Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

bài giảng sảy thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.8 KB, 32 trang )


SẨY THAI

MỤC TIÊU
1. Xếp loại được các nguyên nhân gây
sẩy thai.
2. Mô tả các triệu chứng để chẩn đoán
dọa sẩy thai và sẩy thai.
3. Phân loại được 6 hình thái lâm sàng
của sẩy thai.
4. Lựa chọn cách điều trị dọa sẩy thai và
sẩy thai.

ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa
Sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng
tử cung trước tuổi thai có thể sống được.

Theo WHO:
- Sẩy thai: trước 22 W hoặc p thai < 500 g.
- Sẩy thai sớm:< 12 tuần và sẩy thai muộn là
từ 12-20 tuần.

ĐẠI CƯƠNG

Phân loại
Sẩy thai được chia làm 2 loại:
- Sẩy thai tự nhiên.
- Sẩy thai liên tiếp: từ 3 lần liên tiếp
trở lên



ĐẠI CƯƠNG

Tần suất
- Tỷ lệ sẩy thai thực sự rất khó đánh
giá.
- Sẩy thai không nhận biết được chiếm
từ 22-75%.
- 80% sẩy thai trong 3 tháng đầu
- 20 % xảy ra trong 3 tháng giữa.

ĐẠI CƯƠNG

Sẩy thai theo tuổi thai
- Sẩy thai hai tháng đầu: Thường sẩy hoàn
toàn, một thì, ít bị sót nhau, băng huyết
- Sẩy thai tháng thứ ba và thứ tư: Sẩy từng
phần: thai → nhau → ngoại sản mạc,dễ bị
sót rau và băng huyết nặng
- Sẩy thai tháng thứ năm và thứ sáu: diễn ra
như cuộc đẻ: thai → nhau và màng nhau.

NGUYÊN NHÂN
1. Các nguyên nhân chung

Nguyên nhân toàn thân
+ Bệnh tim, bệnh thận.
+ Mẹ bị đái tháo đường.
+ Giang mai
+ Suy nhược cơ thể, thiếu sinh tố

(nhất là Vitamine E).

NGUYÊN NHÂN
1. Các nguyên nhân chung

Viêm nhiễm niêm mạc tử cung
(Toxoplasmoses, Listerioses)

Nguyên nhân miễn dịch

Yếu tố môi trường: hút thuốc, uống
rượu, bức xạ, độc tố

Rối loạn nhiễm sắc thể

NGUYÊN NHÂN
2. Nguyên nhân sẩy thai tự nhiên

Nhiễm khuẩn cấp: Rubéon, cúm

Sang chấn: mạnh, đột ngột, hoặc nhiều sang
chấn nhỏ liên tiếp

Nhiễm độc

Trứng làm tổ bất thường
+ Làm tổ ở góc hoặc ở eo dễ bị sẩy.
+ Sinh đôi, đa thai, đa ối.
+ Chửa trứng .


NGUYÊN NHÂN
3. Nguyên nhân sẩy thai liên tiếp

Nguyên nhân ở tử cung: TC kém phát triển,
dị dạng, nhân xơ, hở eo

Nguyên nhân nội tiết:
- Giảm hCG, Progesterone, Estrogen
- Cường androgen, cường hoặc thiểu
năng giáp trạng

Bất tương hợp yếu tố Rh giữa thai và mẹ

LÂM SÀNG
1. Dọa sẩy thai
Phôi thai còn sống, chưa bị bong ra
khỏi niêm mạc tử cung.

Cơ năng:
+ Ra máu âm đạo
+ Tức, nặng bụng dưới hoặc đau lưng.

LÂM SÀNG
1. Dọa sẩy thai

LÂM SÀNG

Thực thể:
+ Khám ngoài ít có giá trị
+ Đặt mỏ vịt: cần thiết.

+ Khám âm đạo: CTC dài, đóng kín,
thân tử cung mềm, to tương ứng với
tuổi thai.

Siêu âm: Rất cần thiết , có hiện tượng
bóc tách bánh rau hay màng rau, bờ
túi ối, âm vang của phôi, có tim thai?

LÂM SÀNG

Hình ảnh siêu âm dọa sẩy thai

LÂM SÀNG
2. Sẩy thai khó tránh

Ra máu: nhiều, đỏ tươi, không nhiều
nhưng kéo dài > 10 ngày

Đau bụng: đau vùng hạ vị, từng cơn
ngày càng tăng

Khám AĐ: CTC có hiện tượng xóa, có
thể hé mở, CTC có hình con quay

LÂM SÀNG
3. Đang sẩy thai

Ra máu AĐ nhiều, tươi, có máu cục

Đau quặn từng cơn vùng hạ vị


Khám: đoạn dưới TC phình to, CTC
mở, có thể thấy khối nhau thai thập thò
ở cổ tử cung

LÂM SÀNG
4. Sẩy thai sót rau

Đã có một mảnh mô tống xuất ra AĐ

Vẫn còn ra máu AĐ và đau bụng âm ỉ

Khám: CTC còn hé mở hay đã đóng
kín, thân TC còn to

Có thể có biểu hiện nhiễm trùng

Siêu âm: hình ảnh sót nhau trong
buồng tử cung

LÂM SÀNG
5. Sẩy thai băng huyết

Ra máu tươi, nhiều, có thể biểu hiện
tình trạng choáng

Khám: âm đạo nhiều máu tươi lẫn máu
cục, có phần thai thập thò ở CTC hoặc
trong âm đạo


LÂM SÀNG
6. Sẩy thai nhiễm khuẩn

Ra máu âm đạo kéo dài

HC nhiễm trùng: sốt, mạch nhanh,
bạch cầu tăng, CRP tăng

Khám: CTC hé mở, máu AĐ sẫm màu,
hôi. TC mềm, ấn đau

CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Cần khai thác đầy đủ:

Triệu chứng lâm sàng

Cận lâm sàng
Để chẩn đoán thể lâm sàng của bệnh lý
sẩy thai.

CHẨN ĐOÁN
2. Chẩn đoán phân biệt

Thể giả sẩy của thai ngoài tử cung
- Triệu chứng của thai ngoài tử cung
- Giải phẫu bệnh lý không thấy gai
rau trong khối sẩy
- Siêu âm: không thấy túi thai trong
buồng TC, niêm mạc TC dày …


CHẨN ĐOÁN
2. Chẩn đoán phân biệt

Chửa trứng
- Rong huyết, thiếu máu, nôn nhiều
- Khám: TC thường lớn hơn tuổi thai,
có thể sờ thấy hai nang hoàng tuyến
- βhCG trong máu >100.000 mUI/ml
- Siêu âm: có hình ảnh tuyết rơi

CHẨN ĐOÁN
2. Chẩn đoán phân biệt

Viêm phần phụ
- Có hội chứng nhiễm khuẩn
- Thường đau cả hai bên hố chậu

Viêm ruột thừa
- Có hội chứng nhiễm khuẩn
- Rối loạn tiêu hóa
- Điểm đau khu trú ở hố chậu phải

ĐIỀU TRỊ
1. Dọa sẩy thai

Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, chống táo bón

Sinh tố: Vitamin E, a. folic 300 mg/j


Thuốc giảm co

Điều trị nội tiết :Progesteron, Pregnyl

Kháng sinh khi nghi ngờ có NK

Tránh giao hợp đến 2 tuần sau khi
ngưng ra máu

ĐIỀU TRỊ
2. Sắp sẩy, đang sẩy hoặc sẩy thai sót
nhau
- Nguyên tắc: Phải nạo buồng tử cung
để lấy hết thai và nhau, đề phòng băng
huyết và nhiễm khuẩn
- Khi xử trí phảI dựa vào tình trạng toàn
thân, tuổI thai, sự xóa mở CTC để xử trí
thích hợp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×