Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH SINH THÁI đến cần GIỜ CHO CÔNG TY DU LỊCH TUỔI TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 88 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Qua hơn một tháng thực tập tại Công ty TNHH Vận tải và Dịch vụ Lữ hành
Tuổi Trẻ, em đã tích lũy đƣợc nhiều kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc quý báu .
Để có đƣợc kiến thức và thành quả là bài chuyên đề thực tập, em xin cảm ơn
quý Thầy Cô khoa Kinh Tế trƣờng Đại học Nha Trang đã hết sức tạo điều kiện để
sinh viên ngành Du lịch đi thực tập tại các đơn vị chuyên ngành tiếp xúc với môi
trƣờng doanh nghiệp, vận dụng lý thuyết vào thực tế.
Em xin chân thành cảm Cô Quách Thị Khánh Ngọc đã hƣớng dẫn tận tình,
sửa chữa đề tài và cung cấp tài liệu để em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này.
Chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH Vận tải và Dịch vụ Lữ
hành Tuổi Trẻ đã nhận em vào thực tập và sinh hoạt tại công ty, cùng toàn thể các
anh chị đã giúp đỡ tận tình để em có cơ hội cọ xát, học hỏi tích lũy kinh nghiệm cho
bản thân.
Em xin cảm ơn các thầy cô giảng viên bộ môn Quản trị du lịch đã cho em
nhiều tri thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Cảm ơn các anh chị khóa trƣớc đã góp ý và chia sẻ những kinh nghiệm cho
em để em hoàn thành tốt đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Trần Văn Thật

ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ
CHO CÔNG TY DU LỊCH TUỔI TRẺ 1


NỘI DUNG CHI TIẾT 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài: 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1. Khái niệm du lịch 4
1.2. Khái niệm du lịch sinh thái 4
1.3 Các tài nguyên du lịch sinh thái 6
1.4 Các tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam 7
1.5 Quy trình thiết kế tour du lịch sinh thái 9
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
DU LỊCH TUỔI TRẺ VÀ TOUR DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CẦN GIỜ 23
2.1. Giới thiệu về công ty du lịch Tuổi trẻ 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu 24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 25
2.2 Khái quát về Cần Giờ 26
2.3. Tiềm năng du lịch sinh thái Cần Giờ 28
2.3.1.1. Tài nguyên thiên nhiên 28
2.3.1.2. Tài nguyên nhân văn 33
2.4.Thực trạng tour du lịch sinh thái Cần Giờ 37
2.4.1. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch 37
2.4.1.1. Các dịch vụ vaän chuyeån: 37
2.4.1.2.Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 37
iii

2.4.2. Các điểm du lịch tại Cần Giờ 39
2.4.3 Các công ty kinh doanh tour du lịch sinh thái Cần Giờ 42
2.4.3.1.Công ty TNHH DV – Thiết kế tạo mẫu – Du lịch Thƣơng Hiệu Việt 42
2.4.3.2.Công ty Du lịch Nam Việt 46
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH SINH THÁI

ĐẾN CẦN GIỜ CHO CÔNG TY DU LỊCH TUỔI TRẺ 50
3.1 Nghiên cứu thị trƣờng, xác định khách hàng mục tiêu 50
3.1.1 Nghiên cứu thị trƣờng, phân khúc mục tiêu: 50
3.1.1.1 Số liệu thứ cấp: 50
3.1.1.2 Số liệu sơ cấp: 51
3.2 Xác định chủ đề Tour: 54
3.3. Chọn điểm đến: 55
3.4. Thu thập thông tin: 55
3.4.1. Các tài nguyên và điểm đến chính tại khu du lịch sinh thái Cần Giờ: 55
3.4.2 Phƣơng tiện vận chuyển và cơ sở hạ tầng: 60
3.5. Phân bổ thời gian chƣơng trình 62
3.6. Xây dựng lịch trình Tour: 62
3.6.1.Tour 1: 62
3.6.2.Tour 2 : 64
3.6.3.Phân tích chi phí và lợi nhuận 67
3.7. Kiểm tra vận hành thực tế và điều chỉnh cho phù hợp 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 1



iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 - Cơ cấu nhân sự tại Công ty Du lịch Tuổi Trẻ 26
Bảng 2.2: Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ. 29
Bảng 2.3 Các sông chính ở Cần Giờ 31
Bảng 3.1: Bảng giá thuê xe đi Cần Giờ 61

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
1
BTC
Ban tổ chức
2
ha
Hecta (đơn vị đo diện tích)
3
IUOTO
International of Union Official Travel Organization
(Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch)
4
PTS
Phó giáo sƣ
5
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
6
TNHH – TM –
DV – TV
Trách nhiệm hữu hạn – thƣơng mại – dịch vụ – tƣ vấn
7
Unesco
United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization ( Tổ chức giáo dục, khoa học, và văn
hóa của Liên Hợp Quốc )
8
VNĐ
Đồng Việt Nam



1

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH SINH THÁI
CẦN GIỜ CHO CÔNG TY DU LỊCH TUỔI TRẺ

NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội của đất
nƣớc, ngành du lịch Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ với các con số tăng
trƣởng ấn tƣợng và nhiều sự kiện đáng nhớ. Với lợi thế là một đất nƣớc có điều kiện
kinh tế và chính trị ổn định, thiên nhiên ƣu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh
độc đáo và kỳ thú, giàu di sản văn hóa và có bề dày lịch sử, con ngƣời Việt Nam
sống bình dị, thân thiện đã đƣa Việt Nam trở thành điểm đến mới đầy hấp dẫn đối
với du khách quốc tế. Đồng thời, du lịch ngày càng là nhu cầu quan trọng của con
ngƣời khi cuộc sống của đại đa số ngƣời dân Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao và
yêu cầu về chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc chú trọng. Sở thích khách du lịch
cũng ngày một thay đổi, phong phú và đa dạng hơn. Một trào lƣu rất đáng đƣợc
quan tâm là du khách ngày càng có xu hƣớng thân thiện với môi trƣờng tự nhiên.
Họ muốn nhìn thấy những mơi có phong cảnh đẹp chƣa bị hủy hoại bởi bàn tay con
ngƣời nhƣ bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, các làng mạc nông thôn còn nguyên sơ,
khám phá những khu rừng nguyên sinh, con ngƣời và văn hóa bản địa hấp
dẫn…Bởi vậy đã có rất nhiều khu du lịch sinh thái đƣợc hình thành, phục vụ cho

nhu cầu du lịch sinh thái cho khách du lịch. Nằm trong hệ thống các khu rừng ngập
mặn ở Việt Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ đã đƣợc UNESSCO công nhận là khu dự
trữ sinh quyển của thế giới, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nƣớc và quốc tế
không chỉ bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của thiên nhiên mà còn là sự hiếu khách,
chân thành của ngƣời dân nơi đây. Tại khu du lịch sinh thái Cần Giờ du khách có
thể hòa mình vào thiên nhiên, quên đi những bon chen tấp nập của cuộc sống để có
những phút giây tĩnh lặng giữa dòng đời hối hả.
2

Mặt khác theo điều tra của viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam ( năm 2010),
có tới 83% sinh viên ra trƣờng bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng
sống. Thực trạng đó đã khiến không ít bạn trẻ đánh mất không ít cơ hội tốt trên
bƣớc đƣờng lập nghiệp. Thiếu kỹ năng sống là một vấn đề rất nghiêm trọng đang
hiện hữu trong một bộ phận rất lớn giới trẻ Việt Nam hiện nay. Vậy làm thế nào để
có thể giúp giới trẻ Việt Nam cải thiện kỹ năng sống?
Đề tài “ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH SINH THÁI
ĐẾN CẦN GIỜ CHO CÔNG TY DU LỊCH TUỔI TRẺ” trên cơ sở nghiên cứu
hiện trạng du lịch sinh thái tại Cần Giờ và nhu cầu của khách hàng nhằm xây dựng
chƣơng trình tour du lịch sinh thái đến Cần Giờ đồng thời với việc huấn luyện, cải
thiện kỹ năng sống cho giới trẻ Việt Nam. Qua đề tài này hy vọng sẽ mang đến một
hƣớng phát triển mới cho du lịch Việt Nam cũng nhƣ góp phần quảng bá du lịch
Cần Giờ nói riêng và du lịch sinh thái nƣớc ta nói chung thời giúp giới trẻ Việt Nam
có nhiều trải nghiệm mới, có đƣợc những giá trị sống, những kinh nghiệm cần thiết
để vững bƣớc hơn trên con đƣờng sự nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài:
• Tìm hiểu và đánh giá về tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch của
huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó tập trung vào các tiềm năng
mang lại lợi thế cho địa phƣơng phù hợp với những đối tƣợng khách hàng.
• Xây dựng những chƣơng trình du lịch riêng cho giới trẻ, qua đó rèn luyện
những kiến thức, kĩ năng cần thiết, thể hiện tinh thần đoàn kết và gần gũi với thiên nhiên.

• Tìm hiểu, thiết kế tour du lịch sinh thái phù hợp với địa hình huyện Cần Giờ
3. Đối tƣợng nghiên cứu: tour du lịch sinh thái
4. Phạm vi nghiên cứu: huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phƣơng pháp tiếp cận: sử dụng phƣơng pháp này để tìm kiếm và nêu bật đƣợc
đối tƣợng nghiên cứu, thu thập và phân tích các thông tin ban đầu, vạch ra các
hƣớng nghiên cứu.
3

5.2. Phƣơng pháp phân tích hệ thống: áp dụng phƣơng pháp này nhằm mục đích
nghiên cứu tác động giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch nói chung,
du lịch sinh thái nói riêng
5.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa: sử dụng phƣơng pháp này để khảo sát thực địa
sự phân bố các dạng tài nguyên du lịch Cần Giờ, sự phân bố và khả năng vận hành
của hệ thống cơ sở hạ tầng chủ yếu là hệ thống giao thông vận tải, khả năng liên kết
của chúng. Từ đó thiết kế tour du lịch sinh thái phù hợp với điều kiện tại địa
phƣơng
5.4. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong
việc thu tập tài liệu liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Sau đó xử lý và phân tích các
tài liệu đó.
6. Ý nghĩa thực tiễn
• Kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở hữu ích để các nhà đầu tƣ
xem xét quyết định đầu tƣ dự án này trong thực tế.
• Tour du dịch sinh thái nếu đƣa vào thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy các
ngành có liên quan phát triển đầu tƣ cơ sở vật chất du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ
môi trƣờng của mọi ngƣời nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, nâng cao giá trị của
những tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của huyện Cần Giờ.
• Nâng cao kĩ năng sống cho thế hệ trẻ ngày nay, góp phần chung sức bảo
vệ môi trƣờng thiên nhiên.


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, trong phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không
thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang đƣợc phát
triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc trên
thế giới. Thuật ngữ “ du lịch” trở nên rất thông dụng. Có nhiều định nghĩa khác
nhau về du lịch. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch đƣợc hiểu thông qua tiếng Hán.
Du nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Du lịch nghĩa là đi xa cho biết xứ lạ
khác với nơi mình sống. Theo điều 4 của Luật Du Lịch 2005 thì Du lịch đƣợc hiểu
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghĩ dƣỡng trong một
khoảng thời gian nhất định. Ngày nay, ngƣời ta đang thống nhất rằng về cơ bản, tất
cả các hoạt động di chuyển của con ngƣời ở trong hay ngoài nƣớc trừ việc đi cƣ trú
chính trị, tìm việc và xâm lƣợc, đều mang ý nghĩa du lịch.
1.2. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên. Du lịch sinh thái đã và
đang trên đà chuyển mình và trở nên phổ biến đối với những ngƣời yêu thiên nhiên,
thích khám phá những điều mới mẻ trong thiên nhiên. Có thể nói du lịch sinh thái
xuất phát từ những trăn trở về môi trƣờng, kinh tế - xã hội – một trong những cách
thức để trả nợ cho môi trƣờng tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên
nhiên còn lại.
Du lịch sinh thái (ecotourism) là khái niệm tƣơng đối mới và đã nhanh chóng
thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Đây là một khái nhiệm rộng đƣợc hiểu theo những cách khác nhau từ những
góc độ tiếp cận khác nhau.
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có ngƣời
quan niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác
động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du

5

lịch. Cũng có ý kiến cho rằng: Du lịch sinh thái đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du
lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trƣờng hay có tính bền vững.
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự
nhiên làm đối tƣợng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn,
thƣởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình
thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những
cảnh đẹp của quốc gia cũng nhƣ giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi
trƣờng và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.” (Lê Huy Bá - Giáo trình du
lịch sinh thái, 2009).
Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, định hƣớng về
môi trƣờng tự nhiên và nhân văn, đƣợc quản lý một cách bền vững và có lợi cho
sinh thái (Hiệp hội Du lịch sinh thi Australia).
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng” (Định nghĩa về Du
lịch sinh thái ở Việt Nam).
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng : quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một
mặt góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân;
mặt khác, nó cũng gây ra những “vấn đề” cho môi trƣờng sinh thái: tài nguyên sinh
vật đa dạng sinh học và đang bị đe dọa đến mức báo động, các dạng tài nguyên môi
trƣờng đất, nƣớc, không khí cũng đang trên đà suy thái và ô nhiễm.
Cho đến nay, khái niệm Du lịch sinh thái vẫn còn đƣợc hiểu dƣới nhiều góc
độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang
diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về Du lịch sinh thái, nhƣng đa số
các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về Du lịch sinh thái đều cho rằng Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn
và đƣợc nuôi dƣỡng, quản lý theo hƣớng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ
đƣợc hƣớng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trƣờng để nâng cao

hiểu biết, cảm nhận đƣợc giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác
6

động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Du lịch sinh
thái nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố cần, đó là: sự
quan tâm tới thiên nhiên và môi trƣờng; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào trong điều kiện thiên nhiên đó
không còn là cách thức mới mẻ đối với các doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, để
cứu nó đúng nghĩa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nhà điều hành và quản lý du
lịch. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phƣơng, đây là
một sự thu hút hấp dẫn đối với các nƣớc đang phát triển. Du lịch sinh thái tạo nên
những khao khát và sự thỏa mãn về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên
nhiên và từ đó mới thôi thúc đƣợc ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các
tác động tiêu cực lên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ.
1.3 Các tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái đƣợc phân thành tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con ngƣời và xã hội. Nói đến
tài nguyên du lịch sinh thái, ta không thể không kể đến tài nguyên thiên nhiên; tuy
nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài nguyên nên đƣợc gọi là tài nguyên
du lịch hay tài nguyên du lịch sinh thái. Nhƣ vậy :
“Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm,
các tuyến hoặc các khu Du lịch sinh thái; bao gồm: các cảnh quan thiên nhiên, các
di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể đƣợc sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu về du lịch sinh thái.
Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên du
lịch sinh thái là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm: các giá trị
của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn
tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy, không phải
bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều đƣợc xem là tài nguyên du lịch
sinh thái, mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn

với một hệ sinh thái cụ thể có thể đƣợc khai thác, đƣợc sử dụng để tạo ra các sản
7

phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du lịch
sinh thái nói riêng mới đƣợc xem là tài nguyên du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên đã và đang khai thác và tài
nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác. Khả năng khai thác tài nguyên du lịch sinh
thái phụ thuộc vào:
 Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên.
 Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nhằm thõa mãn
nhu cầu ngày càng cao và càng đa dạng của du khách.
 Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên du lịch sinh thái.
 Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên du lịch sinh thái.
Nói chung tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Một số
loại tài nguyên du lịch sinh thái chính thƣờng đƣợc khai thác và phục vụ nhu cầu
của khách du lịch sinh thái bao gồm:
 Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học
cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm ( các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn
thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển…)
 Các hệ sinh thái nông nghiệp ( vƣờn cây ăn trái, làng hoa…)
 Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự
tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên nhƣ: các phƣơng thức canh tác, các lễ
hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc…
1.4 Các tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nhƣ: Vịnh Hạ Long – di sản của thế
giới, Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới, một số vƣờn Quốc gia có hệ sinh
thái đa dạng nuôi dƣỡng nhiều loại động, thực vật quý hiếm với không gian thoáng
đãng rừng xanh ngút ngàn, biển cả êm đềm…Bên cạnh thiên nhiên hấp dẫn còn có
những nét tín ngƣỡng đặc sắc, những di tích khảo cổ, di sản văn hóa lịch sử,…khêu
gợi tính tò mò, ham hiểu biết của con ngƣời. Tất cả tạo nên một nƣớc Việt Nam

xinh đẹp, rất gần gũi nhƣng tinh khôi, rất độc đáo lại hiền hòa, duyên dáng, là điểm
du lịch sinh thái đầy hấp dẫn, quyến rũ du khách trong và ngoài nƣớc. Nhƣng mỗi
8

nơi mỗi vẻ, thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, du khách có thể đến tham
quan, nghiên cứu, hội họp, giải trí…
Một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến ở Việt Nam nhƣ :
 Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tỉnh dƣỡng
Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần túy chỉ đơn giản là tìm về
với thiên nhiên có không khí trong lành, tƣơi mát, để đƣợc hòa mình với thiên nhiên
hoang dã, rừng xanh, suối mát, bãi biển mênh mông. Loại hình du lịch này có thể
thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nƣớc; và là địa điểm
thƣờng đến là những khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vui chơi giải trí…có cảnh
quan thơ mộng, có nhiều biệt thự để nghỉ ngơi, nghỉ dƣỡng.
 Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ,
văn hóa
Loại du lịch này dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, sinh viên,
học sinh yêu thích tiềm hiểu về thiên nhiên, các cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa
học, các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, sinh thái, đời sống của các loài động
– thực vật…của vùng đất rừng ngập mặn, vùng sinh quyển…Du khách tham gia
loại hình du lịch này, thƣờng đến các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đặc
biệt : có loài động, thực vật quý hiếm hay các khu di tích lịch sử, các khu di sản văn
hóa thế giới ( Nam Cát Tiên, Cát Bà, Bạch Mã, địa đạo Củ Chi, Phú Quốc…)
 Du lịch hội nghị, hội thảo
Một số khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh học đa dạng, đặc biệt có: các loài
thú quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, một số di sản văn hóa, lịch sử thế giới thu
hút các nhà đầu tƣ thế giới hoặc các nhà nghiên cứu sinh thái, thực vật, động
vật,…đến để bàn luận về các vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm và giúp đỡ Việt
Nam trong quy hoạch, bảo vệ những di sản thế giới ( Vịnh Hạ Long, Cần Giờ, Phú Quốc).
 Du lịch về thăm chiến trƣờng xƣa

Loại hình du lịch này dành cho những du khách là những chiến sĩ trong và
ngoài nƣớc đã từng sống, chiến đấu ở những vùng rừng núi, hải đảo trong chiến
tranh. Sau thời gian chuyển công tác hoặc đi kinh tế ở nơi khác muốn trở về nơi xƣa
9

để ôn lại kỷ niệm một thời. Hoặc du khách ngƣỡng mộ cuộc chiến đấu của dân tộc,
hay học sinh, sinh viên đến đây để nghe thuyết minh viên địa phƣơng kể về những
cuộc chiến đấu và các chiến công hiển hách của nhân dân ta. Du khách thƣờng đến
những khu bảo tồn thiên nhiên có căn cứ cách mạng hay các khu di tích lịch sử (
Phú Quốc, Bạch Mã, Nam Cát Tiên).
 Du lịch sinh thái rạn san hô
Du lịch tham quan các hệ sinh thi san hô là một hình thức du lịch khá mới
mẻ, có tính hấp dẫn cao và thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Việc tận dụng các rạn sinh
thái san hô cho phát triển du lịch sinh thái là hình thức bảo tồn không chỉ cho các
tảng đá san hô mà còn cho cả những sinh vật biển sống nhờ các bãi đá này. Hệ sinh
thái san hô là hệ sinh thái phong phú nhất trên trái đất, nó đƣợc ví nhƣ những khu
rừng nhiệt đới về sự đa dạng và mức độ sinh sản.
Nhƣng trong những năm gần đây, do sự nóng lên của toàn cầu, sự ô nhiễm
môi trƣờng từ các hoạt động ven biển và sự khai thác quá mức của con ngƣời đã
làm suy thoái và biến mất nhiều rạn san hô có tầm qua trọng và với quy mô không
nhỏ. Hiện nay, ở Việt Nam có thể khẳng định một số khu vực có điều kiện phát
triển du lịch sinh thái rạn san hô là:
 Đảo Cát Bà (Hải Phòng)
 Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)
 Vùng vịnh Vân Phong, Hòn Mun (Khánh Hòa)
 Các quần đảo miền Trung
 Đảo Phú Quốc.
1.5 Quy trình thiết kế tour du lịch sinh thái

(Quản trị hãng lữ hành – Th.s Nguyễn Quốc Nam – Đại học Kinh Tế Tp. Hồ

Chí Minh)

10

 Bước 1: Nghiên cứu thò trường, xác đònh phân khúc mục tiêu

Để nắm bắt nhu cầu của thị trƣờng, doanh nghiệp lữ hành cần tiến hành
nghiên cứu và khảo sát thị trƣờng, xác định rõ phân khúc thị trƣờng mục tiêu mà
doanh nghiệp nhắm đến. Nhìn chung doanh nghiệp lữ hành có nhiều cách tiếp cận
khác nhau để thu thập thơng tin trên thị trƣờng ở các cấp độ, doanh nghiệp có thể
tiến hành thu thập thơng tin thị trƣờng một cách chính thức hay khơng chính thức.
Nghiên cứu về thị trƣờng có thể nhằm mục đích thu thập các thơng tin từ
khách hàng tiềm năng trên cơ sở đó có thể giúp doanh nghiệp lữ hành xây dựng các
chƣơng trình cho phù hợp. Một khi các thơng tin này khơng hiện diện thơng qua q
trình thu thập thơng tin của đơn vị. Doanh nghiệp lữ hành sẽ tự tiến hành nghiên
cứu thị trƣờng, thơng thƣờng có hai phƣơng cách nghiên cứu thị trƣờng - sơ cấp và
thứ cấp. Nghiên cứu thị trƣờng sơ cấp nhằm thu thập và tổng hợp các thơng tin cơ
bản mà chƣa có tổ chức hay cá nhân nào thực hiện. Trong khi đó nghiên cứu số liệu
thứ cấp là đi tổng hợp các thơng tin đã có trên thị trƣờng. Việc nghiên cứu số liệu sơ
cấp đòi hỏi chi phí và tốn kém cao so với nghiên cứu thứ cấp. Trong khi đó nghiên
cứu số liệu thứ cấp có thể cho chúng ta kết quả nhanh chóng thơng qua q trình
tổng hợp và khám phá nhanh chóng các thơng tin có sẵn. Chính vì điều này chúng ta
nên nghiên cứu nguồn số liệu thứ cấp trƣớc khi xem xét nguồn số liệu sơ cấp.
Số liệu thứ cấp
Đây là phƣơng cách đơn giản để có đƣợc những thơng tin mong muốn,
chúng ta chỉ việc tìm kiếm và tổng hợp các thơng tin có sẵn trên thị trƣờng. Hay nói
cách khác là bạn đi tìm những thơng tin, nghiên cứu đã hình thành, chúng ta có thể
tham khảo những nguồn thơng tin cơ bản sau:
 Nguồn thơng tin bên trong doanh nghiệp lữ hành
11


 Những báo cáo thƣờng kỳ bên trong doanh nghiệp lữ hành ví dụ nhƣ
những báo cáo kinh doanh, nguồn dữ liệu về du khách đến với doanh nghiệp trong
thời gian qua.
 Kiến thức của cá nhân: Thông qua việc tự đi du lịch tìm hiểu và khám
phá, những chuyến Fam-trip và những hội thảo về du lịch hay các lãnh vực có liên quan.
 Những nhân viên trong doanh nghiệp, đây là những nhân viên thƣờng
xuyên tiếp xúc với khách hàng, họ lắng nghe và ghi nhận những nhu cầu mong
muốn của khách hàng, ví dụ nhƣ nhân viên kinh doanh, nhân viên cung cấp dịch vụ
trực tiếp, nhân viên hƣớng dẫn, điều hành Tour…
 Các nguồn thông tin chính thức và không chính thức trong doanh nghiệp
lữ hành nhƣ: ý kiến của nhân viên, các báo cáo tổng kết sau chƣơng trình Tour,
những đề nghị cải tiến chƣơng trình, các thông tin phản hồi của khách du lịch, ý
kiến đóng góp thông qua các nhóm focus group, hội nghị khách hàng…
 Nguồn tƣ liệu bên ngoài hỗ trợ việc thiết kế Tour
Nhiều nhà thiết kế Tour với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế
chƣơng trình Tour du lịch thƣờng chỉ dựa vào những nguồn thông tin từ ngành du
lịch. Họ nắm rõ những kế hoạch bay, các khách sạn, những điểm tham quan thu hút
khách du lịch. Tuy nhiên việc có kiến thức và am hiểu về những nội dung này
không thôi thì chƣa đủ, họ cần tham khảo những nguồn dữ liệu khác. Những nguồn
thông tin và dữ liệu ngoài ngành du lịch cũng cung cấp nhiều thông tin quan trọng
cho việc hoạch định và thiết kế chƣơng trình du lịch. Cụ thể:
 Bảng báo giá tham khảo từ các hãng lữ hành khác tại các quốc gia, thành
phố có lộ trình dự tính đi qua.
 Các tập gấp quảng cáo từ các quốc gia khác, các dịch vụ cung cấp thông
qua các ấn phẩm của các tổ chức: cần đọc cẩn thận các nguồn tƣ liệu này và chọn
lựa những điểm chung nhất trong các tập gấp quảng cáo của các công ty lữ hành
nhƣ lộ trình của chƣơng trình Tour, các điểm thăm viếng…
 Các hãng hàng không: Nghiên cứu các hãng hàng không và đƣờng bay tại
các quốc gia, thành phố mà chƣơng trình dự tính có lộ trình đi qua.

12

 Bộ từ điển kiến thức bách khoa: phổ biến các kiến thức cơ bản, các hãng
lữ hành nhìn chung điều có bộ sách này để cung cấp các kiến thức có liên quan.
 Sách hƣớng dẫn du lịch của các quốc gia có trong tuyến du lịch: quyển
sách này có thể không cung cấp nhiều thông tin chi tiết về du lịch tại các thành phố
hay quốc gia đó, tuy nhiên nó có thể cung cấp những thông tin chung nhất phục vụ
cho việc hoạch định du lịch cụ thể nhƣ thời tiết, ngôn ngữ sử dụng chung, dân số,
những điểm tham quan chính, những cửa hàng. Đây là những thông tin mang tính
cập nhật nhất chứ không phải là những thông tin về lịch sử, văn hoá của quốc gia đó.
 Bộ sách giới thiệu các thông tin cơ bản về các quốc gia trên thế giới nhƣ
dân số, diện tích, dân tộc, tôn giáo, nền kinh tế, giáo dục, nông nghiệp, nghệ thuật…
 Thƣ viện: Cung cấp các nguồn dữ liệu đa dạng và phong phú có liên quan
đến du lịch.
 Các nhà sách: cung cấp nhiều thông tin cập nhật thông qua các ấn phẩm,
niên giám thống kê, các tài liệu xuất bản, sách báo, tạp chí của các cơ quan liên quan.
 Các giáo trình có liên quan đến du lịch, các công trình nghiên cứu của các
cơ quan chuyên ngành du lịch.
 Các báo cáo thƣờng niên, các khảo sát, thống kê chính thức của các cơ
quan quản lý du lịch tại địa phƣơng, cơ quan quản lý du lịch trung ƣơng, các viện
nghiên cứu, các tổ chức giáo dục và các tổ chức du lịch khu vực và trên thế giới…
Các tài liệu này cho phép chúng ta xác định những thông tin đi du lịch trong thời
gian qua, hiện tại và các khuynh hƣớng đi du lịch trong tƣơng lai.
 Các văn phòng hay cơ quan quản lý du lịch địa phƣơng và quốc gia mà có
lộ trình Tour đi qua: Các báo cáo, ấn phẩm thông tin nội bộ của các tổ chức về du
lịch, phòng thƣơng mại và công nghiệp.
 Thông qua các khách hàng là những doanh nghiệp gởi khách, các chuyến
du lịch làm quen, các tổ chức và nghiệp đoàn, các nhà cung cấp dịch vụ cho chƣơng trình.
 Các khảo sát nghiên cứu từ các hãng nghiên cứu thị trƣờng, các đơn vị tƣ
vấn về quản lý và Marketing: đây có thể xem là nguồn thông tin đáng tin cậy nhƣng

đòi hỏi chi phí khá cao.
13

Nhìn chung các cơ quan quản lý du lịch tại địa phƣơng và quốc gia, các viện
nghiên cứu, các trƣờng đại học có thể cung cấp nguồn thông tin nghiên cứu quan
trọng, hiệu quả và đáng tin cậy về các thông tin liên quan đến du lịch. Bên cạnh đó
hệ thống thông tin, thƣ viện có thể cung cấp nguồn thông tin cho doanh nghiệp lữ
hành tiếp cận, chọn lọc và sử dụng hiệu quả.
Dĩ nhiên nhân viên thiết kế Tour du lịch phải nghiên cứu và thu thập tất cả
các thông tin trên để hỗ trợ cho công việc thiết kế Tour và đôi khi chỉ nhằm phục vụ
cho một chƣơng trình Tour. Những nguồn thông tin cho phép tích lũy từ năm này
sang năm khác để hỗ trợ cho công việc.
Số liệu sơ cấp
Một khi doanh nghiệp lữ hành không có các nguồn thông tin cần thiết, lúc đó
doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát trực tiếp để thu thập các thông tin sơ cấp.
Doanh nghiệp có thể tự tiến hành khảo sát thực tế hay thuê một đơn vị nghiên cứu
Marketing khác thực hiện theo những công việc do mình yêu cầu.
Nhƣ trình bày trong các nội dụng trên, việc tiến hành khảo sát trực tiếp đòi
hỏi tốn kém khá lớn, doanh nghiệp cần cân nhắc cẩn thận giữa chi phí bỏ ra và lợi
ích mang lại từ khảo sát này. Cần lƣu ý là doanh nghiệp lữ hành có thể kết hợp cuộc
khảo sát cùng với các trƣờng đại học các viện, điều này cho phép giảm chi phí vì
kết quả khảo sát sẽ phục vụ cho cả doanh nghiệp đồng thời nó cũng mang lại các lợi
ích cho các đơn vị liên quan.
Nhìn chung có hai phƣơng cách cơ bản đề tiến hành khảo sát là phƣơng pháp
định tính (quan sát, phỏng vấn trực tiếp hay focus group) và phƣơng pháp định
lƣợng (khảo sát thông qua thƣ từ, khảo sát qua điện thoại, khảo sát từ khách hàng
của doanh nghiệp).
Nguồn thông tin về thị trƣờng thông qua việc tiến hành khảo sát trực tiếp,
chƣơng trình khảo sát có thể tiến hành trên nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ thị
trƣờng khách du lịch trong nƣớc có nhu cầu đi du lịch nƣớc ngoài; khách du lịch

trong nƣớc có nhu cầu đi du lịch tại các điểm, tuyến du lịch trong nƣớc v.v… thông
14

tin nghiên cứu khảo sát cần phải đầy đủ để trên cơ sở đó xác định các chƣơng trình
du lịch và các dịch vụ du lịch cấu thành cho phù hợp, cụ thể là các thông tin nhƣ:
 Đối tƣợng khách, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp
 Động cơ và mục đích thực hiện chuyến đi du lịch
 Thói quen, hành vi tiêu dùng sản phẩm, các yêu cầu về chất lƣợng các
dịch vụ cung cấp (loại, hạng cơ sở lƣu trú, vận chuyển…), loại hình du lịch ƣu thích,
những điểm du lịch thƣờng lui tới và những điểm du lịch mong muốn hƣớng đến…
 Nguồn thông tin để tiếp cận và quyết định chuyến đi du lịch, ngƣời có ảnh
hƣởng đến quyết định thực hiện chuyến đi
 Thời điểm đi du lịch, độ dài trung bình của chuyến du lịch
 Khả năng thanh toán và chi tiêu cho chuyến đi, số lần đi du lịch trong năm
 Bước 2: Xác định chủ đề của chương trình Tour

Chủ đề của chƣơng trình Tour khái quát toàn bộ chƣơng du lịch. Vì vậy, chủ
đề tour cần ngắn gọn và phản ảnh nội dung chính của chƣơng trình hay đối tƣợng
khách mục tiêu mà doanh nghiệp lữ hành đã xác định. Đối với những công ty lữ
hành thì đây là một bƣớc rất quan trọng trong quy trình thiết kế một chƣơng trình du
lịch. Do đó, một chủ đề phù hợp sẽ góp phần tạo nên một quy trình tốt và xuyên
suốt trong quá trình thực hiện chƣơng trình này.
 Bước 3: Chọn nơi đến đáp ứng các yêu cầu hay tiêu chí

Trên cơ sở xác định chủ đề của chƣơng trình Tour du lịch, doanh nghiệp lữ
hành cần nghiên cứu và đánh giá tất cả những dữ liệu nhằm chọn lựa các điểm đến
15

phản ảnh chủ đề Tour và đáp ứng những mong đợi của du khách. Khi xác định
những điểm đến cần lƣu ý những nguyên tắc cơ bản sau:

 Đa dạng và phản ảnh đƣợc chủ đề
 Khác lạ và đặc biệt cho khách du lịch
 Đi trƣớc nhu cầu khách, kích thích và tạo ra cầu du lịch
Cần tìm hiểu tài nguyên du lịch điển hình và các điểm thu hút khách tại các
điểm đến, đây là yếu tố cơ bản để xây dựng các tuyến điểm du lịch đáp ứng các yêu
cầu của thị trƣờng mục tiêu.
 Bước 4: Thu thập thông tin về các yếu tố cấu thành chương trình Tour

Doanh nghiệp lữ hành cần tiến hành thu thập tất cả các thông tin liên quan
đến các yếu tố cung và khả năng tiếp cận các tuyến điểm và dịch vụ du lịch đƣợc
cung cấp tại các địa phƣơng mà có các tuyến điểm, lộ trình chuyến đi đi qua. Các
thông tin này nhìn chung là các nguồn thông tin thứ cấp, doanh nghiệp chỉ cần
nghiên cứu, thu thập rồi tổng hợp các thông tin có liên quan đến tuyến, điểm du
lịch. Các thông tin cụ thể cần thu thập nhƣ sau:
 Xác định những điểm đến, các điểm du lịch truyền thống, các tài nguyên
du lịch, các tiện nghi và cơ sở phục vụ du lịch.
 Đánh giá khả năng đón tiếp của các điểm thu hút khách, các cơ sở tiện
nghi bổ sung nhằm tạo nên sự hấp dẫn cho chƣơng trình Tour.
 Thu thập và đánh giá khả năng tiếp cận các tài nguyên và điểm đến du lịch.
 Các thông tin về cơ sở hạ tầng phục vụ cho chƣơng trình Tour nhƣ cơ sở
ăn uống, lƣu trú, sân bay, bến cảng, đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy và các loại
chi phí, thuế (nếu có). Việc nghiên cứu này cho phép xây dựng các phƣơng án tiếp
cận tuyến điểm du lịch và các cơ sở tiện nghi phục vụ du lịch.
 Các lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao hàng năm và từng thời điểm cụ thể
trong năm.
16

 Các hãng du lịch địa phƣơng: cung cấp các chƣơng trình tham quan tại
địa phƣơng, chi phí cho các loại dịch vụ …
 Bản đồ chi tiết và bản đồ du lịch

 Định mức cây số tham quan
 Thu thập các thông tin về chƣơng trình Tour của các đối thủ cạnh tranh:
giá cả, lộ trình, tuyến điểm, các dịch vụ cấu thành chƣơng trình Tour, những điểm
mạnh và hạn chế của chƣơng trình Tour.
 Bước 5: Cân nhắc sự phân bổ thời gian của chương trình

Thời gian và việc phân bổ thời gian của chƣơng trình cần đƣợc xem xét một
cách cẩn thận. Thời gian của chƣơng trình có thể tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố có
liên quan nhƣ:
 Thời gian nhàn rỗi của khách du lịch
 Khả năng thanh toán của khách du lịch
 Số khách dự kiến tham gia đoàn
 Thời tiết tại các điểm và tuyến du lịch
 Các sự kiện văn hoá, xã hội diễn ra trong vùng
 Các tài nguyên du lịch và khoản cách giữa các tài nguyên du lịch
 Mùa vụ đi du lịch
 Các loại hình hoạt động vui chơi giải trí tại các điểm du lịch
Khi phân bổ thời gian và xây dựng lộ trình Tour du lịch, nhà thiết kế cần lưu
ý những điểm sau:
 Khoảng cách địa lý và thời gian di chuyển giữa các điểm tham quan
 Thời gian tham quan tại các điểm du lịch
 Các hoạt động giải trí trong ngày và về đêm
 Chƣơng trình tự chọn dành cho khách du lịch
17

 Một ngày nghỉ
 Thời gian mua sắm
 Hai ngày đầu và ngày cuối của chƣơng trình
 Vị trí của cơ sở lƣu trú
 Nơi dừng ăn trƣa, ăn tối

 Số thành viên trong đoàn tham quan
 Bước 6: Xây dựng lộ trình du lịch

Lộ trình du lịch là trình tự và cách đi, các điểm đến, các điểm tham quan, cơ
sở phục vụ cho chuyến đi. Lịch trình du lịch bao gồm (1) nội dung chƣơng trình,
những điểm tham quan, vui chơi giải trí… (2) lộ trình và các cột mốc cơ bản của
chuyến đi; (3) thời gian phân bổ mà khách du lịch sẽ trải qua trong suốt chuyến đi.
Hành trình du lịch và các thủ tục liên quan sẽ đƣợc xây dựng cho các nhóm
đối tƣợng tham gia lộ trình du lịch nhƣ hành trình cho khách du lịch, hành trình cho
hƣớng dẫn viên, hành trình cho nhân viên lái xe. Tuy nhiên trong nội dung này
chúng ta sẽ lƣu ý một số điểm khi xây dựng lịch trình tham quan cho du khách. Đối
tƣợng khách du lịch là trung tâm điểm của quá trình hoạch định chƣơng trình và lịch
trình tham quan.
Việc hoạch định lộ trình tham quan cần đảm bảo một số nguyên tắc sau
 Phản ảnh chủ đề của Tour du lịch
 Đáp ứng các mong đợi của khách du lịch, đặc biệt là các nhu cầu dƣờng
nhƣ mang tính đối nghịch nhau: nhu cầu nghỉ ngơi và nhu cầu vui chơi giải trí, nhu
cầu an toàn và mạo hiểm, nhu cầu giao tế xã hội và riêng tƣ…
 Tạo sự cân bằng về nội dung chƣơng trình tham quan
 Tốc độ di chuyển hợp lý
 Phù hợp với khả năng chi tiêu của du khách
18

 Tránh lặp lại trong chƣơng trình Tour, mỗi một điểm đến tạo nên một
kinh nghiệm mới cho du khách
 Độ dài của chƣơng trình Tour: thời gian nhàn rỗi của khách du lịch không
nên quá nhiều
Hoạch định tuyến, lộ trình Tour
Đây là phần công việc tƣơng đối khó nhƣng khá thú vị trong toàn bộ tiến
trình xây dựng Tour du lịch trọn gói. Các nhà thiết kế Tour phải thực hiện quá trình

chuyển những ý tƣởng thành một lộ trình du lịch hợp lý và khả thi. Chƣơng trình
của từng ngày sẽ đƣợc thể hiện cụ thể bao gồm tất cả chuyến bay, các chuyến tham
quan, các hoạt động xã hội, các bữa ăn (chính và phụ) và các yếu tố khác cấu thành.
Trước tiên, nghiên cứu giá vé
Một nhà thiết kế kinh nghiệm thƣờng nghiên cứu các chuyến bay, giá vé từ
nhiều hãng hàng không trƣớc và chọn lựa vé trƣớc khi vẽ ra lộ trình đi của chƣơng
trình du lịch, hơn là bắt tay ngay vào hoạch định lộ trình sau đó mới kiểm tra với
các hãng hàng không về vé máy bay. Vé sẽ xác định những điều kiện và những hạn
chế của cuộc hành trình. Nhƣ vậy với cách làm này, cuộc hành trình sẽ đƣợc hình
thành xung quanh tâm điểm là vé và chi phí của nó, chúng ta không nên hoạch định
theo phƣơng cách tiếp cận khác.
Một ví dụ sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn, sau khi kiểm tra với nhiều hãng hàng
không, chúng ta có thể có một ƣu đãi về vé bay với một hãng hàng không A, tuy
nhiên ƣu đãi này phải gắn với một hạn chế nào đó (ví dụ giá khuyến mãi với mức
rất thấp cho chặng đi với điều kiện phải sử dụng chặng về với chính hãng đó –theo
mức giá bình thƣờng). Chính vì điều này, lộ trình cho chuyến du lịch có thể thay đổi
cho phù hợp với ƣu đãi này.
Trong nhiều trƣờng hợp những ƣu đãi về giá vé hàng không chỉ áp dụng
trong một khoản thời gian nhất định hay giới hạn trong một số ngày cho chuyến du
lịch đó (14 hay 15 ngày) hay thông thƣờng chúng ta không có nhiều ƣu đãi giá vé
trong những thời điểm mùa cao của du lịch (lễ giáng sinh, tết dƣơng lịch, tết âm
lịch…). Giá vé thƣờng không có ƣu đãi nhiều trong khoản thời gian này, nên việc
khách du lịch lƣu lại lâu hơn để chờ chuyến bay là điều không thể. Điều quan trọng
19

là nhà thiết kế Tour cần hiểu rõ các hạn chế và chuyển tiếp của các loại vé khuyến mãi.
Hãy hình dung là hầu hết các nhân viên kinh doanh của các hãng hàng
không, điều hiểu rõ tầm quan trọng của các loại vé khuyến mãi đối với các nhà
hoạch định chƣơng trình du lịch, và tất nhiên họ sử dụng công cụ này để thúc đẩy
quá trình bán sản phẩm. Khi trao đổi với các hãng lữ hành, họ thƣờng giới thiệu

những loại vé khuyến mãi để tạo sự chú ý của các nhà thiết kế Tour.
Trong trƣờng hợp chi phí cho chuyến đi không phải là vấn đề cân nhắc đầu
tiên hay lộ trình mong muốn không thể xây dựng đƣợc xung quanh vé khuyến mãi,
thì lúc đó nhà thiết kế Tour có thể quyết định sử dụng vé thông thƣờng để tạo thêm
sự linh hoạt cho việc thiết kế chƣơng trình Tour.
Những vấn đề khó khăn xảy ra
Một khi đã xác định loại vé, nhà thiết kế cần tham khảo quyển hƣớng dẫn về
hàng không và chọn lộ trình sơ khởi, xây dựng chƣơng trình xung quanh các kế
hoạch bay hiện hữu. Đôi khi chúng ta gặp phải là lộ trình chuyến đi trên giấy thì rất
tuyệt vời, nhƣng khi chọn lựa chuyến bay thực tế cho đoàn thì lúc đó mới phát sinh
những vấn đề xảy ra nhƣ thời gian khởi hành hay đến bị thay đổi. Lúc này chúng ta
sẽ rất khó khăn trong việc thay đổi chuyến bay do đã sử dụng vé ƣu đãi của hãng
hàng không nào đó rồi thì chỉ có thể thay đổi trong phạm vi kế hoạch của hãng đó
thôi. Chính điều này dẫn đến việc là đoàn sẽ lƣu lại nhiều hơn kế hoạch tại một
điểm đến nào đó và hệ quả là phải rút ngắn thời gian của lộ trình tại điểm đến khác.
Nếu theo kế hoạch trong lộ trình có bao gồm chuyến tham quan đƣờng thủy,
thì cần xác định ngày, giờ và khả năng tiếp nhận của tàu trƣớc khi phát thảo toàn bộ
lộ trình hàng không. Nếu bạn bao gồm một chuyến thả bộ đến các siêu thị tại địa
phƣơng, thì xác định ngày và giờ cho phù hợp (giờ mở và đóng cửa)
Phát họa lộ trình
Một trong những phƣơng cách đơn giản nhất để phát thảo lộ trình là sử dụng
sơ đồ để phát thảo lộ trình hàng ngày, bạn cần vẽ ra nơi đến cho các hoạt động vào
các buổi sáng, trƣa và tối. Với sơ đồ thời gian, bạn sử dụng những Post-it với 3 màu
khác nhau (vd. Vàng cho buổi sáng, hồng cho buổi trƣa và xanh cho buổi tối), trên
20

mỗi post-it bạn ghi rõ những hoạt động dự tính cho ngày hôm đó. Dù bạn sử dụng
phƣơng pháp nào đi nữa, thì lộ trình chuyến đi cũng phải chỉ ra chuyến đi có bao
nhiêu ngày và cụ thể hoạt động của từng ngày. Điều này cho phép bạn kiểm tra chi
tiết từng ngày tránh việc bỏ sót hay cung cấp ngày tự do cho khách để đi shopping

(tránh những ngày mà các cửa hàng không hoạt động).
Tốc độ di chuyển
Đây là yếu tố quan trọng trong việc hoạch định lộ trình chuyến đi, tốc độ di
chuyển chỉ cho chúng ta thấy việc di chuyển nhanh hay chậm của toàn bộ lộ trình
nhƣ thế nào?, trong một ngày thì bao gồm nhiều hay ít các hoạt động? Thứ tự của
các hoạt động và sự kiện ra sao? Nếu đoàn khách đến khách sạn lúc 1:00 giờ sáng
thì không nên đánh thức họ cho một chuyến tham quan sớm vào buổi sáng kế tiếp.
Trƣờng hợp bạn sắp xếp chuyến tham quan vào buổi sáng và một sự kiện vào buổi
tối (trong cùng này) thì tốt hơn hết sắp xếp cho nhóm nghỉ ngơi hay hoạt động nhẹ
vào buổi chiều.
Thông thƣờng, nhà thiết kế Tour muốn du khách tận hƣởng tất cả mọi thứ
trong lộ trình, vì thế tất cả những nội dung đƣợc dồn nén trong chƣơng trình Tour.
Tuy nhiên, du khách cũng muốn đƣợc thỏa mãn nhu cầu này và đồng thời cũng
muốn có thời gian nào đó cho cá nhân nhƣ thƣởng thức ly cà phê, viết một tấm
thiệp, nghỉ ngơi trong chốc lát… Một khi chƣơng trình Tour không bao gồm những
khoản thời gian này, nó sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe của các thành viên trong đoàn,
họ bắt đầu có cảm giác muốn tránh các hoạt động của chƣơng trình Tour. Cách tốt
nhất là nên xây dựng chƣơng trình Tour có một khoản thời gian rảnh rỗi nào đó hay
thời gian dành riêng cho cá nhân. Nên lƣu ý, một thành viên của đoàn có sức khoẻ
không tốt sẽ tạo ra cảm giác không tốt và ảnh hƣởng đến đoàn đi. Nhà thiết kế Tour
cần cân nhắc lộ trình và hoạt động từng ngày một và tự trả lời câu hỏi là với hoạt
động trong ngày bạn có cảm thấy mệt mỏi không?.
Cân đối chương trình
Một khía cạnh quan trọng khác của việc hoạch định chƣơng trình Tour là sự
cân đối- Đƣa nhiều hoạt động đa dạng vào lộ trình Tour: một vài hoạt động nghiêm

×