Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sảy thai vì ngại khám phụ khoa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.59 KB, 5 trang )

Sảy thai vì ngại khám phụ khoa
Phần lớn các bà bầu chỉ chăm chăm đi siêu âm để thấy hình
con, mà không hề nghĩ đến nguy cơ những viêm nhiễm phụ
khoa thông thường có thể khiến bà bầu mất con do sảy thai, đẻ
non, vỡ ối…

Thai phụ cần thay đổi nếp nghĩ, trong quá trình mang thai chỉ siêu
âm là đủ, mà cần phải khám phụ khoa định kỳ, kịp thời phát hiện
sớm viêm nhiễm để được điều trị, tránh nguy hiểm cả cho mẹ và
con
8 lần siêu âm trong 4 tháng vẫn mất con
Lấy chồng được gần 1 năm mới có thai nên không chỉ chị Linh (Hà
Đông, Hà Nội) mà cả gia đình hai bên nội ngoại đều mừng. Vì thế,
ngoài “chiến dịch” tẩm bổ cho bà bầu, gia đình liên tục giục con
dâu đi siêu âm xem thai nhi phát triển như thế nào, thằng cu hay
cái hĩm, có bất thường gì không…
Vậy là sau muộn kinh 1 tuần, cô đi siêu âm để kiểm tra thai đã vào
tử cung chưa. Rồi lại theo lịch hẹn của bác sĩ, 7 tuần đi siêu âm lại
xem có tim thai chưa. Bác sĩ hẹn tiếp khi thai 12 tuần đi siêu âm
màu để chẩn đoán được các dị tật (nếu có) nhưng được 10 tuần
Linh lại đi siêu âm tiếp vì muốn xem con lớn như thế nào rồi. Vì
thế, khi thai vừa tròn 12 tuần thì Linh đã siêu âm tới 4 lần.
Ở tuần 12, thỉnh thoảng Linh thấy ở âm đạo “ục” ra tí nước, khi
nhiều, khi ít nhưng cô nghĩ là són tiểu. Tuy nhiên sau đó một tuần,
từ vùng kín bắt đầu chảy ra nhiều khí hư màu vàng đục. Đáng lẽ cô
phải đi khám phụ khoa, nhưng lại chỉ vội vàng đi siêu âm xem em
bé có bị ảnh làm sao không. Rồi khi hỏi kiến của mẹ, bà bảo phụ
nữ mang thai ai mà chẳng viêm nhiễm phụ khoa do đi tiểu tiện
nhiều, đừng dại uống, đặt thuốc gì hại con ra, nên chị chỉ duy trì
âm mỗi tuần một lần. Tình trạng “són tiểu” vẫn liên tục, ngày càng
tăng cho đến một ngày, khi thai nhi được hơn 16 tuần, đang ngồi


xem ti vi, chị bỗng thấy nước “ục” ra từ âm đạo, ướt tràn qua băng
vệ sinh hàng ngày, tràn xuống chân. Hoảng sợ, gia đình vội đưa
chị tới viện cấp cứu. Nhưng dù cố hết sức, các bác sĩ đã không thể
cứu được thai nhi do chị bị vỡ ối khi thai còn quá nhỏ.
Một trường hợp khác, liên quan tới bệnh lý sùi mào gà khi mang
thai như do tâm lý sợ nhỡ tái phát bệnh sẽ phải bỏ thai nên thai phụ
tuyệt nhiên không đề cập tới bệnh lý với bác sĩ siêu âm, cũng
không quay lại khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ phụ khoa.
Khi đến ngày chị chuyển dạ sinh con, khám tử cung, bác sĩ phát
hiện thấy một vài nốt tổn thương nhỏ quanh môi âm đạo đã chỉ
định mổ đẻ, nếu không những tổn thương tại âm hộ, âm đạo do các
nốt sùi mào gà này có thể gây chảy máu khó cầm, gây tổn thương
âm đạo, hoặc khi thai nhi lọt qua âm đạo sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Điều trị phụ khoa không ảnh hưởng đến thai nhi
BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (TTYT Lao động Bộ NN&PTNT)
cho biết, rất nhiều thai phụ luôn có tâm lý ngại điều trị phụ khoa
trong quá trình mang thai vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Bà cũng
từng gặp trường hợp bệnh nhân mang thai 7 tuần bị viêm âm đạo
và viêm lộ tuyến cổ tử cung, xét nghiệm bạch cầu, tạp khuẩn đều ở
mức cao nhưng nhất quyết không chịu đặt thuốc, chỉ dùng lá trà
xanh rửa hàng ngày vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Đến khi khí hư ra
quá nhiều, có mùi khó chịu, lại thêm tình trạng đau, ngứa, rát, sưng
nề nơi âm đạo… thai phụ này mới quay lại khám và đặt thuốc.
“Lẽ ra ở giai đoạn sớm, khi tình trạng viêm nhẹ mà thai phụ đặt
thuốc chỉ cần từ 3-5 ngày là khỏi, nhưng lần này, tình trạng viêm
nặng, thai phụ phải vừa kết hợp uống, vừa phải đặt thuốc đến 12
ngày cho ổn định tình trạng viêm. Còn sau đó, sau sinh thì sản phụ
mới có thể chữa dứt điểm tình trạng viêm lộ tuyến”, BS Dung nói.
Vì thế, BS Dung khuyến cáo thai phụ nên đi khám phụ khoa trong
quá trình mang thai và nên tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.

Bác sĩ luôn tính toán lựa chọn loại thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi
nhất, nên thai phụ có thể yên tâm điều trị, tránh tình trạng sợ đặt
thuốc gây hại đến con, dẫn đến việc viêm nhiễm nặng, đến lúc
không thể giữ nổi thai nhi do vỡ ối, sẩy thai…
Như trường hợp của bệnh nhân Linh nêu trên, nếu được điều trị
tình trạng viêm âm đạo ngay từ đầu, chắc chắn sẽ không xảy ra
nguy cơ vỡ ối khiến không thể giữ được thai nhi. Vì viêm nhiễm từ
âm đạo khiến vi khuẩn xâm nhập ngược lên trên, ăn mòn màng ối
khiến màng ối càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn
nào của thời kỳ thai nghén.
Còn những thai phụ mà từng bị sùi mào gà, thì họ hoàn toàn có
mang thai khi tại âm đạo không còn những nốt sùi hay bất cứ tổn
thương nào. Nhưng những sản phụ này cần ghi nhớ, phải tái khám
phụ khoa theo lời dặn của bác sĩ. Vì với người nhiễm virus HPV,
dù đã được điều trị hết triệu chứng nhưng không thể khẳng định
tuyệt đối trong máu người mẹ có còn virus này hay không. Rất có
thể nó biến mất hoàn toàn, nhưng cũng có thể nó lui vào thời kỳ ổn
định, chờ đợi cơ hội là bùng phát. Việc khám định kỳ sẽ phát hiện
sớm tổn thương còn mọc lại hay không. Nếu không may trong quá
trình mang thai mà bệnh tái phát thì người mẹ sẽ được điều trị tích
cực trước sinh, giảm nguy cơ lây nhiễm cho con.
Bác sĩ Dung khuyến cáo, việc khám phụ khoa là rất quan trọng
trước khi mang thai và cả thời kỳ thai nghén vì nếu có viêm nhiễm
sẽ được kịp thời chữa trị, giảm nguy hiểm cho cả thai phụ và em
bé. Vì thế, dù trước khi mang thai không bị viêm nhiễm, thì mỗi
lần khám thai, chị em cũng cần phải khám phụ khoa, đặc biệt là khi
có hiện tượng ra khí hư nhiều, ngứa, rát vùng âm đạo…

×