Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự cố tại các công trình đơn vị thuộc hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp biên hòa II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 117 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp tại nhà máy xử lý nước thải tập
trung tại KCN Biên Hòa II – Tỉnh Đồng Nai từ ngày 20/02/2012– 31/05/2012 với
sự hướng dẫn tận tình của các anh nhân viên trong tổ vận hành và phòng phân tích
của nhà máy đã giúp em hiểu rõ hơn về đặc tính nước thải của khu công nghiệp
Biên Hòa I và khu công nghiệp Biên Hòa II, công nghệ xử lý nước thải đang được
áp dụng tại nhà máy, các sự cố thường xảy ra và cách giải quyết của nhà máy đã
giúp em củng cố những kiến thức đã học và nắm được công việc của một kỹ sư môi
trường, nhằm rèn luyện cho em thao tác công nghiệp và ý thức lao động. Em cũng
học hỏi được một số kinh nghiệm trong thao tác, kỹ năng, phương pháp phân tích,
vận hành và khắc phục sự cố trong quá trình xử lý ô nhiễm từ các anh trong bộ phận
vận hành hệ thống xử lý và phòng phân tích của nhà máy. Tất cả đã giúp em biết
cách vận dụng những lý thuyết đã học vào thực hành, để phần nào biết được công
việc của ngành mà em đang học.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Tổng công ty
SONADEZI, cùng các anh trong tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải và các anh
trong phòng phân tích của nhà máy đã giúp em hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm đồ án, em xin gửi lời cảm ơn đến cô TS. Phạm Thu
Thủy, cùng các thầy cô trong bộ môn công nghệ kỹ thuật môi trường đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt bài đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm đồ án, em khó
tránh khỏi sai sót. Em rất mong Ban lãnh đạo công ty, cùng các anh trong tổ vận
hành hệ thống xử lý nước thải và các anh trong phòng phân tích của nhà máy và
thầy cô giáo trong khoa bỏ qua và chỉ dẫn tận tình thêm cho em.
Em xin chân thành cảm ơn !

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về nước thải tại các khu công nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm nước thải khu công nghiệp 3
1.1.2. Phân loại nước thải khu công nghiệp 3
1.1.3. Ảnh hưởng của nuớc thải từ các khu công nghiệp 4
1.1.3.1. Môi trường nước 4
1.1.3.2. Môi trường đất 5
1.1.3.3. Môi trường không khí 5
1.1.3.4. Ảnh hưởng đến con người và cảnh quan 5
1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm từ các khu công nghiệp 5
1.1.4.1. Phương pháp xử lý cơ học 5
1.1.4.2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý 6
1.1.4.3. Phương pháp sinh học 7
1.1.4.4. Phương pháp xử lý bùn 7
1.2. Giới thiệu về Tổng công ty SONADEZI 8
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 8
1.2.2. Chính sách và mục tiêu môi trường của Công ty 8
1.3. Tổng quan về Khu công nghiệp Biên Hòa I 9
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 9
1.3.2. Vấn đề ô nhiễm nước thải tại Khu công nghiệp Biên Hòa I 10
1.4. Tổng quan về Khu công nghiệp Biên Hòa II 11
iii
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển 11
1.4.2. Vấn đề ô nhiễm nước thải tại Khu công nghiệp Biên Hòa II 11
1.5. Tổng quan về nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp
Biên Hòa II 12

1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12
1.5.2. Địa điểm xây dựng và nguồn tiếp nhận 13
1.6. Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại của nhà máy xử lý nước thải
tập trung tại Khu công nghiệp Biên Hòa II 15
1.6.1. Các thông số tiếp nhận nước thải đầu vào 15
1.6.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải trong giai đoạn I 17
1.6.2.1. Thuyết minh công nghệ xử lý 19
1.6.2.2. Cấu tạo và nhiệm vụ của các công trình đơn vị chính 21
1.6.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải trong giai đoạn II 32
1.6.3.1. Thuyết minh công nghệ xử lý 33
1.6.3.2. Cấu tạo và nhiệm vụ của các công trình đơn vị chính 34
1.6.4. Một số kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại 37
1.7. Mục tiêu và tính cấp thiết của đề tài 39
1.7.1. Tính cấp thiết của đề tài 39
1.7.2. Mục tiêu của đề tài 39
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 40
2.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng 40
2.2.1. Hóa chất 40
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị sử dụng 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Phương pháp kiểm soát và theo dõi hệ thống 42
2.3.1.1. Kiểm soát bể Unitank một bậc hiếu khí khi vận hành 43
2.3.1.2. Kiểm soát chất lượng nước đầu vào 45
2.3.1.3. Kiểm soát chất lượng nước đầu ra 46
iv
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu 46
2.3.2.1. Tần xuất lấy mẫu 46
2.3.2.2. Số mẫu chính thức 48
2.3.2.3. Vị trí lấy mẫu nước thải 48

2.3.2.4. Quy trình lấy mẫu 48
2.3.3. Phương pháp đo và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước 49
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54
3.1. Kết quả đo và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước 54
3.1.1. Kết quả phân tích chất lượng nước đầu vào 54
3.1.2. Kết quả phân tích chất lượng nước đầu ra 62
3.2. Đánh giá hệ thống xử lý của nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Khu
công nghiệp Biên Hòa II trong giai đoạn I 66
3.2.1. Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm của hệ thống 66
3.2.1.1. Hiệu suất xử lý COD, BOD 66
3.2.1.2. Hiệu suất xử lý SS 67
3.2.1.3. Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu khác 67
3.2.1.4. Hiệu suất xử lý amoni 67
3.2.2. Đánh giá quy trình công nghệ xử lý trong giai đoạn I 67
3.2.2.1. So sánh giữa Unitank 1 bậc hiếu khí và hệ thống xử lý bùn hoạt
tính kiểu cổ điển 67
3.2.2.2. Ưu và nhược điểm của hệ thống Unitank một bậc hiếu khí 69
3.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế 70
3.2.4. Giải pháp khắc phục sự số tại các công trình đơn vị 72
3.2.4.1. Sự cố đối với chất lượng nước đầu ra 72
3.2.4.2. Sự cố trong quá trình vận hành 74
3.2.4.3. Sự cố về các thiết bị 80
3.2.5. Một số biện pháp trong vận hành và bảo dưỡng khi nhà máy ngưng
hoạt động 82
v
3.3. Đánh giá quy trình công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy trong giai
đoạn II 83
3.3.1. Ưu và nhược điểm của công nghệ C - Tech so với công nghệ
Unitank một bậc hiếu khí 83
3.3.2. Một số đề xuất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống

C - Tech 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC









vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DO : Nồng độ oxy hòa tan
BOD : Nhu cầu oxy sinh học
COD : Nhu cầu oxy hóa học
SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng
MLSS : Hàm lượng vi sinh vật (hay bùn hoạt tính trong bể)
MLVSS : Hàm lượng chất lơ lửng dễ bay hơi
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
VSS : Các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi
TDS : Tổng hàm lượng các chất rắn tan được
F/M : Tải lượng sinh khối
SVI : Chỉ số thể tích bùn
SV : Thể tích sinh khối
DM : Sinh khối khô
CB : Actormat
KCN : Khu công nghiệp

XLNT : Nước thải tập trung
SBR : Bể hiếu khí gián đoạn
CRT : Chất thải rắn
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
KPH : Không phát hiện





vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các ngành công nghiệp và đặc tính nước thải 3
Bảng 1.2: Các công trình cơ học trong xử lý nước thải 5
Bảng 1.3: Các quá trình hóa học trong xử lý nước thải 6
Bảng 1.4: Các thông số tiếp nhận nước thải đầu vào theo thiết kế (giai đoạn I) 16
Bảng 1.5: Các thông số tiếp nhận nước thải đầu vào trên thực tế 16
Bảng 1.6: Các hạng mục trong quy trình công nghệ Nhà máy XLNT Tập
Trung KCN Biên Hòa II – giai đoạn II 34
Bảng 1.7: Chất lượng nước thải sau khi xử lý (theo cam kết với Sở Tài nguyên
Môi trường tỉnh Đồng Nai) 38
Bảng 1.8: Tổng kết công tác xử lý nước thải tại nhà máy XLNT tập trung
KCN Biên Hòa II (quý I năm 2012) 38
Bảng 2.1: Các hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý 40
Bảng 2.2: Tài nguyên và hóa chất tiêu thụ 40
Bảng 2.3: Các thiết bị phân tích 41
Bảng 2.4: Các khoảng giá trị SV/SVI 43
Bảng 2.5: Các khoảng giá trị F/M 44

Bảng 2.6: Các khoảng giá trị MLSS 44
Bảng 2.7: Lịch lấy mẫu 46
Bảng 2.8: Lịch trình lấy mẫu và phân tích 47
Bảng 2.9: Các dụng cụ lấy mẫu và chất bảo quản 49
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu nước thải cần phân tích tại các công trình đơn vị 50
Bảng 2.11: Phương pháp xác định một số chỉ tiêu 53
Bảng 3.1: Phân loại một số nhà máy theo nguồn gốc gây ra ô nhiễm nước thải
tại KCN Biên Hòa I 54
Bảng 3.2: Phân loại một số nhà máy theo nguồn gốc gây ra ô nhiễm nước thải
tại KCN Biên Hòa II 56
viii
Bảng 3.3: Đặc tính nước thải đầu vào của một số công ty đấu nối nước thải
vào nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Biên Hòa I 58
Bảng 3.4: Đặc tính nước thải đầu vào của một số công ty đấu nối nước thải
vào nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Biên Hòa II 60
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra tại hệ thống XLNT
tập trung tại KCN Biên Hòa II - Tỉnh Đồng Nai (qua các năm) 63
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra tháng 5 năm 2012 65
Bảng 3.7: So sánh giữa Unitank 1 bậc hiếu khí và hệ thống bùn hoạt tính kiểu
cổ điển 68
Bảng 3.8: Một số sự cố thường xảy ra đối với bơm 80
Bảng 3.9: Một số sự cố thường xảy ra đối với máy sục khí 81
Bảng 3.10: Một số sự cố thường xảy ra đối với máy lọc rác sàng quay 82
Bảng 3.11: Một số sự cố thường xảy ra tại bể C - Tech 86















ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khu công nghiệp Biên Hòa I & Khu công nghiệp Biên Hòa II 10
Hình 1.2: Bản đồ Khu công nghiệp Biên Hòa I & Khu công nghiệp Biên Hòa II 14
Hinh 1.3: Suối Bà Lúa 15

Hinh 1.4: Sông Đồng Nai 15
Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trong giai đoạn I 18
Hình 1.6: Bể keo tụ tạo bông A04 24
Hình 1.7: Bể lắng B04 24
Hình 1.8: Cụm bể xử lý sinh học Unitank 26
Hình 1.9 : Sơ đồ hoạt động của Unitank 27
Hình 1.10: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trong giai đoạn II 32
Hình 1.11: Nguyên tắc hoạt động của bể Selector 35
Hình 1.12: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của công nghệ C – Tech 36
Hình 1.13: Thiết bị Decanter 37
Hình 2.1: Máy HI8424
41
Hình 2.2: Máy HI9143 41
Hình 2.3: Máy FS410- 2
42
Hình 2.4: Máy HACH – DR 2010 42

Hình 2.5: Lưu đồ kiểm soát quá trình xử lý nước thải 42






1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã
hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nâng cao giá trị sản xuất
công nghiệp trong tổng GDP vùng, tạo ra nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,…Mặt khác, các khu công nghiệp ra đời
nhằm góp phần giảm thiểu chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế khu vực.
Tuy nhiên sự ra đời của các khu công nghiệp ngoài lợi ích trên lại nảy sinh
một mâu thuẫn mới. Sự mất cân bằng về sinh thái, sự gia tăng áp lực của con người
lên môi trường, sự biến đổi cấu trúc xã hội, những vấn đề liên quan đến sức khỏe
cộng đồng, nước thải, khí thải, tiếng ồn, rác thải công nghiệp,…Hiện tại nhiều khu
công nghiệp chưa thật sự chú trọng đến việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải do chi
phí đầu tư xây dựng và vận hành cao mà thải trực tiếp nước thải ra hệ thống kênh
rạch. Điều này dẫn đến nồng độ BOD, COD của các kênh rạch vào mùa khô rất cao,
quá trình phân hủy kỵ khí tạo thành các loại khí có mùi hôi rất khó chịu.
Qua nhiều khảo sát thực tế của các cơ quan chức năng cho thấy nồng độ các
chất ô nhiễm trong nước thải tại các khu công nghiệp vượt mức cho phép xả thải đối
với nguồn tiếp nhận như nước thải của khu công nghiệp Long Thành, khu công
nghiệp Hiệp Phước và khu công nghiệp Bình Chiểu, Trước tình trạng trên, việc
tiến hành xử lý nước thải của các khu công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn cho phép
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là bắt buộc. Đối với từng nhà máy trong khu công

nghiệp, việc tốn kém chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là với
những nhà máy có lưu lượng nước thải thấp cũng là một trong những trở ngại khiến
cho giới đầu tư cân nhắc khi tham gia xây dựng tại khu công nghiệp.
Vì vậy, tại khu công nghiệp Biên Hòa II - Tỉnh Đồng Nai đã căn cứ vào tình
hình thực tiễn nhằm giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi
trường và giúp cho các chủ đầu tư giảm bớt nỗi lo về chất lượng nước thải đầu ra
2
khi thải vào hệ thống chung; giúp bảo vệ môi trường sống, lao động và làm việc,
sinh hoạt của công nhân và nhân dân trong và xung quanh khu công nghiệp nên chủ
đầu tư khu công nghiệp Biên Hòa II Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình đã tiến
hành xây dựng một nhà máy xử lý nước thải tập trung cho toàn khu.
Hiện nay, khu công nghiệp Biên Hòa II có khoảng 118 nhà máy, trong đó có
97 nhà máy được nhà máy nước thải tập trung thu nhận xử lý và 21 nhà máy còn lại
có hệ thống xử lý cục bộ riêng. Bên cạnh đó, nhà máy còn xử lý nước thải cho 36
nhà máy đấu nối nước thải tại khu công nghiệp Biên Hòa I về hệ thống xử lý nước
thải tập trung của KCN Biên Hòa II.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Biên Hòa II được
đánh giá là có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, đạt hiệu quả xử lý nước thải cao
theo QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp cột A. Tuy nhiên, trong
quá trình nhà máy tiến hành tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp Biên Hòa I về
để xử lý có dẫn đến hiện tượng quá tải của hệ thống sinh học cùng với việc lượng
nước thải tại khu công nghiệp Biên Hòa II tăng đột biến do mở rộng sản xuất trong
những năm gần đây đã gây ra áp lực đối với việc xử lý nước thải của nhà máy.
Vì vậy, em thực hiện đồ án tốt nghiệp với tên đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự cố tại các
công trình đơn vị thuộc hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp
Biên Hòa II – Tỉnh Đồng Nai”.
Nội dung chính của đồ án nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Tìm hiểu đặc tính nước thải đầu vào tại nhà máy xử lý nước thải tập trung
tại KCN Biên Hòa II – Tỉnh Đồng Nai và quy trình công nghệ xử lý nước thải.

- Đo và phân tích các thông số chỉ tiêu chất lượng nước (pH, BOD
5
, COD,
TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho,…) trong quá trình xử lý và theo dõi các sự cố xảy ra
trong quá trình vận hành hệ thống.
- Đánh giá hiệu quả xử lý và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu một số
sự cố tại các công trình đơn vị thuộc hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN
Biên Hòa II – Tỉnh Đồng Nai.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nước thải tại các khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm nước thải khu công nghiệp[2]
Nước thải khu công nghiệp (industrial zone wastewater): là nước thải từ các
cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nước thải sinh hoạt từ các nhà
vệ sinh, nhà ăn,…và lượng nước mưa rơi trong khu vực.
1.1.2. Phân loại nước thải khu công nghiệp
Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải khu công nghiệp
không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công
nghiệp cụ thể nên nước thải đều có những đặc trưng về thành phần, tải lượng ô
nhiễm, mức độ độc hại với môi trường vì vậy việc xử lý phải khác nhau. Nước thải
khu công nghiệp thường thường được phân làm bốn loại cơ bản như nước thải sản
xuất từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn và nước thải từ công
tác chữa cháy.
 Nước thải sản xuất từ các nhà máy: phát sinh từ các công đoạn sản xuất
của một số nhà máy, có thể chứa các kim loại, các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó phân
hủy bằng vi sinh vật trong thời gian ngắn.
Bảng 1.1: Các ngành công nghiệp và đặc tính nước thải
Ngành công nghiệp Đăc điểm thành phần nước thải
Công nghiệp thực phẩm
Chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh họ

c
(cabonhydrat, protein,…)
Công nghiệp dệt
Chứa nhiều chất tẩy rửa bề mặt, thuốc nhuộm, chấ
t
phụ gia.
Công nghiệp cơ khí Chứa nhiều kim loại nặng: Fe, Pb, Zn, Cr, Cu, Ni,…
Công nghiệp hóa chất Chứa nhiều các hóa chất: acid, bazơ,…
Công ngiệp gốm sứ Chứa cặn vô cơ cao

Do tính chất và đặc điểm phức tạp về thành phần, tính chất và lưu lượng của
dòng thải mà nước thải sản xuất được quan tâm nhiều nhất trong các nguồn thải của
4
các khu công nghiệp. Những nhà máy có thành phần chất ô nhiễm cao đều có hệ
thống xử lý cục bộ của từng nhà máy trước khi thải vào hệ thống chung của toàn
khu công nghiệp
 Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy: chiếm thành phần chủ yếu trong
nước thải của khu công nghiệp. Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh từ bếp
ăn của các công ty trong KCN, từ việc vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh của cán bộ
công nhân viên trong các công ty được thải ra hệ thống cống thoát chung cùng với
nước thải trong quá trình sản xuất để đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD
5
, COD, SS, Tổng N,
Tổng P, dầu mỡ – chất béo. Nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất
hữu cơ dễ bị phân hủy khá cao gồm các chất hữu cơ thực vật như cặn bã thực vật,
rau, giấy,…; các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của con người và động
vật, xác động vật; các chất vô cơ như cát, muối, axit, dầu khoáng,…; một lượng lớn
vi sinh vật như vi khuẩn, virus,…có khả năng gây nên dịch bệnh.
 Nước mưa chảy tràn: trên mặt bằng KCN nước mưa chảy tràn sẽ cuốn

theo đất đá, chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống hệ thống thoát nước. Mặt khác, một
số nhà máy có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải đấu nối vào
nhau làm cho đầu ra của hệ thống thoát nước mưa có một số chỉ tiêu gây ô nhiễm.
Điều này có thể gây hậu quả xấu tới môi trường trong khu vực và các vùng phụ cận.
 Nước thải từ công tác chữa cháy.
1.1.3. Ảnh hưởng của nuớc thải từ các khu công nghiệp[1]
1.1.3.1. Môi trường nước
Nước thải từ các khu công nghiệp gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải
ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này làm cho các chất
hữu cơ, chất rắn lơ lửng,…không được phân hủy, làm chất lượng nguồn nước mặt
bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nước thải từ khu công nghiệp còn làm suy
giảm chất lượng nước ngầm, làm cho lượng nước ngầm trở nên khan hiếm hơn.
5
1.1.3.2. Môi trường đất
Nước thải từ các khu công nghiệp thấm vào đất làm liên kết giữa các hạt keo
đất bị bẻ gẫy; cấu trúc đất bị phá vỡ, làm thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất;
đồng thời vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất
thay đổi mạnh.
1.1.3.3. Môi trường không khí
Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ
trong nước thải như SO
2
, CO
2
, CO,NO
2
… gây ra các căn bệnh liên quan đến đường
hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm
với người mắc bệnh hen,
1.1.3.4. Ảnh hưởng đến con người và cảnh quan

Nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý có mùi hôi và màu phản
cảm, chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và người dân sống
xung quanh dẫn đến tỷ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm
nước như bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh ngoài da,…ngày càng tăng.
1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm từ các khu công nghiệp
1.1.4.1. Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng dựa vào các lực vật lý như trọng
lực, trọng trường, lực ly tâm,…để tách các chất không hòa tan, các hạt lơ lửng có
kích thứơc đáng kể ra khỏi nước thải.
Bảng 1.2: Các công trình cơ học trong xử lý nước thải
TT

Công trình Áp dụng
1 Song chắn rác Tách các chất rắn có kích thước lớn hay nhỏ
2 Nghiền rác Nghiền các chất rắn đến kích thước nhỏ hơn và đồng nhất

3 Bể điều hòa Điều hòa lưu lượng, nồng độ, tải trọng
4 Bể khuấy trộn Khuấy trộn hóa chất hay khí trong nước thải
5 Bể lắng Loại bỏ các chất lơ lửng, bông cặn quá trình keo tụ tạo bông
6 Bể tuyến nổi Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và cặn có tỷ trọng xấp xỉ

bằng tỷ trọng nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học
7 Bể lọc Tách các hạt lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học, hóa học
6
8 Bể vận chuyển khí Bổ sung hoặc tách khí
9 Bể bay hơi và bay khí

Bay hơi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ra khỏi nước thải

(Nguồn: Giáo trình Công trình xử lý nước thải – Lê Anh Tuấn, 2005)

1.1.4.2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý[3]
a. Phương pháp xử lý hóa học
- Phương pháp trung hòa: Nước thải chứa acid hoặc kiềm cần được trung
hòa đưa về pH = 6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào công
trình xử lý tiếp theo để tránh hiện tượng ăn mòn và đảm bảo cho hoạt động của bể
sinh học hoạt động tốt nếu có.
- Phương pháp khử trùng: Phương pháp này dùng để xử lý thanh trùng nước
thải khỏi các vi sinh vật.
- Phương pháp oxy hóa khử: xử lý nhiều chất như Fe, Mn, Hg, As, … không
thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa.
Bảng 1.3: Các quá trình hóa học trong xử lý nước thải
TT

Quy trình Áp dụng
1 Kết tủa Tách phốt pho và nâng cao hiệu quả tách cặn lơ lử
ng
ở bể lắng bậc 1
2 Hấp phụ Tách chất hữu cơ không được xử lý bằ
ng phương
pháp hóa học thông thường hoặc bằ
ng phương pháp
sinh học
Phương pháp này còn dùng để tách kim loại nặ
ng và
khử clo trong nước thải trước khi thải vào nguồn
3 Khử trùng Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
4 Khử trùng bằng clorine Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệ
nh. Clorine là
hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất.
5 Khử clorine Tách lượng clo dư còn lại sau quá trình clo hóa

6 Khử trùng bằng ClO
2
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
7 Khử trùng bằng BrCl
2
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
8 Khử trùng bằng Ozone Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
9 Khử trùng bằng tia UV Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
(Nguồn: Giáo trình Công trình xử lý nước thải – Lê Anh Tuấn, 2005)
7
b. Phương pháp xử lý hóa lý
Các phương pháp hóa lý thường được ứng dụng nhiều nhất là phương pháp
oxi hóa và trung hòa, kết tủa, ion
- Quá trình keo tụ tạo bông được áp dụng để loại bỏ các chất lơ lửng, các
hạt keo có kích thước rất nhỏ, các chất này tồn tại ở dạng khuyếch tán và không loại
bỏ bởi quá trình lắng.
- Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để xử lý nước thải khỏi các kim
loại như Zn, Cu, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn,…cũng như các hợp chất của asen, photpho,
xyanua và chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các kim loại có giá trị
và đạt được mức độ xử lý cao.
1.1.4.3. Phương pháp sinh học
Mục đích xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là keo tụ và tách các
hạt keo khó lắng, ổn định (phân hủy) các hợp chất hữu cơ nhờ sự hoạt động của các
vi sinh vật hiếu khí hoặc kỵ khí. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh học
thường là các khí CO
2
, N
2
, CH
4

, H
2
S, các chất vô cơ như NH
4
+
, PO
4
3-
và các tế bào mới.
- Các quá trình xử lý sinh học được chia làm 5 nhóm chính:
+ Quá trình hiếu khí: bể Aerotank, bể Unitank, bể SBR, bể lọc sinh học nhỏ
giọt, đĩa sinh học,…
+ Quá trình thiếu khí: bể Anoxic,…
+ Quá trình kỵ khí: UASB, quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình lọc kỵ khí.
+ Thiếu khí và kỵ khí kết hợp
+ Quá trình hồ sinh học: hồ hiếu khí, hồ hiếu khí tùy tiện và hồ kỵ khí.
1.1.4.4. Phương pháp xử lý bùn
- Đối với bùn có chứa kim loại nặng kết tủa trong quá trình xử lý hóa học
người ta thường cô đặc, sau đó xi măng hóa và thải đo ở các khu vực qui định.
- Đồi với các loại bùn từ bể lắng sơ cấp, thứ cấp có thể xử lý bằng hầm ủ
Biogas hoặc quá trình ủ phân compost, sân phơi bùn, chôn lấp,…tùy điều kiện cho
phép. Ngoài ra, tại Châu Âu đã xử lý bùn thải bằng phương pháp lọc hấp thụ bởi
thảm thực vật mang lại hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.
8
1.2. Giới thiệu về Tổng công ty SONADEZI
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp (Tổng công ty Sonadezi) là doanh
nghiệp Nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thành lập theo Quyết định
1713/QĐ- UBT ngày 15/12/1990 với các chức năng và nhiệm vụ:
- Khôi phục, nâng cấp, phát triển các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình

tiện ích tại KCN Biên Hòa I thống nhất quản lý để sử dụng hiệu quả các công trình
đó và chỉnh trang các phần đất còn lại đưa vào sử dụng.
- Xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN.
- Thực hiện dịch vụ tư vấn một cửa cho các nhà đầu tư trong KCN Biên Hòa
II, KCN Gò Dầu, KCN Amata và các nơi khác phù hợp với qui hoạch phát triển
công nghiệp tại Việt Nam. Giúp các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án sau khi
nhận được giấy phép đầu tư do chính phủ Việt Nam cấp.
- Khảo sát, lập biểu đồ hiện trạng, thiết kế và thi công các công trình xây dựng
công nghiệp và dân dụng.
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay Tổng công ty Sonadezi là
chủ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Biên Hòa I,
Khu công nghiệp Biên Hòa II, Khu công nghiệp Gò Dầu, Khu Công nghiệp Xuân
Lộc, Khu công nghiệp và dân cư Giang Điền… Ngoài ra, Công ty Sonadezi đã góp
vốn đầu tư các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Amata, Khu công nghiệp
Long Thành (tại huyện Long Thành), Khu công nghiệp đô thị Châu Đức (tại tỉnh Bà
Rịa – Vũng tàu), Đây là các khu công nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, có vị trí thuận lợi như gần quốc lộ, cảng biển, sân bay, dễ thu hút lao
động và có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ.
1.2.2. Chính sách và mục tiêu môi trường của Công ty
Tổng Công ty Sonadezi phát triển theo phương châm: “Phát triển khu công
nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường”.
Tổng công ty Sonadezi đã đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập
trung và các khu chôn lấp chất thải rắn bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế
9
giới. Công ty cũng chú trọng công tác đào tạo, tuyển chọn một đội ngũ kỹ sư
chuyên môn trình độ cao đủ khả năng làm chủ các trang thiết bị vận hành xử lý tiên
tiến của nhà máy xử lý nước thải cũng như tư vấn và hỗ trợ các nhà máy trong khu
công nghiệp về các vấn đề liên quan đến môi trường.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ cây xanh trong khu công nghiệp từ 15- 20% và trong
từng nhà máy xí nghiệp được khống chế không dưới 20% tổng diện tích khuôn viên

nhà máy, Tổng công ty Sonadezi đã xây dựng nên những khu công nghiệp với hệ
thống cây xanh tập trung kết hợp phân tán dọc các tuyến giao thông nội bộ tạo nên
cảnh quan xanh tươi cho khu công nghiệp, hỗ trợ cho môi trường khu công nghiệp
trong sạch hơn. Hiện nay, Sonadezi đang phấn đấu xây dựng các khu công nghiệp
của mình đạt chuẩn khu công nghiệp thân thiện môi trường và khu công nghiệp
Biên Hoà II đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chọn là khu công nghiệp đầu
tiên trong cả nước triển khai thí điểm các tiêu chuẩn này.
1.3. Tổng quan về Khu công nghiệp Biên Hòa I
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khu công nghiệp Biên Hòa I được thành lập từ năm 1963 là KCN đầu tiên
của Việt Nam với tên gọi vào thời điểm đó là khu kỹ nghệ Biên Hòa do Công ty
Quốc gia kỹ nghệ quản lý. Đến năm 1990, công ty phát triển KCN Biên Hòa
(Sonadezi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai giao quản lý và thực hiện nâng
cấp hạ tầng của KCN này.
Tọa lạc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí thuận lợi như gần
quốc lộ, cảng, sân bay, dễ thu hút lao động. Ngành nghề thu hút đầu tư của KCN
Biên Hòa I: chế biến thực phẩm, hóa chất, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, giấy và
các sản phẩm về giấy, cáp điện, thép, sơn, gỗ và các sản phẩm về gỗ, thủy tinh cao
cấp, cao su, dệt may, bao bì, thực phẩm, đồ uống, dịch vụ,…
10

Hình 1.1: Khu công nghiệp Biên Hòa I & Khu công nghiệp Biên Hòa II
1.3.2. Vấn đề ô nhiễm nước thải tại Khu công nghiệp Biên Hòa I
Hiện nay KCN Biên Hòa I có 103 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau, trong đó có 20 doanh nghiệp được đưa vào danh sách các cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hàng ngày các doanh nghiệp này
phát sinh khoảng 6500 m
3
nước thải công nghiệp. Trước tình trạng hệ thống xử lý
nước thải của KCN đã cũ kỹ, không đáp ứng được việc xử lý nguồn thải nên công

ty Sonadezi đã thực hiện đấu nối qua KCN Biên Hòa II ở gần đó để xử lý.
Tuy nhiên, do địa hình của KCN Biên Hòa I là những đồi đất cao, mấp mô,
việc đấu nối hệ thống xử lý nước thải rất khó khăn, chỉ chuyển được 600 m
3
nước
thải mỗi ngày qua KCN Biên Hòa II. Hiện công ty Sonadezi đang xây dựng hệ
thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt nhưng cũng chỉ đấu nối được 36
doanh nghiệp. Những doanh nghiệp còn lại được đấu nối với đường thoát nước
11
chung của KCN xả thẳng ra sông Đồng Nai gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.4. Tổng quan về Khu công nghiệp Biên Hòa II
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1988 theo quyết định số 301/CT ngày 24 tháng 11 năm 1988 của Chủ
Tịch HĐBT đã giao cho Công Ty phát triển KCN Biên Hòa đầu tư xây dựng và
kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Biên Hòa II.
Tọa lạc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí thuận lợi như gần
quốc lộ, cảng, sân bay, dễ thu hút lao động, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, Khu công
nghiệp Biên Hòa II luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam. Với phương châm "Phát triển sản xuất kinh doanh phải đi đôi với bảo vệ
môi trường vì mục tiêu phát triển ổn định, bền vững"; KCN Biên Hòa II luôn ưu
tiên các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm.
1.4.2. Vấn đề ô nhiễm nước thải tại Khu công nghiệp Biên Hòa II
Tính chất nước thải của KCN tương đối ổn định do phần lớn nước thải là
nước thải sinh họat của công nhân trong các nhà máy trong KCN. Nước thải gây ảnh
hưởng không tốt tới môi trường trong KCN Biên Hòa II gồm 3 loại chính:
- Ô nhiễm môi trường do các chất hữu cơ.
- Ô nhiễm môi trường do các chất vô cơ.
- Ô nhiễm do kim loại nặng.
Mức độ gây ra ô nhiễm phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất, chế biến

nguyên liệu và nguồn nguyên liệu. Do đó, loại nước thải nhiễm bẩn hưũ cơ sẽ gồm
các dạng sau: nhiễm bẩn hữu cơ có chứa kim loại nặng, nhiễm bẩn hữu cơ độc hại
và nhiễm bẩn hữu cơ thông thường.
Ô nhiễm môi trường do nước thải nhiễm bẩn vô cơ chỉ xuất hiện ở một số
ngành công nghiệp đặc trưng như sản xuất gốm sứ, gia công kính xây dựng,… Ảnh
hưởng của các chất vô cơ gây ra trong môi trường rất khó phát hiện vì chúng không
gây ra mùi, có nhiều loại không có màu đặc trưng, nồng độ gây ô nhiễm không cao.
Ngoài ra, nguồn nước thải sinh ra từ các nhà máy còn có nguồn nước thải mang
12
nhiều chất vô cơ sinh ra từ các hệ thống xử lý hơi và khí thải. Đối với nước thải nhiễm
bẩn chất vô cơ có thể phân 2 loại như sau: nhiễm bẩn vô cơ mang kim loại nặng, nhiễm
bẩn vô cơ thông thường.
Song song với nguồn nước thải sản xuất còn có nước thải sinh hoạt (rửa tay,
tắm giặt) và nước thải làm nguội máy móc thiết bị của các công ty xả ra. Loại nước
thải này không qua hệ thống xử lý cục bộ nào và được xả trực tiếp vào hệ thống
thoát nước của KCN cùng với nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại
được dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Biên Hòa II.
Trong KCN Biên Hòa II, vấn đề rơi vãi trong quá trình bốc xếp nguyên nhiên
vật liệu là không thể tránh khỏi. Vì thế, khi mưa sẽ cuốn trôi những chất bẩn này
gây ô nhiễm nguồn nước. Còn đối với nước thải từ công tác chữa cháy không nhiều
và không thường xuyên, mức độ gây ô nhiễm môi trường tùy thuộc rất lớn vào các
vụ hỏa hoạn, loại nước thải này sẽ thu gom xử lý chung với hệ thống xử lý nước mưa.
Vì vậy, chủ đầu tư KCN Biên Hòa II đã tiến hành xây dựng nhà máy xử lý
nước thải tập trung tại KCN Biên Hòa II với công suất 8.000 m
3
/ngđ để đáp ứng yêu
cầu xử lý nước thải phát sinh trong KCN.
1.5. Tổng quan về nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Biên
Hòa II
1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Nhà máy xử lý nước thải thuộc KCN Biên Hòa II có chủ đầu tư là Công ty
Cổ phần Sonadezi Long Bình. Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sonadezi tiến hành thuê
lại nhà máy từ Công Ty Cổ Phần Sonadezi Long Bình để vận hành nhà máy xử lý
nước thải từ ngày 5/6/1999 cho đến thời điểm hiện tại.
Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải trong nhà máy vận hành bằng hệ thống tự
động. Khi vận hành bằng tay hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy không nhất thiết
phải tuân thủ một cách chính xác như ma trận trong điều khiển tự động, có thể điều
chỉnh cho từng trường hợp cụ thể mà vẫn đảm bảo hệ thống vận hành tốt, chất
lượng nước đầu vào vẫn được duy trì như khi điều khiển tự động.
13
Trong giai đoạn I: Nhà máy xử lý với công suất 4000 m
3
/ngđ với công nghệ
Unitank do tập đoàn SEGHERS của Bỉ thiết kế. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN
40: 2011 về nước thải công nghiệp cột A.
Giai đoạn II: Nhà máy nâng công suất xử lý từ 4000 m
3
/ngđ lên 8000
m
3
/ngđ. Công nghệ C- Tech được áp dụng cho giai đoạn II.
Ở giai đoạn II các hạng mục do công ty Đầu tư Phát triển môi trường SFC
Việt Nam thực hiện. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40: 2011 cột A. Hiện giai
đoạn II đang chạy thử nghiệm và chưa được bàn giao vận hành về Nhà máy.
Công suất thời điểm hiện tại của nhà máy là 8000 m
3
/ngđ. Nhà máy xử lý
nước thải tập trung tiếp nhận nước thải của 97/118 công ty trong KCN Biên Hòa II
có công suất 7400 m
3

/ngđ và 36 công ty của KCN Biên Hòa I có công suất 600
m
3
/ngđ.
1.5.2. Địa điểm xây dựng và nguồn tiếp nhận
Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong KCN Biên Hòa II mang lại lợi
nhuận rất lớn cho các công ty, tập đoàn có nhà máy hoạt động trong khu công
nghiệp vì nó giảm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý của từng xí nghiệp, công
ty trong KCN nếu muốn nước thải ra đạt yêu cầu loại A. Ngoài ra, có thể quản lý dễ
dàng phần lớn lượng nước thải trong KCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
 Địa điểm xây dựng:
Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Biên Hòa II tọa lạc tại vị trí thấp
nhất, cuối hướng gió của KCN Biên Hòa II. Tổng diện tích của nhà máy là 2,8
hecta, nằm ở lô đất số 45. Đây là lô đất có vị trí trũng nhất, nằm gần suối Bà Lúa
nên rất thuận lợi cho việc dẫn nước thải ra suối rồi ra sông Đồng Nai. Ngoài ra, do
nằm ở vị trí trũng nên nước thải sẽ tự chảy từ các nhà máy trong khu công nghiệp
vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải. Khu vực xung quanh nhà máy
có từ 3m đến 6m là giành cho cây xanh.
14

Hình 1.2: Bản đồ Khu công nghiệp Biên Hòa I & Khu công nghiệp Biên Hòa II
 Nguồn tiếp nhận
Hệ thống thoát nước được chia làm hai hệ thống thoát nước riêng biệt là hệ
thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa.
Hệ thống thoát nước thải là hệ thống kín có chức năng thu gom toàn bộ nước
thải sinh hoạt và sản xuất (đã qua xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn tại nhà máy trước khi
thải vào hệ thống thoát nước chung) dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung của
KCN theo cơ chế tự chảy.
Hệ thống thoát nước mưa cũng theo cơ chế tự chảy có chức năng thu gom
toàn bộ nước mưa từ nhà máy, đường xá sau đó dẫn ra suối tiếp nhận.

Tất cả mọi nhà máy trong khu công nghiệp nếu có chất lượng nước thải ra
đạt tiêu chuẩn cho phép xả vào hệ thống thoát nước thải của KCN thì đều được
phép nối vào hệ thống ống dẫn nước thải vào hệ thống thu gom của nhà máy. Trong
15
trường hợp chất lượng nước không đạt được tiêu chuẩn đã nêu thì phải tiến hành xử
lý cục bộ trong nhà máy trước khi đấu nối.
Nước thải sau khi ra khỏi nhà máy XLNT và nước mưa dẫn ra nơi tiếp nhận
là suối Bà Lúa sau đó chảy thêm 4 km đến sông Đồng Nai. Sau khi xử lý đạt tiêu
chuẩn nguồn loại A theo QCVN 40:2011.


Hinh 1.3: Suối Bà Lúa Hinh 1.4: Sông Đồng Nai
1.6. Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại của nhà máy xử lý nước thải tập
trung tại Khu công nghiệp Biên Hòa II
1.6.1. Các thông số tiếp nhận nước thải đầu vào
Dựa trên công nghệ sản xuất của một số nhà máy để xác định chính xác
thành phần và đặc tính của nước thải là một nhân tố vô cùng quan trọng trong công
tác giám sát chất lượng môi trường bên ngoài nhà máy, từ đây có thể vạch ra một
công nghệ xử lý thích hợp cho từng loại nước thải phù hợp với quy định chung của
ban quản lý KCN, khắc phục tính phức tạp của nước thải tổng hợp, khắc phục
những yếu tố độc hại gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các công trình sinh
học trong trạm xử lý nước thải tập trung.
Khi tiến hành vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung, theo thiết kế các
thông số tiếp nhận nước thải của giai đoạn I chưa thật sự phù hợp với tình hình thực
tế của các nhà máy sản xuất tại KCN, một số chỉ tiêu có khả năng độc hại cho hệ
thống sinh học như dầu mỡ khoáng, kim loại nặng như Cr, Zn, Ni, Fe, xyanua đôi
khi khá cao nên nhà máy xử lý nước thải tập trung đã căn cứ vào tình hình nước thải
16
của các nhà máy và đề ra các thông số tiếp nhận nước thải đầu vào của hệ thống xử
lý nước thải cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Bảng 1.4: Các thông số tiếp nhận nước thải đầu vào theo thiết kế (giai đoạn I)
Thông số Đơn vị đo Tối đa
Trung bình ngày m
3
/ngđ 4000
Lưu
lượng
Trung bình giờ m
3
/giờ 166,6
pH – 5 – 9
Nhiệt độ
0
C 45
BOD
5
(20
0
C) mg/l 500
COD mg/l 800
SS mg/l 300
N tổng mg/l 30
Amoni mg/l 0,1
P tổng mg/l 4
P hữu cơ mg/l 0,2
(Nguồn: Nhà máy XLNT KCN Biên Hòa II)
Bảng 1.5: Các thông số tiếp nhận nước thải đầu vào trên thực tế
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Thông số sau xử lí


1 Nhiệt độ
0
C 45
2 pH – 5 – 10
3 Độ màu (pH = 7) Pt – Co 20
4 BOD
5
(20
0
C) mg/l 500
5 COD mg/l 800
6 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 300
7 Asen (As) mg/l 0,2
8 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,1
9 Chì (Pb) mg/l 0,11
10 Cadimi (Cd) mg/l 0,01
11 Crom (Cr
6+
) mg/l 0,25

×