng là phẩm chất chung của người phụ nữ Việt Nam ( xưa và nay).
+ Tấm lòng của Tú Xương đối với vợ.
+ Nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và hình ảnh văn học dân gian vào thể thơ thất ngôn bát cú một
cách nhuần nhuyễn.
Bài thơ “ Vịnh khoa thi hương”, thấy được:
+ Bức tranh thi cử của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.
+ Thái độ của tác giả trước xã hội ấy.
+ Vận dụng thành công lớp từ láy tượng thanh, tượng hình bên cạnh nghệ thuật đối rất chuẩn của thơ thất
ngôn Đường luật.
Từ hai bài thơ: thấy được phong cách thơ Tú Xương ở cả 2 dạng trữ tình và trào phúng.
5/ Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ “ Thương vợ”, bài giảng.
Chuẩn bị thuyết trình “Khóc Dương Khuê”- Nguyễn Khuyến.
- Tổ 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của tác giả?
- Tổ 2: Nghệ thuật đặc sắc trong bài.
- Tổ 3: Một số tác phẩm của Nguyễn Khuyến?
- Tổ 4: Vài nét về tác giả, tác phẩm?
Tuần 03
Tiết 11: Đọc văn Ngày soạn: 08/09/2012
Đọc thêm:
KHÓC DƯƠNG KHUÊ
( Nguyễn Khuyến)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được tiếng khóc bạn chân thành,xót xa, nuối tiếc của nhà thơ.
- Hiểu được tâm trạng nhân vật trữ tình qua âm hưởng da diết của thể thơ song thất lục bát.
2. Về kĩ năng: cảm nhận phân tích thơ.
3. Về thái độ: tình bạn chân thành, trong sáng.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
24
Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn 11
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
- Định hướng HS phân tích bằng câu hỏi gợi mở,câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức HS tự bộc lộ tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ từ các nguồn thông tin khác nhau.Sưu tầm tranh
ảnh, tư liệu về tác phẩm.
- Đọc kỹ tác phẩm. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân
tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định tổ chức lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Thương vợ”. Phân tích đặc sắc 2 câu thơ cuối?
(lời chửi chổng, chửi thói đời, chửi chính mình tự trọng, thương vợ)
3/ Bài mới: Lời vào bài:Viết về đề tài tình bạn, Nguyễn Khuyến đã để lại cho chúng ta những bài thơ đầy
cảm động, trong đó có bài thơ “Khóc Dương Khuê”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ này..
Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung bài học
Hoạt động 1: HS chuẩn bi lên thuyết trình. Hướng
dẫn HS đọc tiểu dẫn SGK/ 31.
Thao tác 1:
+ GV yêu cầu HS nhắc lại những nét chính về cuộc đời
Nguyễn Khuyến.
+Nêu những nét chính về Dương Khuê?
+ Quá trình ra đời và hoàn thành bài thơ “ Khóc Dương
Khuê”?
Thao tác 2: Gọi HS đọc văn bản. Chú ý giọng đọc cần
thể hiện sự xót xa, tiếc nuối, đau đớn cố kìm nén mà
vẫn lộ ra, có gì như oán trách, có gì như cam chịu.
+ Xác định bố cục bài thơ.
I/ TÌM HIỂU CHUNG.
1/ Tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ:
a) Tác giả Nguyễn Khuyến (bài cũ)
b) Dương Khuê:
- (1839-1902)
- Quê: Vân đình, Phương Đình, Hà Đông.
- Đỗ tiến sĩ 1868, làm quan đến chức tổng đốc
Nam Định.
- Là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
c)Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Khóc Dương
Khuê”.
- Năm 1902, nghe tin bạn thân mất ( Dương
Khuê), Nguyễn Khuyến đã sáng tác bài thơ
này.
- “ Khóc Dương Khuê” là bài thơ khóc bạn,
nỗi đau mất bạn.
- Lúc đầu NK chọn thể ngũ ngôn cổ phong,
làm thơ bằng chữ Hán.
- Sau đó nhà thơ đã dịch ra Tiếng Việt, thể
song thất lục bát, gồm 38 câu, tựa đề là Khóc
Dương Khuê.
2. Bố cục: theo mạch cảm xúc, có thể chia
đoạn như sau:
- 2 câu đầu: thái độ và cảm xúc khi nghe tin dữ
đột ngột.
- Câu 3 -22: nhớ lại những kỉ niệm tình bạn
giữa hai người.
- Câu 23- 38: tỏ bày nỗi đau mất bạn.
3. Thể thơ: song thất lục bát.
Giáo Viên Đặng Xuân Lộc Tổ : Ngữ Văn Trường THPT Bắc Bình
25