Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại vũng tàu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.38 KB, 84 trang )

i

LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành đồ án của mình em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
từ thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thuần Anh, người đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đồ án và hoàn thành báo cáo này.
Thầy Lưu Hồng Phúc đã luôn giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án.
Em xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
thực hiện đồ án.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến quí thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Tuyết Sương










ii

MỤC LỤC
Trang


LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1. TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM 3
1.1.1. Thủy sản Việt Nam 3
1.1.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 8
1.1.3. Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu 12
1.1.4. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu 16
1.2. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN
TẠI VŨNG TÀU 20
1.3. TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 23
1.4. VAI TRÒ NGƯỜI CUNG ỨNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM 27
1.5.TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT DÙNG BẢNG
CÂU HỎI 28
1.5.1. Phỏng vấn cá nhân (PAPI/CAPI) 29
1.5.2. Các cuộc điều tra bằng điện thoại (CATI) 30
1.5.3. Các cuộc điều tra qua thư 31
1.5.4. Phỏng vấn trực tiếp bằng máy vi tính (CASI/CAWI) 32
1.5.5. Các cuộc điều tra qua điện tử 33
1.5.6. Các cuộc điều tra qua Imternet/mạng nội bộ (các trang Web) 34
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
iii

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.2.1. Xây dựng bảng câu hỏi 37
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 44
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu 45
2.2.4. Kế hoạch thí điểm 45
2.2.5. Phân tích thống kê 47
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI CUNG ỨNG
THỦY SẢN 49
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VIỆC TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỨC
KHỎE NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN 54
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KIẾN THỨC VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ AN
TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN 56
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KỸ NĂNG VỆ
SINH CỦA NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN 59
3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
CỦA NGƯỜI CUNG ỨNG THỦY SẢN 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77




iv

CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP
VSATTP
ATVSTP
FAO
BR-VT

NV
WTO
VSV
Tp.HCM
VASEP
NN&PTNT
Icard
VPSS
QCVN
An toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm
Tổ chức lương thực thế giới
Bà Rịa – Vũng Tàu
Nậu vựa
Tổ chức Thương mại thế giới
Vi sinh vật
Thành phố Hồ Chí Minh
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trung tâm tin học và thống kê
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga
Quy chuẩn Việt Nam


v

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Nguồn lợi hải sản Việt Nam 4

Bảng 1.2. Sản lượng đánh bắt cá của khu vực giữa vùng ven biển, Trung
Trung Bộ, Đông Nam và khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long (tấn) 7
Bảng 1.3. Cơ cấu các loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính trong 4 tháng
đầu năm 2011 9
Bảng 1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính 4 tháng đầu năm 2011 10
Bảng 1.5. Sản lượng đánh bắt cá của Bà Rịa – Vũng Tàu và tổng khu vực
Đông Nam Bộ ở các năm trước (tấn) 16
Bảng 1.6. Tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2006 – 2010 23
Bảng 1.7. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm từ tháng 1 đến tháng 5 năm
2012 cục an toàn vệ sinh thực phẩm thống kê 25
Bảng 1.8. Các nguồn tin thị trường chính của thủy sản Việt Nam 27
Bảng 2.1. Sản lượng khai thác biển và khai thác cá (tấn) 36
Bảng 3.1. Kết quả điều tra việc tuân thủ các quy định về sức khỏe người cung
ứng thủy sản 54
Bảng 3.2. Kết quả điều tra kiến thức về vệ sinh thực phẩm và an toàn thực
phẩm của người cung ứng thủy sản 57




vi

DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1.1 Giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2006 đến năm 2009 5
Hình 3.1. Kết quả điều tra độ tuổi người cung ứng thủy sản 49
Hình 3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ giới tính của người cung ứng thủy sản 50
Hình 3. 3. Kết quả điều tra thời gian làm việc của người cung ứng thủy sản 51
Hình 3.4. Kết quả điều tra hình thức làm việc của người cung ứng thủy sản 52

Hình 3.5. Kết quả điều tra trình độ văn hóa của người cung ứng thủy sản 53
Hình 3.6 Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản sử dụng găng tay sạch khi
tiếp xúc cá nguyên liệu 59
Hình 3.7. Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản rửa tay trước và sau khi sử
dụng găng tay 61
Hình 3.8 Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản rửa tay trước khi tiếp xúc
với cá nguyên liệu 62
Hình 3.9. Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản ăn uống trong khu vực làm việc 63
Hình 3.10. Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản đặt cá nguyên liệu trên
mặt đất 65
Hình 3.11. Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản rửa rổ với chất tẩy rửa/
chất khử trùng 66
Hình 3.12. Kết quả điều tra thái độ người cung ứng thủy sản về trách nhiệm xử
lý thực phẩm an toàn 67
Hình 3.13. Kết quả điều tra người cung ứng thủy sản học hỏi về an toàn thực phẩm 69
Hình 3.14. Kết quả điều tra biện pháp giảm nguy cơ cá bị lây nhiễm vi sinh vật 70
Hình 3.15. Kết quả điều tra đánh giá sức khỏe người cung ứng thủy sản trước
khi tuyển dụng 71

1

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, tất yếu nguồn cung cấp
thực phẩm đòi hỏi cũng tăng lên. Cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho người dân
đã khó nhưng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng lại càng khó hơn.
Vấn đề an toàn vệ sinh các mặt hàng thủy sản yêu cầu không dừng lại ở các
nhà máy chế biến, mà được mở rộng ra trên các lĩnh vực liên quan từ nguồn gốc con
giống đến người tiêu dùng.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) (2008) suy đoán rằng tầm
quan trọng của ô nhiễm nguyên liệu thủy sản do vi sinh vật trong chuỗi cung ứng

thủy sản trong nước là do thực hành không phù hợp, tình trạng nghèo của các cơ sở,
và hạn chế kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) của các nhà cung cấp. Bộ
NN&PTNT (2008) cũng đề nghị rằng một tỷ lệ đáng kể của việc xử lý thủy sản
không phù hợp có thể được ngăn chặn thông qua một phương pháp tiếp cận thích
hợp trong đó kiến thức thực hành thủy sản được đẩy mạnh [7].
Vấn đề đặt ra hiện nay là nâng cao chất lượng thủy sản tại các chợ địa phương, cảng
cá bảo đảm thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng trong nước, bảo đảm sức
khỏe của người tiêu dùng trong nước, đóng góp được phần quan trọng vào phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đề tài này thực hiện nhằm mục đích đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái
độ về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của người cung ứng thủy sản tại
các chợ địa phương và cảng cá ở thành phố Vũng Tàu. Đề xuất các giải pháp
giảm thiểu nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho chuỗi cung ứng
thủy sản Việt Nam. Ngoài ra còn hi vọng nó là tiền đề để ban ngành lãnh đạo
chuyên ngành nắm được kiến thức, kỹ năng, ý thức hiện tại của người cung ứng
thủy sản từ đó xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho những người làm công
việc cung ứng thủy sản nhằm nâng cao sự hiểu biết về VSATTP, giảm thiểu nguy
cơ mất ATTP, nâng cao chất lượng nguyên liệu thủy sản tới tay người tiêu dùng.

2








CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

1.1. TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
1.1.1. Thủy sản Việt Nam
Ngành thủy sản giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và góp
phần xoá đói giảm nghèo. Thủy sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm
động vật cho người dân Việt Nam.
Nước ta nằm phía Tây biển Đông, có bờ biển dài trên 3.260 km, phía Bắc có
vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp vịnh Thái Lan với cả một vùng thềm lục địa rộng lớn
khoảng hơn 1 triệu km
2
.
Nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới cho nên nguồn nguyên liệu rất đa dạng và
có cả 4 mùa. Theo dự tính sơ bộ, biển Việt Nam có khoảng 2.000 loài cá và đến nay
đã xác định được trên 800 loài [1].
Vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta trữ lượng hải sản dao động trong
khoảng 3,2–4,2 triệu tấn/năm với khả năng khai thác bền vững 1,4-1,8 triệu tấn;
không kể trữ lượng cá đại dương di cư và sinh vật đáy vùng triều. Trong đó, cá nổi
nhỏ có trữ lượng 1,74 triệu tấn, cá đáy 2,14 triệu tấn, cá nổi đại dương 0,3 triệu tấn.
Nhưng khả năng khai thác đạt tương ứng 0,69 triệu tấn; 0,86 triệu tấn; 0,12 triệu
tấn. Chúng tập trung trong 15 bãi cá lớn, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ
và 3 bãi cá ở ngoài khơi. Nhưng trữ lượng cá có chiều hướng tăng dần theo sự giảm
dần của vĩ độ (tức tăng dần từ Bắc vào Nam). Trong tổng trữ lượng cá ở vùng Vịnh
Bắc Bộ đạt 681.166 tấn, vùng biển miền Trung 606.399 tấn, Đông Nam Bộ
2.075.889 tấn, nhưng ở vùng Tây Nam Bộ 506.679 tấn, cá nổi đại dương 300.000 tấn.
Ở mỗi miền vị trí địa lý khác nhau, điều kiện tự nhiên khác nhau nên trữ
lượng thủy sản ở mỗi vùng là khác nhau và khả năng khai thác ở mỗi miền cũng
khác nhau. Nhóm cá nổi nhỏ tập trung nhiều ở khu vực biển miền Trung (chiếm
82,5%) và Vịnh Bắc Bộ (57,3%), nhưng càng xuống thấp vĩ độ thì tỷ lệ nhóm cá nổi
nhỏ có xu hướng giảm. Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở các vùng biển của

Việt Nam được thể hiện ở rõ bảng 1.1 [2].

4

Bảng 1.1 Nguồn lợi hải sản Việt Nam
Trữ lượng Khả năng khai thác

Vùng
biển
Loài cá
Độ
sâu
Tấn
Tỷ lệ
(%)
Tấn
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)
Cá nổi nhỏ
390.000

57,3

156.000

57,3

<50m 39.204


5,7

15.682

5,7

>50m 251.962

37,0

100.785

37,0

Cá đáy
Cộng 291.166

42,0

116.467

42,7

Vịnh Bắc
Bộ
Cộng

681.116


100,0

272.467

100,0

16,3

Cá nổi nhỏ 500.000

82,5

200.000

82,5

<50m 18.494

3,0

7.398

3,0

>50m 87.905

14,5

35.162


14,5

Cá đáy
Cộng 106.399

17,5

42.560

17,5

Miền
Trung
Cộng

606.399

100,0

242.560

100,0

14,5

Cá nổi nhỏ 524.000

25,2

209.600


25,2

<50m 349.154

16,8

139.762

16,8

>50m 1.202.735

58,0

481.094

58,0

Cá đáy
Cộng 1.551.889

74,8

620.856

74,8

Đông
Nam Bộ

Cộng

2.075.889

100.0

830.456

100.0

49,7

Cá nổi nhỏ 316.000

62,0

126.000

62,0

Cá đáy 190.670

38,0

76.272

38,0

Tây Nam
Bộ

Cộng

506.679

100,0

202.272

100,0

12,1

Gò nổi
Cá nổi nhỏ


10.000

100,0

2.500

100,0

0,2

Toàn
vùng biển

Cá nổi đại

dương

300.000


120.000


7,2

Cá nổi nhỏ


1.740.000


694.100


Cá đáy

2.140.133


855.885


Tổng
cộng
Cá nổi đại

dương

300.000


120.000


100,0


Toàn bộ

4.180.133


1.669.985


100,0


5

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh
nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành
quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và
Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của
nền kinh tế.
Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nội

địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt
Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Giá
trị sản xuất thủy sản (nghìn tấn) từ năm 2006 đến năm 2009 được thể hiện ở hình 1.1


Hình 1.1 Giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2006 đến năm 2009
6

Qua hình 1.1 ta thấy giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2006 đến năm 2008 có
tăng trong từng năm, nhưng đến năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên giá
trị sản xuất thủy sản đã giảm. Khi cuộc khủng kinh tế toàn cầu đi qua, nền kinh tế
ổn định thì giá trị sản xuất thủy sản sẽ tăng trở lại.
Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh
cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trong những
năm qua. Mức tăng trưởng trung bình từ năm 2006-2008 là khoảng 11%. Đến hết
tháng 11 năm 2009, sản lượng thủy sản đã đạt hơn 4,4 triệu tấn. Ước tính hết năm
nay sẽ đạt khoảng 4,9 triệu tấn, cao hơn năm 2008.
Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải sản
trên thế giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất
khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm. Trong
khi đó, nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày càng được
cải thiện. Theo ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ
các sản phẩm thủy hải sản là rất tiềm năng. Đặc biệt bước sang năm 2010, khi cuộc
khủng hoảng kinh tế đã qua, đời sống người dân dần ổn định và nâng cao, nhu cầu
tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản trên thế giới cũng như nội địa sẽ tăng lên [3].
Nghề cá ven biển ở Việt Nam được đặc trưng bởi sự đa dạng của các loài cá
lớn và nhỏ. Những nguồn này có tiềm năng lớn cho việc phục hồi và có thể duy trì
mức độ cao của thu hoạch. Bên cạnh loài cá biển có hơn 1600 loài thuộc động vật
giáp xác và khoảng 2500 loài động vật thân mềm như là mực và bạch tuộc có giá trị
kinh tế đáng kể (Bộ Thủy Sản 2005).

Khai thác thủy sản ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong từng năm
qua, sản lượng đánh bắt tăng giúp cải thiện được phần nào tình trạng thiếu nguyên
liệu của ngành thủy sản hiện nay. Sản lượng đánh bắt cá của khu vực giữa vùng ven
biển, khu vực Trung Trung Bộ, Đông Nam và khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long
được thể hiện cụ thể ở bảng 1.2 (Tổng cục thủy sản 2010).
7

Bảng 1.2. Sản lượng đánh bắt cá của khu vực giữa vùng ven biển, Trung
Trung Bộ, Đông Nam và khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long (tấn)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng cả nước 1367500

139650

1433000

1475849

1574100

1648200

Tổng khu vực TTB* 420400

424100

439500

448934


485700

516700

Đà Nẵng 26400

20000

26000

26636

31100

30400

Quãng Nam 34500

35000

35900

36603

38100

39600

Quãng Ngãi 66600


66500

67000

68142

69900

78900

Bình Định 83500

81700

86400

90677

100000

108800

Phú Yên 30400

30500

31300

31887


33100

36400

Khánh Hòa 56200

57600

59200

58986

66300

68700

Ninh Thuận 40300

42000

43300

44715

46300

51600

Bình Thuận 82500


90800

90400

91288

100900

102300

Tổng khu vực ĐNB**

199300

202400

208500

211069

220300

227100

Bà Rịa-Vũng Tàu 180800

184000

194000


199059

208600

211900

Tp. Hồ Chí Minh 18500

18400

14500

12010

11700

15200

Tổng khu vự
c
ĐBSCL***
529100

538900

544100

562926

592282


615600

Long An 2100

2100

2200

2290

1800

1900

Tiền Giang 51200

52100

52900

52180

51100

53500

Bến Tre 53100

53400


53300

58000

59500

95000

Trà Vinh 10400

12000

14700

14563

16100

24000

Kiên Giang 238300

246900

249000

253000

276682


252600

Sóc Trăng 21800

22100

22500

23500

26600

24700

Bạc Liêu 46900

46400

51400

58111

57000

66500

Cà Mau 105300

103900


98100

101281

103500

97400

* Trung Trung Bộ
** Đông Nam Bộ
*** Đồng Bằng sông Cửu Long
8

Qua bảng 1.2 ta thấy, sản lượng thủy sản đánh bắt tại các tỉnh ở khu vực
Trung Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long và sản lượng cả nước
ngày càng tăng. Thủy sản là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng và cần
thiết cho mọi người. Vì vậy, chúng ta phải biết cách sử dụng nguyên liệu được đánh
bắt, giảm hư hỏng tới mức tối thiểu.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản năm 2011, ngành thủy sản vượt chỉ
tiêu đề ra và tiếp tục đạt mức cao hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng sản lượng
thủy sản cả năm ước đạt 5.200 nghìn tấn, tăng 4,4% so với kế hoạch năm và 1,4%
so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.200 nghìn tấn, đạt kế hoạch và
bằng 90,9% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng đạt 3.000 nghìn tấn, tăng 7,8% so
với kế hoạch năm và 10,8% so với cùng kỳ; diện tích nuôi trồng đạt 1.093 ha, bằng
97,3% kế hoạch năm và tăng 2,5 so với cùng kỳ. Theo kế hoạch, năm 2012, Tổng
cục Thủy sản đặt ra một số chỉ tiêu như: diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.110 ha,
bằng 101,5% so với ước thực hiện của năm 2011; sản lượng thủy sản nuôi đạt 3.150
tấn, bằng 105% so với ước thực hiện của năm 2011; khai thác thủy sản đạt 2.200 tấn
và kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6.300-6500 triệu USD [15].

Với chỉ tiêu đặt ra của Tổng cục Thủy sản chúng ta mong rằng ngành thủy sản sẽ
ngày càng phát triển hơn.
1.1.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2008, tổng
sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản đạt
4,6 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản
lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế
giới. Cũng trong năm nay Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 triệu USD hàng thủy
sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản [19].
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) giá trị
xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước trong tháng 4 năm 2011 đạt gần 466
9

triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2010, 4 tháng đầu năm 2011 đạt 1,6 tỷ
USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2010.
Bảng 1.3. Cơ cấu các loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính trong 4 tháng
đầu năm 2011
Tháng 4
năm 2011
T4/2011 so vớ
i
cùng kỳ năm
2010 (%)
4 tháng đầu
2011
4 tháng đầu năm
2011 so với cùng kỳ

2010 (%)

Sản phẩm

KL* GT** -KL -GT KL GT -KL -GT
Tôm các
loại
17810

174,57

+13,5

+29,9 61338 573,55

+20,0 +34,0
Tôm sú 10410

116,67

+16,6

+29,9 34119 363,47

+18,5 +27,8
Tôm chân
trắng
5165 40,70 +25,2

+56,1 17564 136,68

+40,9 +69,0

Cá tra 55383

144,91

+6,5 +26,6 208445

521,34

+5,6 +23,0
Cá ngừ 8860 44,14 +22,7

+59,3 30927 148,18

+15,8 +36,5
Cá các
loại khác
17790

57,69 -10,4 +12,4 65301 197,57

+1,3 +21,2
Nhuyễn
thể
9399 40,34 -16,6 -4,9 34728 148,90

+0,9 +12,5
Cua nghẹ
và giáp
xác khác
546 4,32 -38,1 -36,8 3620 25,24 +10,7 +12,5

Tổng 109789

465,96

+2,7 +23,5 404361

1614,78

+7,1 +26,3

* Khối lượng (tấn)
** Giá trị (triệu USD)
10

Bảng 1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính 4 tháng đầu năm 2011
T4/ 2011 So với cùng kỳ
năm 2010 (%)

4 tháng đầu
năm 2011
So với cùng
kỳ năm
2010(%)
Thị trường
KL * GT ** -KL -GT KL GT -KL -GT
EU 28923

114,01

-7,2 +18,3


108435

392,47

+0,9 +22,2

Đức 4938 21,64 +10,7 +39,8

18836

77,94 +7,2 +36,0

Hà Lan 4630 17,95 +34,6 +73,4

14831

52,13 +25,3 +49,3

Italia 4331 15,98 +13,9 +32,5

14604

51,00 +35,2 +51,1

Tây Ban Nha 4331 12,62 -34,9 -22,3 16975

45,96 -22,2 -11,2
Anh 1889 9,75 +16,3 +32,3


7225 35,05 +38,4 +53,5

Mỹ 15614

92,61 +33,8 +38 52343

306,53

+39,4 +53,5

Nhật 8871 66,98 -26,1 -6,3 32609

237,40

-12,3 +3,7
Hàn Quốc 8058 33,46 -6,0 +22,3

31442

121,45

+6,7 +28,2

Trung Quốc và
Hồng Kông
5472 30,97 +8,6 + 83,3

19118

97,41 +9,5 +50,6


Hồng Kông 2284 10,09 -3,0 +48,3

8504 32,93 -2,1 -28,7
Asean 9094 22,84 +33,6 +43,5

3446 82,37 +24,3 +35,5

Mehico 3778 9,89 +61,5 +85,8

16135

40,04 +38,8 +53,9

Canada 1776 9,18 +10,4 +26,6

6899 38,65 +41,9 +75,3

Oxtray 1822 10,05 -5,4 +12,6

7371 35,97 -6,7 -37
Nga 2707 9,17 -7,5 +38,1

10366

34,03 +18,7 +82,0

Các thị trường
khác
23673


66,81 +3,7 +23,8

85182

228,46

-2,6 +19,8

Tổng 109789

465,96

+2,7 +23,5

404361

1614,78

+7,1 +26,3

* Khối lượng (tấn)
** Giá trị (triệu USD)
Quý I/2012, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1.324 tỷ USD, tăng 15,3%
so với cùng kỳ năm ngoái. Quý I năm nay, khó khăn về nguyên liệu tiếp tục chi
phối xuất khẩu thuỷ sản, bên cạnh đó, doanh nghiệp thuỷ sản còn phải đối phó với
11

các loại chi phí ngày càng gia tăng, cùng với những khó khăn về thị trường nhập
khẩu. Có thể nhận định, tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản trong 3 tháng đầu

năm nay có 9 điểm nổi bật như là thiếu nguyên liệu tầm trọng cho nên nhập khẩu
nguyên liệu tăng, bên cạnh đó việc thiếu vốn nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến việc
sản xuất. Ngoài ra các chính sách bất cập, làm tăng chi phí và giảm cạnh tranh cho
thuỷ sản xuất khẩu. Nước ta cũng chịu ảnh hưởng phần nào về cuộc khủng hoảng
tài chính ở châu Âu làm cho nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản phải phá sản, số
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản giảm và thị trường châu Âu bị thu hẹp. Tuy trong
3 tháng đầu năm 2012 có vài điểm không tốt làm cho ngành thủy sản Việt nam
không thuận tiện trong việc phát triển kinh tế thủy sản. Tuy nhiên bên cạnh đó thì
các doanh nghiệp cá tra đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ làm cải tiến tình
hình sản xuất và xuất khẩu cá tra. Hiện nay các nhà chế biến thủy sản đang có xu
hướng tăng xuất khẩu sang thị trường châu Á vì thị trường châu Âu bị thu hẹp, cải
thiện tình hình xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài. Ngoài ra thì xuất khẩu thủy sản
sang Ôxtrâylia hiện đang tăng trưởng mạnh nhất từ trước tới nay [20].
Trung tâm tin học và thống kê (Icard) thuộc Bộ NN&PTNT vừa đưa ra dự
báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 nhiều khả năng đạt mức 6,8 tỉ đô la
Mỹ. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này thì những người làm việc trong ngành
lại tỏ ra hoài nghi về con số dự báo này. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Online, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho rằng với những khó khăn
mà ngành thủy sản hiện đang gặp thì khó có thể nói con số xuất khẩu thủy sản cả
năm 2012 là bao nhiêu.
“Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,8%
so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, là người trong cuộc chúng tôi thấy không có
gì là khả quan cả”, ông Hòe nói.
Ông Hòe cho rằng, hiện doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó khăn về thị trường,
giá cả bán ra thấp nhưng chi phí đầu vào lại tăng nên ảnh hưởng nhiều kế hoạch
kinh doanh trong năm 2012. Theo ông Hòe, xuất khẩu thủy sản cả năm chỉ khoảng
hơn 6 tỉ đô la Mỹ, bằng năm 2011.
12

Ông Nguyễn Việt Chiến, Giám đốc Trung tâm tin học và thống kê (Icard),

Bộ NN&PTNT - đơn vị đưa ra mức dự báo nói trên, cho biết con số dự báo xuất
khẩu đạt 6,8 tỉ đô la Mỹ mà Icard đưa ra là dựa trên số liệu xuất khẩu thủy sản của
Tổng cục Hải quan đưa ra trong tháng 4-2012. Tuy nhiên, cũng theo ông Chiến, nếu
căn cứ theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong 3 tháng đầu năm để chạy mô hình
thống kê thì xuất khẩu thủy sản cả năm 2012 chỉ ở mức 6,6 tỉ đô la Mỹ.
Mặc dù là cơ quan đưa ra con số dự báo nhưng trên phương diện cá nhân, ông
Chiến cũng không tin con số dự báo trên sẽ là hiện thực vào cuối năm nay. “Theo
tôi biết, doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó khăn về thị trường, nhiều doanh
nghiệp không ký được đơn hàng xuất khẩu trong những tháng tiếp theo. Đây là yếu
tố mà chúng tôi không đưa được vào mô hình thống kê để có con số dự báo khách
quan hơn”, ông Chiến nói [21]. Qua đây ta thấy, tình hình xuất khẩu thủy sản hiện
tại ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Đòi hỏi các công ty chế biến thủy sản
cùng với các ban ngành liên quan cần cố gắng hơn để tìm biện pháp khắc phục tình
hình hiện tại, nâng cao sản lượng xuất khẩu thủy sản hơn nữa.
1.1.3. Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, giáp tỉnh Bình
Thuận ở phía đông, giáp huyện Cần Giờ của Tp. Hồ Chí Minh ở phía tây, còn lại
phía nam và đông nam giáp biển. BR-VT có chiều dài bờ biển phần đất liền là
100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh
tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ
quan trọng là dầu mỏ và hải sản [14].
Trong hai thập niên vừa qua, ngành thủy sản của tỉnh BR-VT ngày càng
khẳng định vị thế và vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế-xã hội ở địa phương, tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt 7,78%/năm, liên tục
là một trong ba tỉnh đi đầu cả nước về lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu
thủy sản.
Tại Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ tư năm 2012 với chủ đề:
“Tiềm năng kinh tế và sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam,” tổ chức
13


ngày 7/6, tại thành phố Vũng Tàu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh BR-VT Trần
Minh Sanh khẳng định rằng để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng về biển đảo, định
hướng phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2011-2015 và đến
năm 2020, Đảng bộ tỉnh chủ trương kế thừa tất cả những tiềm lực sẵn có, phát huy
nội lực, cũng như sự hỗ trợ giúp đỡ của các nước về vốn, khoa học và kỹ thuật,
trình độ quản lý… để phát triển, tạo nên diện mạo mới cho ngành kinh tế mũi nhọn
này. BR-VT có chiều dài bờ biển lên tới 305,4km, trong đó bờ biển phần đất liền
100km và một huyện đảo, với trên 100.000km
2
thềm lục địa, diện tích vùng đặc
quyền kinh tế biển của tỉnh khoảng 297.000km
2
. Đặc biệt, nằm trong ngư trường
được thiên nhiên ưu đãi, thời tiết ôn hòa, ít khi xảy ra gió bão mạnh nên rất thuận
lợi cho hoạt động khai thác gần bờ và xa bờ, nhất là khai thác gần bờ có thời gian
hoạt động hàng năm từ 200-250 ngày; đối với tàu thuyền lớn đánh bắt xa bờ có thể
hoạt động từ 300-310 ngày.
Vì vậy, ngay từ những năm đầu thành lập lại tỉnh (tháng 8/1991), Đảng bộ
BR-VT đã xác định phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản phải trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nên trong 21 năm qua, tỉnh đã ưu
tiên đầu tư xây dựng được ba cảng cá kiên cố, ba cụm cảng bán kiên cố và sáu cảng
cá phân bố rải rác ở các huyện, thị xã. Đồng thời, hình thành tổng chiều dài cầu
cảng là 1.575m, với tổng năng lực hàng hóa thông qua các cảng cá 360.000
tấn/năm.
Ông Lê Tấn Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết xác
định là địa bàn có tiềm năng và thế mạnh trong khai thác thủy hải sản, trong những
năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực đánh bắt xa bờ. Chính vì vậy, kỹ
thuật khai thác được nâng cao, tàu thuyền phần lớn được đầu tư trang thiết bị tiên
tiến, phương thức tổ chức sản xuất được đổi mới. Nhiều mô hình đánh bắt theo tổ
đội, tàu đoàn đã được hình thành, góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu những

hình thức đánh bắt gây suy kiệt, hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
Nghề nuôi trồng thủy sản ở BR-VT cũng được chuyển dần từ hình thức nuôi
quảng canh sang nhiều hình thức nuôi như quảng canh cải tiến, bán thâm canh và
14

thâm canh. Với 7.852ha diện tích mặt nước, sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng
năm của tỉnh đạt gần 19.000 tấn, chủ yếu tập trung tại các vùng nuôi tôm công
nghiệp ở các huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Tân Thành và thị xã Bà Rịa. Trên địa bàn
tỉnh cũng đã hình thành một số vùng nuôi cá và các loại thủy sản khác phục vụ cho
xuất khẩu với những sản phẩm nổi tiếng như ngọc trai, ốc hương và cá mú tại Côn
Đảo. Còn vùng nuôi cá nước ngọt tập trung tại thị xã Bà Rịa và các huyện Long
Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc.
Về lĩnh vực chế biến và xuất khẩu hải sản, hiện toàn tỉnh có 169 doanh
nghiệp chế biến hải sản; trong đó có 42/54 nhà máy chế biến xuất khẩu đạt tiêu
chuẩn HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy
trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm), với tổng công suất
250.000 tấn thành phẩm/năm; trong số này có 28 nhà máy được cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện để xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Hầu hết các nhà máy còn
lại đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Nga. Riêng năm 2011, sản lượng khai thác hải sản đạt 250.000 tấn; sản lượng nuôi
trồng thủy sản đạt 20.500 tấn.
Tiêu biểu như Công ty trách nhiệm hữu hạn Nuôi trồng thủy sản Minh Phú-
Lộc An thuộc Tập đoàn Minh Phú. Đầu năm 2011, ngay sau khi trúng thầu dự án
Khu nuôi tôm công nghiệp Lộc An, huyện Đất Đỏ với giá hơn 63 tỷ đồng, Công ty
đã đầu tư thêm 150 tỷ đồng để cải tạo 250ha ao nuôi và xây dựng các công trình
phụ trợ. Cuối tháng 8/2011, Công ty bắt đầu thả giống tôm thẻ đầu tiên với mật độ
100 con/m
2
trên 24ha ao nuôi. Nhờ quy hoạch và đầu tư đầy đủ nguồn điện, hệ
thống cấp thoát nước, chủ động được việc quản lý và chăm sóc, khống chế và xử lý

linh động mọi tình huống về độ pH, độ mặn. Riêng khâu tuyển chọn giống, thức ăn
và chế biến tôm của Công ty nằm trong quy trình sản xuất tuần hoàn khép kín.
Nhờ đó chỉ sau 75 ngày nuôi tôm đã có trọng lượng 60 con/kg, năng suất 9 tấn/ha.
Đợt thu hoạch đầu tiên đã đạt 170 tấn tôm thành phẩm trị giá 18 tỷ đồng, trừ chi
phí, lợi nhuận còn lại hơn 7 tỷ đồng. Sau khi thu hoạch, tôm sẽ được chuyển trực
15

tiếp đến nhà máy Chế biến Thủy sản Minh Phú-Hậu Giang để chế biến xuất khẩu
sang Mỹ, Nhật và một số nước EU.
Với mục tiêu phát triển ngành thủy sản để góp phần đảm bảo an ninh lương
thực, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện
hơn nữa cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển, BR-VT đã xác định từ nay đến
năm 2015 sẽ triển khai nhiều giải pháp để phát triển bền vững và có chiều sâu lĩnh
vực khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đó là khuyến khích ngư dân đầu tư đóng mới
và nâng cấp tàu khai thác xa bờ, trang thiết bị công nghệ hiện đại, chú trọng thiết bị
bảo quản sản phẩm sau khai thác và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý
chặt chẽ việc đóng mới tàu cá, không phát triển tàu cá có chiều dài đường nước thiết
kế dưới 15m, công suất dưới 90CV, giảm dần số tàu nhỏ đánh bắt gần bờ.
Đến năm 2015, phấn đấu tổng số tàu cá ổn định trên địa bàn ở mức 6.000
chiếc/750.000CV, trong đó có trên 50% số tàu đánh bắt xa bờ; tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hợp tác với các doanh nghiệp và
cá nhân trong khu vực phát triển nghề đánh bắt hải sản. Thông qua đó góp phần
tăng cường sự hiện diện dân sự trên biển để gìn giữ an ninh, bảo vệ chủ quyền biển,
đảo của Tổ quốc.
Tỉnh đang khẩn trương xúc tiến nhằm sớm hình thành khu chế biến hải sản
tập trung vào năm 2015, để di dời toàn bộ các nhà máy nằm trong khu dân cư và
trong các đô thị vào khu chế biến tập trung; tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến hải sản với công nghệ hiện
đại trang thiết bị kỹ thuật và đổi mới công nghệ chế biến theo tiêu chuẩn HACCP,
ISO 9.000; hạn chế không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến bột cá

trên địa bàn tỉnh; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và
tăng cường các biện pháp quản lý nuôi theo quy hoạch; tập trung phát triển các đối
tượng nuôi chủ lực là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại cá, nghêu; đồng thời đẩy
mạnh việc sản xuất giống nhân tạo bảo đảm nhu cầu giống thủy sản ngày càng tăng
cao về số lượng và chất lượng.
16

Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức
và cá nhân đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển đảo, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu vật
nuôi và đa dạng hóa loại hình nuôi, đối tượng nuôi trên cả ba vùng biển, lợ, ngọt.
Nhất là tập trung vào nuôi trên biển các loài thủy sản tại Côn Đảo, theo hướng sản
xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và đáp ứng nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước; đi đôi với việc chuyển giao khoa học và kỹ
thuật, để người dân hình thành nên các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung an toàn,
ổn định, bền vững trên cơ sở đảm bảo môi trường và cảnh quan đa dạng và độc đáo
trên vùng biển tươi đẹp này [22].
Sản lượng đánh bắt cá của tỉnh BR-VT tăng tưởng trong từng năm được trình
bày ở bảng 1.5 (Tổng cục thủy sản 2010).
Bảng 1.5. Sản lượng đánh bắt cá của Bà Rịa – Vũng Tàu và tổng khu vực Đông
Nam Bộ ở các năm trước (tấn)

Qua số liệu cho thấy nguồn đánh bắt cá Vũng Tàu chiếm phần lớn tổng sản
lượng tại khu vực Đông Nam Bộ. Có thể nói nguồn lợi thủy sản tại đây phong phú,
nó là nguồn cung cấp thủy sản chính cho các vùng địa phương tại tỉnh và các tỉnh
lân cận.
1.1.4. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Ngành thủy sản tại BR-VT vẫn chiếm vai trò chủ lực trong hoạt động xuất
khẩu, chiếm gần 18% trong tổng cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của tỉnh (trừ dầu
khí).
Năm 2011, tỉnh đã xuất khẩu 117.105 tấn thủy sản các loại, tăng 19,9% so

với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 311,25 triệu USD, tăng 20,5% so với năm
2010. Theo kế hoạch, năm 2012, BR-VT phấn đấu xuất khẩu 131.020 tấn thủy sản,
tăng 125% so với năm 2011, kim ngạch đạt 348,505 triệu USD, tăng 12% [24].
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng khu vực Đông Nam Bộ 199300

202400

208500

211069

220300

227100

Bà Rịa-Vũng Tàu 180800

184000

194000

199059

208600

211900

17


Có thể thấy, dù nguồn nguyên liệu khan hiếm, chi phí sản xuất tăng cao,
nhưng trong 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
vẫn tăng cả về sản lượng và kim ngạch. Nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất, nhập
khẩu thủy sản của tỉnh BR-VT đã đưa ra nhiều chiến lược như đẩy mạnh sản xuất
các mặt hàng tinh chế, nâng giá trị gia tăng sản phẩm. Các mặt hàng giá trị gia tăng
như seafood mix, với nguyên liệu làm từ mực, bạch tuộc, và tôm. Hàng đông lạnh
với những sản phẩm như mực nút nguyên con làm sạch, mực ống nguyên con làm
sạch, mực nang sashimi, râu bạch tuộc cắt, bạch tuộc, surimi, cá lưỡi trâu dán bột,
cá trích tẩm cốm. Ngoài ra còn có sản phẩm là hàng khô như cá chỉ vàng fillet, cá
đổng, cá trích.v.v…Đây là những sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường châu
Á, châu Âu và châu Mỹ. Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, châu Âu,
Mỹ, trong thời gia qua, nhiều doanh nghiệp ở BR-VT đã khai thác được thêm
những thị trường mới như Brazil, Canada, Philippines, Ukraine. Ngoài ra, các
doanh nghiệp cũng đang mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng lớn là Hàn
Quốc và Trung Quốc.
Các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này ở BR-VT là Công ty cổ phần
Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản BR-VT, trong 9 tháng đầu 2011, doanh nghiệp
đã xuất khẩu được gần 5000 tấn sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,4 triệu USD,
tăng hơn 5 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 104% so với kế hoạch năm
2011. Công ty cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo trong 9 tháng đầu
năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này cũng tăng gần 20% so với
cùng kỳ năm ngoái… Được biết, từ đầu năm đến nay thị trường xuất khẩu thủy sản
khá thuận lợi, các doanh nghiệp đều ký được đơn đặt hàng dài hạn. Trong thời gian
tới đây, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại châu Á và châu Âu sẽ tăng. Nguyên nhân là
do, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, chính vì thế, nhu
cầu tiêu dùng đã chuyển sang lựa chọn các sản phẩm thủy sản cho đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm. Đây là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản tăng trưởng nhanh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất, nhập khẩu đang lo lắng trước
tình trạng thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng. Để khắc phục khó khăn trên, các
18


doanh nghiệp thủy sản đang mạnh dạn phát triển các mặt hàng mới, đầu tư nâng cấp
công nghệ chế biến, tạo ra các sản phẩm tinh chế có giá trị xuất khẩu cao. Giữ vững
các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU, đồng thời phát triển thêm các
thị trường mới [25].
Đến đầu năm 2012 thì tình hình xuất khẩu thủy sản ở BR-VT tăng 30% so
với cùng kỳ năm ngoái.
Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh BR-VT đạt
43,76 triệu USD, tăng hơn 30% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu vui hứa hẹn
xuất khẩu thủy sản năm nay tiếp tục có những bứt phá mới. Theo các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản, nguyên nhân làm cho kim ngạch tăng là do 2 tháng đầu năm
2012 giá xuất khẩu đang có chiều hướng tăng từ 10-15% so với năm 2011.
Bên cạnh đó, thị trường truyền thống được duy trì, thị trường mới được mở
rộng nên hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp có hợp đồng đến quý III/2012. Tuy
nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản là
nguồn nguyên liệu.
Hiện tại nguồn nguyên liệu tại tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu,
số lượng còn lại phải mua từ các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà
Mau… nên chi phí tăng cao. Để bù đắp nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản phải tăng nhập khẩu từ nước ngoài và chấp nhận giá cao hơn 15-20 %, dẫn
đến lợi nhuận sẽ giảm 50%.
Để hoàn thành chỉ tiêu đề ra năm 2012, ngoài sự nỗ lực của bản thân, các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản rất cần có sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan
chức năng trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân
hàng; đồng thời có những chính sách hỗ trợ ngư dân, người nuôi thuỷ sản.
Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để
mở rộng thị trường cũng là một trong những giải pháp tạo điều kiện để các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản có những bứt phá trong năm nay [17].
19


Việc tăng nguồn nguyên liệu tại tỉnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
việc làm giảm hư hỏng nguyên liệu trong quá trình phân phối, vận chuyển góp phần
to lớn vào cải thiện sự thiếu nguyên liệu thủy sản hiện nay tại tỉnh.
Ngành thủy sản tỉnh BR-VT cũng không tránh khỏi những khó khăn chung
của cả nước ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản.
Tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản tỉnh BR-VT đang ở đạt mức thấp
trong vòng 7 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thủy sản đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn: nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá tăng, lao động
không ổn định, lãi suất ngân hàng tăng cao, trong khi các thị trường lớn đều giảm
sản lượng nhập khẩu…
Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh,
gần 18% trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Năm 2011, toàn tỉnh đã xuất khẩu hơn
117.105 tấn hải sản các loại, đạt kim ngạch hơn 311 triệu USD. Riêng 5 tháng đầu
năm nay, xuất khẩu ngành hàng này đạt 130 triệu USD, tăng 27%. Theo đánh giá
của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các cơ chế, chính sách và thủ tục hành
chính nhìn chung đã thông thoáng theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp với những giải pháp như: giảm tối đa
chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì và ổn định
khách hàng, bảo đảm đời sống và việc làm cho người lao động đã phát huy được
hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản
đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
của nhiều doanh nghiệp đã giảm từ 20% – 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên
nhân là các doanh nghiệp gặp khó khăn về nhiều mặt như: thiếu lao động, thiếu
nguyên liệu, khó tiếp cận vốn ngân hàng Ông Đào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty
TNHH Tứ Hải, cho biết hiện công ty đang có nhu cầu tuyển dụng 300 - 400 công
nhân với nhiều chế độ ưu đãi như nhà ở, tiền lương cao… nhưng thông báo quảng
cáo mấy tháng trời vẫn chưa tuyển đủ người.
Thêm vào đó, mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, nhưng các doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nếu có tiếp cận được thì giá trị

×