Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bt nhom ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.36 KB, 2 trang )

Ngô Thị Hương Thùy – 01675.676.718
Mình đồng ý với Ngọc ở chỗ là:
• Chỉ có sự xuề xòa mới là yếu tố ảnh hưởng đến công việc, còn sự dễ mến
thân thiện là bản tính tốt, cần pháy huy…
• Không phải tất cả người Việt Nam đều có bản tính xuề xòa, dễ mến, thân
thiện.
Mình bổ sung thêm một số biểu hiện của sự xuề xòa trong công việc và ảnh hưởng
của nó:
1. Thường xuyên là “người đến sau”

“Thỉnh thoảng đến trễ thôi mà, có gì là trầm trọng đâu” – có thể đây là suy
nghĩ của nhiều người, nhưng không ai lại có thiện cảm với đồng nghiệp sở
hữu thói quen thiếu tôn trọng người khác như vậy.
Hãy tưởng tượng, khi bạn trễ họp, trễ làm, hoặc xuất hiện tại một sự kiện
nào đó của công ty sau khi mọi người đã đông đủ và yên vị đâu vào đấy, bạn
đang tạo ấn tượng cho người khác rằng thời gian của bạn quan trọng hơn của
họ và vì thế mà bạn có quyền để họ chờ đợi.
Hơn thế, việc thường xuyên không tuân thủ hạn chót trong công việc cũng
phản ánh khả năng quản lý thời gian yếu kém của bạn. Không ai lại đề cử
một nhân viên không có khả năng thực hiện đúng cam kết của mình như vậy
cả.
2. Bề ngoài quá “xuề xòa”

Dĩ nhiên ngoại hình không liên quan đến năng lực làm việc của bạn, nhưng
lại có ảnh hưởng sâu sắc đến cái nhìn của người khác đối với bạn. Cho dù vị
trí của bạn không thuộc dạng “mặt tiền” của công ty, nhưng nếu bạn thường
xuyên xuất hiện trong bộ dạng xuề xòa, qua loa, bạn sẽ không được đánh giá
cao.

Trang phục và vệ sinh cá nhân thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công
việc và không ai muốn cùng một đồng nghiệp luộm thuộm như thế đi gặp


khách hàng hay tiếp xúc với đối tác.
3. Xuề xòa trong suy nghĩ, tư tưởng “cho đỡ phiền”
Để đỡ mất công vứt cái cuống vé, anh lái xe tiếp tay cho những người thu phí
đường quay vòng vé. Để đỡ bị làm phiền, người ta bỏ một vài nghìn tiền lẻ,
khuyến khích những người ăn xin tiếp tục sống mà không lao động. Để giải
quyết công việc nhanh hơn người khác, người ta kèm cái phong bì vào hồ sơ để
làm thủ tục… Cái sự xuề xòa ấy khiến xã hội mặc nhiên thừa nhận những sự
phiền hà là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi quá khó chịu vì bị hành thì
trách móc pháp luật không nghiêm, chẳng ai thấy mình có một phần lỗi.
Một người xuề xòa cho xong việc, người khác xuề xòa theo, cả xã hội xuề
xòa… Tôi nghiêm túc, người khác thấy tôi đúng, nghiêm túc theo, biết đâu tạo
được một thói quen tốt cho cuộc đời (Báo Tiếng nói Việt Nam).
→ Không ai hoàn hảo, nhưng nếu một nhân viên vướng phải nhiều thói quen
xấu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công việc. Những thói quen tưởng chừng vô
hại như: đi trễ, xuề xòa… sẽ làm nhân viên mất tập trung trong công việc… lâu
ngày tạo thói quen dễ dãi, thiếu nghiêm túc, thụ động, ngại trao đổi, sợ rủi ro,
sợ thất bại. Cuộc sống thay đổi từng ngày, từng giờ và liên tục có các cơ hội,
khả năng lựa chọn cho mỗi người, đừng đánh mất cơ hội, xem thường những
hành vi nhỏ hàng ngày, bởi nó có thể gây hậu quả lớn cho nghề nghiệp của
mình.
Một Việt kiều ở Đức đã bình luận: Sự xuề xòa và cảm tính sẽ không mang lại
một Việt Nam với những "đỉnh Olympia" đích thực.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×