Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

TỐI ưu hóa QUY TRÌNH xử lý nước NGẦM DÙNG CHO NHÀ máy sản XUẤT đá cây tại PHƯỜNG VĨNH LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 97 trang )

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập ở phòng thí nghiệm, được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình và bạn bè cùng với những kiến thức em đã
tích lũy trong 4 năm học đến nay em đã hoàn thành đề tài của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
Thầy PGS – TS Phạm Xuân Thắng và Th.s Trần Nguyễn Vân Nhi đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện để em hoàn thành đồ án này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và giúp
đỡ em trong thời gian làm đề tài.
Quý thầy cô khoa công nghệ kỹ thuật môi trường Trường Đại Học Nha
Trang đã dạy bảo em trong suốt thời gian học tại trường.
Cán bộ phụ trách phòng trung tâm thí nghiệm và tổ nghiên cứu viện công
nghệ sinh học và môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài
này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Vân




ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i


MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
LỜI MỞ ĐẦU x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM 1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguồn nước ngầm 1
1.1.1.1. Khái niệm 1
1.1.1.2. Đặc điểm của nước ngầm 1
1.1.1.3. Phân loại nước ngầm 3
1.1.2. Các chỉ tiêu về cấp nước 3
1.1.2.1. Các chỉ tiêu vật lý 3
1.1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học 5
1.1.2.3. Các kim loại nặng có tính độc cao 8
1.1.2.4. Các chỉ tiêu vi sinh 8
1.1.3. Các chỉ tiêu chất lượng nước cấp 9
1.1.4. Lý thuyết các quá trình và công nghệ xử lý nước ngầm 10
1.1.4.1. Các quá trình xử lý nước 10
1.1.4.2. Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước trong và ngoài nước 20
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC THIẾT KẾ 23
1.2.1. Vị trí địa lý 23
1.2.2. Đặc điểm khí hậu 24
1.2.3. Mạng lưới thủy văn 25
1.2.4. Hiện trạng cung cấp nước sạch trong khu vực và tại nhà máy 25
1.2.4.1. Hiện trạng cung cấp và sử dụng nước tại Vĩnh Lương – Nha Trang 25
iii


1.2.4.2. Hiện trạng cung cấp và sử dụng nước ở nhà máy sản xuất đá cây

tại Vĩnh Lương – Nha Trang 27
1.2.3. Ảnh hưởng của tạp chất trong nước đến quá trình làm đá công nghiệp 27
1.3. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CỨNG 29
1.3.1. Khái niệm chung về nước cứng 29
1.3.2. Phân loại 30
1.3.2.1. Độ cứng tạm thời (độ cứng có cacbonat) 30
1.3.2.2. Độ cứng vĩnh cửu (độ cứng không có cacbonat) 30
1.3.3. Độ cứng toàn phần 30
1.3.4. Các đơn vị đo độ cứng 31
1.3.5. Các vấn đề trong nước cứng 32
1.3.6. Các phương pháp khử cứng (làm mềm nước) 32
1.4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH THỰC
NGHIỆM 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, HÓA CHẤT, DỤNG CỤ 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Hóa chất sử dụng 36
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 36
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 37
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.3.1. Phân tích đo pH, nhiệt độ 37
2.3.2. Phân tích TSS 38
2.3.3. Phân tích độ đục 39
2.3.4. Đo độ màu 39
2.3.5. Phân tích Chloride 40
2.3.6. Phân tích độ kiềm 41
2.3.7. Phân tích sắt tổng 41
2.3.8. Xác định hàm lượng Mangan 43
iv



2.3.9. Phân tích sunfat 45
2.3.10. Xác định canxi, magiê 46
2.4. CƠ SỞ TÍNH TOÁN LƯỢNG VÔI VÀ SÔĐA TRÊN CÔNG THỨC
THỰC NGHIỆM 48
2.5. THÍ NGHIỆM TỐI ƯU ĐỂ KHỬ CỨNG (LÀM MỀM) TRONG NƯỚC
NGẦM 50
2.5.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 50
2.5.2. Pha hóa chất 51
2.5.3. Bố trí thí nghiệm 51
2.5.3.1. Bố trí thí nghiệm tìm khoảng tối ưu 51
2.5.3.2. Thí nghiệm tối ưu hóa quá trình khử nước (làm mềm) trong
nước ngầm 52
2.5.4. Thử nghiệm mô hình 55
2.5.4.1. Lấy mẫu nước ngầm 55
2.5.4.2. Chuẩn bị hóa chất 55
2.5.4.3. Các thông số thiết kế của mô hình 56
2.5.4.4. Vận hành mô hình 60
2.5.4.5. Thu mẫu nước sau xử lý 62
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 62
2.6.1. Đối với kết quả phân tích chỉ tiêu 62
2.6.2. Đối với mô hình hồi quy cấp hai 63
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC NGẦM 64
3.2. THÍ NGHIỆM TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH KHỬ CỨNG TRONG
NƯỚC NGẦM 65
3.2.1. Kết quả thí nghiệm tìm khoảng tối ưu 65
3.2.2. Kết quả tối ưu hóa mẫu nước ngầm 68
3.2.2.1. Kết quả tối ưu hóa quá trình khử cứng trong mẫu nước ngầm lần 1 68
v



3.2.2.2. Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa quá trình khử cứng (làm mềm)
trong nước ngầm lần 2. 72
3.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN MÔ HÌNH 76
3.4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC NGẦM TẠI NHÀ MÁY ĐÁ
VĨNH LƯƠNG - NHA TRANG 78
3.4.1. Đề xuất quy trình công nghệ 78
3.4.2. Thuyết minh quy trình 78
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 81
KẾT LUẬN 81
KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC




vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
QCVN

Quy chuẩn Việt Nam
TSS Total Suspender Soil Tổng chất rắn lơ lửng
SS Suppended Solid Cặn lơ lửng
DS Disolved Solid Chất rắn hòa tan
VS Volatile Solid Chất rắn hòa hơi

TT

Thông tư
MLPP

Mạng lưới phân phối
BYT Bộ Y tế
vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt 2
Bảng 1.2 Bảng tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt 9
Bảng 1.3 Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng đo tại trạm Nha Trang
năm 2010 24
Bảng 1.4 Hàm lượng tạp chất trong nước đá công nghiệp 28
Bảng 1.5 Ảnh hưởng một số tạp chất đến chất lượng nước đá 29
Bảng 1.6 Phân loại nước cứng 30
Bảng 2.1 Bảng bố trí thí nghiệm lần 1 51
Bảng 2.2 Bảng bố trí thí nghiệm lần 2 52
Bảng 2.3 Ma trận quy hoạch cấu trúc có tâm cấp hai, hai yếu tố. 52
Bảng 2.4 Bảng thiết kế quy hoạch thực nghiệm lần 1 53
Bảng 2.5 Bảng kế hoạch thí nghiệm loại độ cứng trong nước lần 1 53
Bảng 2.6 Bảng thiết kế quy hoạch thực nghiệm lần 2 54
Bảng 2.7 Bảng kế hoạch thí nghiệm loại độ cứng trong nước lần 2 54
Bảng 2.8 Bảng giá trị phân vị phân bố Student 62
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chỉ tiêu đầu vào của mẫu nước ngầm 64
Bảng 3.2 Kết quả thí nghiệm 1 tăng đồng thời lượng vôi và sôđa so với điểm
tính toán ở công thức thực nghiệm 66
Bảng 3.3 Kết quả thí nghiệm 2 giảm đồng thời lượng vôi và sôđa so với điểm

tính toán ở công thức thực nghiệm 67
Bảng 3.4 Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa mẫu nước theo phương án trực tâm
cấu trúc có tâm cấp 2 lần 1 68
Bảng 3.5 Hiệu suất keo tụ thu được từ thực nghiệm và mô hình hồi quy cấp 2 lần 1 69
Bảng 3.6 Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa mẫu nước theo phương án trực tâm
cấu trúc có tâm cấp 2 lần 2 72
Bảng 3.7 Hiệu suất keo tụ thu được từ thực nghiệm và mô hình hồi quy cấp 2 lần 2 72
Bảng 3.8 Kết quả thực nghiệm kiểm chứng theo phương pháp thực nghiệm lần 2 76
Bảng 3.9 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm ở đầu ra 76

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ minh họa nước ngầm trong tầng đất 1
Hình 1.2 Sơ đồ xử công nghệ xử lý nước hồ của Cộng hòa Liên bang Đức 20
Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm Thành Phố Bergen op Zoom (Hà Lan) 21
Hình 1.4 Sơ đồ xử lý nước ngầm bằng làm thoáng đơn giản và lọc có chất
lượng nước nguồn loại A theo TCXD 233:1999 21
Hình 1.5 Sơ đồ khử sắt trong nước ngầm bằng làm thoáng, lắng tiếp xúc và
lọc có chất lượng nước nguồn loại B theo TCXD 233:1999 22
Hình 1.6 Công nghệ KAWATA xử lý nước nhiễm sắt dùng trong sinh hoạt
và công nghiệp 22
Hình 1.7 Hình ảnh từ vệ tinh ở điểm lấy mẫu 23
Hình 1.8 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng đo tại trạm Nha
Trang năm 2010 25
Hình 1.9 Những tụ điểm nước công cộng không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày của người dân xã Vĩnh Lương 26
Hình 1.10 Người dân phải đi xa mua nước sạch về sử dụng 27
Hình 1.11 Sơ đồ thí nghiệm phương án cấu trúc có tâm cấp 2, hai yếu tố 34

Hình 2.1 Máy 744 pH Meter - hãng Metrohm 37
Hình 2.2 Tủ sấy Memmert - Đức 38
Hình 2.3 Cân phân tích điện tử SATORIUS 39
Hình 2.4 Máy đo quang DR2000-Mỹ 39
Hình 2.5 Máy UV - Vis mini 1240 - Nhật 46
Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định khoảng liều lượng vôi và sôđa thích
hợp cho quá trình khử cứng trong nước 50
Hình 2.7 Giếng lấy mẫu ở nhà máy sản xuất đá cây ở phường Vĩnh Lương 55
Hình 2.8 Mô hình giàn mưa 56
Hình 2.9 Mô hình bể trộn 57
Hình 2.10 Mô hình bể lắng 58
Hình 2.11 Mô hình cột lọc 59
ix


Hình 2.12 Mô hình bể chứa nước 60
Hình 3.1 So sánh chỉ tiêu của mẫu nước đầu vào với QCVN2009: BYT cột A 65
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của vôi và sôđa đến hiệu suất khử
cứng trong nước ngầm. 66
Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của vôi và sôđa đến hiệu suất khử
cứng trong nước ngầm. 67
Hình 3.4 Hình biểu thị lượng vôi và sôđa tốt nhất trong khoảng tối ưu hóa 70
Hình 3.5 Đồ thị và hình chiếu tương ứng của mô hình hồi quy biểu diễm mối
quan hệ giữa vôi (g) và sôđa (ml) đến hiệu suất khử cứng lần 1 71
Hình 3.6 Hình biểu thị lượng vôi và sôđa tốt nhất trong khoảng tối ưu hóa. 74
Hình 3.7 Đồ thị và hình chiếu tương ứng của mô hình hồi quy biểu diễm mối
quan hệ giữa vôi (g) và sôđa (ml) đến hiệu suất khử cứng 75
Hình 3.8 So sánh chỉ tiêu của mẫu nước đầu ra với QCVN2009:BYT cột A 77
Hình 3.9 Quy trình công nghệ xử lý nước ngầm nhà máy đá cây – Vĩnh
Lương – Nha Trang 78

Hình 4.1 Sản phẩm đá cây từ 2 lần chạy mô hình 82





x


LỜI MỞ ĐẦU
Nước sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người,
nó gắn liền với đời sống của mỗi chúng ta. Nước thiên nhiên không chỉ sử dụng để
cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt mà còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác
như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy điện… Do đó, nước sạch và
vệ sinh môi trường là điều kiện tiên quyết trong các biện pháp phòng chống dịch
bệnh nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời thể hiện được mức sống, văn hóa
của vùng.
Ngày nay với sự phát triển sản xuất đã nhanh chóng góp phần cải thiện cuộc
sống. Nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những nguồn thải trực tiếp hay gián tiếp làm ô
nhiễm những nguồn nước cấp cho chính con người. Mặt khác nguồn nước cấp tự
nhiên không thể đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước cấp và tính ổn định cao cho
nhu cầu sử dụng của con người. Do đó, cần khai thác có kế hoạch và xử lý thích
hợp đối với những nguồn nước cấp nhằm phục vụ tốt hơn và lâu dài hơn.
Phường Vĩnh Lương nằm ở phía Bắc, ngoại vi Thành Phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa. Với vùng có tiềm năng về nguồn nước, song người dân và các doanh
nghiệp của vùng hầu hết sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Hiện nay người dân và nhà máy sản xuất đá cây ở phường Vĩnh Lương chủ
yếu phụ thuộc vào nguồn nước thành phố đưa đến. Để khai thác tiềm năng của vùng
và đồng thời khắc phục được những khó khăn trong việc sử dụng nước sinh hoạt,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân của vùng và thuận lợi cho việc sản

xuất của doanh nghiệp.
Tôi thực hiện đề tài: “TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC NGẦM
DÙNG CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐÁ CÂY TẠI PHƯỜNG VĨNH LƯƠNG –
NHA TRANG”

xi


Nội dung đề tài:
1. Tìm hiểu phương pháp phân tích và xây dựng quy trình phân tích.
2. Khảo sát và phân tích các thành phần có trong nước ngầm tại nhà máy.
3. Khảo sát liều lượng tối ưu cho quy trình xử lý.
4. Xây dựng qui trình công nghệ tối ưu để xử lý nước ngầm đạt chuẩn
QCVN 02:2009/BYT.
Mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài,
nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, cũng như có sự hạn chế về thời gian và
điều kiện thực hiện, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn bè.


1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguồn nước ngầm [1]
1.1.1.1. Khái niệm
Nước ngầm được tạo bởi nước mưa hoặc nước sông thấm qua các lớp đất tạo
thành, các hạt vật liệu trong đất sẽ lọc sạch nguồn nước đó là các hạt cát, sỏi,

cuội…Tuy nhiên cũng có những hạt vật liệu cản nước như đất sét, đất thịt.

Hình 1.1 Sơ đồ minh họa nước ngầm trong tầng đất
1.1.1.2. Đặc điểm của nước ngầm
Nước ngầm ít chịu tác động của con người hơn so với nước mặt do đó nước
ngầm thường có chất lượng tốt hơn. Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm
đó là sự có mặt của các chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá
trình phong hóa và sinh hóa trong khu vực. Những vùng có nhiều chất bẩn, điều
kiện phong hóa tốt và lượng mưa lớn thì nước ngầm dễ bị ô nhiễm các khoáng chất
hòa tan và các chất hữu cơ.
2


Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, các chỉ
tiêu vi sinh cũng tốt hơn so với nước mặt. Ngoài ra, nước ngầm không chứa rong,
tảo là những nguồn rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước.
Bảng 1.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt [1]
Đặc tính Nước mặt Nước ngầm
Nhiệt độ
Thường thay đổi theo mùa. Tương đối ổn định
Độ đục
Thường cao và thay đổi theo
mùa.
Thấp, hầu như không có.
Chất khoáng
hòa tan
Thường thay đổi theo chất
lượng đất, lượng mưa.
Ít thay đổi, cao hơn so với nước
mặt ở cùng một vùng.

Fe
2+
và Mn
2+
Rất thấp (trừ dưới đáy hồ). Thường xuyên có.
Khí CO
2
hòa
tan
Thường rất thấp hoặc không
có.
Nồng độ cao.
NH
4
+
Xuất hiện ở những vùng nước
nước nhiễm bẩn.
Thường xuyên có mặt.
SiO
2
Thường có ở nồng độ trung
bình.
Thường có ở nồng độ cao.
Nitrat
Thường thấp.
Thường có ở nồng độ cao do sự
phân hủy hóa học.
Vi sinh vật
Vi trùng (nhiều loại gây
bệnh), virus các loại và tảo.

Các vi khuẩn do sắt gây ra thường
xuất hiện.

Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm.
Nước luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất. Nó
tạo nên sự cân bằng giữa thành phần của nước và đất.
Nước chảy dưới lớp đất cát hay granite là acid và ít muối khoáng. Nước chảy
trong đất chứa canxi là hydrocacbonat canxi.
Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải gây nhiễm bẩn, nước
ngầm nói chung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định. Người
ta chia nước ngầm ra thành 2 loại khác nhau:
3


- Nước ngầm hiếu khí (có oxy): thường loại này có chất lượng tốt, có
trường hợp không cần xử lý mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong
nước có oxy sẽ không có các chất khử như H
2
S, CH
4,
NH
4
+

- Nước ngầm yếu khí (không có oxy): trong quá trình nước thấm qua các
tầng đất đá, oxy bị tiêu thụ. Lượng oxy hòa tan tiêu thụ hết, các chất hòa tan như
Fe
2+
, Mn
2+

sẽ được tạo thành.
- Nước ngầm có thể chứa Ca
2+
với nồng độ cao cùng với sự có mặt của ion
Mg
2+
sẽ tạo nên độ cứng cho nước. Ngoài ra trong nước còn chứa các ion như Na
+
,
Fe
2+
, NH
+
, HCO
3
-
, SO
4
2-
, Cl
-
, …
Đặc tính chung về thành phần, tính chất của nước ngầm là nước có độ đục
thấp, nhiệt độ, tính chất ít thay đổi và không có oxy hòa tan. Các lớp nước trong
môi trường khép kín là chủ yếu, thành phần nước có thể thay đổi đột ngột với sự
thay đổi độ đục và ô nhiễm khác nhau. Những thay đổi này liên quan đến sự thay
đổi lưu lượng của lớp nước sinh ra do nước mưa. Ngoài ta một tính chất của nước
ngầm là thường không có mặt của vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.
1.1.1.3. Phân loại nước ngầm
Phân loại nước ngầm: Tùy theo độ sâu trong tầng đất mà người ta phân ra hai

loại nước ngầm
- Nước ngầm không áp: giếng có độ sâu khoảng 3-10m là nước ngầm mạch
nông (vị trí A). Loại này trữ lượng ít, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên nhiên và hay
bị nhiễm bẩn.
- Nước ngầm có áp: Khi khoan ở độ sâu trên 20m, trữ lượng nước nhiều
hơn, chất lượng tốt hơn. Tại B, C sẽ có áp, vị trí D sẽ có giếng phun.
Nước ngầm thường trong sạch hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng…xử lý đơn
giản, giá thành rẻ, nhưng thăm dò lâu, khó khăn, đôi khi có nhiều sắt, mangan, và ở
các vùng ven biển thì dễ bị nhiễm mặn nên xử lý khó khăn…Đặc trưng cho nguồn
nước ngầm này là ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long vùng Đồng Tháp Mười, Tứ
giác Long Xuyên
1.1.2. Các chỉ tiêu về cấp nước
1.1.2.1. Các chỉ tiêu vật lý [1]
4


a. Nhiệt độ nước (
o
C,
o
K)
Nhiệt độ của nguồn nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi
trường khí hậu. Đây là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước. Nước
sông hồ, nước ngầm mạch nông có nhiệt độ thay đổi theo môi trường. Nước ngầm
mạch sâu có nhiệt độ ổn định gần như không thay đổi theo mùa.
b. Độ màu (Pt – Co).
Độ màu của nước thiên nhiên thể hiện sự tồn tại các hợp chất humic (mùn)
và các chất bẩn ở trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt không hòa tan làm cho nước
có màu đỏ, các chất mùn gây ra màu vàng, các loại thủy sinh tạo ra màu xanh lá
cây. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp thường tạo ra màu xám hay màu đen cho

nguồn nước.
Độ màu của nước cấp được xác định bằng cách so màu bằng mắt thường hay
bằng máy so màu quang học với thang màu tiêu chuẩn. Đơn vị độ màu là Pt – Co.
c. Mùi vị
Một số chất khí và một số chất hòa tan làm cho nước có mùi. Nước thiên
nhiên thường có thể có mùi đất, mùi tanh đặc trưng hóa học như amoniac, mùi
clophenol. Nước có thể có vị mặn, chát tùy theo hàm lượng các chất muối khoáng
hòa tan.
d. Độ đục (NTU)
Độ đục của nước đặc trưng cho các tạp chất phân tán dạng hữu cơ hay vô cơ
hòa tan hay keo có nguồn gốc khác nhau. Nguyên nhân gây ra mặt được bị đục là sự
tồn tại của các loại bùn, acid silic, hydroxit sắt, hydroxit nhôm, các loại keo hữu cơ,
vi sinh vật và phù du thực vật ở trong đó. Trong nước ngầm, độ đục đặc trưng cho
sự tồn tại các khoáng chất không hòa tan hay các hợp chất hữu cơ từ nước thải xâm
nhập vào đất.
Độ đục thường đo bằng máy so màu quang học dựa trên cơ sở thay đổi
cường độ ánh sáng khi đi qua lớp nước mẫu. Đơn vị của độ đục xác định theo
phương pháp này là NTU (Nepheomeotric Turbidity Unit), 1 NTU tương ứng 0,58
mg Foocmazin trong một lít nước.
5


e. Độ nhớt
Độ nhớt biểu thị độ khoáng trở bên trong hay lực ma sát sinh ra trong quá
trình dịch chuyển.
f. Độ dẫn điện
Nước là một chất dẫn điện yếu, độ dẫn điện của nước tinh khiết có thể đạt tới
4,2 s/m ở 20
0
C. Độ dẫn điện tăng khi trong nước có các muối hòa tan và thay đổi

phụ thuộc vào nhiệt độ.
g. Hàm lượng chất rắn trong nước
Hàm lượng chất rắn trong nước ngầm có các chất rắn vô cơ (các muối hòa
tan, chất rắn không tan như huyền phù, đất cát, …), chất rắn hữu cơ (gồm các vi
sinh vật, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, chất thải sinh hoạt, công nghiệp).
Trong xử lý nước, về hàm lượng chất rắn có các khái niệm sau :
- Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS là trọng lượng khô tính bằng mg của
phần còn lại sau khi cho bay hơi 1 lít nước mẫu trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở
105
o
C tới khi trọng lượng không đổi, đơn vị là mg/L.
- Cặn lơ lửng SS phần trọng lượng khô tính bằng mg của phần còn lại trên
giấy lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu, sấy khô ở 105
o
C tới khi trọng lượng
không đổi, đơn vị là mg/L.
- Chất rắn hòa tan DS bằng hiệu giữa tổng lượng cặn TDS và cặn lơ lửng SS
DS = TDS – SS
- Chất rắn hóa hơi VS là phần mất đi khi nung ở 550
o
C trong một thời gian
nhất định. Phần mất đi là phần chất rắn hóa hơi, phần còn lại là chất rắn không hóa hơi.
1.1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học [1]
a. Độ pH
Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H
+
có trong dung dịch, thường
biểu thị cho tính acid hay tính kiềm của nước.
Độ pH trong nước có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lý, hóa khi xử lý
nước bằng hóa chất. Quá trình chỉ có hiệu quả tối ưu khi ở một khoảng pH nhất

định trong những điều kiện nhất định.
6


b. Độ kiềm của nước
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng cá ion hydrocacbonat, cacbonat,
hydroxyt và anion của các muối và acid yếu.
c. Độ cứng
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có
trong nước.
Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng 3 loại độ cứng: độ cứng toàn phần, độ
cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.
Tùy giá trị của độ cứng, tính chất của nước được phân biệt thành các nhóm:
- C
o
< 4,2
o
dH: nước rất mềm.
- 4,2
o
dH ≤ C
o
< 8,2
o
dH: nước mềm.
- 4,2
o
dH ≤ C
o
< 28

o
dH: nước cứng.
- C
o
≥ 28
o
dH: nước rất cứng.
(1
o
dH biểu thị bằng 10mg CaCO
3
có trong 1 lít nước)
d. Các hợp chất Nitơ
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac, nitric, nitrat trong tự
nhiên, trong các chất thải, trong các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hay
gián tiếp đưa vào nguồn nước. Do đó, các hợp chất này thường được xem là những
chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.
Tùy theo mức độ có mặt của từng loại hợp chất nitơ mà ta có thể biết mức độ
và thời gian nguồn nước bị ô nhiễm.
- Khi nước mới bị ô nhiễm do phân bón hay nước thải, trong nguồn gây ô
nhiễm chủ yếu là NH
4
+
(nước nguy hiểm).
- Nước chứa chủ yếu NO
2
-
thì nguồn nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài.
- Nước chứa chủ yếu là NO
3

-
thì quá trình oxy hóa đã kết thúc.
Nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho tảo, rong phát triển
gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng cho sinh hoạt. Nếu dùng nước uống có
hàm lượng nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu thường gây bệnh xanh xao ở trẻ em
và có thể dẫn đến tử vong.
7


e. Các hợp chất photpho
Trong nước tự nhiên các hợp chất thường gặp nhất là photphat, khi nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi rác và các hợp chất hữu cơ trong quá trình phân hủy, giải
phóng ion PO
4
3-
có thể tồn tại dưới dạng H
3
PO
4
3-
, HPO
4
3-
, PO
4
3-
.
Photphat không thuộc loại độc hại đối với con người nhưng sự tồn tại của
chất này với hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở trong quá trình xử lý. Đặc
biệt là hoạt động của bể lắng.

Đối với những nguồn nước có hàm lượng chất hữu cơ, nitrat, photphat cao,
các bông căn tạo thành đám nổi trên mặt nước, nhất là lúc trời nắng trong ngày.
f. Các hợp chất Sắt, Mangan
Trong nước thường chứa sắt (III) và mangan thường tồn tại dạng keo hữu cơ
hay cặn huyền phù với hàm lượng không lớn.
Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dưới dạng sắt (II) kết hợp với các gốc
hydrocacbonat, sunfat, clorua (Fe(HCO
3
)
2
, FeSO
4
, FeCl
2
). Đôi khi tồn tại dưới dạng
keo của acid humic hay keo silic, keo lưu huỳnh. Sự tồn tại của các dạng sắt trong
nước phụ thuộc vào pH và điện thế oxy hóa khử của nước.
Cũng như sắt, mangan thường có trong nước ngầm nhưng với hàm lượng
nhỏ hơn thường không lớn hơn 5mg/L. Sắt, mangan tồn tại trong nước lớn hơn
0,5mg/L là nguyên nhân gây cho nước có mùi tanh kim loại.
g. Các chất khí hòa tan
Các loại khí hòa tan thường gặp trong nước thiên nhiên là khí cacbonic, oxy
và sulfur hydro.
Trong nước ngầm, khi pH < 5,5 thì nước chứa nhiều CO
2
. Hàm lượng CO
2

hòa tan trong nước thường làm cho nước có tính ăn mòn bêtông và ngăn cản sự tăng
pH của nước.

Trong nước ngầm, khí H
2
S là sản phẩm của quá trình khử diễn ra trong nước.
Nó cũng thường xuất hiện trong nước ngầm mạch nông khi nước ngầm nhiễm bẩn
các loại nước thải. Hàm lượng khí H
2
S hòa tan trong nước nhỏ hơn 0,5mg/L đã tạo
cho nước có mùi khó chịu.
8


h. Chloride (Cl
-
)
Chloride làm cho nước có vị mặn, ion này thâm nhập vào nước qua sự hòa
tan các muối khoáng hay bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước
ngầm hay ở các đoạn gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng Cl
-
cao có thể gây các
bệnh thân cho người dùng. Ngoài ra nước có chứa nhiều chloride có tính xâm thực
đối với bêtông.
1.1.2.3. Các kim loại nặng có tính độc cao [1]
a. Arsen
Arsen là kim loại có thể tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Trong
nước arsen thường ở dạng arsenic hay arsenat, các hợp chất arsenmetyl có trong
môi trường so chuyển hóa sinh học. Arsen có khả năng gây ung thư biểu bì da, phế
quản và các xoang.
b. Crom
Crom có trong nguồn nước tự nhiên là do hoạt động nhân tạo và tự nhiên
(phong hóa). Hợp chất Cr

6+
là chất oxy hóa mạnh và độc. Các hợp cất của Cr
6+
dễ
gây viêm loét da, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi…
c. Thủy ngân
Thủy ngân còn có trong nước mặt và nước ngầm ở dạng vô cơ. Thủy ngân vô
cơ tác động chủ yếu đến thận, trong khi đó metyl thủy ngân ảnh hưởng chính đến hệ
thần kinh trung ương.
1.1.2.4. Các chỉ tiêu vi sinh [1]
a. Vi trùng gây bệnh
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh có trong nước là do sự nhiễm bẩn rác, phân
người và động vật. Sự có mặt của Ecoli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi
phân rác và khả năng lớn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều
hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn.
b. Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nước làm nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và làm cho
nước có màu xanh. Nước mặt có nhiều loại rong tảo sinh sống trong đó loài gây hại
9


chủ yếu và khó loại trừ là nhóm tảo diệp lục và tảo đơn bào. Hai loài tảo nào khi
phát triển trong đường ống có thể gây tắc nghẽn đường ống đồng thời làm cho nước
có tính ăn mòn do quá trình hô hấp thải ra khí cacbonic.
1.1.3. Các chỉ tiêu chất lượng nước cấp
Chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt.
Nước cấp dùng trong sinh hoạt phải không màu, không mùi, không chứa các
chất độc hại, các vi trùng và các tác nhân gây bệnh. Hàm lượng các chất hòa tan
không được vượt quá giới hạn cho phép. Theo “Tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt”
[phụ lục 1] được bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 05/2009/TT-BYT ngày 17 thánh 6

năm 2009.
Bảng 1.2 Bảng tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép
1 pH 6,5 – 8,5
2 Độ màu TCU 15
4 Độ cứng tổng mg/L 350
5 Sắt tổng mg/L 0,5
6 Mangan tổng mg/L 0,5
7 Độ đục NTU 2
8 Coliform tổng số Vikhuẩn/100ml 50
9 Chloride mg/L 300

Mỗi nghành sản xuất đều có những yêu cầu riêng về chất lượng sử dụng.
Nước cấp cho sinh ngành công nghiệp, thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, phim ảnh
đều cần đến chất lượng như nước sinh hoạt, đồng thời có một số yêu cầu riêng về
chất lượng sắt, mangan, độ cứng. Nước cấp cho ngành sản xuất khác sẽ có yêu cầu
cụ thể về chất lượng tùy theo sự đòi hỏi của công nghệ sản xuất.
Nguồn nước ngầm ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và
khá tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất
10


đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của
nguồn sông, suối, nước mưa…nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài
chục mét, hay hàng trăm mét.
Tại Việt Nam, nước sử dụng cho sinh hoạt là 70% nước mặt và 30% nước
ngầm.
Ở Việt Nam việc khai thác nước ngầm là phổ biến với các hình thức: giếng
đào, giếng đóng, giếng khoan, giếng khoan nhà máy nước

Hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nguồn nước ngầm có trữ lượng và
chất lượng tương đối, trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhưng trong những
năm gần đây việc các khu công nghiệp xả thải trực tiếp ra nguồn nước mặt đã gây
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước ngầm, bên cạnh đó việc khai thác mực
nước ngầm trái phép, và việc khai thác cát trên sông cũng dẫn đến tình trạng sụt lún
nền đất liền và mạch nước ngầm ngày càng khan hiếm, vì thế chất lượng cũng như
lưu lượng nước ngầm ở Việt Nam đã và đang đi xuống một cách nhanh chóng.
1.1.4. Lý thuyết các quá trình và công nghệ xử lý nước ngầm [1]
1.1.4.1. Các quá trình xử lý nước
a. Làm thoáng
Đây là một gian đoạn trong dây chuyền công nghệ xử lý nước có nhiệm vụ :
- Hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị
II thành sắt hóa trị III và mangan hóa trị IV tạo thành các hợp chất hydroxit sắt hóa
trị III Fe(OH)
3
và hydroxit mangan hóa trị IV Mn(OH)
4
kết tủa dễ lắng và được thu
ra khỏi nước bằng lắng và lọc.
- Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe
2+
là thành phần của các
muối hòa tan như: bicacbonat Fe(HCO
3
)
2
, sunfat FeSO
4
và thường tồn tại không

bền vững và bị phân ly:
Fe(HCO
3
)
2
= 2HCO
3
-
+ Fe
2+

Quá trình oxy hóa thủy phân diễn ra:
4Fe
2+
+ O
2
+ 10H
2
O = 4Fe(OH)
3
+ 8H
+
11


2Mn(HCO
3
)
2
+ O

2
+ 6H
2
O = 2Mn(OH)
2
+ 4H
+
+ 4HCO
3
-

Đồng thời xảy ra phản ứng phụ:
H
+
+ HCO
3
-
= H
2
O + CO
2

Khử khí CO
2
, H
2
S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận
lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân sắt và mangan, nâng cao năng suất
của các công trình lắng và lọc trong quá trình khử sắt và mangan.
2H

2
S + O
2
= 2S + 2H
2
O
Qúa trình làm thoáng tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao oxy
hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa chất hữu cơ trong quá
trình khử mùi và màu của nước.
Có hai phương pháp làm thoáng :
1. Đưa nước vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màn
mỏng chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun
thành tia và màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi khí vào thùng như các dàn làm
thoáng cưỡng bức.
2. Đưa không khí vào trong nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các
bọt nhỏ theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được
làm thoáng.
Trong kỹ thuật xử lý nước cấp, người ta áp dụng các dàn làm thoáng theo
phương pháp 1 và các thiết bị làm thoáng hỗn hợp giữa hai phương pháp trên: làm
thoáng bằng máng tràn nhiều bậc và phun trên mặt nước. Đầu tiên tia nước tiếp xúc
với không khí. Sau khi chạm mặt nước, tia nước kéo theo các bọt khí đi sâu vào
khối nước trong bể tạo thành các bọt nhỏ nổi lên.
Hiệu quả của quá trình tùy thuộc vào:
- Chênh lệch nồng độ (hay còn biểu thị bằng chênh lệch áp suất riêng phần)
của khí cần trao đổi trong hai pha khí và nước, độ chênh lệch nồng độ biểu thị thực
tế bằng cường độ tưới nếu dùng dàn làm thoáng tự nhiên, hay bằng tỷ lệ gió/nước
dùng làm thoáng cưỡng bức.
12



- Diện tích tiếp xúc giữa hai pha khí và nước, diện tích tiếp xúc càng lớn,
quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh.
- Thời gian tiếp xúc của hai pha khí nước trong công trình càng lớn, mức độ
trao đổi càng triệt để.
- Nhiệt độ của môi trường tăng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử khí ra
khỏi nước và bất lợi cho quá trình hấp thụ và hòa tan khí vào nước và ngược lại.
- Bản chất của khí trao đổi.
b. Clo hóa sơ bộ
Là quá trình cho clo vào nước trong giai đoạn trước khi nước vào bể lắng và
bể lọc, tác dụng của quá trình là:
- Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn.
- Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để
tạo thành các kết tủa tương ứng.
- Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu.
- Trung hòa amoniac thành cloranmin có tính chất tiệt trùng kéo dài.
- Clo hóa sơ bộ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của rong rêu, tảo
trong bể phản ứng tạo bông cặn và bể lắng, phá hủy tế bào của các vi sinh vật sản
sinh ra chất nhầy nhớt trên bề mặt lọc, làm tăng thời gian của chu kỳ lọc.
Tuy vậy, clo hóa sơ bộ cũng có các nhược điểm:
- Tiêu tốn lượng clo thường gấp 3 – 5 lần lượng clo dùng để khử trùng
nước sau bể lọc, làm tăng giá thành nước xử lý.
- Clo phản ứng với các chất hữu cơ hòa tan trong nước tạo ra hợp chất
trihalomothene là chất gây ra bệnh ung thư cho người sử dụng nước. Vì vậy, không
nên áp dụng quy trình clo hóa sơ bộ cho các nguồn nước mặt chứa nhiều chất hữu cơ.
Quá trình khuấy trộn hóa chất là tạo điều kiện phân tán nhanh và đều hóa
chất vào toàn bộ khối lượng nước cần xử lý. Quá trình trộn phèn đòi hỏi phải trộn
nhanh và đều phèn vào nước cần xử lý vì phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn
ra rất nhanh thường nhỏ hơn một phần mười giây. Nếu không trộn đều và trộn kéo
dài sẽ không tạo ra được các nhân keo tụ đủ, chắc và đều trong thể tích nước, hiệu
13



quả lắng sẽ kém và tốn phèn, các loại hóa chất khác đòi hỏi trộn đều. Còn thời gian
trộn đòi hỏi ít nghiêm ngặt hơn trộn phèn. Việc lựa chọn thời điểm cho hóa chất vào
bể trộn đều với nước xử lý căn cứ vào tính chất và phản ứng hóa học tương hỗ giữa
các hóa chất với nhau, giữa các hóa chất với các chất có trong nước xử lý theo quy
trình công nghệ được chọn để quyết định.
c. Qúa trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn
Keo tụ và tạo bông là quá trình tạo ra các tác nhân có khả năng kết dính các
chất làm bẩn nước ở dạng hòa tan hay lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng
được trong các bể lắng hay kết dính trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ
nhanh và kinh tế nhất.
Khi trộn đều phèn với nước cần xử lý, các phản ứng hóa học và lý học xảy ra
tạo thành hệ keo dương phân tán đều trong nước. Khi được trung hòa, hệ keo dương
này là các hạt nhân có tính kết dính với các keo âm phân tán trong nước và kết dính
với nhau tạo thành các bông cặn. Do đó, quá trình tạo nhân dính kết gọi là quá trình
keo tụ, còn quá trình kết dính cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng tạo
bông cặn.
Trong kỹ thuật xử lý thường dùng phèn nhôm Al
2
(SO
4
)
3
, phèn sắt FeCl
3
,
Fe
2
(SO

4
)
3
, và FeSO
4
. Hiện nay, đã có hai nhà máy sản xuất phèn nhôm (một ở khu
công nghiệp Việt Trì, còn lại ở Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh). Quá trình sản
xuất, pha chế định lượng đơn giản nên tại Việt Nam thường dùng phèn nhôm. Còn
phèn sắt tuy có hiệu quả keo tụ cao, nhưng các quá trình khác như sản xuất, vận
chuyển và định lượng phức tạp nên chưa được sử dụng. Hiệu quả của quá trình keo
tụ phụ thuộc vào điều kiện khuấy trộn (nhanh và đều), nhiệt độ của nước (nhiệt độ
càng cao càng tốt), pH của nước (nếu sử dụng phèn nhôm thì pH nằm trong khoảng
5,7 – 6,8) và phụ thuộc vào độ kiềm (độ kiềm của nước sau khi pha phèn còn lại >=
1mđlg/L).
Quá trình dùng phèn nhôm:
Khi phèn nhôm vào nước, chúng phân ly thành các ion Al
3+
, các ion bị thủy
phân trở thành Al(OH)
3
.
14


Al
3+
+ 2H
2
O = Al(OH)
3

+ 3H
+

Trong khi đó dùng phèn sắt, phèn sắt chia làm hai loại: phèn sắt II và phèn
thành Fe(OH)
3
.
Fe
2+
+2H
2
O = Fe(OH)
2
+2H
2
Fe(OH)
2
vừa được tạo thành vẫn còn độ hòa tan trong nước lớn, trong nước
có oxy hòa tan, Fe(OH)
2
sẽ oxy hóa thành Fe(OH)
3
.
4Fe(OH)
2
+ O
2
+ 2H
2
O = 4Fe(OH)

3

Phèn sắt III (loại FeCl
3
hay Fe(SO
4
)
3
) khi cho vào nước phân ly thành Fe
3+

và bị thủy phân thành Fe(OH)
3
.
Fe
3+
+ 3H
2
O = Fe(OH)
3
+ 3H
+

Hiệu quả của quá trình tạo bông phụ thuộc vào cường độ và thời gian khuấy
trộn để các nhân keo tụ và cặn bẩn va chạm và kính dính vào nhau. Nếu là keo tụ
trong môi trường thể tích, phụ thuộc vào độ đục của nước thô và nồng độ cặn đã
được dính kết từ trước nếu là keo tụ trong lớp vật liệu lọc.
Để tăng quá trình tạo bông, thường cho vào bể phản ứng tạo bông cặn chất
trợ keo tụ polyme. Khi tan vào nước, polyme sẽ tạo ra liên kết lưới loại anion nếu
trong nước cần xử lý thiếu ion đối (như SO

4
2-
,…) hay loại trung tính nếu thành phần
ion và độ kiềm của nước nguồn thỏa mãn điều kiện keo tụ.
d. Quá trình lắng
Đây là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng
biện pháp:
- Lắng trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn
nước ở chế độ thủy lực thích hợp, sẽ lắng xuống đáy bể.
- Bằng lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn trong bể lắng ly tâm và xiclon thủy lực.
- Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi.
Cùng với việc lắng cặn, quá trình lắng còn giảm được 90 – 95% vi trùng
trong nước do vi trùng luôn bị hấp thụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá
trình lắng.
Có 3 loại cặn thường đi chung với quá trình lắng trong xử lý nước như sau:

×