Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÂU HỎI VẤN ĐÁP CÓ ĐÁP ÁN MÔN THỰC HÀNH KIÊM TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.13 KB, 15 trang )

1. Trong trường hợp KT tính mức trọng yếu cho khách hàng kiểm toán là
công ty cổ phần có lợi nhuận sau thế < 0, thì tiêu chí xác định mức trọng
yếu phù hợp ở đây là gì? Giải thích lý do.
- Do đây là công ty cổ phần, đại bộ phận người sử dụng báo cáo tài chính là
cổ đông của công ty. Nội dung quan tâm nhất của cổ đông là lợi nhuận,
doanh thu và vốn chủ sở hữu của công ty. Trong trường hợp này, lợi nhuận <
0 nên kiểm toán viên có thể lựa chọn xác định mức trọng yếu theo:
o 1% - 5% vốn chủ sở hữu
o 0.5% - 3% doanh thu
2. Theo phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (CMA), số mẫu có thể
chọn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Khi xác định số mẫu có thể chọn theo phương pháp CMA để thực hiện kiểm
toán là 10 mẫu, tuy nhiên khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản KTV tăng cỡ
mẫu lên 15 mẫu. Theo anh/chị điều này có thể được hay không? Giải thích
lý do.
- Theo công thức: Số mẫu = P/MP x R
Số mẫu phụ thuộc tổng thể kiểm toán, mức trọng yếu thực hiện (MP = 50% -
70% PM), mức đảm bảo kiểm toán (R).
- Có thể được. Tăng cỡ mẫu kiểm toán sẽ làm tăng độ tin cậy, giảm rủi ro
chọn mẫu.
3. Theo định hướng kiểm tra cơ bản hiện nay (Audit test Matrix) trong kiểm
toán BCTC, các khoản mục tài sản/chi phí sẽ thực hiện kiểm tra theo
hướng đối chiếu từ sổ đến chứng từ (Overstatement), các khoản mục nợ
phải trả, nguồn vốn, doanh thu, thu nhập (Understatement). Anh/chị hiểu
như thế nào về quy tắc trên? Việc thực hiện theo định hướng kiểm tra như
vậy có tác dụng gì cho các KTV?
- Quy tắc này dựa vào quy tắc ghi kép, cho phép kiểm toán viên:
o Kiểm tra trực tiếp hướng overstatement đối với tài sản & chi phí đồng
thời kiểm tra gián tiếp hướng khai khống của nợ phải trả và doanh
thu;
o Kiểm tra trực tiếp hướng understatement đối với nợ phải trả & doanh


thu; kiểm tra gián tiếp hướng khai thiếu đối với tài sản và chi phí.
- Vận dụng quy tắc này sẽ giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian và chi phí
kiểm toán trong khi vẫn đảm bảo kiểm tra đầy đủ các khoản mục.
4. Theo anh/chị, hướng kiểm tra cơ bản bằng cách thực hiện các thủ tục đối
chiếu từ sổ sách đến chứng từ giải quyết được cơ sở dẫn liệu nào trong
kiểm toan BCTC?
Theo định hướng kiểm tra hiện nay ATM trong kiểm toán BCTC, các khoản
mục Tài sản/chi phí sẽ thực hiện kiểm tra theo hướng overstatement; các
khoản mục phải trả, nguồn vốn, doanh thu, thu nhập theo hướng
understatement.
Bản chất của một khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính luôn luôn tồn
tại rủi ro theo 2 hướng (ghi thiếu hoặc ghi quá) tại sao trong quy tắc trên chỉ
đề cập giải quyết kiểm tra theo 1 hướng?
- Thủ tục đối chiếu từ sổ sách đến chứng từ giải quyết được cơ sở dẫn liệu sự
phát sinh/tồn tại.
- Chỉ cần kiểm tra theo 1 hướng vì theo quy tắc ATM, dựa trên quy tắc ghi
kép, hướng còn lại sẽ được kiểm tra gián tiếp.
5. Theo anh/chị, hướng kiểm tra cơ bản bằng cách thực hiện các thủ tục đối
chiếu từ chứng từ đến sổ sách giải quyết được cơ sở dẫn liệu nào trong
kiểm toan BCTC?
Theo định hướng kiểm tra hiện nay ATM trong kiểm toán BCTC, các khoản
mục Tài sản/chi phí sẽ thực hiện kiểm tra theo hướng overstatement; các
khoản mục phải trả, nguồn vốn, doanh thu, thu nhập theo hướng
understatement.
Bản chất của một khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính luôn luôn tồn
tại rủi ro theo 2 hướng (ghi thiếu hoặc ghi quá) tại sao trong quy tắc trên chỉ
đề cập giải quyết kiểm tra theo 1 hướng?
- Thủ tục đối chiếu từ chứng từ đến sổ sách giải quyết được cơ sở dẫn liệu sự
đầy đủ.
- Chỉ cần kiểm tra theo 1 hướng vì theo quy tắc ATM, dựa trên quy tắc ghi

kép, hướng còn lại sẽ được kiểm tra gián tiếp.
6. Trong giấy tờ làm việc “A910 – tổng hợp kế hoạch kiểm toán” chu trình
bán hàng, phải thu, thu tiền được đánh giá và áp dụng với mức đảm bảo
kiểm toán (R) mức thấp nhất.
Tuy nhiên, qua quá trình kiểm toán khoản mục trong chu trình, KTV nhận
thấy có rất nhiều các sai phạm không cố ý xuất phát từ sai sót của hệ thống
KSNB. Theo anh/chị KTV này có cần thiết phải thực hiện các thủ tục nào
khác?
- Kiểm toán viên cần đánh giá lại hệ thống KSNB, từ đó đánh giá lại rủi ro
kiểm soát và xác định lại mức đảm đảo kiểm toán. Mở rộng kích cỡ mẫu,
tăng cường thêm các thử nghiệm cơ bản có liên quan.
- Ngoài ra, kiểm toán viên cần phải nêu rõ các yếu kém, tồn tại của hệ thống
kiểm soát nội bộ trong quản lý. Xác định mức ảnh hưởng đến báo cáo tài
chính hiện tại.
7. Trong giấy tờ làm việc “A910 – tổng hợp kế hoạch kiểm toán” chu trình
bán hàng, phải thu, thu tiền được đánh giá và áp dụng với mức đảm bảo
kiểm toán (R) mức trung bình.
Tuy nhiên, qua quá trình kiểm toán khoản mục trong chu trình, KTV nhận
thấy có rất nhiều các sai phạm không cố ý xuất phát từ sai sót của hệ thống
KSNB. Theo anh/chị KTV này có cần thiết phải thực hiện các thủ tục nào
khác?
- Kiểm toán viên cần đánh giá lại hệ thống KSNB, từ đó đánh giá lại rủi ro
kiểm soát và xác định lại mức đảm đảo kiểm toán. Mở rộng kích cỡ mẫu,
tăng cường thêm các thử nghiệm cơ bản có liên quan.
- Ngoài ra, kiểm toán viên cần phải nêu rõ các yếu kém, tồn tại của hệ thống
kiểm soát nội bộ trong quản lý. Xác định mức ảnh hưởng đến báo cáo tài
chính hiện tại.
8. Khi thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền, KTV quyết
định chọn mẫu số dư các tài khoản chi tiết tiền gửi các ngân hàng để gửi
thư xác nhận. Anh/chị hãy cho biết tổng thể sử dụng chọn mẫu xác định ở

trường hợp này là gì? Tại sao?
Theo anh/chị, thủ tục gửi thư xác nhận ngân hàng, nhằm mục đích làm gì?
KTV có thể sử dụng sổ phụ ngân hàng do ngân hàng lập định kỳ để làm
bằng chứng kiểm toán số dư TK ngân hàng có được không? Tại sao?
- Tổng thể gửi thư xác nhận là toàn bộ các ngân hàng có giao dịch với công ty
trong năm tài chính vừa qua. Vì để đảm bảo nguyên tắc thận trọng.
- Mục đích gửi thư xác nhận cho các ngân hàng là để được xác nhận sự tồn
tại, sự chính xác của số dư tiền gửi ngân hàng và cả số dư tiền vay ngân
hàng.
- Có thể sử dụng sổ phụ của ngân hàng như một bằng chứng trong quá trình
kiểm toán, nhưng bằng chứng này có độ tin cậy không cao, vì:
o Sổ phụ chỉ là một bản sao sổ kế toán của ngân hàng, không mang tính
pháp lý chính thức.
o Sổ phụ được lưu giữ tại đơn vị nên có thể bị làm giả,…
9. Trong chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, có thủ tục
gửi thư xác nhận nợ phải thu cuối kỳ. Trong trường hợp các thư xác nhận
không được hồi đáp, KTV sẽ thực hiện thủ tục nào thay thế? Vì sao? Nếu
thủ tục thay thế vẫn không đảm bảo được việc thu thập bằng chứng kiểm
toán cho khoản mục phải thu khách hàng, KTV sẽ xử lý như thế nào?
- Sau các lần gửi thư xác nhận mà không được hồi đáp, KTV có thể thực hiện
các thủ tục thay thế như:
o Kiểm tra các khoản thanh toán của khách hàng sau ngày kết thúc niên
độ.
o Tìm kiếm bằng chứng về việc hình thành các khoản nợ phải thu khách
hàng (hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển, hợp đồng kinh tế…)
- Nếu các thủ tục thay thế không thu thập được bằng chứng cần thiết, KTV có
thể dựa vào độ lớn của khoản phải thu đó mà bỏ qua, hoặc đưa ra ý kiến
chấp nhận từng phần, ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến từ chối.
10. Trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho, có thủ tục kiểm tra nghiệp vụ
mua hàng trong kỳ. Theo anh/chị thủ tục này được thực hiện để làm gì?

Khi anh/chị thực hiện thủ tục này, việc lựa chọn tổng thể để thực hiện
chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ theo phương pháp CMA được thực hiện
như thế nào?
- Theo phương pháp kiểm toán Audit test matrix, hàng tồn kho sẽ được kiểm
toán trực tiếp theo hướng khai khống. Việc kiểm tra nghiệp vụ mua hàng
trong kỳ là nhằm kiểm tra sự tồn tại của các nghiệp vụ mua hàng theo đúng
phương pháp này.
- Khi chọn mẫu kiểm tra theo phương pháp tiền tệ (CMA), tổng thể chọn mẫu
là tổng số phát sinh bên nợ của tài khoản hàng tồn kho.
11. Khách hàng kiểm toán thực hiện tính giá xuất kho theo phương pháp bình
quân, nhập trước xuất trước. Trong quá trình kiểm toán hàng tồn kho, thủ
tục kiểm tra tính giá của hàng tồn kho được thực hiện như thế nào? Tại
sao?
- Đơn vị có thể sử dụng nhiều hơn 1 phương pháp tính giá hàng xuất kho cho
các tài khoản hàng tồn kho khác nhau, nhưng trong 1 tài khoản chỉ được sử
dụng 1 phương pháp tính giá hàng xuất kho. Việc sử dụng phương pháp tính
giá xuất kho nào phải được thuyết minh đầy đủ trên thuyết minh báo cáo tài
chính.
- Thủ tục kiểm tra tính giá của hàng tồn kho có thể được thực hiện như sau:
o Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ mua hàng có giá trị lớn với các
chứng từ mua để đảm bảo việc tính giá nhập kho là chính xác, đầy đủ,
đúng kỳ.
o Ước tính lại giá trị sản phẩm dở dang. Thu thập giải trình hợp lý cho
các chênh lệch trọng yếu.
o Kiểm tra việc tính toán trên báo cáo nhập xuất tồn: Kiểm tra cách tính
giá xuất kho và đối chiếu giá vốn hàng bán (từng tháng, từng mặt
hàng) đã ghi nhận giữa Sổ Cái với báo cáo nhập, xuất, tồn thành
phẩm, đảm bảo tính chính xác và nhất quán.
12. Khách hàng kiểm toán thực hiện tính giá xuất kho theo phương pháp bình
quân, nhập sau xuất trước. Trong quá trình kiểm toán hàng tồn kho, thủ

tục kiểm tra tính giá của hàng tồn kho được thực hiện như thế nào? Tại
sao?
Giống câu 11
13. Trong chương trình kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp, có thủ tục
gửi thư xác nhận đối với nhà cung cấp. Theo anh/chị thủ tục này thực hiện
nhằm mục đích gì? Có đảm bảo được các mục tiêu cần thiết đối với khoản
mục nợ phải trả nhà cung cấp hay không?
Trong trường hợp các thư xác nhận gửi đi không nhận được, KTV có thể
thực hiện các thủ tục nào thay thế?
- Mục đích chủ yếu là nhằm xác nhận sự đầy đủ của các khoản nợ phải trả nhà
cung cấp.
- Tuy nhiên, thủ tục này chưa thể đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cần thiết đối
với khoản mục phải trả nhà cung cấp, bởi vì thủ tục này chưa kiểm tra được
các khoản nợ phải trả chưa ghi sổ.
- Nếu các thư xác nhận không được hồi đáp, KTV có thể thực hiện các thủ tục
thay thế sau:
o Kiểm tra các khoản thanh toán của đơn vị cho khách hàng sau ngày
kết thúc niên đô.
o Tìm kiếm bằng chứng về việc hình thành các khoản nợ phải trả (hóa
đơn mua hàng, hợp đồng thương mại…)
14. Trong chương trình kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp, có thủ tục
gửi thư xác nhận đối với nhà cung cấp. Theo anh/chị thủ tục này thực hiện
nhằm mục đích gì? Có đảm bảo được các mục tiêu cần thiết đối với khoản
mục nợ phải trả nhà cung cấp hay không?
Việc thực hiện thủ tục thay thế: Kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau
kỳ kết thúc năm hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của
nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng…) nhằm mục đích
gì?
- Mục đích chủ yếu là nhằm xác nhận sự đầy đủ của các khoản nợ phải trả nhà
cung cấp.

- Tuy nhiên, thủ tục này chưa thể đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cần thiết đối
với khoản mục phải trả nhà cung cấp, bởi vì thủ tục này chưa kiểm tra được
các khoản nợ phải trả chưa ghi sổ.
- Việc thực hiện các thủ tục thay thế cho phép kiểm toán viên tìm kiếm các
bằng chứng chứng minh sự tồn tại của khoản phải trả nhà cung cấp trong
năm tài chính.
15. Trong chương trình kiểm toán, các khoản phải trả nhà cung cấp, có thủ tục
gửi thư xác nhận đối với nhà cung cấp. Theo anh/chị thủ tục này thực hiện
nhằm mục đích gì? Có đảm bảo các mục tiêu kiểm toán cần thiết đối với
khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp hay không?
Đối với số dư công nợ phải trả cuối kỳ đối với nhà cung cấp có số dư cuối
kỳ = 0 (Đầu kỳ khác 0), theo anh/chị có phải thực hiện gửi thư xác nhận nợ
phải trả nhà cung cấp hay không? Tại sao?
- Mục đích chủ yếu là nhằm xác nhận sự đầy đủ của các khoản nợ phải trả nhà
cung cấp.
- Tuy nhiên, thủ tục này chưa thể đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cần thiết đối
với khoản mục phải trả nhà cung cấp, bởi vì thủ tục này chưa kiểm tra được
các khoản nợ phải trả chưa ghi sổ.
- Cần gửi thư xác nhận cho những nhà cung cấp có số dư nợ phải trả =0, đặc
biệt là những nhà cung cấp có số phát sinh trong năm lớn mà số dư nhỏ hoặc
bằng 0, do nợ phải trả thường có xu hướng bị khai thiếu dẫn đến số dư nhỏ.
16. Khi thực hiện kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp, KTV phải thực
hiện kiểm tra các khoản nợ chưa được ghi sổ. Theo anh/chị, thực hiện thủ
tục này nhằm mục đích gì? Nêu rõ cách thực hiện đối với các thủ tục này.
- Mục đích thực hiện thủ tục này là để kiểm tra sự đầy đủ của nợ phải trả.
- Cách thực hiện như sau:
o Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán kiểm toán
với số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày khóa sổ.
o Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán mua hàng sau ngày khóa sổ.
o So sánh ngày chứng từ và ngày ghi sổ để đảm bảo tính đúng kỳ.

17. Anh/chị trình bày phương pháp tiếp cận để kiểm toán khoản mục tiền
lương? Giải thích ngắn gọn vì sao phải thực hiện theo phương pháp đó?
Căn cứ thực hiện và tài liệu quan trọng trong kiểm toán khoản mục tiền
lương?
- Kiểm toán khoản mục tiền lương theo phương pháp tiếp cận kiểm tra phát
sinh nợ/phát sinh có TK 334. Phải thực hiện phương pháp này vì tài khoản
334
- Các tài liệu quan trọng:
o Quy chế tiền lương
o Phương pháp xác định quỹ lương (theo doanh thu/theo sản phẩm)
o Bảng tính lương…
18. Trong kiểm toán khoản mục tiền lương, tại sao KTV phải thực hiện kiểm
toán theo phương pháp tiếp cận kiểm tra phát sinh nợ/phát sinh có TK
334?
Khi thực hiện chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ để kiểm tra việc thanh toán
lương trong kỳ, tổng thể được xác định như thế nào?
Khi thực hiện kiểm tra phát sinh có TK 334, KTV thực hiện thủ tục
nào? KTV chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ để kiểm tra phát sinh có TK 334
có hợp lý không? Tại sao?
19. Trong chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu, khi thực hiện thủ tục
kiểm tra chi tiết doanh thu (thử nghiệm cơ bản doanh thu), KTV thực hiện
việc chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ với tổng thể là tổng doanh thu trong kỳ
(phát sinh có TK 511) để kiểm tra chứng từ gốc. Theo anh chị cách làm
trên có hợp lý không? Tại sao? Đề xuất các thực hiện khác mà anh chị cho
là hợp lý?
- Không phù hợp. Bởi vì phát sinh có của TK 511 không phản ánh được
những khoản doanh thu đã bị giảm trừ, bị trả lại hay có chiết khấu thương
mại.
- Đề xuất lựa chọn tổng thể là tổng số phát sinh nợ tk 511 đối ứng với tk 911
để chọn mẫu kiểm toán. Đồng thời kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ

doanh thu.
20. Trong chương trình kiểm toán Doanh thu, tại sao lại có thủ tục đối chiếu
doanh thu hạch toán với doanh thu ghi nhận trên bảng kê thuế VAT đầu
ra?
- Doanh thu trên tờ khai thuế VAT đã được cơ quan thuế kiểm tra và xác nhận
nên nó có thể được xem là một căn cứ để xác định tính chính xác của doanh
thu.
21. Trong chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu, có thủ tục kiểm tra
tính đúng kỳ của doanh thu như sau:
“Kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu trước và sau ngày khóa sổ kế
toán để đảm bảo doanh thu được ghi chép đúng kỳ”.
Theo anh/chị thủ tục kiểm toán trên nhằm mục đích gì? Giải thích ngắn gọn.
- Thủ tục trên nhằm đảm bảo sự chính xác, đúng kỳ của doanh thu. Do vào
cuối kỳ, kết quả kinh doanh của đơn vị đã hiển lộ nên doanh nghiệp có thể
ghi nhận doanh thu sai kỳ để điều chỉnh BCTC theo hướng mong muốn. Mặt
khác, đây là thời điểm có rất nhiều nghiệp vụ xảy ra, nên có thể có nhiều sai
sót dẫn đến doanh thu bị ghi nhận sai kỳ.
22. Trong chương trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán, có thực hiện
thủ tục tham chiếu tới phần kiểm toán HTK, tiến hành đối chiếu giá vốn
hàng bán với số ước tính dựa trên số phát sinh tương ứng trên các tài
khoản HTK và chi phí sản xuất tập hợp trong năm.
Giá vốn hàng bán = SPDD đầu kỳ + Thành phẩm trong kỳ + Hàng hóa
đầu kỳ + chi phí sản xuất (chi phí mua hàng hóa phát sinh trong kỳ) –
SPDD cuối kỳ - Thành phẩm cuối kỳ - Hàng hóa cuối kỳ.
Theo anh/chị tại sao lại thực hiện thủ tục trên khi kiểm toán giá vốn?
- Theo các quan hệ đối ứng tài khoản, công thức trên có thể tính toán đúng giá
trị giá vốn hàng bán trong kỳ một cách nhanh chóng (dựa vào kết quả các
phần hành kiểm toán trước). Nếu có chênh lệch trọng yếu với GVHB trên sổ
kế toán, chứng tỏ khoản mục GVHB có sai sót cần rà soát lại.
23. Anh chị hãy nêu cách xử lý đối với các sai phạm phát hiện được trong quá

trình kiểm toán có giá trị nhỏ hơn mức trọng yếu nhưng lại lớn hơn
ngưỡng sai sót có thể bỏ qua?
- Do nhiều sai phạm nhỏ có thể hợp thành một sai phạm trọng yếu nên không
thể bỏ qua được, mà cần phải:
o Liệt kê các sai phạm này trong Bảng tổng hợp các sai phạm chưa điều
chỉnh
o Tổng hợp ảnh hưởng của các sai phạm này đối với báo cáo tài chính
o So sánh với mức trọng yếu để quyết định bỏ qua hay yêu cầu đơn vị
sửa chữa các sai phạm.
24. Trong quá trình kiểm toán, KTV Hùng đã phát hiện các sai phạm có giá trị
nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua. Khách hàng kiểm toán trao đổi với
KTV Hùng đề nghị bỏ qua các sai phạm này và KTV Hùng đã đồng ý bỏ
qua vì giá trị các sai phạm này đều nhỏ hơn ngưỡng chênh lệch có thể bỏ
qua.
Anh/chị có nhận xét gì về KTV Hùng trong tình huống này?
- KTV Hùng không được phép bỏ qua mà phải tập hợp các sai phạm này lại.
Bởi vì nhiều sai phạm nhỏ có thể hợp thành một sai phạm trọng yếu.
25. Theo phương pháp tiếp cận kiểm toán hiện nay, khi kiểm toán các khoản
mục nợ phải trả, KTV thương thực hiện theo định hướng kiểm tra như thế
nào? Tại sao?
Sai sót của khoản mục nợ phải trả thường xảy ra theo 2 hướng (ghi thiếu/ghi
quá), tại sao khi tiếp cận kiểm toán, các KTV chỉ tập trung kiểm tra 1 hướng
chính.
- Kiểm toán khoản mục nợ phải trả theo phương pháp tiếp cận kiểm tra phát
sinh có. Phương pháp kiểm tra từ chứng từ lên sổ vì các khoản nợ phải trả
thường có xu hướng bị khai thiếu.
- Kiểm toán viên chỉ tập trung kiểm tra 1 hướng ghi thiếu bởi vì theo ma trận
kiểm toán, khoản mục nợ phải trả sẽ được kiểm tra gián tiếp theo hướng khai
khống khi kiếm toán tài sản, chi phí.
26. Theo phương pháp tiếp cận kiểm toán hiện nay, khi kiểm toán các khoản

mục chi phí, các KTV thường thực hiện theo định hướng kiểm tra như thế
nào? Giải thích tại sao?
Sai sót của khoản mục chi phí xảy ra theo 2 hướng (ghi thiếu/ghi quá) tại sao
khi tiếp cận kiểm toán, các KTV chỉ tập trung kiểm tra 1 hướng chính?
- Kiểm toán khoản mục chi phí, KTV thường lựa chọn kiểm tra theo hướng
khai khống chi phí.
- Theo ma trận định hướng kiểm toán, khoản mục chi phí sẽ được kiểm tra
trực tiếp theo hướng khai khống và kiểm tra gián tiếp theo hướng khai thiếu
thông qua kiểm tra trực tiếp doanh thu và nợ phải trả.
27. Khi thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương, KTV căn cứ vào quỹ lương cơ bản trên bảng thông báo kết quả
đóng BHXH của cơ quan BHXH hàng tháng để tiến hành thực hiện thủ tục
phân tích để ước tính số BHXH được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Sau
đó so sánh với số BHXH mà đơn vị đã hạch toán vào chi phí trong năm.
Kết quả thủ tục này: Số liệu của KTV tính toán cao hơn số khách hàng trích
trong kỳ 100tr. Cuối giấy tờ làm việc, KTV kết luận và đưa ra bút toán điều
chỉnh với số tiền 100tr mà đơn vị này đã trích thiếu.
Anh/chị có ý kiến gì về việc thực hiện thủ tục phân tích của KTV này? Trình
bày ngắn gọn và giải thích.
- Kết quả ước tính của KTV có chênh lệch với hạch toán của đơn vị thì kiểm
toán viên chưa thể cho đó là sai lệch kiểm toán mà phải tìm ra nguyên nhân
chênh lệch:
o Đánh giá lại mô hình phân tích
o Phỏng vấn ban giám đốc về nguyên nhân chênh lệch
o Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác để tìm ra nguyên nhân
28. Khi thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV thực hiện
theo định hướng kiểm tra như thế nào? Định hướng này đảm bảo cơ sở
dẫn liệu chính nào trên khoản mục?
Thủ tục kiểm toán nào để đảm bảo cho phần rủi ro do việc ghi thiếu số dư
các khoản phải thu?

- Thực hiện theo hướng kiểm tra từ sổ xuống chứng từ. Định hướng này đảm
bảo CSDL sự tồn tại của khoản phải thu.
- Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán của khách hàng (nợ tk tiền/có tk 131) sau
ngày kết thúc niên độ.
29. Khi thực hiện kiểm toán khoản phải trả người bán, KTV thực hiện theo
định hướng kiểm tra như thế nào? Định hướng này đảm bảo cơ sở dẫn liệu
chính nào trên khoản mục?
Thủ tục kiểm toán nào để đảm bảo cho phần rủi ro do việc ghi thiếu số dư
các khoản phải trả?
- Thực hiện theo hướng kiểm tra từ chứng từ lên sổ. Định hướng này đảm bảo
CSDL sự đầy đủ của khoản phải trả.
- Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán cho nhà cung cấp (nợ tk 331/có tk tiền)
sau ngày kết thúc niên độ.
30. Khi thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động, KTV thực hiện theo
định hướng kiểm tra như thế nào? Định hướng kiểm tra này đảm bảo
CSDL nào trên khoản mục?
Thủ tục kiểm toán nào để đảm bảo cho phần rủi ro do việc ghi thiếu chi phí
hoạt động vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm?
- Theo hướng từ sổ xuống chứng từ. Định hướng này đảm bảo CSDL sự phát
sinh, chính xác.
- Chọn mẫu các nghiệp vụ ghi nhận chi phí sau ngày kết thúc niên độ, kiểm
tra đến chứng từ xem đó có phải chi phí của năm tài chính đang kiểm toán
hay không.
- Tham chiếu đến các khoản mục tiền lương và khoản trích theo lương để xem
chi phí đã được ghi nhận đầy đủ hay chưa.
31. Anh/chị hãy giải thích tại sao theo phương pháp tiếp cận kiểm toán mới
hiện nay, mức đảm bảo kiểm toán đối với các tài khoản trên bảng cân đối
kế toán lại lớn hơn các tài khoản trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh?
Khi anh/chị thực hiện chọn mẫu kiểm tra cơ bản đối với tài khoản 627 – chi

phí sản xuất chung thì mức đảm bảo R được chọn áp dụng đối với khoản
mục này như thế nào? Biết rằng trong kế hoạch kiểm toán xác định không
thực hiện kiểm tra HTKSNB đối với các chu trình kinh doanh hiện có.
- Hệ số R áp dụng đối với BCĐKT cao hơn BCKQKD vì phương pháp chọn
mẫu này dựa trên cơ sở BCĐKT sẽ được kiểm toán trước và phần lớn các rủi
ro sai sót trọng yếu (nếu có) kiểm toán viên có thể phát hiện từ các thủ tục
kiểm toán các số dư tài sản, công nợ cuối kỳ. Do đó, khi kiểm tra các khoản
mục trên BCKQKD, phạm vi công việc kiểm toán sẽ thấp hơn.
- Tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung có liên quan chặt chẽ đến các tài
khoản trên BCĐKT như 152, 153, 154, 155, 334, 338, 214… và tài khoản
632 thuộc BCKQHĐKD. Do tầm ảnh hưởng lớn của tài khoản này, KTV
cần kiểm toán một cách đầy đủ khoản mục này. Do đó, khi chọn mẫu, KTV
cần thể lựa chọn mức đảm bảo kiểm toán cao nhất (R=3) trong trường hợp
không thực hiện kiểm tra HTKSNB của đơn vị.
32. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết chi phí hoạt động kinh doanh, kiểm toán
viên thường định hướng kiểm tra như thế nào? Việc chọn mẫu được thực
hiện ra sao khi tổng thể gồm nhiều khoản mục chi phí cấu thành?
Khi tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, KTV đã phát hiện ra
rằng doanh nghiệp chỉ hạch toán chi phí điện, nước… của tháng hiện tại khi
nhận được hóa đơn, chứng từ của nhà cung cấp dịch vụ tương ứng trong
ngày 15 của tháng sau.
Anh/chị hãy xác định rủi ro chính có liên quan đến nội dung trên, đồng thời
thiết kế thủ tục kiểm toán chi phí phù hợp tương ứng với rủi ro xác định này.
- Khi kiểm toán chi phí hoạt động kinh doanh (641, 642), KTV thường kiểm
toán theo hướng từ sổ xuống chứng từ (mục tiêu kiểm toán sự phát sinh).
- Khi kiểm toán chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều khoản mục chi
phí cấu thành, KTV thường đối chiếu các khoản mục chi phí đã ghi nhận với
các phần hành kiểm toán khác như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ,
dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí phân bổ, chi phí lương, KPCĐ, BHXH,
BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm, nợ phải thu khó đòi, các chi phí dự

phòng, v.v và chỉ thực hiện chọn mẫu kiểm tra đối với các khoản mục chi
phí khác, đặc biệt là những chi phí có tỷ trọng đáng kể hoặc dễ có sai phạm
như chi phí tư vấn, hoa hồng, quảng cáo, tiếp khách…
- Đối với các khoản chi phí điện nước, nếu hạch toán như đơn vị thì chi phí
điện nước tháng 12 năm tài chính đang kiểm toán sẽ bị chuyển qua tháng 1
năm sau. Điều này không tuân thủ nguyên tắc phù hợp.
- Kiểm toán viên có thể kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ thanh toán tiền điện
nước trong tháng 1 năm sau với hóa đơn do nhà cung cấp điện, nước lập để
kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí.
33. Khi kiểm tra chi tiết chi phí hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên thường
định hướng kiểm tra như thế nào? Việc chọn mẫu được thực hiện ra sao
khi tổng thể gồm nhiều khoản mục chi phí cấu thành?
Khi tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, KTV đã phát hiện ra
rằng, doanh nghiệp có xu hướng làm giảm kết quả kinh doanh để không
phải nộp thuế bằng cách hạch toán khống các khoản chi phí. Anh chị hãy xác
định rủi ro chính có liên quan đến nội dung trên? Đồng thời, hãy thiết kế thủ
tục kiểm toán chi phí phù hợp tương ứng với rủi ro xác định này.
- Khi kiểm toán chi phí hoạt động kinh doanh (641, 642), KTV thường kiểm
toán theo hướng từ sổ xuống chứng từ (mục tiêu kiểm toán sự phát sinh).
- Khi kiểm toán chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều khoản mục chi
phí cấu thành, KTV thường đối chiếu các khoản mục chi phí đã ghi nhận với
các phần hành kiểm toán khác như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ,
dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí phân bổ, chi phí lương, KPCĐ, BHXH,
BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm, nợ phải thu khó đòi, các chi phí dự
phòng, v.v chỉ thực hiện chọn mẫu kiểm tra đối với các khoản mục chi phí
khác
- Để phát hiện khai khống chi phí, KTV cần đặc biệt quan tâm kiểm tra những
chi phí có tỷ trọng đáng kể hoặc dễ có sai phạm như chi phí tư vấn, hoa
hồng, quảng cáo, tiếp khách… thông qua chọn mẫu kiểm tra đối chiếu xuống
chứng từ, phỏng vấn BGĐ để tìm hiểu những bất hợp lý…

34. Khi kiểm toán khách hàng, KTV xác định rủi ro kiểm toán đối với khách
hàng kiểm toán này là cao và không tin tưởng vào việc kiểm tra của hệ
thống KSNB.
Anh/chị hãy cho biết phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ có được áp
dụng để kiểm toán khi thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục trên
BCTC của khách hàng này không? Nếu không anh/chị đề xuất phương pháp
chọn mẫu phù hợp khi thực hiện.
- Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ không phù hợp để kiểm toán tất
cả các khoản mục trên BCTC của đơn vị, vì trọng tâm kiểm toán thường rơi
vào các khoản mục có giá trị lớn. Do đó:
o Đối với những tài khoản có thường bị khai khống (vd: tài sản: khoản
phải thu,…), phương pháp này có thể chọn được những phần tử trọng
yếu (có giá trị lớn) vào mẫu kiểm tra.
o Tuy nhiên, đối với những tài khoản thường bị khai thiếu (vd: khoản
phải trả…) phương pháp này tỏ ra không hiệu quả khi không chọn
được những phần tử có giá trị nhỏ.
- Đề xuất: Thực hiện chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ đối với những tài khoản có
tính trọng yếu tăng theo độ lớn của giá trị tiền tệ (tài sản…). Đối với các tài
khoản còn lại, ngoài việc thực hiện chọn mẫu thống kê, KTV cần lựa chọn
thêm các mẫu có rủi ro cao theo xét đoán của mình để kiểm tra.
35. Khi anh/chị kiểm toán khoản mục doanh thu, nếu khoản mục doanh thu
cho phép anh chị được sử dụng thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi
tiết (thử nghiệm cơ bản). Anh/chị sẽ chọn thủ tục nào để kiểm toán cho
khoản mục doanh thu? Tại sao?
- Do doanh thu là một khoản mục trọng yếu, kết quả phân tích không thể đủ
tin cậy cho kiểm toán viên trong việc ra quyết định nên bắt buộc phải thực
hiện các thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, việc vận dụng thủ tục phân tích sẽ
giúp kiểm toán viên giảm bớt các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện.

×